Bạn Gái Trầm Cảm Của Tôi
Chương 9
Sau một thời gian dài, cuối cùng vào sáng ngày 01/12 Toà án quyết định đưa ra xét xử vụ án Vũ Tuấn Hưng và vợ Trần Ánh Hương. Trần Bách Quang mặc vest xanh hải dương sơ mi trắng tham gia phiên tòa cùng cộng sự của mình là Phong Chí Dĩ.
Trước khi phiên tòa khai mạc, Nghi Lam và một nam kiểm sát viên có trao đổi riêng với thư ký tòa án. Lúc ba người cùng vào trong, Bách Quang lại đứng lên chủ động muốn bắt tay như lần trước.
“Chúng ta lại gặp nhau nữa rồi.”
Nhưng Lam phũ phàng ngó lơ, di chuyển đến vị trí của mình. Hai người đi cùng cô ấy không khỏi hiếu kỳ mà quay ra sau nhìn xem phản ứng của Bách Quang khi bị từ chối. Anh ấy ngượng ngùng bỏ tay xuống, nhìn vội sang hướng khác để chữa ngại.
Phong Chí Dĩ nhìn theo cô một lúc rồi kéo tay Quang ngồi xuống ghế nói nhỏ: “Có vẻ con bé không thích con đấy.”
Quang nhìn chú cười qua chuyện, chắc hẳn trong lòng anh thầm phản hồi: “Chắc con ưa nó.”
Chú ngồi được mấy giây, bỗng nhớ ra điều gì đó vội nói cho Quang biết: “Lúc nãy chú thấy nó với thư ký tòa án đi chung, không biết là gì nhỉ?”
Đột nhiên chú bán tín bán nghi hỏi một câu rất kỳ quặc: “Con nắm chắc phần thắng trong vụ kiện này chứ?”
Phong Chí Dĩ lo ngại Nghi Lam đang thao túng tâm lý với thư ký tòa án để gây bất lợi cho thân chủ của họ, vì dù sao cô ấy cũng là một nhà tâm lý học, sẽ không loại trừ khả năng đó.
Trần Bách Quang cười khinh nhìn thân chủ mình đang bị công an áp giải lên tòa, thong thả trả lời:
“Họ đều làm việc cho nhà nước, nhưng hai người họ không phải cùng một đội. Tòa án là một sân chơi bình đẳng dựa trên bằng chứng cụ thể chứ không phải lời nói! Con tin cô ấy hiểu điều đó và sẽ không lãng phí thời gian vào những việc vô bổ này.”
Có thể thấy Bách Quang khá tự tin về bản thân. Dường như anh chẳng quan tâm Lam nói với thư ký tòa án điều gì, vẻ mặt bình tĩnh, không chút lo lắng, như thể anh đã chuẩn bị sẵn sàng cho những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra.
Phiên tòa bắt đầu theo khung giờ đã định, một thành viên của Hội đồng xét xử đứng lên trình bày tóm tắt nội dung vụ án:
“Sáng 15/11, một người dân phát hiện hỏa hoạn trong một ngôi nhà ở Nam Định nên xông vào ngôi nhà để cứu nạn sau khi gọi xe cứu hỏa. người dân đó thấy thi thể một phụ nữ trên giường, mặc quần, áo nhưng chân không đeo tất.”
Sau khi trình bày và nghe quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị. Chủ tọa phiên tòa hỏi người kháng cáo có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo hay không? Nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.
Vũ Tuấn Hưng trả lời không, chủ tọa nhìn sang Nghi Lam hỏi Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung hay rút kháng cáo không? Nếu có thì Chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị.
“Thưa hội đồng xét xử, chúng tôi sẽ không thay đổi, bổ sung hoặc rút đơn kháng cáo.”
Chủ tọa khẽ gật đầu hướng tay về phía cô ấy yêu cầu: “Đại diện viện Kiểm sát có thể phát biểu ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị.”
Nghi Lam đứng lên, cầm trên tay mẫu giấy đã chuẩn bị sẵn. Cô tóm tắt nội dung vụ án lại một lần nữa theo ý của mình, trong đó nêu những yêu cầu, quan điểm và các tài liệu, chứng cứ do người có QLNV liên quan trong vụ án xuất trình. Căn cứ vào đó cô phân tích, đánh giá chứng cứ để xác định yêu cầu của đương sự là không có căn cứ để chấp nhận.
Tại bài phát biểu, Nghi Lam nêu rõ quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án như sau:
“Thưa hội đồng xét xử, đối với kịch bản giết vợ gần như hoàn hảo của gã đàn ông ngoại tình này, chúng tôi đề nghị phạt tiền bị cáo Vũ Tuấn Hưng từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, đối với hành vi đã có gia đình mà chung sống như vợ chồng với người khác, và phạt tù 15 năm tù vì phạm tội cố ý giết người và phá hoại tài sản. Tôi xin hết.”
Lam ngồi xuống, Chủ tọa nhìn sang Vũ Tuấn Hưng hỏi: “Bị cáo có ý kiến hay kiến nghị gì về những quan điểm cũng như mức án của Đại diện viện Kiểm sát đề ra không?”
Trước lúc mở đầu phần bào chữa cho mình, Vũ Tuấn Hưng gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến gia đình nhà vợ. Về nội dung truy tố của Viện kiểm sát, Vũ Tuấn Hưng phản bác toàn bộ và cho rằng mình vô tội.
“Bị cáo không muốn nói gì thêm vì biết bây giờ sẽ không còn ai tin mình nữa. Nhưng trong thâm tâm bị cáo muốn nói bị cáo ‘vô tội’, viện Kiểm sát đã và đang hiểu lầm bị cáo.”
Vũ Tuấn Hưng rời mắt khỏi Chủ tọa, hướng về phía Nghi Lam, ánh mắt vô cùng kiên định cùng lời tuyên bố chắc nịch của mình, khiến mọi người có mặt trong phiên tòa không khỏi một phen xôn xao khi dám khẳng định Viện Kiểm soát sai lầm.
“Bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không bắt buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa.”
Vũ Tuấn Hưng đưa mắt nhìn sang Trần Bách Quang, gã nói giao toàn bộ quyền quyết định cho Quang và ủy quyền cho anh ấy.
Sau lời luận tội của Kiểm sát viên, Chủ tọa phiên tòa điều hành việc tranh luận theo trình tự quy định. Bắt đầu vụ án với phần hỏi đáp, Chủ tọa cho phép Bách Quang được hỏi trước để làm rõ vụ án.
“Thời điểm hỏa hoạn xảy ra, nạn nhân ở nhà một mình à?”
“Đúng vậy.”
“Bị cáo và nạn nhân có gặp nhau trước hay trong thời gian xảy ra vụ việc không?”
“Thưa không.”
Những câu hỏi trên của Quang đều muốn cho Chủ tọa và hội đồng xét xử biết thân chủ mình hoàn toàn có đầy đủ bằng chứng ngoại phạm.
Bách Quang vạch ra những lỗi sai của Đại diện viện kiểm sát, cụ thể là:
“Kính thưa hội đồng xét xử, chuyên viên khám nghiệm hiện trường đã nhận định lửa bắt đầu từ một lò sưởi và họ không thấy dấu hiệu liên quan tới hành động xâm nhập vào ngôi nhà. Ngoài ra họ còn tìm được một lọ thuốc ngủ mở nắp trong phòng ngủ của nạn nhân, chúng ta có thể đặt ra giả thuyết nạn nhân Hương uống thuốc ngủ nên cô không thể tỉnh khi lửa bùng lên. Bên cạnh đó bác sĩ ở phòng cấp cứu của bệnh viện nhận định nạn nhân tử vong do ngạt khói, chứ chẳng liên quan gì đến thân chủ tôi cả.”
Không đồng tình với lập luận của Bách Quang, Nghi Lam đứng lên làm rõ, nếu anh đưa ra dẫn chứng cho thấy bị cáo vô tội, thì cô ấy cũng có bằng chứng chứng minh bị cáo có tội.
“Bác sĩ ở phòng cấp cứu của bệnh viện nhận định nạn nhân tử vong do ngạt khói, nhưng trong quá trình giải phẫu tử thi, các chuyên gia pháp y không thấy bồ hóng trong miệng, cổ họng và phổi của nạn nhân. Máu và nước tiểu của nạn nhân không chứa khí carbon monoxide (CO). Các yếu tố ấy chỉ ra rằng nạn nhân qua đời trước khi hỏa hoạn xảy ra, song các chuyên gia pháp y chưa tìm ra nguyên nhân khiến nạn nhân tử vong. Nhưng tôi biết chắc một điều: nạn nhân Hương là nạn nhân của một vụ án mạng và hung thủ không ai khác chính là người đang đứng trước mặt chúng ta…”
Nghi Lam hướng tay về phía Vũ Tuấn Hưng.
“Đó chính là bị cáo Hưng.”
Cô chứng minh nguyên nhân tử vong của nạn nhân không phải vì cơn hoãn hoạn, mà vì một nguyên nhân khác. Bách Quang đột nhiên vỗ tay, đứng dậy nhìn về hướng Lam kèm nụ cười khinh.
“Chúng ta có nên dành một tràng pháo tay cho Kiểm sát viên Tống vì tài suy luận vô căn cứ này không? Ngay cả chuyên gia pháp y cũng chưa tìm ra nguyên nhân khiến nạn nhân tử vong nhưng một kiểm sát viên đã có thể dõng dạc khẳng định như vậy, ha ha ha…”
Chủ tọa nhìn Lam, Hội đồng xét xử cũng bắt đầu thảo luận, ánh mắt Lam đanh lại, nhìn Quang đầy sát khí.
“Lúc nãy Đại diện viện kiểm sát có nghe luật sư Trần hỏi ‘thời điểm hỏa hoạn xảy ra, nạn nhân ở nhà một mình à?’ thì bị cáo trả lời ‘đúng vậy’...”
Đang nói đột nhiên cô dừng lại, trên môi thoáng nở nụ cười nhạt, trên gương mặt toàn lãnh ý.
“Hai người từ lâu đã không sống cùng nhà, vậy dựa vào đâu bị cáo biết vào thời điểm xảy ra vụ việc nạn nhân ở nhà một mình? Lúc đó bị cáo có mặt ở hiện trường à?”
Dứt câu, Lam vừa nhướng mày vừa nhìn về phía Bách Quang, vẻ mặt tự mãn của cô khiến anh cảm thấy khó chịu vô cùng nên đã quay mặt, nhìn sang thân chủ mình.
Vũ Tuấn Hưng bị dồn vào thế cụt vẫn có thể bình tĩnh trả lời: “Cô ấy không có quá nhiều bạn bè, gia đình lại ở xa nên việc cô ấy thường xuyên ở nhà một mình là điều dễ hiểu.”
Bách Quang hướng tay về phía một cậu bé ngồi dưới hàng ghế của người đến xem xử hôm nay nói thêm, để những lời giải thích của thân chủ mình thêm thuyết phục:
“Đến tham dự phiên tòa hôm nay có Vũ Tuấn Anh, con trai chung của thân chủ tôi và nạn nhân. Cậu bé kể rằng vào buổi sáng thảm kịch xảy ra, cậu thấy cha ngủ ở nhà rồi mở cửa khi cảnh sát tới nhà lúc 4h30 sáng.”
Câu chuyện của Tuấn Anh đã tạo ra chứng cứ ngoại phạm cho Tuấn Hưng. Lam hỏi thêm một vài câu hỏi ngoài lề:
“Trước khi bị cáo ly hôn, có thấy nạn nhân có biểu hiện gì lạ không?”
Vũ Tuấn Hưng cúi đầu trầm ngâm một hồi như cố nhớ lại điều gì đó, sau vài giây im lặng, gã nói trước đó từng thấy vợ cũ mua và tìm đọc một số sách điều trị trầm cảm. Dựa vào một số manh mối thu được ở hiện trường, anh ta đoán có thể vợ cũ uống thuốc ngủ quá liều để kết liễu mạng sống vì chứng trầm cảm.
Đúng như vậy, công an tìm thấy một cuốn sách về điều trị trầm cảm, một ly trà uống dở có chứa thuốc ngủ trên bàn và một lọ thuốc ngủ trong nhà nạn nhân lúc khám nghiệm hiện trường.
Lam tìm kiếm trong đống tài liệu trên bàn phát hiện kết quả cho thấy dạ dày của nạn nhân chứa thuốc ngủ, nhưng lượng thuốc không đủ lớn để khiến nạn nhân tử vong, song vẫn khiến cô không đủ tỉnh táo để tránh khói hay kêu cứu khi hỏa hoạn xảy ra.
Tiếp tục tranh tụng với phần bào chữa, đối đáp với Luật sư, Lam tranh luận lại lập luận của Bách Quang, cô vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố Vũ Tuấn Hưng, cô cung cấp lời khai của đồng nghiệp của nạn nhân:
“Bạn thân của nạn nhân kể rằng bị cáo từng lừa vợ uống thuốc ngủ ít nhất một lần trước đây, nên anh ta có thể lặp lại hành động đó. Ngoài ra đồng nghiệp nạn nhân nói rằng bị cáo ngoại tình nên nạn nhân quyết định ly thân và đang ráo riết chuẩn bị cho tiến trình ly hôn. Trong công việc, họ nhận thấy nạn nhân hành xử bình thường, không có dấu hiệu trầm cảm hay tiêu cực.”
Vậy sách điều trị trầm cảm có nguồn gốc từ đâu? Đó là một câu hỏi lớn Lam đặt ra dành cho bị cáo, phải chăng đây chỉ là chứng cứ giả nhằm chuyển hướng điều tra?
Vũ Tuấn Hưng nhẹ nhàng nhún vai, thái độ thờ ơ cho rằng:
“Tôi cho rằng cô ấy bệnh trầm cảm vì cô ấy tìm đọc sách về căn bệnh đó, còn việc cô ấy có bệnh hay không tôi không rõ vì trước đó tôi chưa từng hỏi.”
Đang hỏi, cô đột nhiên chú ý đến cặp nhẫn đeo trên tay gã.
“Thật là anh chưa từng gặp nạn nhân từ lúc ly hôn không?”
Gã gật đầu, Lam tiếp tục, câu hỏi vẫn xoay quanh vấn đề đó.
“Trước đó cũng chưa từng gặp à?”
Dù không biết lý do lặp đi lặp lại câu hỏi của cô ấy với mục đích gì, Quang đều cảm thấy có vấn đề. Lần này không đợi thân chủ mình trả lời, Bách Quang đứng lên phản đối câu hỏi của Lam vì cho rằng nó không chứng minh được điều gì cả, cô chỉ đang làm phí thời gian của mọi người.
Chủ tọa thấy hợp lý, nhìn về phía Lam hỏi:
“Kiểm sát viên Tống, vấn đề này sẽ đi tới đâu đây?”
Nghi Lam quay người nhìn Chủ tọa giải thích: “Kính thưa hội đồng xét xử, video từ camera ở siêu thị cho thấy vào đêm trước khi hỏa hoạn xảy ra, nạn nhân đeo cặp nhẫn. Nhưng hiện trường vụ án phát hiện hai chiếc nhẫn của nạn nhân đã biến mất, và nạn nhân chỉ tháo cặp nhẫn khi rửa bát, đĩa…”
Lam từ từ chuyển ánh nhìn sang Vũ Tuấn Hưng, giọng ngờ vực:
“Đôi nhẫn trên tay bị cáo từ đâu mà có?”
Trước khi phiên tòa khai mạc, Nghi Lam và một nam kiểm sát viên có trao đổi riêng với thư ký tòa án. Lúc ba người cùng vào trong, Bách Quang lại đứng lên chủ động muốn bắt tay như lần trước.
“Chúng ta lại gặp nhau nữa rồi.”
Nhưng Lam phũ phàng ngó lơ, di chuyển đến vị trí của mình. Hai người đi cùng cô ấy không khỏi hiếu kỳ mà quay ra sau nhìn xem phản ứng của Bách Quang khi bị từ chối. Anh ấy ngượng ngùng bỏ tay xuống, nhìn vội sang hướng khác để chữa ngại.
Phong Chí Dĩ nhìn theo cô một lúc rồi kéo tay Quang ngồi xuống ghế nói nhỏ: “Có vẻ con bé không thích con đấy.”
Quang nhìn chú cười qua chuyện, chắc hẳn trong lòng anh thầm phản hồi: “Chắc con ưa nó.”
Chú ngồi được mấy giây, bỗng nhớ ra điều gì đó vội nói cho Quang biết: “Lúc nãy chú thấy nó với thư ký tòa án đi chung, không biết là gì nhỉ?”
Đột nhiên chú bán tín bán nghi hỏi một câu rất kỳ quặc: “Con nắm chắc phần thắng trong vụ kiện này chứ?”
Phong Chí Dĩ lo ngại Nghi Lam đang thao túng tâm lý với thư ký tòa án để gây bất lợi cho thân chủ của họ, vì dù sao cô ấy cũng là một nhà tâm lý học, sẽ không loại trừ khả năng đó.
Trần Bách Quang cười khinh nhìn thân chủ mình đang bị công an áp giải lên tòa, thong thả trả lời:
“Họ đều làm việc cho nhà nước, nhưng hai người họ không phải cùng một đội. Tòa án là một sân chơi bình đẳng dựa trên bằng chứng cụ thể chứ không phải lời nói! Con tin cô ấy hiểu điều đó và sẽ không lãng phí thời gian vào những việc vô bổ này.”
Có thể thấy Bách Quang khá tự tin về bản thân. Dường như anh chẳng quan tâm Lam nói với thư ký tòa án điều gì, vẻ mặt bình tĩnh, không chút lo lắng, như thể anh đã chuẩn bị sẵn sàng cho những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra.
Phiên tòa bắt đầu theo khung giờ đã định, một thành viên của Hội đồng xét xử đứng lên trình bày tóm tắt nội dung vụ án:
“Sáng 15/11, một người dân phát hiện hỏa hoạn trong một ngôi nhà ở Nam Định nên xông vào ngôi nhà để cứu nạn sau khi gọi xe cứu hỏa. người dân đó thấy thi thể một phụ nữ trên giường, mặc quần, áo nhưng chân không đeo tất.”
Sau khi trình bày và nghe quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị. Chủ tọa phiên tòa hỏi người kháng cáo có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo hay không? Nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.
Vũ Tuấn Hưng trả lời không, chủ tọa nhìn sang Nghi Lam hỏi Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung hay rút kháng cáo không? Nếu có thì Chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị.
“Thưa hội đồng xét xử, chúng tôi sẽ không thay đổi, bổ sung hoặc rút đơn kháng cáo.”
Chủ tọa khẽ gật đầu hướng tay về phía cô ấy yêu cầu: “Đại diện viện Kiểm sát có thể phát biểu ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị.”
Nghi Lam đứng lên, cầm trên tay mẫu giấy đã chuẩn bị sẵn. Cô tóm tắt nội dung vụ án lại một lần nữa theo ý của mình, trong đó nêu những yêu cầu, quan điểm và các tài liệu, chứng cứ do người có QLNV liên quan trong vụ án xuất trình. Căn cứ vào đó cô phân tích, đánh giá chứng cứ để xác định yêu cầu của đương sự là không có căn cứ để chấp nhận.
Tại bài phát biểu, Nghi Lam nêu rõ quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án như sau:
“Thưa hội đồng xét xử, đối với kịch bản giết vợ gần như hoàn hảo của gã đàn ông ngoại tình này, chúng tôi đề nghị phạt tiền bị cáo Vũ Tuấn Hưng từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, đối với hành vi đã có gia đình mà chung sống như vợ chồng với người khác, và phạt tù 15 năm tù vì phạm tội cố ý giết người và phá hoại tài sản. Tôi xin hết.”
Lam ngồi xuống, Chủ tọa nhìn sang Vũ Tuấn Hưng hỏi: “Bị cáo có ý kiến hay kiến nghị gì về những quan điểm cũng như mức án của Đại diện viện Kiểm sát đề ra không?”
Trước lúc mở đầu phần bào chữa cho mình, Vũ Tuấn Hưng gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến gia đình nhà vợ. Về nội dung truy tố của Viện kiểm sát, Vũ Tuấn Hưng phản bác toàn bộ và cho rằng mình vô tội.
“Bị cáo không muốn nói gì thêm vì biết bây giờ sẽ không còn ai tin mình nữa. Nhưng trong thâm tâm bị cáo muốn nói bị cáo ‘vô tội’, viện Kiểm sát đã và đang hiểu lầm bị cáo.”
Vũ Tuấn Hưng rời mắt khỏi Chủ tọa, hướng về phía Nghi Lam, ánh mắt vô cùng kiên định cùng lời tuyên bố chắc nịch của mình, khiến mọi người có mặt trong phiên tòa không khỏi một phen xôn xao khi dám khẳng định Viện Kiểm soát sai lầm.
“Bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không bắt buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa.”
Vũ Tuấn Hưng đưa mắt nhìn sang Trần Bách Quang, gã nói giao toàn bộ quyền quyết định cho Quang và ủy quyền cho anh ấy.
Sau lời luận tội của Kiểm sát viên, Chủ tọa phiên tòa điều hành việc tranh luận theo trình tự quy định. Bắt đầu vụ án với phần hỏi đáp, Chủ tọa cho phép Bách Quang được hỏi trước để làm rõ vụ án.
“Thời điểm hỏa hoạn xảy ra, nạn nhân ở nhà một mình à?”
“Đúng vậy.”
“Bị cáo và nạn nhân có gặp nhau trước hay trong thời gian xảy ra vụ việc không?”
“Thưa không.”
Những câu hỏi trên của Quang đều muốn cho Chủ tọa và hội đồng xét xử biết thân chủ mình hoàn toàn có đầy đủ bằng chứng ngoại phạm.
Bách Quang vạch ra những lỗi sai của Đại diện viện kiểm sát, cụ thể là:
“Kính thưa hội đồng xét xử, chuyên viên khám nghiệm hiện trường đã nhận định lửa bắt đầu từ một lò sưởi và họ không thấy dấu hiệu liên quan tới hành động xâm nhập vào ngôi nhà. Ngoài ra họ còn tìm được một lọ thuốc ngủ mở nắp trong phòng ngủ của nạn nhân, chúng ta có thể đặt ra giả thuyết nạn nhân Hương uống thuốc ngủ nên cô không thể tỉnh khi lửa bùng lên. Bên cạnh đó bác sĩ ở phòng cấp cứu của bệnh viện nhận định nạn nhân tử vong do ngạt khói, chứ chẳng liên quan gì đến thân chủ tôi cả.”
Không đồng tình với lập luận của Bách Quang, Nghi Lam đứng lên làm rõ, nếu anh đưa ra dẫn chứng cho thấy bị cáo vô tội, thì cô ấy cũng có bằng chứng chứng minh bị cáo có tội.
“Bác sĩ ở phòng cấp cứu của bệnh viện nhận định nạn nhân tử vong do ngạt khói, nhưng trong quá trình giải phẫu tử thi, các chuyên gia pháp y không thấy bồ hóng trong miệng, cổ họng và phổi của nạn nhân. Máu và nước tiểu của nạn nhân không chứa khí carbon monoxide (CO). Các yếu tố ấy chỉ ra rằng nạn nhân qua đời trước khi hỏa hoạn xảy ra, song các chuyên gia pháp y chưa tìm ra nguyên nhân khiến nạn nhân tử vong. Nhưng tôi biết chắc một điều: nạn nhân Hương là nạn nhân của một vụ án mạng và hung thủ không ai khác chính là người đang đứng trước mặt chúng ta…”
Nghi Lam hướng tay về phía Vũ Tuấn Hưng.
“Đó chính là bị cáo Hưng.”
Cô chứng minh nguyên nhân tử vong của nạn nhân không phải vì cơn hoãn hoạn, mà vì một nguyên nhân khác. Bách Quang đột nhiên vỗ tay, đứng dậy nhìn về hướng Lam kèm nụ cười khinh.
“Chúng ta có nên dành một tràng pháo tay cho Kiểm sát viên Tống vì tài suy luận vô căn cứ này không? Ngay cả chuyên gia pháp y cũng chưa tìm ra nguyên nhân khiến nạn nhân tử vong nhưng một kiểm sát viên đã có thể dõng dạc khẳng định như vậy, ha ha ha…”
Chủ tọa nhìn Lam, Hội đồng xét xử cũng bắt đầu thảo luận, ánh mắt Lam đanh lại, nhìn Quang đầy sát khí.
“Lúc nãy Đại diện viện kiểm sát có nghe luật sư Trần hỏi ‘thời điểm hỏa hoạn xảy ra, nạn nhân ở nhà một mình à?’ thì bị cáo trả lời ‘đúng vậy’...”
Đang nói đột nhiên cô dừng lại, trên môi thoáng nở nụ cười nhạt, trên gương mặt toàn lãnh ý.
“Hai người từ lâu đã không sống cùng nhà, vậy dựa vào đâu bị cáo biết vào thời điểm xảy ra vụ việc nạn nhân ở nhà một mình? Lúc đó bị cáo có mặt ở hiện trường à?”
Dứt câu, Lam vừa nhướng mày vừa nhìn về phía Bách Quang, vẻ mặt tự mãn của cô khiến anh cảm thấy khó chịu vô cùng nên đã quay mặt, nhìn sang thân chủ mình.
Vũ Tuấn Hưng bị dồn vào thế cụt vẫn có thể bình tĩnh trả lời: “Cô ấy không có quá nhiều bạn bè, gia đình lại ở xa nên việc cô ấy thường xuyên ở nhà một mình là điều dễ hiểu.”
Bách Quang hướng tay về phía một cậu bé ngồi dưới hàng ghế của người đến xem xử hôm nay nói thêm, để những lời giải thích của thân chủ mình thêm thuyết phục:
“Đến tham dự phiên tòa hôm nay có Vũ Tuấn Anh, con trai chung của thân chủ tôi và nạn nhân. Cậu bé kể rằng vào buổi sáng thảm kịch xảy ra, cậu thấy cha ngủ ở nhà rồi mở cửa khi cảnh sát tới nhà lúc 4h30 sáng.”
Câu chuyện của Tuấn Anh đã tạo ra chứng cứ ngoại phạm cho Tuấn Hưng. Lam hỏi thêm một vài câu hỏi ngoài lề:
“Trước khi bị cáo ly hôn, có thấy nạn nhân có biểu hiện gì lạ không?”
Vũ Tuấn Hưng cúi đầu trầm ngâm một hồi như cố nhớ lại điều gì đó, sau vài giây im lặng, gã nói trước đó từng thấy vợ cũ mua và tìm đọc một số sách điều trị trầm cảm. Dựa vào một số manh mối thu được ở hiện trường, anh ta đoán có thể vợ cũ uống thuốc ngủ quá liều để kết liễu mạng sống vì chứng trầm cảm.
Đúng như vậy, công an tìm thấy một cuốn sách về điều trị trầm cảm, một ly trà uống dở có chứa thuốc ngủ trên bàn và một lọ thuốc ngủ trong nhà nạn nhân lúc khám nghiệm hiện trường.
Lam tìm kiếm trong đống tài liệu trên bàn phát hiện kết quả cho thấy dạ dày của nạn nhân chứa thuốc ngủ, nhưng lượng thuốc không đủ lớn để khiến nạn nhân tử vong, song vẫn khiến cô không đủ tỉnh táo để tránh khói hay kêu cứu khi hỏa hoạn xảy ra.
Tiếp tục tranh tụng với phần bào chữa, đối đáp với Luật sư, Lam tranh luận lại lập luận của Bách Quang, cô vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố Vũ Tuấn Hưng, cô cung cấp lời khai của đồng nghiệp của nạn nhân:
“Bạn thân của nạn nhân kể rằng bị cáo từng lừa vợ uống thuốc ngủ ít nhất một lần trước đây, nên anh ta có thể lặp lại hành động đó. Ngoài ra đồng nghiệp nạn nhân nói rằng bị cáo ngoại tình nên nạn nhân quyết định ly thân và đang ráo riết chuẩn bị cho tiến trình ly hôn. Trong công việc, họ nhận thấy nạn nhân hành xử bình thường, không có dấu hiệu trầm cảm hay tiêu cực.”
Vậy sách điều trị trầm cảm có nguồn gốc từ đâu? Đó là một câu hỏi lớn Lam đặt ra dành cho bị cáo, phải chăng đây chỉ là chứng cứ giả nhằm chuyển hướng điều tra?
Vũ Tuấn Hưng nhẹ nhàng nhún vai, thái độ thờ ơ cho rằng:
“Tôi cho rằng cô ấy bệnh trầm cảm vì cô ấy tìm đọc sách về căn bệnh đó, còn việc cô ấy có bệnh hay không tôi không rõ vì trước đó tôi chưa từng hỏi.”
Đang hỏi, cô đột nhiên chú ý đến cặp nhẫn đeo trên tay gã.
“Thật là anh chưa từng gặp nạn nhân từ lúc ly hôn không?”
Gã gật đầu, Lam tiếp tục, câu hỏi vẫn xoay quanh vấn đề đó.
“Trước đó cũng chưa từng gặp à?”
Dù không biết lý do lặp đi lặp lại câu hỏi của cô ấy với mục đích gì, Quang đều cảm thấy có vấn đề. Lần này không đợi thân chủ mình trả lời, Bách Quang đứng lên phản đối câu hỏi của Lam vì cho rằng nó không chứng minh được điều gì cả, cô chỉ đang làm phí thời gian của mọi người.
Chủ tọa thấy hợp lý, nhìn về phía Lam hỏi:
“Kiểm sát viên Tống, vấn đề này sẽ đi tới đâu đây?”
Nghi Lam quay người nhìn Chủ tọa giải thích: “Kính thưa hội đồng xét xử, video từ camera ở siêu thị cho thấy vào đêm trước khi hỏa hoạn xảy ra, nạn nhân đeo cặp nhẫn. Nhưng hiện trường vụ án phát hiện hai chiếc nhẫn của nạn nhân đã biến mất, và nạn nhân chỉ tháo cặp nhẫn khi rửa bát, đĩa…”
Lam từ từ chuyển ánh nhìn sang Vũ Tuấn Hưng, giọng ngờ vực:
“Đôi nhẫn trên tay bị cáo từ đâu mà có?”
Domain.com đổi tên miền thành Domain.tv