Bạn Cùng Bàn Nói Tôi Giống Chó Của Cậu Ấy
Chương 75
Trong khi bạn bè đồng trang lứa đứa thì lao đầu vào học, thằng thì cắm mặt vào chơi, còn tôi dồn công sức nhiều nhất suốt mấy tháng hè vào việc ăn.
Tôi không tập ăn dần dần từng muỗng như Tuấn Anh nói mà liên tục nhồi nhét vào cổ họng, vục đầu vào như heo ăn cám, muốn ói lại phồng miệng bặm chặt môi. Hầu hết thời gian đầu, tôi đều nôn ra sạch sẽ. Nhưng không bỏ cuộc, cứ ói lại ăn, ăn lại ói.
Ba mắng "tốn cơm tốn gạo", mẹ khuyên "cứ ăn từ từ thôi, không ai ăn hết phần con", em Bình hỏi "anh bị ma đói nhập à?"
Tôi xin đi học võ, đương nhiên là mẹ đồng ý, còn cổ vũ nhiệt tình. Tôi cũng không giấu giếm mà đem balo của Tuấn Anh ra khoe, nói rằng cậu ấy trước khi đi đã cho tôi rất nhiều quần áo đẹp, đồng phục học võ cũng đủ màu, không cần phải đóng tiền mua nữa. Từ bé tôi đã dùng lại đồ của anh họ nên việc tôi dùng lại đồ của người khác, mẹ cũng không có ý kiến. Tôi để ý mẹ có quan sát kỹ cùng với hỏi dò vài câu xem thái độ của tôi thế nào. Tôi hiểu được, mẹ muốn biết tôi có ngại ngùng hay không? Đồ cũ nhưng của anh họ sẽ khác hoàn toàn với đồ của bạn cùng lớp. Mẹ sợ tôi xấu hổ. Nhưng tôi cho mẹ một đáp án mà mẹ cảm thấy thở phào yên tâm.
Mẹ nói: "Mẹ có thể mua đồ mới cho con."
Tôi cười tươi rói, lắc đầu nguầy nguậy: "Đồ của Tuấn Anh còn mới tinh, mua làm gì cho tốn tiền."
Mẹ cầm khung ảnh mà tôi mặc áo đôi đứng chụp chung cùng cậu ấy lên, nhìn ngó giây lát, cảm thán: "Thằng Tuấn Anh tốt thật! Cái áo này hình như nó cũng mua cho tụi con đúng không?"
Tôi bình tĩnh nói: "Vâng. Tuấn Anh mua cho cả nhóm." Ngưng một giây lại bổ sung: "Hình cũng chụp với mỗi thằng một tấm làm kỉ niệm."
Mẹ gật đầu: "Ừ. Nên thế. Như thời xưa mẹ cũng muốn chụp chung với bạn học mà có được đâu. Bây giờ kí ức trong đầu cũng phai mờ hết cả rồi."
Kí ức sẽ phai nhoà theo thời gian ư? Không đâu. Năm tháng mỏi mòn có trôi qua bao nhiêu lâu thì hình ảnh Tuấn Anh nói cười sẽ vẫn mãi khắc ghi sâu trong lòng tôi.
Tuấn Anh không phải bạn học đơn thuần.
Nghe tôi nói đã đăng kí tận ba lớp võ thuật thì mẹ phản đối.
Chưa để mẹ kịp nói gì, An Bình đã lên tiếng: "Mẹ cứ để anh ấy học đi. Mai mốt đi học xa nhà còn có võ trong người mà phòng thân. Gặp thằng nào tẩn thằng đó."
Tôi: "..."
Anh đi học chứ không phải đi xông pha giang hồ tỉ thí võ lâm đâu!
Bình tiếp tục: "Con học võ đánh đấm từ nhỏ quen rồi nên người mới cứng cáp. Mẹ cứ giữ anh khư khư ở nhà hoài mai mốt yếu nhớt thì làm ăn được gì? Chưa kể bây giờ anh ấy ăn cơm mà hùng hục như chó táp xương ấy! Thêm quả không vận động nữa thì chẳng mấy mà béo thành con lợn đâu!"
Tôi: "..."
Mẹ cầm chổi, ba bước thành một nhảy tới quất mông nó mấy cái tới tấp nhưng chân Bình nhanh như sóc, làm mẹ thở không ra hơi mà vẫn chưa trúng cu cậu được phát nào.
Mẹ giơ cây chổi chỉ qua, "Cái thằng trời đánh này! Mày ăn nói với anh mày như thế hả? Anh mày ăn bao nhiêu lại ói ra mật xanh mật vàng..." Mẹ cầm cổ tay tôi lên khua khoắng, "người còn gầy hơn trước một vòng đây này!"
An Bình rống qua: "Thì con đang nói trước thế! Tương lai ăn nhiều ngủ nhiều, người còn lùn tịt thế kia thì chỉ có béo thành hình tròn thôi! Lúc đấy không giống lợn thì giống hà mã à?"
Tôi: "..."
An lợn? An hà mã? Hai con An đều xấu như nhau được chưa?
Tôi lấy cây chổi từ tay mẹ mà đuổi theo nó: "Anh mà lùn hả? Anh sắp cao một mét bảy rồi đó?"
An Bình lè lưỡi 'lêu lêu': "Số sáu đến số bảy thì nhanh chứ một mét sáu lên một mét bảy thì còn lâu! Có người đến mùa quýt còn chưa cao lên được đâu!"
Tôi đuổi kịp, quất cho nó một cái. Học dốt mà tài lanh quá à!
Đến khi ngồi lại nghiêm túc, An Bình mới nói: "Mẹ cần người phụ quán thì từ giờ con không đi làm việc đại sự nữa, về nhà phụ mẹ bán hàng là được chứ gì. Nhưng anh An thì phải để anh ấy đi học. Nếu mẹ không cho thì con tự đi ra đồng làm kiếm tiền đóng học phí cho anh ấy."
Mẹ tét đùi nó bôm bốp, vừa cười vừa mắng: "Tối ngày đi bêu nắng quậy phá mà đại sự cái gì!" Mẹ thở dài: "Mẹ đồng ý cho đi học võ nhưng học một môn cũng phòng thân được rồi. Anh con mềm mụp như thế, đi học rồi lỡ bị đánh cho bầm dập thì sao?"
Tôi nói: "Tạm thời con đăng kí trước nhưng chỉ học hai môn thôi mẹ ạ. Vào đầu năm học mới có khoá Taekwondo. Do thầy giáo là võ sư nên đi thi đấu chưa về." Đây cũng là môn võ mà Tuấn Anh thích nhất, dặn tôi phải theo học cho cứng cáp xương cốt.
An Bình xua tay, bình tĩnh nói: "Chỉ bị đánh thời gian đầu thôi."
Tôi với mẹ đều giật mình nhìn qua.
Tôi cứ tưởng người ta dạy mình học như Tuấn Anh thôi chứ, nên vội vàng hỏi: "Có bị đánh thật à?"
Bình gật đầu cái rụp, "Có. Nhưng dần dần cơ thể anh sẽ quen bị đòn nên tự khắc thấy bình thường."
Thấy mặt mày mẹ tái mét, nó sửa lời: "Lúc đầu vào học là họ bắt anh ấy đứng tấn cả buổi, dạy mấy thế đơn giản, cơ bản rồi đến phức tạp, sau đó mới cho đấu với nhau. Là con nói nhầm. Gọi là tập luyện đối kháng chứ không phải anh ấy bị đánh. Nhưng mà tới cái giai đoạn đó thì cơ thể ảnh cũng quen với mệt mỏi rồi. Mẹ đừng lo lắng quá! Đàn ông con trai phải để lăn lộn mới rắn rỏi."
Bình quay sang nhìn tôi.
Tôi lắc đầu, "Anh không sợ. Anh Tuấn Anh cũng dạy sơ cho anh mấy đòn hiểm rồi."
Tôi rủ nó ra sau vườn đánh nhau.
Hôm đó tay phải của tôi sưng lên, phải ăn cơm bằng tay trái. Tôi ăn một miếng, lại vừa cấu đùi Bình vừa lén lút đút cho nó một miếng.
Mẹ tôi chửi sang Bình đang úp mặt vào tường: "Hôm nay mày nhịn ăn cho tao! Đây mà là chiến thuật chiến thiếc à? Mày đánh anh trai mày mém nữa gãy mẹ nó xương rồi!"
An Bình vừa tựa trán lên tường vừa nhai nhồm nhoàm, vai nhịn cười rung hết cả lên.
Học võ được một thời gian, tôi mới thấy những đòn An Bình giáng xuống đã được gọi là nhẹ nhàng.
So sánh mới biết khi xưa Tuấn Anh vừa kiểm soát lực, vừa phải giảng dạy bài bản cho tôi hiểu khó khăn đến nhường nào. Vậy mà cậu ấy vẫn kiên nhẫn dịu dàng.
Học hai môn thì cũng không chiếm thời gian bao nhiêu, lúc rảnh tôi vẫn đạp xe về phụ mẹ.
Nhưng mẹ nói: "Bắt đầu từ cấp ba, con không phải làm gì hết, lo mà tập trung học đi. Học võ cũng là học, thời gian rảnh thì ra vườn mà luyện tập."
Tôi sợ mẹ vất vả nên không chịu.
Mẹ cũng không đồng ý lời khuyên can của tôi, "Nhà mình bây giờ cũng không nghèo như xưa, chưa bằng ai nhưng đầu tư cho con ăn học thì mẹ nhất định không để con thua kém đâu."
Mẹ kéo tôi ngồi xuống, "Với lại mẹ định tính thế này, con xem có được không? Mẹ thấy nhà mình ngay chợ, việc buôn bán cũng vào guồng quay rồi, hai tụi con dù có phụ thì cũng chỉ tranh thủ lúc rảnh. Mai mốt con đi học xa từ sớm thì giúp mẹ bán đồ ăn sáng thế nào, kiểu gì cũng bận bịu. Mẹ có ít vốn, ba mày thì đòi cất nhà lại cho to nhưng mẹ đợi sau này hai anh em con ra trường rồi xây nhà mới cũng chưa muộn. Lúc ấy có dẫn bạn gái về nhà cũng không ngại."
Làm sao mà tôi có bạn gái được? Tôi cười trừ cho qua.
Mẹ tiếp tục: "Nên là số vốn này mẹ tính mở rộng thêm tạp hoá, giao sỉ y như thị trấn luôn. Con thấy thế nào?"
Tôi nhíu mày, "Làm lớn thì tiền lời nhiều hơn nhưng lúc đó mẹ sẽ càng bận. Làm sao mà xoay sở nổi?"
"Mẹ mướn người."
Sau hôm đó cả nhà tôi bàn thêm với nhau một lượt rồi nhất trí ý kiến của mẹ.
Nhưng không mướn người ngoài mà nghe lời vợ ba của ông ngoại nhét con riêng của bà xuống đây.
Tôi nói: "Sao đã bàn với nhau là kiếm người ngoài rồi mà. Đến khi có gì lại khó xử."
Mẹ tặc lưỡi, "Thôi kệ bà đi! Chứ giờ người ta nhờ vả không lẽ mình lại từ chối? Rồi lại nói tạo công ăn chuyện làm cho người ngoài được mà không giúp được người nhà mình."
Tôi thở dài, tính ra thì họ cũng không phải... Thôi kệ đi.
Dì này vừa tròn 18 tuổi, nghỉ học năm lớp 9, trước đây đi làm công nhân may trong thành phố, bây giờ về nhà đợi chồng chưa cưới người Hàn qua bảo lãnh.
An Bình bảo: "Mẹ sợ mất lòng không nói được thì để con nói cho."
Nhưng ngay ngày đầu tiên dì ấy xuống đã có chuyện.
Thứ nhất là đòi tiền lương cao so với mặt bằng chung trong thôn.
Mẹ tôi lắc đầu, "Em nhắm làm được thì làm, không thì ra ngoài thị trấn chứ chị ở trong quê chỉ trả được như vậy thôi."
Cuối cùng dì ấy đồng ý nhưng với điều kiện trả theo tháng, trả tiền trước làm việc sau.
Mẹ tôi thấy là người quen, cũng chẳng chạy đâu được nên ậm ừ đồng ý.
Tưởng vậy là xong rồi, ai ngờ còn điều kiện thứ hai.
Phải nhường phòng của tôi cho dì ấy ở.
Tôi chưa kịp phản ứng thì mẹ với An Bình đồng thanh từ chối, "Không thể!"
Từ ngày cất lại nhà kiên cố, việc mẹ tôi nghĩ đến đầu tiên là phải làm cho tôi phòng riêng, còn luôn luôn dặn tôi phải khoá cửa phòng vì sợ ba vào kiếm chuyện đánh đập như hồi nhỏ.
Bà ba nói: "Nó là con gái mới lớn, ở chung đụng với em trai cũng không ổn, dù sao cũng không có máu... à dù sao cũng là con gái chưa lấy chồng."
An Bình hằm hằm đập bàn, "Bà buồn cười thật! Ai cho ở chung mà nghĩ xa thế? Làm xong thì tối đi mà đạp xe về!"
Mẹ tôi nhíu mày quát sang, "Bình!"
Tôi lên tiếng: "Dù là phòng cháu hay phòng em Bình đều không được. Tiền này mẹ cháu chỉ trả công cho phụ việc thôi chứ không bao ăn ở buổi tối đâu. Nên dì làm xong thì chiều đi về nhà ông ngủ là được."
Dì nói, "Không được đâu. Buổi tối ở đây sợ muốn chết! Chị sợ bị con trai chọc ghẹo lắm!"
Dì ấy không có quan hệ máu mủ với chúng tôi, gặp cháu nào cũng chỉ xưng chị em chứ không xưng đúng vai vế vì sợ già. Dì ấy cũng hơn tôi có 3 tuổi.
Tôi lắc đầu: "Buổi chiều là nghỉ rồi."
Mẹ tôi nói: "Đúng vậy. Chị không nuôi ăn ở được đâu, ăn trưa được thôi. Phòng thằng An lại càng không thể..."
Chưa để mẹ nói xong, dì ấy xen vào: "Em từng ngó qua phòng An rồi, thấy gọn gàng sạch sẽ nên mới thích. Chị yên tâm! Em không xê dịch đồ của em ấy đâu."
Tính tôi rất khó ở, không thích ai đụng vào đồ của mình. Dì từng nhìn qua chắc là do vài dịp lễ Tết tới chơi rồi nhìn sơ qua lúc tôi đóng mở cửa phòng thôi.
Mặt An Bình đỏ bừng, "Thôi đừng nói nhiều nữa! Không chịu thì mẹ thuê người khác là được. Còn nếu dì thích ngủ lại thì ngủ hành lang đi chứ nhà cháu nghèo lắm. Phòng anh An toàn sách vở để anh ấy học bài, dì đòi vào rồi anh ấy chuyển đi đâu học? Mang tiếng dân thành phố về mà vô duyên thế nhỉ!"
Bà ba nhằn qua, "Chị nuôi dạy con cái cho cẩn thận. Để nó nói chuyện với người lớn như vậy là không được!"
Bình nói lại: "Thế làm người lớn có biết điều không?"
"Bình!" Tôi với mẹ cùng nhắc nhở.
Tôi nói: "Cháu sẽ không nhường phòng cho ai hết. Ngủ ké cũng không luôn. Phòng An Bình cũng thế. Tụi cháu đều là nam giới, ở lại nhà không tiện đâu. Chiều dì làm xong thì về đi thôi."
Giờ tôi mới hiểu tại sao đi làm mà mang hẳn hai vali hành lý to đùng xuống đây như vậy. Thì ra là muốn chiếm dụng phòng ốc, mai mốt chồng về thì có cái nở mày nở mặt với người ta. Nhà của ông ngoại thì tận mấy bà vợ, bà nào cũng con cái nheo nhóc, như một xã hội phức tạp trên đấy nên không tiện. Sợ người ta đánh giá gia cảnh hổ lốn lại đổi ý không rước đi nữa.
Nghe xong, cả nhà tôi ai cũng ngao ngán chứ không mủi lòng chút nào.
Mẹ bảo nên ở nhờ nhà mấy bác khá giả hơn chứ kinh tế nhà mẹ yếu hơn hẳn mà, nhìn buôn bán vậy thôi chứ chỉ vừa đủ ăn. Thêm nữa là không có phòng, rồi tối đến ba tôi đi nhậu về ồn ào không tiện đâu.
Phải nghe tới vậy thì dì ấy mới thôi ý định ở đây.
An Bình càng ngày càng cứng, không nể nang phái nữ mà liên tục liếc qua.
Tôi chọc ghẹo thì nó ghé vào tai tôi, nói thầm: "Cứ ai mà đụng tới anh là em ghét cay ghét đắng!"
Nhưng làm chung mới biết tại sao dì ấy lại đòi nhận lương đầu tháng, vì một tuần hứng lên lại nghỉ mấy buổi để đi uống cà phê với bạn.
Bình bĩu môi, "Ai rước phải của nợ này thì xui tám kiếp! Suốt ngày khoe khoang có chồng chưa cưới người nước ngoài rồi mà còn đi cà dẹo với trai!"
Tôi bàn với mẹ, tính lương theo giờ, mẹ đồng ý.
Tôi có thời gian nhưng không về nhà tự tập mà đứng ngó các khoá khác rồi đánh quyền theo, thầy giáo rất dễ chịu, thấy tôi lén lút thì túm cổ áo xách tôi vào đứng cuối hàng cho học ké luôn.
Cũng nhờ lao đầu vào tập luyện như điên mà cơ thể tôi dẻo dai lên trông thấy. Đương nhiên là phải kết hợp với những thứ bổ dưỡng mà Tuấn Anh để lại. Nhưng Tuấn Anh liên tục nhấn mạnh không được lạm dụng, nên tôi tuân thủ đúng liều lượng mà bác sĩ kê đơn. Cả nhà cùng uống, chia cả cho bà nội và bên ông ngoại một ít thuốc hỗ trợ xương khớp, tim mạch.
Mẹ nói rằng áy náy, "Những thứ này đều là Tuấn Anh cho riêng con."
Tôi cũng ích kỉ, cũng biết tham lam nhưng giữ lại thì uống đến năm lần ba năm cũng không hết được. Nếu cho người ngoài thì tôi ắt sẽ tính toán, còn đây là người nhà mà tôi quý mến. Tuấn Anh chắc chắn sẽ không giận.
Cuối cùng mẹ vẫn để mấy loại bổ tim ở lại nhà, nói rằng thời gian qua tôi vận động mạnh, cơ thể cũng bầm tím thế mà lại không ngất xỉu là nhờ nó giúp đỡ bổ trợ.
Mẹ nói: "Nhờ Tuấn Anh mà con mới khoẻ mạnh như ngày hôm nay."
Mẹ cũng nói: "Tuấn Anh thật là tốt bụng."
Mẹ lại nói: "Ai lấy được Tuấn Anh đúng là phúc phận cả đời."
Tôi mỉm cười. Ngay thời khắc khi ấy, tôi vẫn còn ngây ngô, nên nghĩ trong đầu rằng sau này con trai mẹ sẽ là người lấy cậu ấy.
Sẽ phấn đấu chạm được đến cậu ấy.
Tôi thường đạp xe ngang qua những nơi mà hai chúng tôi vẫn thường lui tới, đôi khi nấn ná dừng lại nhìn vào một thoáng, nhưng có ngày lại thẫn thờ đứng bồi hồi rất lâu, rất lâu.
Nơi mà tôi dành thời gian nhìn ngắm nhiều nhất không phải nhà ông bà cậu ấy, cũng không phải rừng bạch đàn cũ kỹ.
Mỗi buổi chiều, mưa cũng như nắng, tôi đều đứng đón gió hồ lồng lộng.
Tôi nghe thấy Tuấn Anh khen tôi đẹp hơn hoàng hôn, tôi nhìn thấy mình rón rén thơm lên má cậu ấy, còn thấy chúng tôi nương tựa vào nhau không một kẽ hở. Tôi thấy Tuấn Anh hét vào khoảng không, gửi gắm quê hương thanh bình chăm sóc tôi thay cậu ấy. Tôi thấy Tuấn Anh ngồi trên nóc xe hơi ngân nga rất nhiều giai điệu tình yêu, tôi thấy mình an tâm dựa lên vai cậu ấy cùng vỗ tay theo nhịp. Tôi thấy cậu ấy ôm siết một người, nâng niu trân trọng người ấy. Tôi luôn nhìn thấy chúng tôi chạm ánh mắt nhau cười rộ lên rồi ân ái hôn môi.
Tôi nghe được Tuấn Anh nói thương tôi nhất đời.
Thương và yêu có giống nhau hay không?
Hay thương là cấp bậc thấp thật thấp? Còn lâu mới chạm đến ngưỡng cửa tình yêu.
Có phải vì vậy nên cậu ấy mới chưa từng nói qua một lời rằng thích tôi hay thậm chí là yêu tôi?
Tôi từng nhìn mặt hồ vô số lần và đặt những câu hỏi mà chỉ có người ở phương xa mới cho tôi đáp án nổi.
Ở nơi này tôi nhìn lại bản thân mình vào một ngày trái tim yếu mềm đau đớn đến vỡ nát. Tôi đã từng đau lòng quặn thắt, sức cùng lực kiệt, khóc đến tê tâm liệt phế. Cũng tại đây, trong một ngày ngắn ngủi mà tôi đã quyết tâm thay đổi chóng mặt thành một người hoàn toàn khác.
Không phải nội tâm mà là vẻ bề ngoài, thứ mà đập vào mắt mỗi người quen đi ngang qua mua hàng đều nói rằng nhìn tôi khác hơn trước rất nhiều.
Họ nói tôi lạc quan, vui vẻ.
Ngay sau ngày đầu tiên Tuấn Anh đi khỏi đây, tôi đã đứng trước gương tập cười. Tôi sao chép dáng đi, cách ăn nói, tôi bắt chước cách cậu ấy bật cười... Kể cả cái nhướng mày, nhíu mi, nhếch mép... mọi thứ thuộc về cậu ấy, tôi đều ngồi trước gương sao chép hàng giờ đồng hồ.
Tôi như kẻ ngớ ngẩn vô hồn mà bắt chước từng động tác phóng khoáng của người mình thích.
Nhưng không giống.
Tất cả mọi biểu cảm, cử chỉ của tôi đều không giống cậu ấy. Tôi chưa từng bắt gặp được nét dương quang xán lạn nào trên gương mặt của mình.
Tuy nhiên, sự tập luyện của tôi ít nhiều vẫn tạo được thành quả mà người ngoài nhận thấy rõ. Nói là thành quả cũng không chính xác, phải là kết quả.
Kết quả, những người ngoài câu chuyện đau thương này đều đang nghĩ rằng tôi hồn nhiên vui vẻ, hay cười hơn trước, sáng sủa hơn xưa.
Tuấn Anh nói rằng tôi nên thay đổi thái độ, tôi không biết làm sao nên đành mượn tạm biểu cảm, dùng tạm một phần phong thái rạng ngời của người trong lòng.
Nhưng đó chỉ là mục đích thứ yếu, việc tôi sao chép Tuấn Anh là vì luôn muốn hồi tưởng về cậu ấy, muốn nhìn thấy lại dáng về nói cười của cậu ấy.
Vì vậy, tuy thất bại nhưng ít nhất hình ảnh của Tuấn Anh chưa bao giờ phai mờ trong tâm trí tôi.
Nhưng để chắc chắn hơn, mỗi khi đêm về tôi luôn đeo tai nghe nằm nghe lại giọng nói dịu dàng.
Tuấn Anh rất giỏi. Nhiều đêm gối nằm của tôi ướt đẫm một mảng mà cậu ấy ở nơi xa thật xa vẫn biết được.
Cậu ấy trong máy nghe nhạc dỗ dành tôi: "Bé con lại khóc nhè đấy à? Đừng khóc nữa thì anh mới thương. Ngoan, anh hát cho nghe rồi ngủ ngon nhé! Anh sẽ đến trong mơ hôn em."
Mỗi lần nghe đến lời hẹn ước đó, tôi lại tự ru mình vào giấc ngủ nhanh nhanh, tôi muốn gặp Tuấn Anh. Muốn cậu ấy ôm ấp, hôn môi, muốn cậu ấy chạm lên từng tấc da thịt cô đơn quạnh quẽ này.
Bạn tôi nói rằng tôi khác quá! Mới mấy tháng hè mà như thay da đổi thịt.
Diệu Hiền muốn nói chuyện với tôi, bây giờ đã phải ngước lên rồi.
Bạn ấy nắn lấy bắp tay tôi mà trầm trồ: "Eo ơi~ An không định gia nhập hội con gái với tớ nữa à?"
"..."
Tôi đã bao giờ ở hội con gái đâu?
Còn không chừa cho tôi thời gian nói chuyện mà tiếp tục lau khoé miệng, liến thoắng: "Úi chà chà! Cười suốt thế này thì gái chỉ có chết! Ối ối ôi! Tớ nhìn mà còn phải chảy cả nước miếng! Mẹ kiếp! Học xong cấp ba chúng mình lấy nhau đi!"
"..."
Tôi bật cười, cốc nhẹ lên đầu Hiền một cái, "Ai bày cho nói tục?"
Diệu Hiền cường điệu xuýt xoa, còn dùng ngón trỏ xoa lên lỗ tai: "Má ơi~ Cái giọng điệu nói chuyện này..."
Tôi nhướng mày.
Hiền vỗ tay vào đùi đen đét, "Đấy đấy! Cả kiểu lông mày dâm nhếch lên..."
"..."
Tôi vội vàng bịt miệng nhỏ này lại, hạ giọng nói: "Có biết còn bao nhiêu người xung quanh hay không? Mới mấy tháng mà đứa nào dạy hư Hiền vậy?"
Hiền chớp chớp mắt, cười tủm tỉm kéo tay tôi xuống: "Tớ không dạy hư người ta thì thôi chứ ai dạy được tớ. Người khác đi là An đó! An bây giờ trông..."
"Trông thế nào?" Nãy giờ đã ngập ngừng tận ba lần rồi.
Diệu Hiền lại chớp chớp đôi mắt long lanh, mím môi tỏ vẻ e thẹn, ghé vào tai tôi, "Trông giống đàn ông."
"..."
Chẳng lẽ trước kia tôi giống đàn bà?
Tôi cong ngón tay lại, giơ lên, Hiền nhanh nhẹn chụp lại kịp thời.
Lần này dáng vẻ bẽn lẽn thẹn thùng đã vứt đi sau đầu, sảng khoái cười lớn.
"Ha ha ha... Tớ nói thật. Hồi nãy tớ tính nói An khác nhiều quá! Không giống em bé cần được bảo vệ nữa mà giống anh trai nhà bên rồi. Tay chân cũng không mềm mụp nữa mà cưng cứng rồi này. Nhất là nhất là..." Diệu Hiền nhíu mày nghiêng đầu suy nghĩ một chút rồi vẽ vòng tròn lên mặt miêu tả, "nhất là mấy biểu cảm trên khuôn mặt An đó. Nhìn là ghiền luôn!"
Tôi gật gù, ghiền là đúng. Toàn là tôi ăn cắp của Tuấn Anh cả, trước đây ai cũng vừa nhìn đã thích cậu ấy mà.
Hiền vỗ vai tôi, "Ghê thiệt! Thay đổi thật rồi. Trước kia mỗi lần tớ khen gì lúc nào cũng xấu hổ xua tay khiêm tốn. Bây giờ thì gật đầu đồng tình ra mặt. Nhưng mà thấy An cứ vui vẻ tự tin như giờ tớ còn mừng nữa. Cứ sợ Tuấn Anh đi rồi thì An sẽ không vực dậy được."
Tôi nhàn nhạt liếc sang Hiền, tỏ ra bình tĩnh mà nói: "Thường thôi. Có gì mà không vực nổi. Tuấn Anh cũng chỉ là bạn học, lên cấp ba rồi sẽ gặp bạn mới."
Diệu Hiền cũng liếc tôi một chút, ngưng giây lát rồi mới cười lên, hỏi: "Thế gặp bạn mới rồi có quên tớ không?"
Tôi bật cười, "Riêng Hiền thì không bao giờ tớ quên."
Diệu Hiền cười tươi rói, "Tớ ngưỡng mộ tớ quá à~ Nuôi ra được một thằng cháu chất như nước cất thế này!"
"..."
Mới khi nãy còn đòi lấy thằng cháu này đấy!
Hiền nói vậy là có lý do. Bạn ấy thi không tốt, tuy học tủ theo đề tôi soạn nhưng đến lúc vào phòng làm bài cũng không thuận lợi lắm, cuối cùng xuống học ban Cơ bản. Những lớp Cơ bản nhiều gấp bốn lần tụi tôi nên tôi học sáng, bạn ấy học buổi chiều đối nghịch giờ nhau. Hôm nay lên trường xem danh sách lớp nên ghé vào nhà thông báo cho tôi biết kết quả.
Tôi học ban Tự nhiên nên đi xem danh sách trước Hiền hai ngày. Trước đó tôi đăng ký nguyện vọng là ban Xã hội, nhưng đúng như tôi đoán được trước, trường thấy điểm thi và điểm học bạ của tôi các môn tự nhiên đều cao nên thảy vào một lớp tự nhiên. Không phải một lớp bất kì mà là lớp chọn. Vì điểm thi vào khối 10 của tôi đạt tuyệt đối. Tôi có xem sơ qua danh sách lớp, ngoài lớp trưởng ra thì không còn bạn cũ nào học lớp mới này cùng với tôi nữa cả.
Không phụ sự dạy dỗ tận tình kiệt lực của Tuấn Anh, tôi đứng đầu danh sách thật.
Tôi đã ngồi xuống ghế đá mà tôi và cậu ấy từng cùng nhau hôn môi rất lâu, ngẫm lại về những suy nghĩ ấu trĩ thời cuối cấp hai của mình. Tôi từng nói với Tuấn Anh sẽ học Xã hội nhưng chưa cho cậu ấy biết mục đích của mình. Tuấn Anh có lẽ vẫn cho rằng không có cậu ấy học chung thì tôi học ở đâu cũng như nhau.
Nhưng không hẳn là vậy. Tôi muốn trốn tránh thực tại.
Trước đây, tôi đã đoán phần lớn lớp mình sẽ học ban Tự nhiên, tôi thi vào Xã hội, như thế chẳng cần đụng mặt ai. Sẽ không có ai nhắc tôi nhớ về cậu ấy.
Nhưng đó là điều tôi thực sự mong muốn sao? Tôi muốn quên đi Tuấn Anh à? Không đâu. Tôi luôn luôn nhớ cậu ấy từng giờ từng khắc. Kể cả không chạm mặt bạn học cũ thì tôi vẫn luôn khắc ghi hình ảnh cậu ấy rõ ràng trong tâm trí mình.
Sau khi thầy hiệu phó gặp trực tiếp mở lời đề nghị thiện chí, tôi lặng lẽ xem một loạt danh sách mấy lớp tự nhiên, tất cả lớp khác còn nhiều bạn bè cũ hơn lớp hiện tại. Dĩ nhiên, nếu học sinh có nhu cầu xin sang hẳn ban khác thì vẫn được tôn trọng vì dù sao nguyện vọng ban đầu của tôi cũng không phải ban này.
Tôi ra ngoài rồi chạm tay lên cánh cửa gỗ sờn màu, nơi này Tuấn Anh từng đè tôi tựa lên rồi cùng nhau dây dưa ngọt ngào.
Nhớ đến một tối nọ, tôi ngồi trong lòng Tuấn Anh, cậu ấy vỗ về dặn dò: "Tuấn Anh thấy tính thằng Đức cũng tốt, hay là sang năm An học cùng lớp với nó đi."
Tôi mỉm cười, búng tay lên trang giấy, gật đầu đáp ứng với khoảng không: "Được. Nghe Tuấn Anh hết."
Sau đó bỏ lại vài ánh mắt nhìn ngó lom lom mà lên xe của cậu ấy đi đến lớp học võ.
Diệu Hiền nói đúng, tôi tự tin hơn, cũng không bận tâm ánh mắt của người khác nữa rồi. Tôi xấu hay đẹp không quan trọng, miễn trong mắt Tuấn Anh luôn thấy tôi tuyệt vời nhất là được.
"Nhưng da An đen rồi." Hiền kéo tay áo của tôi lên, nhận xét.
"..."
Giờ thì tôi đã hiểu, thay da đổi thịt là dáng người gầy hơn, làn da đen hơn chứ không phải cốt cách đổi thay như tôi tự tưởng tượng.
Gầy cộng đen đương nhiên là giúp tôi thẳng tiến một đường xấu hơn trước.
Đúng rồi. Mới vỏn vẹn mấy tháng ngắn ngủi thì làm sao có thể cấp tốc thay đổi toàn diện con người của tôi được. Có cố gắng cách mấy thì tôi mới khác sơ sơ năm lớp 9 một phần nhỏ xíu như cái móng tay. Học võ mệt mỏi có thể ăn nhiều hơn nhưng chẳng bù vào phần tôi cố gắng nhồi nhét rồi lại ói ra. Mạnh thì chỉ hơn bản thân ngày hôm qua chứ chưa so được với cả An Bình nữa là người khác. Vẻ ngoài cũng chỉ đạt được mức cười nhiều hơn chính mình trong quá khứ chứ so với người ngoài thì vẫn chưa được gọi là lạc quan yêu đời.
Nhưng mà... Tôi đưa cánh tay lên nhìn.
Lâu nay tôi đi lông nhông ngoài đường suốt, đã quên mất việc mình cần phải dưỡng trắng rồi.
Tôi vội vàng hỏi: "Vậy làm thế nào để da trắng lại bây giờ?"
"Đừng đi học võ nữa."
Tôi lắc đầu, "Không được." Tuấn Anh nói phải đi học. Huống hồ bây giờ tôi đã nghiện cảm giác đau đớn rồi, mỗi khi thân xác bầm dập sẽ quên đi được nỗi buồn âm ỉ của vết thương lòng.
"Thế thì che chắn lại." Diệu Hiền nhún vai: "Mà da đen thì càng men chứ sao. An thích da trắng à?"
Tôi cũng không biết tôi thích da gì nhưng Tuấn Anh nói cậu ấy thích da trắng nên tôi gật đầu: "Ừ. Tớ thích da trắng."
"Trời Thu mát mẻ, mùa Đông không nắng, da An sẽ mau chóng trắng lại như trước nhanh thôi." Hiền đứng dậy đi xung quanh tôi một vòng rồi mới ngồi lại, nhận xét: "Với lại An chỉ đen hơn bản thân cậu hồi trước. So với tụi con trai khác thì vẫn trắng chán. Đừng lo!"
Tôi rón rén hỏi thử: "Vậy so với da con gái thì thế nào?"
Diệu Hiền quả nhiên là bạn tốt của tôi, cũng không chọc ghẹo mà dứt khoát thẳng thắn giải đáp: "Cũng tuỳ từng đứa chứ. Như tớ đi bêu nắng suốt ngày da màu mật luôn nè, còn mấy đứa tiểu thư ở trong nhà suốt thì da dẻ trắng bóc luôn ấy. Nên nếu An thích da trắng thì phải ở trong nhà."
Cuộc nói chuyện phiếm bâng quơ nhưng tôi lại vô cùng để tâm. Sau hôm bị chê da đen đó, đi đâu tôi cũng mặc đồ dài kín mít, ngoài nón lưỡi trai ra thì còn phủ cả mũ áo khoác rộng thùng thình lên bít kín đầu.
Có hôm về nhà bỏ mũ xuống mà An Bình giật cả mình, vỗ vỗ lên lồng ngực: "Mẹ nó! Làm hết cả hồn! Cứ tưởng có côn đồ vào nhà."
"..."
Nó liếc tôi chằm chằm: "Hình như anh có cao lên thật! Dáng đi càng ngày càng khác!"
Tôi đang bận uống nước nên hất hàm, ý hỏi "khác thế nào?"
Không hổ là em trai ruột thịt, nó hiểu ý mà đáp: "Nhìn như du côn!"
"..."
Tôi phun sạch nước ra sân.
Sau đó tát lên gáy nó một cái: "Ăn nói với anh thế hả?"
An Bình bĩu môi: "Đấy! Hành xử có khác gì..." Nó ngừng một chút rồi cười hì hì chạy lại đấm vai cho tôi: "Đừng giận mà. Tại trước đây anh không như vậy nên em thấy lạ thôi."
Tôi nhíu mày, "Trước đây anh cũng như vậy. Dáng đi khác là đúng nhưng em ăn nói không đàng hoàng thì anh vẫn luôn chỉnh."
"Nhưng trước đây anh chỉnh em không sợ."
Tôi nhướng mày.
Nó xun xoe đấm sang vai bên kia, "Bây giờ sợ rồi."
An Bình ghé vào tai tôi thầm thì: "Anh nhắm bây giờ đã đánh lại ba được chưa? Em với anh lén lút trùm bao tải vào ông ấy rồi dần cho một trận. Thế nào?"
"..."
Tôi tức đến bật cười, bẹo má nó mà lắc, "Anh học võ đâu phải để đánh người nhà."
"Ông ấy không phải người nhà của chúng ta."
"Suỵt!" Tôi ngó nghiêng một chút, "Đừng ăn nói bậy bạ! Để hàng xóm nghe được thì không hay đâu."
An Bình mỉm cười, "Bây giờ anh ra dáng anh trai rồi."
Tôi cũng cười, xoa đầu nó, "Trước kia anh cũng ra dáng mà."
Bình bĩu môi, há miệng định cãi gì đó nhưng cuối cùng lại ôm vai tôi rồi cười nắc nẻ, tôi cũng cười nghiêng ngả như thằng khùng.
Bóng dáng anh em chúng tôi in dài quấn quýt bên nhau dưới ráng chiều muộn đỏ lừ.
Tôi lau đi giọt nước bên khoé mi cho nó, trêu ghẹo: "Lêu lêu~ Lớn ngần này còn khóc nhè~"
An Bình hít hít, lau nước mũi vào áo tôi, ấm ức nói: "Em thương anh quá! Hay anh đừng nhịn nữa? Tối nay ông ấy còn nổi điên thì em với anh cùng xông lên?"
Tôi lắc đầu, dùng tay áo khoác lau nước mắt cho em mình.
Tôi không tập ăn dần dần từng muỗng như Tuấn Anh nói mà liên tục nhồi nhét vào cổ họng, vục đầu vào như heo ăn cám, muốn ói lại phồng miệng bặm chặt môi. Hầu hết thời gian đầu, tôi đều nôn ra sạch sẽ. Nhưng không bỏ cuộc, cứ ói lại ăn, ăn lại ói.
Ba mắng "tốn cơm tốn gạo", mẹ khuyên "cứ ăn từ từ thôi, không ai ăn hết phần con", em Bình hỏi "anh bị ma đói nhập à?"
Tôi xin đi học võ, đương nhiên là mẹ đồng ý, còn cổ vũ nhiệt tình. Tôi cũng không giấu giếm mà đem balo của Tuấn Anh ra khoe, nói rằng cậu ấy trước khi đi đã cho tôi rất nhiều quần áo đẹp, đồng phục học võ cũng đủ màu, không cần phải đóng tiền mua nữa. Từ bé tôi đã dùng lại đồ của anh họ nên việc tôi dùng lại đồ của người khác, mẹ cũng không có ý kiến. Tôi để ý mẹ có quan sát kỹ cùng với hỏi dò vài câu xem thái độ của tôi thế nào. Tôi hiểu được, mẹ muốn biết tôi có ngại ngùng hay không? Đồ cũ nhưng của anh họ sẽ khác hoàn toàn với đồ của bạn cùng lớp. Mẹ sợ tôi xấu hổ. Nhưng tôi cho mẹ một đáp án mà mẹ cảm thấy thở phào yên tâm.
Mẹ nói: "Mẹ có thể mua đồ mới cho con."
Tôi cười tươi rói, lắc đầu nguầy nguậy: "Đồ của Tuấn Anh còn mới tinh, mua làm gì cho tốn tiền."
Mẹ cầm khung ảnh mà tôi mặc áo đôi đứng chụp chung cùng cậu ấy lên, nhìn ngó giây lát, cảm thán: "Thằng Tuấn Anh tốt thật! Cái áo này hình như nó cũng mua cho tụi con đúng không?"
Tôi bình tĩnh nói: "Vâng. Tuấn Anh mua cho cả nhóm." Ngưng một giây lại bổ sung: "Hình cũng chụp với mỗi thằng một tấm làm kỉ niệm."
Mẹ gật đầu: "Ừ. Nên thế. Như thời xưa mẹ cũng muốn chụp chung với bạn học mà có được đâu. Bây giờ kí ức trong đầu cũng phai mờ hết cả rồi."
Kí ức sẽ phai nhoà theo thời gian ư? Không đâu. Năm tháng mỏi mòn có trôi qua bao nhiêu lâu thì hình ảnh Tuấn Anh nói cười sẽ vẫn mãi khắc ghi sâu trong lòng tôi.
Tuấn Anh không phải bạn học đơn thuần.
Nghe tôi nói đã đăng kí tận ba lớp võ thuật thì mẹ phản đối.
Chưa để mẹ kịp nói gì, An Bình đã lên tiếng: "Mẹ cứ để anh ấy học đi. Mai mốt đi học xa nhà còn có võ trong người mà phòng thân. Gặp thằng nào tẩn thằng đó."
Tôi: "..."
Anh đi học chứ không phải đi xông pha giang hồ tỉ thí võ lâm đâu!
Bình tiếp tục: "Con học võ đánh đấm từ nhỏ quen rồi nên người mới cứng cáp. Mẹ cứ giữ anh khư khư ở nhà hoài mai mốt yếu nhớt thì làm ăn được gì? Chưa kể bây giờ anh ấy ăn cơm mà hùng hục như chó táp xương ấy! Thêm quả không vận động nữa thì chẳng mấy mà béo thành con lợn đâu!"
Tôi: "..."
Mẹ cầm chổi, ba bước thành một nhảy tới quất mông nó mấy cái tới tấp nhưng chân Bình nhanh như sóc, làm mẹ thở không ra hơi mà vẫn chưa trúng cu cậu được phát nào.
Mẹ giơ cây chổi chỉ qua, "Cái thằng trời đánh này! Mày ăn nói với anh mày như thế hả? Anh mày ăn bao nhiêu lại ói ra mật xanh mật vàng..." Mẹ cầm cổ tay tôi lên khua khoắng, "người còn gầy hơn trước một vòng đây này!"
An Bình rống qua: "Thì con đang nói trước thế! Tương lai ăn nhiều ngủ nhiều, người còn lùn tịt thế kia thì chỉ có béo thành hình tròn thôi! Lúc đấy không giống lợn thì giống hà mã à?"
Tôi: "..."
An lợn? An hà mã? Hai con An đều xấu như nhau được chưa?
Tôi lấy cây chổi từ tay mẹ mà đuổi theo nó: "Anh mà lùn hả? Anh sắp cao một mét bảy rồi đó?"
An Bình lè lưỡi 'lêu lêu': "Số sáu đến số bảy thì nhanh chứ một mét sáu lên một mét bảy thì còn lâu! Có người đến mùa quýt còn chưa cao lên được đâu!"
Tôi đuổi kịp, quất cho nó một cái. Học dốt mà tài lanh quá à!
Đến khi ngồi lại nghiêm túc, An Bình mới nói: "Mẹ cần người phụ quán thì từ giờ con không đi làm việc đại sự nữa, về nhà phụ mẹ bán hàng là được chứ gì. Nhưng anh An thì phải để anh ấy đi học. Nếu mẹ không cho thì con tự đi ra đồng làm kiếm tiền đóng học phí cho anh ấy."
Mẹ tét đùi nó bôm bốp, vừa cười vừa mắng: "Tối ngày đi bêu nắng quậy phá mà đại sự cái gì!" Mẹ thở dài: "Mẹ đồng ý cho đi học võ nhưng học một môn cũng phòng thân được rồi. Anh con mềm mụp như thế, đi học rồi lỡ bị đánh cho bầm dập thì sao?"
Tôi nói: "Tạm thời con đăng kí trước nhưng chỉ học hai môn thôi mẹ ạ. Vào đầu năm học mới có khoá Taekwondo. Do thầy giáo là võ sư nên đi thi đấu chưa về." Đây cũng là môn võ mà Tuấn Anh thích nhất, dặn tôi phải theo học cho cứng cáp xương cốt.
An Bình xua tay, bình tĩnh nói: "Chỉ bị đánh thời gian đầu thôi."
Tôi với mẹ đều giật mình nhìn qua.
Tôi cứ tưởng người ta dạy mình học như Tuấn Anh thôi chứ, nên vội vàng hỏi: "Có bị đánh thật à?"
Bình gật đầu cái rụp, "Có. Nhưng dần dần cơ thể anh sẽ quen bị đòn nên tự khắc thấy bình thường."
Thấy mặt mày mẹ tái mét, nó sửa lời: "Lúc đầu vào học là họ bắt anh ấy đứng tấn cả buổi, dạy mấy thế đơn giản, cơ bản rồi đến phức tạp, sau đó mới cho đấu với nhau. Là con nói nhầm. Gọi là tập luyện đối kháng chứ không phải anh ấy bị đánh. Nhưng mà tới cái giai đoạn đó thì cơ thể ảnh cũng quen với mệt mỏi rồi. Mẹ đừng lo lắng quá! Đàn ông con trai phải để lăn lộn mới rắn rỏi."
Bình quay sang nhìn tôi.
Tôi lắc đầu, "Anh không sợ. Anh Tuấn Anh cũng dạy sơ cho anh mấy đòn hiểm rồi."
Tôi rủ nó ra sau vườn đánh nhau.
Hôm đó tay phải của tôi sưng lên, phải ăn cơm bằng tay trái. Tôi ăn một miếng, lại vừa cấu đùi Bình vừa lén lút đút cho nó một miếng.
Mẹ tôi chửi sang Bình đang úp mặt vào tường: "Hôm nay mày nhịn ăn cho tao! Đây mà là chiến thuật chiến thiếc à? Mày đánh anh trai mày mém nữa gãy mẹ nó xương rồi!"
An Bình vừa tựa trán lên tường vừa nhai nhồm nhoàm, vai nhịn cười rung hết cả lên.
Học võ được một thời gian, tôi mới thấy những đòn An Bình giáng xuống đã được gọi là nhẹ nhàng.
So sánh mới biết khi xưa Tuấn Anh vừa kiểm soát lực, vừa phải giảng dạy bài bản cho tôi hiểu khó khăn đến nhường nào. Vậy mà cậu ấy vẫn kiên nhẫn dịu dàng.
Học hai môn thì cũng không chiếm thời gian bao nhiêu, lúc rảnh tôi vẫn đạp xe về phụ mẹ.
Nhưng mẹ nói: "Bắt đầu từ cấp ba, con không phải làm gì hết, lo mà tập trung học đi. Học võ cũng là học, thời gian rảnh thì ra vườn mà luyện tập."
Tôi sợ mẹ vất vả nên không chịu.
Mẹ cũng không đồng ý lời khuyên can của tôi, "Nhà mình bây giờ cũng không nghèo như xưa, chưa bằng ai nhưng đầu tư cho con ăn học thì mẹ nhất định không để con thua kém đâu."
Mẹ kéo tôi ngồi xuống, "Với lại mẹ định tính thế này, con xem có được không? Mẹ thấy nhà mình ngay chợ, việc buôn bán cũng vào guồng quay rồi, hai tụi con dù có phụ thì cũng chỉ tranh thủ lúc rảnh. Mai mốt con đi học xa từ sớm thì giúp mẹ bán đồ ăn sáng thế nào, kiểu gì cũng bận bịu. Mẹ có ít vốn, ba mày thì đòi cất nhà lại cho to nhưng mẹ đợi sau này hai anh em con ra trường rồi xây nhà mới cũng chưa muộn. Lúc ấy có dẫn bạn gái về nhà cũng không ngại."
Làm sao mà tôi có bạn gái được? Tôi cười trừ cho qua.
Mẹ tiếp tục: "Nên là số vốn này mẹ tính mở rộng thêm tạp hoá, giao sỉ y như thị trấn luôn. Con thấy thế nào?"
Tôi nhíu mày, "Làm lớn thì tiền lời nhiều hơn nhưng lúc đó mẹ sẽ càng bận. Làm sao mà xoay sở nổi?"
"Mẹ mướn người."
Sau hôm đó cả nhà tôi bàn thêm với nhau một lượt rồi nhất trí ý kiến của mẹ.
Nhưng không mướn người ngoài mà nghe lời vợ ba của ông ngoại nhét con riêng của bà xuống đây.
Tôi nói: "Sao đã bàn với nhau là kiếm người ngoài rồi mà. Đến khi có gì lại khó xử."
Mẹ tặc lưỡi, "Thôi kệ bà đi! Chứ giờ người ta nhờ vả không lẽ mình lại từ chối? Rồi lại nói tạo công ăn chuyện làm cho người ngoài được mà không giúp được người nhà mình."
Tôi thở dài, tính ra thì họ cũng không phải... Thôi kệ đi.
Dì này vừa tròn 18 tuổi, nghỉ học năm lớp 9, trước đây đi làm công nhân may trong thành phố, bây giờ về nhà đợi chồng chưa cưới người Hàn qua bảo lãnh.
An Bình bảo: "Mẹ sợ mất lòng không nói được thì để con nói cho."
Nhưng ngay ngày đầu tiên dì ấy xuống đã có chuyện.
Thứ nhất là đòi tiền lương cao so với mặt bằng chung trong thôn.
Mẹ tôi lắc đầu, "Em nhắm làm được thì làm, không thì ra ngoài thị trấn chứ chị ở trong quê chỉ trả được như vậy thôi."
Cuối cùng dì ấy đồng ý nhưng với điều kiện trả theo tháng, trả tiền trước làm việc sau.
Mẹ tôi thấy là người quen, cũng chẳng chạy đâu được nên ậm ừ đồng ý.
Tưởng vậy là xong rồi, ai ngờ còn điều kiện thứ hai.
Phải nhường phòng của tôi cho dì ấy ở.
Tôi chưa kịp phản ứng thì mẹ với An Bình đồng thanh từ chối, "Không thể!"
Từ ngày cất lại nhà kiên cố, việc mẹ tôi nghĩ đến đầu tiên là phải làm cho tôi phòng riêng, còn luôn luôn dặn tôi phải khoá cửa phòng vì sợ ba vào kiếm chuyện đánh đập như hồi nhỏ.
Bà ba nói: "Nó là con gái mới lớn, ở chung đụng với em trai cũng không ổn, dù sao cũng không có máu... à dù sao cũng là con gái chưa lấy chồng."
An Bình hằm hằm đập bàn, "Bà buồn cười thật! Ai cho ở chung mà nghĩ xa thế? Làm xong thì tối đi mà đạp xe về!"
Mẹ tôi nhíu mày quát sang, "Bình!"
Tôi lên tiếng: "Dù là phòng cháu hay phòng em Bình đều không được. Tiền này mẹ cháu chỉ trả công cho phụ việc thôi chứ không bao ăn ở buổi tối đâu. Nên dì làm xong thì chiều đi về nhà ông ngủ là được."
Dì nói, "Không được đâu. Buổi tối ở đây sợ muốn chết! Chị sợ bị con trai chọc ghẹo lắm!"
Dì ấy không có quan hệ máu mủ với chúng tôi, gặp cháu nào cũng chỉ xưng chị em chứ không xưng đúng vai vế vì sợ già. Dì ấy cũng hơn tôi có 3 tuổi.
Tôi lắc đầu: "Buổi chiều là nghỉ rồi."
Mẹ tôi nói: "Đúng vậy. Chị không nuôi ăn ở được đâu, ăn trưa được thôi. Phòng thằng An lại càng không thể..."
Chưa để mẹ nói xong, dì ấy xen vào: "Em từng ngó qua phòng An rồi, thấy gọn gàng sạch sẽ nên mới thích. Chị yên tâm! Em không xê dịch đồ của em ấy đâu."
Tính tôi rất khó ở, không thích ai đụng vào đồ của mình. Dì từng nhìn qua chắc là do vài dịp lễ Tết tới chơi rồi nhìn sơ qua lúc tôi đóng mở cửa phòng thôi.
Mặt An Bình đỏ bừng, "Thôi đừng nói nhiều nữa! Không chịu thì mẹ thuê người khác là được. Còn nếu dì thích ngủ lại thì ngủ hành lang đi chứ nhà cháu nghèo lắm. Phòng anh An toàn sách vở để anh ấy học bài, dì đòi vào rồi anh ấy chuyển đi đâu học? Mang tiếng dân thành phố về mà vô duyên thế nhỉ!"
Bà ba nhằn qua, "Chị nuôi dạy con cái cho cẩn thận. Để nó nói chuyện với người lớn như vậy là không được!"
Bình nói lại: "Thế làm người lớn có biết điều không?"
"Bình!" Tôi với mẹ cùng nhắc nhở.
Tôi nói: "Cháu sẽ không nhường phòng cho ai hết. Ngủ ké cũng không luôn. Phòng An Bình cũng thế. Tụi cháu đều là nam giới, ở lại nhà không tiện đâu. Chiều dì làm xong thì về đi thôi."
Giờ tôi mới hiểu tại sao đi làm mà mang hẳn hai vali hành lý to đùng xuống đây như vậy. Thì ra là muốn chiếm dụng phòng ốc, mai mốt chồng về thì có cái nở mày nở mặt với người ta. Nhà của ông ngoại thì tận mấy bà vợ, bà nào cũng con cái nheo nhóc, như một xã hội phức tạp trên đấy nên không tiện. Sợ người ta đánh giá gia cảnh hổ lốn lại đổi ý không rước đi nữa.
Nghe xong, cả nhà tôi ai cũng ngao ngán chứ không mủi lòng chút nào.
Mẹ bảo nên ở nhờ nhà mấy bác khá giả hơn chứ kinh tế nhà mẹ yếu hơn hẳn mà, nhìn buôn bán vậy thôi chứ chỉ vừa đủ ăn. Thêm nữa là không có phòng, rồi tối đến ba tôi đi nhậu về ồn ào không tiện đâu.
Phải nghe tới vậy thì dì ấy mới thôi ý định ở đây.
An Bình càng ngày càng cứng, không nể nang phái nữ mà liên tục liếc qua.
Tôi chọc ghẹo thì nó ghé vào tai tôi, nói thầm: "Cứ ai mà đụng tới anh là em ghét cay ghét đắng!"
Nhưng làm chung mới biết tại sao dì ấy lại đòi nhận lương đầu tháng, vì một tuần hứng lên lại nghỉ mấy buổi để đi uống cà phê với bạn.
Bình bĩu môi, "Ai rước phải của nợ này thì xui tám kiếp! Suốt ngày khoe khoang có chồng chưa cưới người nước ngoài rồi mà còn đi cà dẹo với trai!"
Tôi bàn với mẹ, tính lương theo giờ, mẹ đồng ý.
Tôi có thời gian nhưng không về nhà tự tập mà đứng ngó các khoá khác rồi đánh quyền theo, thầy giáo rất dễ chịu, thấy tôi lén lút thì túm cổ áo xách tôi vào đứng cuối hàng cho học ké luôn.
Cũng nhờ lao đầu vào tập luyện như điên mà cơ thể tôi dẻo dai lên trông thấy. Đương nhiên là phải kết hợp với những thứ bổ dưỡng mà Tuấn Anh để lại. Nhưng Tuấn Anh liên tục nhấn mạnh không được lạm dụng, nên tôi tuân thủ đúng liều lượng mà bác sĩ kê đơn. Cả nhà cùng uống, chia cả cho bà nội và bên ông ngoại một ít thuốc hỗ trợ xương khớp, tim mạch.
Mẹ nói rằng áy náy, "Những thứ này đều là Tuấn Anh cho riêng con."
Tôi cũng ích kỉ, cũng biết tham lam nhưng giữ lại thì uống đến năm lần ba năm cũng không hết được. Nếu cho người ngoài thì tôi ắt sẽ tính toán, còn đây là người nhà mà tôi quý mến. Tuấn Anh chắc chắn sẽ không giận.
Cuối cùng mẹ vẫn để mấy loại bổ tim ở lại nhà, nói rằng thời gian qua tôi vận động mạnh, cơ thể cũng bầm tím thế mà lại không ngất xỉu là nhờ nó giúp đỡ bổ trợ.
Mẹ nói: "Nhờ Tuấn Anh mà con mới khoẻ mạnh như ngày hôm nay."
Mẹ cũng nói: "Tuấn Anh thật là tốt bụng."
Mẹ lại nói: "Ai lấy được Tuấn Anh đúng là phúc phận cả đời."
Tôi mỉm cười. Ngay thời khắc khi ấy, tôi vẫn còn ngây ngô, nên nghĩ trong đầu rằng sau này con trai mẹ sẽ là người lấy cậu ấy.
Sẽ phấn đấu chạm được đến cậu ấy.
Tôi thường đạp xe ngang qua những nơi mà hai chúng tôi vẫn thường lui tới, đôi khi nấn ná dừng lại nhìn vào một thoáng, nhưng có ngày lại thẫn thờ đứng bồi hồi rất lâu, rất lâu.
Nơi mà tôi dành thời gian nhìn ngắm nhiều nhất không phải nhà ông bà cậu ấy, cũng không phải rừng bạch đàn cũ kỹ.
Mỗi buổi chiều, mưa cũng như nắng, tôi đều đứng đón gió hồ lồng lộng.
Tôi nghe thấy Tuấn Anh khen tôi đẹp hơn hoàng hôn, tôi nhìn thấy mình rón rén thơm lên má cậu ấy, còn thấy chúng tôi nương tựa vào nhau không một kẽ hở. Tôi thấy Tuấn Anh hét vào khoảng không, gửi gắm quê hương thanh bình chăm sóc tôi thay cậu ấy. Tôi thấy Tuấn Anh ngồi trên nóc xe hơi ngân nga rất nhiều giai điệu tình yêu, tôi thấy mình an tâm dựa lên vai cậu ấy cùng vỗ tay theo nhịp. Tôi thấy cậu ấy ôm siết một người, nâng niu trân trọng người ấy. Tôi luôn nhìn thấy chúng tôi chạm ánh mắt nhau cười rộ lên rồi ân ái hôn môi.
Tôi nghe được Tuấn Anh nói thương tôi nhất đời.
Thương và yêu có giống nhau hay không?
Hay thương là cấp bậc thấp thật thấp? Còn lâu mới chạm đến ngưỡng cửa tình yêu.
Có phải vì vậy nên cậu ấy mới chưa từng nói qua một lời rằng thích tôi hay thậm chí là yêu tôi?
Tôi từng nhìn mặt hồ vô số lần và đặt những câu hỏi mà chỉ có người ở phương xa mới cho tôi đáp án nổi.
Ở nơi này tôi nhìn lại bản thân mình vào một ngày trái tim yếu mềm đau đớn đến vỡ nát. Tôi đã từng đau lòng quặn thắt, sức cùng lực kiệt, khóc đến tê tâm liệt phế. Cũng tại đây, trong một ngày ngắn ngủi mà tôi đã quyết tâm thay đổi chóng mặt thành một người hoàn toàn khác.
Không phải nội tâm mà là vẻ bề ngoài, thứ mà đập vào mắt mỗi người quen đi ngang qua mua hàng đều nói rằng nhìn tôi khác hơn trước rất nhiều.
Họ nói tôi lạc quan, vui vẻ.
Ngay sau ngày đầu tiên Tuấn Anh đi khỏi đây, tôi đã đứng trước gương tập cười. Tôi sao chép dáng đi, cách ăn nói, tôi bắt chước cách cậu ấy bật cười... Kể cả cái nhướng mày, nhíu mi, nhếch mép... mọi thứ thuộc về cậu ấy, tôi đều ngồi trước gương sao chép hàng giờ đồng hồ.
Tôi như kẻ ngớ ngẩn vô hồn mà bắt chước từng động tác phóng khoáng của người mình thích.
Nhưng không giống.
Tất cả mọi biểu cảm, cử chỉ của tôi đều không giống cậu ấy. Tôi chưa từng bắt gặp được nét dương quang xán lạn nào trên gương mặt của mình.
Tuy nhiên, sự tập luyện của tôi ít nhiều vẫn tạo được thành quả mà người ngoài nhận thấy rõ. Nói là thành quả cũng không chính xác, phải là kết quả.
Kết quả, những người ngoài câu chuyện đau thương này đều đang nghĩ rằng tôi hồn nhiên vui vẻ, hay cười hơn trước, sáng sủa hơn xưa.
Tuấn Anh nói rằng tôi nên thay đổi thái độ, tôi không biết làm sao nên đành mượn tạm biểu cảm, dùng tạm một phần phong thái rạng ngời của người trong lòng.
Nhưng đó chỉ là mục đích thứ yếu, việc tôi sao chép Tuấn Anh là vì luôn muốn hồi tưởng về cậu ấy, muốn nhìn thấy lại dáng về nói cười của cậu ấy.
Vì vậy, tuy thất bại nhưng ít nhất hình ảnh của Tuấn Anh chưa bao giờ phai mờ trong tâm trí tôi.
Nhưng để chắc chắn hơn, mỗi khi đêm về tôi luôn đeo tai nghe nằm nghe lại giọng nói dịu dàng.
Tuấn Anh rất giỏi. Nhiều đêm gối nằm của tôi ướt đẫm một mảng mà cậu ấy ở nơi xa thật xa vẫn biết được.
Cậu ấy trong máy nghe nhạc dỗ dành tôi: "Bé con lại khóc nhè đấy à? Đừng khóc nữa thì anh mới thương. Ngoan, anh hát cho nghe rồi ngủ ngon nhé! Anh sẽ đến trong mơ hôn em."
Mỗi lần nghe đến lời hẹn ước đó, tôi lại tự ru mình vào giấc ngủ nhanh nhanh, tôi muốn gặp Tuấn Anh. Muốn cậu ấy ôm ấp, hôn môi, muốn cậu ấy chạm lên từng tấc da thịt cô đơn quạnh quẽ này.
Bạn tôi nói rằng tôi khác quá! Mới mấy tháng hè mà như thay da đổi thịt.
Diệu Hiền muốn nói chuyện với tôi, bây giờ đã phải ngước lên rồi.
Bạn ấy nắn lấy bắp tay tôi mà trầm trồ: "Eo ơi~ An không định gia nhập hội con gái với tớ nữa à?"
"..."
Tôi đã bao giờ ở hội con gái đâu?
Còn không chừa cho tôi thời gian nói chuyện mà tiếp tục lau khoé miệng, liến thoắng: "Úi chà chà! Cười suốt thế này thì gái chỉ có chết! Ối ối ôi! Tớ nhìn mà còn phải chảy cả nước miếng! Mẹ kiếp! Học xong cấp ba chúng mình lấy nhau đi!"
"..."
Tôi bật cười, cốc nhẹ lên đầu Hiền một cái, "Ai bày cho nói tục?"
Diệu Hiền cường điệu xuýt xoa, còn dùng ngón trỏ xoa lên lỗ tai: "Má ơi~ Cái giọng điệu nói chuyện này..."
Tôi nhướng mày.
Hiền vỗ tay vào đùi đen đét, "Đấy đấy! Cả kiểu lông mày dâm nhếch lên..."
"..."
Tôi vội vàng bịt miệng nhỏ này lại, hạ giọng nói: "Có biết còn bao nhiêu người xung quanh hay không? Mới mấy tháng mà đứa nào dạy hư Hiền vậy?"
Hiền chớp chớp mắt, cười tủm tỉm kéo tay tôi xuống: "Tớ không dạy hư người ta thì thôi chứ ai dạy được tớ. Người khác đi là An đó! An bây giờ trông..."
"Trông thế nào?" Nãy giờ đã ngập ngừng tận ba lần rồi.
Diệu Hiền lại chớp chớp đôi mắt long lanh, mím môi tỏ vẻ e thẹn, ghé vào tai tôi, "Trông giống đàn ông."
"..."
Chẳng lẽ trước kia tôi giống đàn bà?
Tôi cong ngón tay lại, giơ lên, Hiền nhanh nhẹn chụp lại kịp thời.
Lần này dáng vẻ bẽn lẽn thẹn thùng đã vứt đi sau đầu, sảng khoái cười lớn.
"Ha ha ha... Tớ nói thật. Hồi nãy tớ tính nói An khác nhiều quá! Không giống em bé cần được bảo vệ nữa mà giống anh trai nhà bên rồi. Tay chân cũng không mềm mụp nữa mà cưng cứng rồi này. Nhất là nhất là..." Diệu Hiền nhíu mày nghiêng đầu suy nghĩ một chút rồi vẽ vòng tròn lên mặt miêu tả, "nhất là mấy biểu cảm trên khuôn mặt An đó. Nhìn là ghiền luôn!"
Tôi gật gù, ghiền là đúng. Toàn là tôi ăn cắp của Tuấn Anh cả, trước đây ai cũng vừa nhìn đã thích cậu ấy mà.
Hiền vỗ vai tôi, "Ghê thiệt! Thay đổi thật rồi. Trước kia mỗi lần tớ khen gì lúc nào cũng xấu hổ xua tay khiêm tốn. Bây giờ thì gật đầu đồng tình ra mặt. Nhưng mà thấy An cứ vui vẻ tự tin như giờ tớ còn mừng nữa. Cứ sợ Tuấn Anh đi rồi thì An sẽ không vực dậy được."
Tôi nhàn nhạt liếc sang Hiền, tỏ ra bình tĩnh mà nói: "Thường thôi. Có gì mà không vực nổi. Tuấn Anh cũng chỉ là bạn học, lên cấp ba rồi sẽ gặp bạn mới."
Diệu Hiền cũng liếc tôi một chút, ngưng giây lát rồi mới cười lên, hỏi: "Thế gặp bạn mới rồi có quên tớ không?"
Tôi bật cười, "Riêng Hiền thì không bao giờ tớ quên."
Diệu Hiền cười tươi rói, "Tớ ngưỡng mộ tớ quá à~ Nuôi ra được một thằng cháu chất như nước cất thế này!"
"..."
Mới khi nãy còn đòi lấy thằng cháu này đấy!
Hiền nói vậy là có lý do. Bạn ấy thi không tốt, tuy học tủ theo đề tôi soạn nhưng đến lúc vào phòng làm bài cũng không thuận lợi lắm, cuối cùng xuống học ban Cơ bản. Những lớp Cơ bản nhiều gấp bốn lần tụi tôi nên tôi học sáng, bạn ấy học buổi chiều đối nghịch giờ nhau. Hôm nay lên trường xem danh sách lớp nên ghé vào nhà thông báo cho tôi biết kết quả.
Tôi học ban Tự nhiên nên đi xem danh sách trước Hiền hai ngày. Trước đó tôi đăng ký nguyện vọng là ban Xã hội, nhưng đúng như tôi đoán được trước, trường thấy điểm thi và điểm học bạ của tôi các môn tự nhiên đều cao nên thảy vào một lớp tự nhiên. Không phải một lớp bất kì mà là lớp chọn. Vì điểm thi vào khối 10 của tôi đạt tuyệt đối. Tôi có xem sơ qua danh sách lớp, ngoài lớp trưởng ra thì không còn bạn cũ nào học lớp mới này cùng với tôi nữa cả.
Không phụ sự dạy dỗ tận tình kiệt lực của Tuấn Anh, tôi đứng đầu danh sách thật.
Tôi đã ngồi xuống ghế đá mà tôi và cậu ấy từng cùng nhau hôn môi rất lâu, ngẫm lại về những suy nghĩ ấu trĩ thời cuối cấp hai của mình. Tôi từng nói với Tuấn Anh sẽ học Xã hội nhưng chưa cho cậu ấy biết mục đích của mình. Tuấn Anh có lẽ vẫn cho rằng không có cậu ấy học chung thì tôi học ở đâu cũng như nhau.
Nhưng không hẳn là vậy. Tôi muốn trốn tránh thực tại.
Trước đây, tôi đã đoán phần lớn lớp mình sẽ học ban Tự nhiên, tôi thi vào Xã hội, như thế chẳng cần đụng mặt ai. Sẽ không có ai nhắc tôi nhớ về cậu ấy.
Nhưng đó là điều tôi thực sự mong muốn sao? Tôi muốn quên đi Tuấn Anh à? Không đâu. Tôi luôn luôn nhớ cậu ấy từng giờ từng khắc. Kể cả không chạm mặt bạn học cũ thì tôi vẫn luôn khắc ghi hình ảnh cậu ấy rõ ràng trong tâm trí mình.
Sau khi thầy hiệu phó gặp trực tiếp mở lời đề nghị thiện chí, tôi lặng lẽ xem một loạt danh sách mấy lớp tự nhiên, tất cả lớp khác còn nhiều bạn bè cũ hơn lớp hiện tại. Dĩ nhiên, nếu học sinh có nhu cầu xin sang hẳn ban khác thì vẫn được tôn trọng vì dù sao nguyện vọng ban đầu của tôi cũng không phải ban này.
Tôi ra ngoài rồi chạm tay lên cánh cửa gỗ sờn màu, nơi này Tuấn Anh từng đè tôi tựa lên rồi cùng nhau dây dưa ngọt ngào.
Nhớ đến một tối nọ, tôi ngồi trong lòng Tuấn Anh, cậu ấy vỗ về dặn dò: "Tuấn Anh thấy tính thằng Đức cũng tốt, hay là sang năm An học cùng lớp với nó đi."
Tôi mỉm cười, búng tay lên trang giấy, gật đầu đáp ứng với khoảng không: "Được. Nghe Tuấn Anh hết."
Sau đó bỏ lại vài ánh mắt nhìn ngó lom lom mà lên xe của cậu ấy đi đến lớp học võ.
Diệu Hiền nói đúng, tôi tự tin hơn, cũng không bận tâm ánh mắt của người khác nữa rồi. Tôi xấu hay đẹp không quan trọng, miễn trong mắt Tuấn Anh luôn thấy tôi tuyệt vời nhất là được.
"Nhưng da An đen rồi." Hiền kéo tay áo của tôi lên, nhận xét.
"..."
Giờ thì tôi đã hiểu, thay da đổi thịt là dáng người gầy hơn, làn da đen hơn chứ không phải cốt cách đổi thay như tôi tự tưởng tượng.
Gầy cộng đen đương nhiên là giúp tôi thẳng tiến một đường xấu hơn trước.
Đúng rồi. Mới vỏn vẹn mấy tháng ngắn ngủi thì làm sao có thể cấp tốc thay đổi toàn diện con người của tôi được. Có cố gắng cách mấy thì tôi mới khác sơ sơ năm lớp 9 một phần nhỏ xíu như cái móng tay. Học võ mệt mỏi có thể ăn nhiều hơn nhưng chẳng bù vào phần tôi cố gắng nhồi nhét rồi lại ói ra. Mạnh thì chỉ hơn bản thân ngày hôm qua chứ chưa so được với cả An Bình nữa là người khác. Vẻ ngoài cũng chỉ đạt được mức cười nhiều hơn chính mình trong quá khứ chứ so với người ngoài thì vẫn chưa được gọi là lạc quan yêu đời.
Nhưng mà... Tôi đưa cánh tay lên nhìn.
Lâu nay tôi đi lông nhông ngoài đường suốt, đã quên mất việc mình cần phải dưỡng trắng rồi.
Tôi vội vàng hỏi: "Vậy làm thế nào để da trắng lại bây giờ?"
"Đừng đi học võ nữa."
Tôi lắc đầu, "Không được." Tuấn Anh nói phải đi học. Huống hồ bây giờ tôi đã nghiện cảm giác đau đớn rồi, mỗi khi thân xác bầm dập sẽ quên đi được nỗi buồn âm ỉ của vết thương lòng.
"Thế thì che chắn lại." Diệu Hiền nhún vai: "Mà da đen thì càng men chứ sao. An thích da trắng à?"
Tôi cũng không biết tôi thích da gì nhưng Tuấn Anh nói cậu ấy thích da trắng nên tôi gật đầu: "Ừ. Tớ thích da trắng."
"Trời Thu mát mẻ, mùa Đông không nắng, da An sẽ mau chóng trắng lại như trước nhanh thôi." Hiền đứng dậy đi xung quanh tôi một vòng rồi mới ngồi lại, nhận xét: "Với lại An chỉ đen hơn bản thân cậu hồi trước. So với tụi con trai khác thì vẫn trắng chán. Đừng lo!"
Tôi rón rén hỏi thử: "Vậy so với da con gái thì thế nào?"
Diệu Hiền quả nhiên là bạn tốt của tôi, cũng không chọc ghẹo mà dứt khoát thẳng thắn giải đáp: "Cũng tuỳ từng đứa chứ. Như tớ đi bêu nắng suốt ngày da màu mật luôn nè, còn mấy đứa tiểu thư ở trong nhà suốt thì da dẻ trắng bóc luôn ấy. Nên nếu An thích da trắng thì phải ở trong nhà."
Cuộc nói chuyện phiếm bâng quơ nhưng tôi lại vô cùng để tâm. Sau hôm bị chê da đen đó, đi đâu tôi cũng mặc đồ dài kín mít, ngoài nón lưỡi trai ra thì còn phủ cả mũ áo khoác rộng thùng thình lên bít kín đầu.
Có hôm về nhà bỏ mũ xuống mà An Bình giật cả mình, vỗ vỗ lên lồng ngực: "Mẹ nó! Làm hết cả hồn! Cứ tưởng có côn đồ vào nhà."
"..."
Nó liếc tôi chằm chằm: "Hình như anh có cao lên thật! Dáng đi càng ngày càng khác!"
Tôi đang bận uống nước nên hất hàm, ý hỏi "khác thế nào?"
Không hổ là em trai ruột thịt, nó hiểu ý mà đáp: "Nhìn như du côn!"
"..."
Tôi phun sạch nước ra sân.
Sau đó tát lên gáy nó một cái: "Ăn nói với anh thế hả?"
An Bình bĩu môi: "Đấy! Hành xử có khác gì..." Nó ngừng một chút rồi cười hì hì chạy lại đấm vai cho tôi: "Đừng giận mà. Tại trước đây anh không như vậy nên em thấy lạ thôi."
Tôi nhíu mày, "Trước đây anh cũng như vậy. Dáng đi khác là đúng nhưng em ăn nói không đàng hoàng thì anh vẫn luôn chỉnh."
"Nhưng trước đây anh chỉnh em không sợ."
Tôi nhướng mày.
Nó xun xoe đấm sang vai bên kia, "Bây giờ sợ rồi."
An Bình ghé vào tai tôi thầm thì: "Anh nhắm bây giờ đã đánh lại ba được chưa? Em với anh lén lút trùm bao tải vào ông ấy rồi dần cho một trận. Thế nào?"
"..."
Tôi tức đến bật cười, bẹo má nó mà lắc, "Anh học võ đâu phải để đánh người nhà."
"Ông ấy không phải người nhà của chúng ta."
"Suỵt!" Tôi ngó nghiêng một chút, "Đừng ăn nói bậy bạ! Để hàng xóm nghe được thì không hay đâu."
An Bình mỉm cười, "Bây giờ anh ra dáng anh trai rồi."
Tôi cũng cười, xoa đầu nó, "Trước kia anh cũng ra dáng mà."
Bình bĩu môi, há miệng định cãi gì đó nhưng cuối cùng lại ôm vai tôi rồi cười nắc nẻ, tôi cũng cười nghiêng ngả như thằng khùng.
Bóng dáng anh em chúng tôi in dài quấn quýt bên nhau dưới ráng chiều muộn đỏ lừ.
Tôi lau đi giọt nước bên khoé mi cho nó, trêu ghẹo: "Lêu lêu~ Lớn ngần này còn khóc nhè~"
An Bình hít hít, lau nước mũi vào áo tôi, ấm ức nói: "Em thương anh quá! Hay anh đừng nhịn nữa? Tối nay ông ấy còn nổi điên thì em với anh cùng xông lên?"
Tôi lắc đầu, dùng tay áo khoác lau nước mắt cho em mình.
Domain.com đổi tên miền thành Domain.tv