Thầy Trừ Ma Là Con Gái Cưng Của Diêm La Vương
Chương 1
Phòng khách.
Dì Vân nắm c.h.ặ.t t.a.y Khích Sảnh, gương mặt hiện lên vẻ thương tiếc: "Sảnh à, thực ra con không cần phải vất vả như vậy. Dì có thể tăng ca nhiều hơn, nhà chúng ta sẽ đỡ hơn hiện tại mà."
Khích Sảnh đảo tay, nắm trọn lấy đôi bàn tay chai sạn của dì Vân, cười nhẹ: "Dì à, dì đừng như vậy nữa. Con cũng không còn nhỏ nhặt gì. Nhà chúng ta thế nào con biết rất rõ, con cũng không làm việc gì quá sức. Chỉ là hơi vất vả hơn bình thường một chút. Sau này con ra đời, cũng phải tự bươn chải, dì cũng đâu thể nuôi con cả đời được. Bây giờ xem như là con ra đời sớm, sau này có khi còn đỡ cực nhọc."
Lúc này đôi mắt dì Vân đỏ hoe, đứa nhỏ này sao lại hiểu chuyện như thế chứ?
Từ lúc mới học cấp một, Khích Sảnh đã phải chịu cảnh mồ côi mồ cút, chị gái và anh rể của bà đã qua đời vì một vụ tai nạn xe.
Dù được bà nhận nuôi nhưng Khích Sảnh đã trưởng thành sớm hơn những đứa nhỏ khác rất nhiều, từ nhỏ đến lớn con bé luôn nhường nhịn con trai của bà, cũng chưa bao giờ để bà phải lo lắng bất cứ điều gì về con bé, trong lòng bà thật sự rất khó chịu.
Không phải dì Vân không thương Khích Sảnh, nhưng bà có lòng mà không có sức, dù rất muốn nhưng cũng không thể làm gì hơn vì hoàn cảnh gia đình bà vốn đã không mấy khá giả, chồng bà cũng mất sớm để lại hai mẹ con cùng căn nhà xem như rộng rãi kèm theo một số nợ.
Dì Vân mỗi tháng lãnh lương ra đều trả nợ một ít, tiền điện, tiền nước, tiền chợ, tiền học cho hai đứa nhỏ...
Bây giờ con bé nói với bà đã tìm được hai công việc, sáng và chiều tối, lương cũng rất ổn, có thể tự đóng tiền học và phụ giúp bà một ít, bà thấy rất có lỗi với chị gái khi phải để con bé sống trong hoàn cảnh như thế này.
Mắt thấy dì Vân rơi nước mắt lã chã, Khích Sảnh thở dài, rời khỏi ghế nhào vào lòng dì Vân, xoa xoa lưng bà: "Dì ơi, đừng buồn. Không phải lỗi của dì, tất cả là hoàn cảnh thôi, rồi mai đây chúng ta sẽ có cuộc sống tốt hơn. Con không sợ cực khổ đâu, có dì thương con như vậy là con vui lắm rồi."
"Được, được, được."
Dì Vân nghẹn ngào nói liên tiếp ba chữ được sau đó liền ôm Khích Sảnh khóc một trận, một đứa nhỏ như vầy sao bà có thể không thương con bé được chứ?
Cho dù là dùng đèn soi rõ một lượt, cả xóm này lẫn cả công ty nơi bà đang làm việc thì có đứa nhỏ mười bốn tuổi nào có thể hiểu chuyện như Khích Sảnh nhà bà đâu?
Mười bốn mười lăm tuổi, những đứa nhỏ khác ở tuổi này đều đang lo việc học, vui chơi với bè bạn hoặc có đứa còn đang nổi loạn, hục hặc với cha mẹ vì đến tuổi dậy thì.
Lại trò chuyện cùng đi Vân một chút, xem như Khích Sảnh đã trấn an được dì Vân thì cô mới bắt đầu dọn dẹp một lượt, tắm rửa sau đó về phòng buông người xuống chiếc nệm nhỏ.
Có vẻ dì Vân đã nghĩ hơi nhiều vì trong lòng Khích Sảnh vốn dĩ không để ý nhiều đến vậy.
Từ khi cha mẹ mất, dì Vân mang Khích Sảnh về nuôi nấng, rất tận tâm, những việc khác đều là do tính tình của cô mà thôi.
Tính tình của Khích Sảnh khá lạnh nhạt, cô không có bạn bè cũng không có ý định sẽ quá dựa dẫm vào ai. Hoàn cảnh của bản thân, cô đã sớm chấp nhận nên cô biết phải tự cố gắng.
Không có gì phải buồn khổ vì điều đó chẳng giải quyết được vấn đề gì, chỉ có tự phấn đấu mới có hi vọng thay đổi được tương lai.
*
Ba tháng sau.
Gấp gáp nhai xong một cái bánh nướng, Khích Sảnh nhanh chóng đến cạnh nhóm khách vừa bước vào: "Xin chào quý khách, cho hỏi mọi người muốn ăn gì?"
Chờ khách hàng bàn này gọi món xong, Khích Sảnh lại bận rộn với những bàn khác.
Khích Sảnh làm ở quán phở này đã được ba tháng, lúc bắt đầu vì không quen nên thật sự rất mệt mỏi, buổi tối về đến nhà nằm xuống, tay chân giống như không còn là của mình, mất đi cảm giác, tê rần, vô lực lại còn đau nhức, nhưng cô chưa từng hé răng, chỉ tự chịu đựng.
Khoảng một tháng sau, Khích Sảnh mới quen dần với tần suất lao động mới, mọi thứ cũng dần trở nên dễ dàng hơn, còn về đôi mắt đỏ hoe của dì Vân mỗi lần nhìn thấy, cô đành xem như không có gì.
Lại xong một đợt khách, Khích Sảnh cũng đến giờ về, bác chủ tiệm cười hiền đưa tiền lương sáng hôm nay qua cho cô, còn làm thêm cho cô một phần phở bò viên mang đi.
Cám ơn bác chủ tiệm, Khích Sảnh lên xe, đạp đến trường.
Chiều tan học, Khích Sảnh vào nhà vệ sinh ở trường thay đồ, đạp xe đến tiệm sách.
Khích Sảnh nghĩ cuộc sống bình thường của cô vẫn sẽ tiếp tục diễn ra như vậy ít nhất ở vài năm tiếp theo, nhưng đúng là người tính không bằng trời tính.
Sau khi chào hỏi dì chủ tiệm sách, Khích Sảnh đạp xe về. Trên quãng đường về nhà, cô phải đạp xe ngang qua một nghĩa địa khá lớn, nơi ấy được đồn đại rất nhiều là thường xuyên có nhiều việc ma quái xảy ra.
Khích Sảnh không phải người theo thuyết vô thần, cô là người tín Phật, không phải không có chút sợ hãi nào, nhưng trong kinh Phật có giảng, nếu con người không động đến họ, những người ở dưới cũng sẽ không tùy tiện động đến con người, trừ khi hạp thì họ mới đi theo, có điều trường hợp đó rất ít.
Mỗi lần chạy ngang nghĩa địa, Khích Sảnh đều đạp xe rất nhanh. Nhưng hôm nay cô chưa đạp xe qua hết nghĩa địa liền nghe được một tiếng rên rỉ kèm theo đó là tiếng chửi rủa, mắng nhiếc.
Khích Sảnh không phải là người nhiều chuyện, cô không thích lo chuyện bao đồng.
Ngay lúc cô định làm ngơ đạp xe qua thì nghe thấy giọng nói của một ông cụ vang lên: "Tôi xin mấy cậu tha cho tôi, những thứ có giá trị tôi cũng đưa ra hết rồi, mấy cậu hà tất gì cứ phải làm khó tôi."
Phanh gấp xe đạp lại, Khích Sảnh nhíu mày nhìn về phía nghĩa địa, cô chỉ do dự vài giây liền dựng xe, bước thẳng vào bên trong.
Chấp tay hướng cái mộ cao lạy ba cái, Khích Sảnh thu người núp vào góc mộ.
Phía trước đang có ba tên thanh niên cao gầy, tóc tai lởm khởm đang chửi rủa: "Má mày, đừng tưởng tao không biết mày còn giấu đồ, đưa cái túi vải đây cho tao, nhanh lên. Không tao đánh c.h.ế.t mày."
Khích Sảnh núp trong góc mộ giận sôi người, đúng là cái lũ chuyên phá làng phá xóm, ông cụ này râu tóc bạc trắng, nhìn lớn tuổi như vậy mà chúng nó còn chửi rủa, đánh đập cho bằng được, thật là không bằng cả thú vật.
Ông cụ nhanh chóng giải thích trong túi vải chỉ là đồ nghề của ông, không có đồ vật gì quý giá, còn mở ra cho ba tên thanh niên xem nhưng ba tên thanh niên không tin, còn chửi rủa ông cụ dữ dội hơn, có một tên còn giơ tay lên định đánh người.
Chạy ra khỏi chỗ núp, Khích Sảnh nói to: "Ê, lại đây tụi ăn hại. Một ông cụ già mà còn trấn lột rồi hành hung cho được, cha mẹ tụi bây ở nhà có biết không? Còn nếu cha mẹ tụi bây mà không còn trên đời nữa, thấy việc tụi bây đang làm chắc chắn sẽ đội mồ ngồi dậy rồi bóp c.h.ế.t tụi bây luôn."
Ba tên thanh niên nghe vậy liền quay sang chửi rủa Khích Sảnh, định xông lên. Lúc này Khích Sảnh nhanh miệng khích bác: "Nhìn tụi bây kìa, ba thằng thanh niên còn muốn bắt nạt một đứa nhóc như tao, tụi bây bị yếu sinh lý à?"
Ông cụ đứng bên đây đang định nhắc nhở Khích Sảnh chạy đi cũng trợn mắt, cô bé này nói chuyện hình như có chút kì lạ? Còn nữa, yếu sinh lý không phải dùng như thế đâu.
Quả nhiên ba tên thanh niên nghe vậy liền khinh bỉ phun ngụm nước bọt, cười khả ố: "Con đ*, một mình tao cũng đủ dạy mày một bài học nhớ đời rồi."
Lúc này Khích Sảnh vô cùng hâm mộ bản thân vì cô là người suy nghĩ chu đáo, lại có tính cầu toàn. Sau khi làm thêm được một tháng, tích được một số tiền kha khá, cô liền nghĩ đến tình trạng hiện tại của bản thân. Cô cũng chỉ là một đứa nhóc, hơn nữa còn là con gái yếu đuối, lỡ như gặp phải tên biến thái nào đó trên đường thì phải làm sao?
Thế nên Khích Sảnh đã dùng số tiền đó, mua một cái móc chích điện để mang theo nhằm phòng thân, không ngờ hôm nay cũng có dịp để dùng.
Lợi dụng tay áo dài của chiếc áo đang mặc có thể bao phủ được cả mu bàn tay, Khích Sảnh cầm móc chích điện ở trong lòng bàn tay, vẻ mặt bình tĩnh nhìn tên thanh niên đang đến gần.
Thật ra trong lòng cô hiện tại đang rất khẩn trương, trái tim đập nhanh như muốn bay cả ra ngoài.
Khích Sảnh mím môi nhìn tên thanh niên giơ tay lên, cô nhanh chóng nhào vào đối phương, dí sát móc chích điện xuống bộ phận ở giữa hai chân, bấm nút.
Vì móc chích điện này không phải thứ đắt tiền, luồng điện phát ra có lẽ cũng không quá mạnh nên Khích Sảnh mới phải nghĩ đến biện pháp này. Những huyệt đạo của cơ thể thì cô không biết, nhưng đầu và bộ phận giữa hai chân là hai nơi hiểm yếu nhất của con người thì tất nhiên là cô biết.
Nghe một tiếng rú lên thật to, Khích Sảnh liền tách khỏi tên thanh niên, chạy nhanh về phía sau để giữ khoảng cách an toàn.
Lúc này tên thanh niên đã không thể đứng thẳng được, bộ dáng kì quặc, ngũ quan dữ tợn, mấp máy môi liên tục, trợn tròn mắt chỉ tay vào Khích Sảnh nhưng chưa kịp nói bất cứ điều gì liền ngã xuống.
Dì Vân nắm c.h.ặ.t t.a.y Khích Sảnh, gương mặt hiện lên vẻ thương tiếc: "Sảnh à, thực ra con không cần phải vất vả như vậy. Dì có thể tăng ca nhiều hơn, nhà chúng ta sẽ đỡ hơn hiện tại mà."
Khích Sảnh đảo tay, nắm trọn lấy đôi bàn tay chai sạn của dì Vân, cười nhẹ: "Dì à, dì đừng như vậy nữa. Con cũng không còn nhỏ nhặt gì. Nhà chúng ta thế nào con biết rất rõ, con cũng không làm việc gì quá sức. Chỉ là hơi vất vả hơn bình thường một chút. Sau này con ra đời, cũng phải tự bươn chải, dì cũng đâu thể nuôi con cả đời được. Bây giờ xem như là con ra đời sớm, sau này có khi còn đỡ cực nhọc."
Lúc này đôi mắt dì Vân đỏ hoe, đứa nhỏ này sao lại hiểu chuyện như thế chứ?
Từ lúc mới học cấp một, Khích Sảnh đã phải chịu cảnh mồ côi mồ cút, chị gái và anh rể của bà đã qua đời vì một vụ tai nạn xe.
Dù được bà nhận nuôi nhưng Khích Sảnh đã trưởng thành sớm hơn những đứa nhỏ khác rất nhiều, từ nhỏ đến lớn con bé luôn nhường nhịn con trai của bà, cũng chưa bao giờ để bà phải lo lắng bất cứ điều gì về con bé, trong lòng bà thật sự rất khó chịu.
Không phải dì Vân không thương Khích Sảnh, nhưng bà có lòng mà không có sức, dù rất muốn nhưng cũng không thể làm gì hơn vì hoàn cảnh gia đình bà vốn đã không mấy khá giả, chồng bà cũng mất sớm để lại hai mẹ con cùng căn nhà xem như rộng rãi kèm theo một số nợ.
Dì Vân mỗi tháng lãnh lương ra đều trả nợ một ít, tiền điện, tiền nước, tiền chợ, tiền học cho hai đứa nhỏ...
Bây giờ con bé nói với bà đã tìm được hai công việc, sáng và chiều tối, lương cũng rất ổn, có thể tự đóng tiền học và phụ giúp bà một ít, bà thấy rất có lỗi với chị gái khi phải để con bé sống trong hoàn cảnh như thế này.
Mắt thấy dì Vân rơi nước mắt lã chã, Khích Sảnh thở dài, rời khỏi ghế nhào vào lòng dì Vân, xoa xoa lưng bà: "Dì ơi, đừng buồn. Không phải lỗi của dì, tất cả là hoàn cảnh thôi, rồi mai đây chúng ta sẽ có cuộc sống tốt hơn. Con không sợ cực khổ đâu, có dì thương con như vậy là con vui lắm rồi."
"Được, được, được."
Dì Vân nghẹn ngào nói liên tiếp ba chữ được sau đó liền ôm Khích Sảnh khóc một trận, một đứa nhỏ như vầy sao bà có thể không thương con bé được chứ?
Cho dù là dùng đèn soi rõ một lượt, cả xóm này lẫn cả công ty nơi bà đang làm việc thì có đứa nhỏ mười bốn tuổi nào có thể hiểu chuyện như Khích Sảnh nhà bà đâu?
Mười bốn mười lăm tuổi, những đứa nhỏ khác ở tuổi này đều đang lo việc học, vui chơi với bè bạn hoặc có đứa còn đang nổi loạn, hục hặc với cha mẹ vì đến tuổi dậy thì.
Lại trò chuyện cùng đi Vân một chút, xem như Khích Sảnh đã trấn an được dì Vân thì cô mới bắt đầu dọn dẹp một lượt, tắm rửa sau đó về phòng buông người xuống chiếc nệm nhỏ.
Có vẻ dì Vân đã nghĩ hơi nhiều vì trong lòng Khích Sảnh vốn dĩ không để ý nhiều đến vậy.
Từ khi cha mẹ mất, dì Vân mang Khích Sảnh về nuôi nấng, rất tận tâm, những việc khác đều là do tính tình của cô mà thôi.
Tính tình của Khích Sảnh khá lạnh nhạt, cô không có bạn bè cũng không có ý định sẽ quá dựa dẫm vào ai. Hoàn cảnh của bản thân, cô đã sớm chấp nhận nên cô biết phải tự cố gắng.
Không có gì phải buồn khổ vì điều đó chẳng giải quyết được vấn đề gì, chỉ có tự phấn đấu mới có hi vọng thay đổi được tương lai.
*
Ba tháng sau.
Gấp gáp nhai xong một cái bánh nướng, Khích Sảnh nhanh chóng đến cạnh nhóm khách vừa bước vào: "Xin chào quý khách, cho hỏi mọi người muốn ăn gì?"
Chờ khách hàng bàn này gọi món xong, Khích Sảnh lại bận rộn với những bàn khác.
Khích Sảnh làm ở quán phở này đã được ba tháng, lúc bắt đầu vì không quen nên thật sự rất mệt mỏi, buổi tối về đến nhà nằm xuống, tay chân giống như không còn là của mình, mất đi cảm giác, tê rần, vô lực lại còn đau nhức, nhưng cô chưa từng hé răng, chỉ tự chịu đựng.
Khoảng một tháng sau, Khích Sảnh mới quen dần với tần suất lao động mới, mọi thứ cũng dần trở nên dễ dàng hơn, còn về đôi mắt đỏ hoe của dì Vân mỗi lần nhìn thấy, cô đành xem như không có gì.
Lại xong một đợt khách, Khích Sảnh cũng đến giờ về, bác chủ tiệm cười hiền đưa tiền lương sáng hôm nay qua cho cô, còn làm thêm cho cô một phần phở bò viên mang đi.
Cám ơn bác chủ tiệm, Khích Sảnh lên xe, đạp đến trường.
Chiều tan học, Khích Sảnh vào nhà vệ sinh ở trường thay đồ, đạp xe đến tiệm sách.
Khích Sảnh nghĩ cuộc sống bình thường của cô vẫn sẽ tiếp tục diễn ra như vậy ít nhất ở vài năm tiếp theo, nhưng đúng là người tính không bằng trời tính.
Sau khi chào hỏi dì chủ tiệm sách, Khích Sảnh đạp xe về. Trên quãng đường về nhà, cô phải đạp xe ngang qua một nghĩa địa khá lớn, nơi ấy được đồn đại rất nhiều là thường xuyên có nhiều việc ma quái xảy ra.
Khích Sảnh không phải người theo thuyết vô thần, cô là người tín Phật, không phải không có chút sợ hãi nào, nhưng trong kinh Phật có giảng, nếu con người không động đến họ, những người ở dưới cũng sẽ không tùy tiện động đến con người, trừ khi hạp thì họ mới đi theo, có điều trường hợp đó rất ít.
Mỗi lần chạy ngang nghĩa địa, Khích Sảnh đều đạp xe rất nhanh. Nhưng hôm nay cô chưa đạp xe qua hết nghĩa địa liền nghe được một tiếng rên rỉ kèm theo đó là tiếng chửi rủa, mắng nhiếc.
Khích Sảnh không phải là người nhiều chuyện, cô không thích lo chuyện bao đồng.
Ngay lúc cô định làm ngơ đạp xe qua thì nghe thấy giọng nói của một ông cụ vang lên: "Tôi xin mấy cậu tha cho tôi, những thứ có giá trị tôi cũng đưa ra hết rồi, mấy cậu hà tất gì cứ phải làm khó tôi."
Phanh gấp xe đạp lại, Khích Sảnh nhíu mày nhìn về phía nghĩa địa, cô chỉ do dự vài giây liền dựng xe, bước thẳng vào bên trong.
Chấp tay hướng cái mộ cao lạy ba cái, Khích Sảnh thu người núp vào góc mộ.
Phía trước đang có ba tên thanh niên cao gầy, tóc tai lởm khởm đang chửi rủa: "Má mày, đừng tưởng tao không biết mày còn giấu đồ, đưa cái túi vải đây cho tao, nhanh lên. Không tao đánh c.h.ế.t mày."
Khích Sảnh núp trong góc mộ giận sôi người, đúng là cái lũ chuyên phá làng phá xóm, ông cụ này râu tóc bạc trắng, nhìn lớn tuổi như vậy mà chúng nó còn chửi rủa, đánh đập cho bằng được, thật là không bằng cả thú vật.
Ông cụ nhanh chóng giải thích trong túi vải chỉ là đồ nghề của ông, không có đồ vật gì quý giá, còn mở ra cho ba tên thanh niên xem nhưng ba tên thanh niên không tin, còn chửi rủa ông cụ dữ dội hơn, có một tên còn giơ tay lên định đánh người.
Chạy ra khỏi chỗ núp, Khích Sảnh nói to: "Ê, lại đây tụi ăn hại. Một ông cụ già mà còn trấn lột rồi hành hung cho được, cha mẹ tụi bây ở nhà có biết không? Còn nếu cha mẹ tụi bây mà không còn trên đời nữa, thấy việc tụi bây đang làm chắc chắn sẽ đội mồ ngồi dậy rồi bóp c.h.ế.t tụi bây luôn."
Ba tên thanh niên nghe vậy liền quay sang chửi rủa Khích Sảnh, định xông lên. Lúc này Khích Sảnh nhanh miệng khích bác: "Nhìn tụi bây kìa, ba thằng thanh niên còn muốn bắt nạt một đứa nhóc như tao, tụi bây bị yếu sinh lý à?"
Ông cụ đứng bên đây đang định nhắc nhở Khích Sảnh chạy đi cũng trợn mắt, cô bé này nói chuyện hình như có chút kì lạ? Còn nữa, yếu sinh lý không phải dùng như thế đâu.
Quả nhiên ba tên thanh niên nghe vậy liền khinh bỉ phun ngụm nước bọt, cười khả ố: "Con đ*, một mình tao cũng đủ dạy mày một bài học nhớ đời rồi."
Lúc này Khích Sảnh vô cùng hâm mộ bản thân vì cô là người suy nghĩ chu đáo, lại có tính cầu toàn. Sau khi làm thêm được một tháng, tích được một số tiền kha khá, cô liền nghĩ đến tình trạng hiện tại của bản thân. Cô cũng chỉ là một đứa nhóc, hơn nữa còn là con gái yếu đuối, lỡ như gặp phải tên biến thái nào đó trên đường thì phải làm sao?
Thế nên Khích Sảnh đã dùng số tiền đó, mua một cái móc chích điện để mang theo nhằm phòng thân, không ngờ hôm nay cũng có dịp để dùng.
Lợi dụng tay áo dài của chiếc áo đang mặc có thể bao phủ được cả mu bàn tay, Khích Sảnh cầm móc chích điện ở trong lòng bàn tay, vẻ mặt bình tĩnh nhìn tên thanh niên đang đến gần.
Thật ra trong lòng cô hiện tại đang rất khẩn trương, trái tim đập nhanh như muốn bay cả ra ngoài.
Khích Sảnh mím môi nhìn tên thanh niên giơ tay lên, cô nhanh chóng nhào vào đối phương, dí sát móc chích điện xuống bộ phận ở giữa hai chân, bấm nút.
Vì móc chích điện này không phải thứ đắt tiền, luồng điện phát ra có lẽ cũng không quá mạnh nên Khích Sảnh mới phải nghĩ đến biện pháp này. Những huyệt đạo của cơ thể thì cô không biết, nhưng đầu và bộ phận giữa hai chân là hai nơi hiểm yếu nhất của con người thì tất nhiên là cô biết.
Nghe một tiếng rú lên thật to, Khích Sảnh liền tách khỏi tên thanh niên, chạy nhanh về phía sau để giữ khoảng cách an toàn.
Lúc này tên thanh niên đã không thể đứng thẳng được, bộ dáng kì quặc, ngũ quan dữ tợn, mấp máy môi liên tục, trợn tròn mắt chỉ tay vào Khích Sảnh nhưng chưa kịp nói bất cứ điều gì liền ngã xuống.
Domain.com đổi tên miền thành Domain.tv