Bồ Công Anh Bất Tử
Chương 1
(Văn án)
Các bạn có biết, trước đây trong làng, những gia đình không có con trai thì thê thảm đến mức nào không?
Trong các cuộc họp làng, ba tôi không có phần phát biểu.
Bữa cơm đêm giao thừa, mẹ tôi không được lên bàn ngồi.
Ngay cả khi anh em chia nhà, chúng tôi cũng chỉ được phân căn nhà đất lâu năm, dột tứ phía.
Đến khi tôi năm tuổi, mẹ tôi lại mang thai...
01
Khi sinh tôi, mẹ tôi mất rất nhiều máu, suýt chút nữa không qua khỏi.
Sau đó vài năm, bà không mang thai lại được.
Bà đỡ trong làng nói, phần lớn là do cơ thể bị tổn thương, sau này sẽ không có con nữa.
Năm chia nhà với bác cả, tôi bốn tuổi.
Lúc đó, ba tôi rất tức giận: "Xây nhà mới, tôi đã bỏ ra phần lớn tiền và công sức, tại sao chỉ được phân căn nhà đất?"
Bác dâu vén áo cho con bú: "Các ông không có con trai, cần nhà lớn làm gì?"
"Bà nhìn nhà tôi xem, ba đứa đều là con trai, sau này lấy vợ phải có chỗ ở chứ!"
Bà nội phụ họa: "Con gái sớm muộn cũng đi lấy chồng, sau này còn phải dựa vào cháu trai để dưỡng già!"
Tinh thần của ba tôi ngay lập tức suy sụp.
Bây giờ nghe có vẻ buồn cười phải không?
Nhưng cháu trai là người nhà, con gái là người ngoài, suy nghĩ này lúc đó rất bình thường.
Ba tôi từ trong nhà chính đi ra, cúi đầu ngồi trên tảng đá lớn trong sân.
Ánh trăng rất sáng, chiếu ra một bóng đen dày đặc bên cạnh ông.
Tôi bước đến, vòng tay ôm lấy cổ ông từ phía sau: "Ba ơi, sau này con sẽ chăm sóc ba và mẹ."
Ông vỗ vỗ tay tôi, giọng nghẹn ngào: "Được, Hạ Hạ ngoan lắm."
Cuối cùng, chúng tôi vẫn chuyển đến căn nhà đất.
Con bò vàng và dụng cụ cày bừa của nhà tôi, đều cho bác cả.
Chúng tôi chỉ được phân một chiếc máy đạp lúa sắp rụng rời.
Đêm chuyển nhà, mẹ tôi nhóm bếp nhiều lần, lửa không cháy.
Căn nhà này là do cụ tôi xây dựng, dùng gạch đất vàng, mái lợp bằng rơm rạ.
Lâu ngày không ai ở, độ ẩm trong nhà chưa kịp tan đi.
Một hộp diêm dùng hết, mẹ tôi đột nhiên ôm mặt, vai run lên từng hồi.
Ba tôi đổ nước vào cái vại nứt, lặng lẽ bước đến bên mẹ.
Mẹ ôm lấy eo ông, khóc òa lên.
Đêm đó, tôi ngủ trên giường ở phòng phía bắc, gió lạnh từ các khe hở bốn phía thổi vào người.
Tôi co rúm trong chiếc chăn cứng ngắc, âm thầm cầu nguyện: Mong mẹ sinh được em trai.
Như vậy, mẹ và ba chắc sẽ không buồn nhiều nữa.
Có lẽ lời cầu nguyện của tôi đã được ông trời nghe thấy, mẹ nhanh chóng mang thai.
02
Trong làng ai cũng nói, bụng mẹ nhọn, lại thích ăn chua, chắc chắn là con trai.
Ba nói rằng con trai hay con gái đều như nhau, nhưng trong bữa cơm tối lại nói với mẹ: "Trương Đại Đầu mời tôi sang Quảng Đông làm việc vào năm sau, nói bên đó nhiều cơ hội."
"Làm vài năm tích góp ít tiền, chúng ta cũng xây một căn nhà, không thì sau này không lấy được con dâu."
Bà nội mang đến hai con gà đẻ trứng, dặn tôi:
"Hạ Hạ, trứng gà là để cho em trai trong bụng mẹ con ăn, con không được tham ăn, biết chưa?"
Các bà trong làng hỏi tôi: "Hạ Hạ, con muốn có em trai hay em gái?"
Tôi không do dự: "Em trai!"
Các bà cười lớn: "Có em trai rồi, ba mẹ sẽ không yêu con nữa đâu."
Tôi lo lắng: "Không đâu, con mãi mãi là bảo bối của ba mẹ."
Các bà cười to hơn, không hề nghĩ rằng những lời đó có thể làm một đứa trẻ bốn, năm tuổi sợ hãi đến nhường nào.
Lúc đó đã thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
Nhưng chính sách quy định: nếu là hộ khẩu nông thôn, con đầu là gái, có thể sinh thêm một đứa.
Đến ngày, mẹ trở dạ.
Quéo còm các bác ghé nhà Xoăn ?
Nếu được, các bác đọc xong cho Xoăn xin vài dòng ”còm” review nhé ạ ?
Follow Fanpage FB "Xoăn dịch truyện" để nhận thông tin lên truyện nhà Xoăn nhé ạ ^^
Truyện CHỈ đăng trên Fanpage "Xoăn dịch truyện" và web MonkeyD. Vui lòng KHÔNG reup.
Bà đau suốt một ngày vẫn chưa sinh, sáng sớm hôm sau, bà nội đi tìm người làm thịt trong làng, lấy một miếng thịt lợn béo và một khúc xương lợn.
Đến khi bà nội mang thịt về.
Mẹ đã sinh, là em gái!
Bà nội xách túi thịt đứng trong sân, bà đỡ gọi: "Vào xem cháu gái đi, trắng trẻo mập mạp!"
"Không xem, mấy đứa con trai nhà thằng cả còn đang chờ tôi làm bữa sáng!"
Bà để lại khúc xương, mang hết thịt đi.
Lúc đó cuộc sống khó khăn, không có mỡ, nhà nào cũng thích ăn thịt mỡ, xương lại bán rẻ.
Tôi vào nhà xem em gái.
Em nhăn nheo, mặt đỏ au, như một ông già nhỏ, hoàn toàn không phải trắng trẻo mập mạp như bà đỡ nói.
Mẹ yếu ớt nằm trên giường, nhìn lên mái nhà rơm, nước mắt chảy dài từ khóe mắt.
Ba hút thuốc: "Đừng khóc nữa, sinh thì cũng đã sinh rồi."
Mẹ sinh em đúng vào mùa thu hoạch.
Ông bà nội ở nhà bác cả bận rộn, ba và tôi cũng bận thu hoạch lúa.
Mẹ nằm trên giường ba ngày, rồi xuống bếp nấu cơm cho chúng tôi.
Vì thế mà sinh bệnh, cứ trời mưa là toàn thân đau nhức.
Tết năm đó, hai cô ở thành phố cũng về ăn tết.
Bác dâu cùng các cô chơi mạt chược, em gái đói khóc òa.
Mẹ trong bếp bận rộn, cùng bà nội chuẩn bị bữa cơm tất niên.
Bận rộn cả chiều, cuối cùng cũng xong.
Mẹ tranh thủ cho em bú, xong quay lại thấy, trên bàn không còn chỗ cho mình.
Ba và anh họ thứ hai định đứng dậy, bà nội ngăn lại: "Làm gì mà phiền phức thế, chúng ta ăn trong bếp đi."
Các bạn có biết, trước đây trong làng, những gia đình không có con trai thì thê thảm đến mức nào không?
Trong các cuộc họp làng, ba tôi không có phần phát biểu.
Bữa cơm đêm giao thừa, mẹ tôi không được lên bàn ngồi.
Ngay cả khi anh em chia nhà, chúng tôi cũng chỉ được phân căn nhà đất lâu năm, dột tứ phía.
Đến khi tôi năm tuổi, mẹ tôi lại mang thai...
01
Khi sinh tôi, mẹ tôi mất rất nhiều máu, suýt chút nữa không qua khỏi.
Sau đó vài năm, bà không mang thai lại được.
Bà đỡ trong làng nói, phần lớn là do cơ thể bị tổn thương, sau này sẽ không có con nữa.
Năm chia nhà với bác cả, tôi bốn tuổi.
Lúc đó, ba tôi rất tức giận: "Xây nhà mới, tôi đã bỏ ra phần lớn tiền và công sức, tại sao chỉ được phân căn nhà đất?"
Bác dâu vén áo cho con bú: "Các ông không có con trai, cần nhà lớn làm gì?"
"Bà nhìn nhà tôi xem, ba đứa đều là con trai, sau này lấy vợ phải có chỗ ở chứ!"
Bà nội phụ họa: "Con gái sớm muộn cũng đi lấy chồng, sau này còn phải dựa vào cháu trai để dưỡng già!"
Tinh thần của ba tôi ngay lập tức suy sụp.
Bây giờ nghe có vẻ buồn cười phải không?
Nhưng cháu trai là người nhà, con gái là người ngoài, suy nghĩ này lúc đó rất bình thường.
Ba tôi từ trong nhà chính đi ra, cúi đầu ngồi trên tảng đá lớn trong sân.
Ánh trăng rất sáng, chiếu ra một bóng đen dày đặc bên cạnh ông.
Tôi bước đến, vòng tay ôm lấy cổ ông từ phía sau: "Ba ơi, sau này con sẽ chăm sóc ba và mẹ."
Ông vỗ vỗ tay tôi, giọng nghẹn ngào: "Được, Hạ Hạ ngoan lắm."
Cuối cùng, chúng tôi vẫn chuyển đến căn nhà đất.
Con bò vàng và dụng cụ cày bừa của nhà tôi, đều cho bác cả.
Chúng tôi chỉ được phân một chiếc máy đạp lúa sắp rụng rời.
Đêm chuyển nhà, mẹ tôi nhóm bếp nhiều lần, lửa không cháy.
Căn nhà này là do cụ tôi xây dựng, dùng gạch đất vàng, mái lợp bằng rơm rạ.
Lâu ngày không ai ở, độ ẩm trong nhà chưa kịp tan đi.
Một hộp diêm dùng hết, mẹ tôi đột nhiên ôm mặt, vai run lên từng hồi.
Ba tôi đổ nước vào cái vại nứt, lặng lẽ bước đến bên mẹ.
Mẹ ôm lấy eo ông, khóc òa lên.
Đêm đó, tôi ngủ trên giường ở phòng phía bắc, gió lạnh từ các khe hở bốn phía thổi vào người.
Tôi co rúm trong chiếc chăn cứng ngắc, âm thầm cầu nguyện: Mong mẹ sinh được em trai.
Như vậy, mẹ và ba chắc sẽ không buồn nhiều nữa.
Có lẽ lời cầu nguyện của tôi đã được ông trời nghe thấy, mẹ nhanh chóng mang thai.
02
Trong làng ai cũng nói, bụng mẹ nhọn, lại thích ăn chua, chắc chắn là con trai.
Ba nói rằng con trai hay con gái đều như nhau, nhưng trong bữa cơm tối lại nói với mẹ: "Trương Đại Đầu mời tôi sang Quảng Đông làm việc vào năm sau, nói bên đó nhiều cơ hội."
"Làm vài năm tích góp ít tiền, chúng ta cũng xây một căn nhà, không thì sau này không lấy được con dâu."
Bà nội mang đến hai con gà đẻ trứng, dặn tôi:
"Hạ Hạ, trứng gà là để cho em trai trong bụng mẹ con ăn, con không được tham ăn, biết chưa?"
Các bà trong làng hỏi tôi: "Hạ Hạ, con muốn có em trai hay em gái?"
Tôi không do dự: "Em trai!"
Các bà cười lớn: "Có em trai rồi, ba mẹ sẽ không yêu con nữa đâu."
Tôi lo lắng: "Không đâu, con mãi mãi là bảo bối của ba mẹ."
Các bà cười to hơn, không hề nghĩ rằng những lời đó có thể làm một đứa trẻ bốn, năm tuổi sợ hãi đến nhường nào.
Lúc đó đã thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
Nhưng chính sách quy định: nếu là hộ khẩu nông thôn, con đầu là gái, có thể sinh thêm một đứa.
Đến ngày, mẹ trở dạ.
Quéo còm các bác ghé nhà Xoăn ?
Nếu được, các bác đọc xong cho Xoăn xin vài dòng ”còm” review nhé ạ ?
Follow Fanpage FB "Xoăn dịch truyện" để nhận thông tin lên truyện nhà Xoăn nhé ạ ^^
Truyện CHỈ đăng trên Fanpage "Xoăn dịch truyện" và web MonkeyD. Vui lòng KHÔNG reup.
Bà đau suốt một ngày vẫn chưa sinh, sáng sớm hôm sau, bà nội đi tìm người làm thịt trong làng, lấy một miếng thịt lợn béo và một khúc xương lợn.
Đến khi bà nội mang thịt về.
Mẹ đã sinh, là em gái!
Bà nội xách túi thịt đứng trong sân, bà đỡ gọi: "Vào xem cháu gái đi, trắng trẻo mập mạp!"
"Không xem, mấy đứa con trai nhà thằng cả còn đang chờ tôi làm bữa sáng!"
Bà để lại khúc xương, mang hết thịt đi.
Lúc đó cuộc sống khó khăn, không có mỡ, nhà nào cũng thích ăn thịt mỡ, xương lại bán rẻ.
Tôi vào nhà xem em gái.
Em nhăn nheo, mặt đỏ au, như một ông già nhỏ, hoàn toàn không phải trắng trẻo mập mạp như bà đỡ nói.
Mẹ yếu ớt nằm trên giường, nhìn lên mái nhà rơm, nước mắt chảy dài từ khóe mắt.
Ba hút thuốc: "Đừng khóc nữa, sinh thì cũng đã sinh rồi."
Mẹ sinh em đúng vào mùa thu hoạch.
Ông bà nội ở nhà bác cả bận rộn, ba và tôi cũng bận thu hoạch lúa.
Mẹ nằm trên giường ba ngày, rồi xuống bếp nấu cơm cho chúng tôi.
Vì thế mà sinh bệnh, cứ trời mưa là toàn thân đau nhức.
Tết năm đó, hai cô ở thành phố cũng về ăn tết.
Bác dâu cùng các cô chơi mạt chược, em gái đói khóc òa.
Mẹ trong bếp bận rộn, cùng bà nội chuẩn bị bữa cơm tất niên.
Bận rộn cả chiều, cuối cùng cũng xong.
Mẹ tranh thủ cho em bú, xong quay lại thấy, trên bàn không còn chỗ cho mình.
Ba và anh họ thứ hai định đứng dậy, bà nội ngăn lại: "Làm gì mà phiền phức thế, chúng ta ăn trong bếp đi."
Domain.com đổi tên miền thành Domain.tv