Bồ Công Anh Bất Tử
Chương 2
03
Quá đáng thật.
Tôi kéo ba mẹ đòi về nhà.
Mẹ vừa bế em khóc không ngừng, vừa vỗ đầu tôi: "Trẻ con biết gì, ăn cơm đi."
Tối đó rời nhà bác cả, bác dâu cười đ.â.m d.a.o vào tim mẹ: "Em dâu, thật ra em sướng hơn tôi nhiều."
"Em không biết, nuôi ba đứa con trai mệt nhường nào đâu."
Tối đó, không có ánh trăng.
Đêm giao thừa, nhà nào cũng sáng đèn.
Ánh đèn vàng đục trải khắp con đường làng đầy bùn.
Tôi khẽ hỏi ba mẹ tại sao phải nhẫn nhịn.
Ba bực dọc: "Con nít biết gì."
Mẹ mặt chìm trong bóng tối: "Ai bảo tôi không sinh được con trai."
A.
Họ không tin, tôi sẽ chăm sóc họ.
Ba không đi Quảng Đông làm việc nữa.
Vì không có con trai, nên không cần xây nhà mới, sống qua ngày thôi.
Người ta nói quê nghèo khó, nhưng khi họ đã đ.â.m dao, còn đau hơn ai hết.
Không biết từ khi nào, ba tôi có thêm một biệt danh, gọi là Trương La Tử.
La Tử là con lai giữa ngựa và lừa.
Là giống không thể sinh sản.
Trong làng cần tiền để tu sửa gia phả, có người cười đùa đề nghị: "Nhà Trương La Tử thì không cần đóng góp đâu, người ta không có con trai, còn bắt ông ấy đóng tiền, thật là bắt nạt người quá."
Ba tôi im lặng không nói, mẹ tôi chỉ dám nghẹn ngào oán trách ở nhà, bên ngoài thì cười mà không dám phản bác.
Tôi không thể thay đổi họ, chỉ có thể khiến bản thân trở nên mạnh mẽ hơn.
Họ gọi ba tôi là Trương La Tử, tôi liền chửi họ cả nhà đều là la tử.
Anh họ bắt nạt tôi và em gái, tôi dùng răng cắn, dùng chân đá.
Dù có bị bầm dập, tôi cũng phải xé được một miếng thịt từ họ.
Bà nội bắt con gà mới nở của nhà tôi, nói là nuôi giúp.
Nuôi một hồi, gà đã thành của nhà bác.
Tôi chạy ra đuổi theo, giành lại.
Bác gái cột con bò vàng vào bờ ruộng nhà tôi, ăn sạch sẽ cả ruộng rau muống mới mọc.
Bác còn giả bộ nói không cố ý.
Tôi mở cửa vườn nhà bác, thả hết gà vào.
Chúng mổ sạch vườn rau của bác.
Bác tức giận chửi rủa, tôi đối đáp: "Lần sau bác còn dám ăn rau nhà tôi, tôi sẽ dùng liềm cắt hết lúa của bác."
Dần dần, tôi trở nên khét tiếng trong làng.
Các bác gái luôn khuyên tôi: "Con không có anh em trai, tính tình lại lớn như vậy, sau này về nhà chồng không ai đứng ra bênh vực đâu."
Mẹ nhìn tôi cũng thở dài: "Với tính cách như nó, chưa chắc đã lấy được chồng!"
Nhưng mẹ ơi.
Con chỉ là...
Đang bảo vệ mẹ, bảo vệ gia đình này thôi.
Thoắt cái, em gái tôi đã đến tuổi vào lớp mầm non.
Ngày hôm đó, xảy ra hai sự kiện quan trọng trong đời tôi.
Một là ngày đầu tiên em vào lớp mầm non, cô giáo dạy đếm số.
Chỉ qua ba lần, em đã có thể đếm từ một đến một trăm.
Giáo viên dạy thay là người trong làng, khen mẹ tôi: "Con bé Thu Thu thông minh hơn Hạ Hạ nhiều."
Hai là ông chú thứ tám trong họ bị chẩn đoán ung thư dạ dày.
Lúc đó không có bảo hiểm y tế, với người nông dân thì mắc ung thư đồng nghĩa với án tử.
Quéo còm các bác ghé nhà Xoăn ?
Nếu được, các bác đọc xong cho Xoăn xin vài dòng ”còm” review nhé ạ ?
Follow Fanpage FB "Xoăn dịch truyện" để nhận thông tin lên truyện nhà Xoăn nhé ạ ^^
Truyện CHỈ đăng trên Fanpage "Xoăn dịch truyện" và web MonkeyD. Vui lòng KHÔNG reup.
Nhưng không ngờ con gái ông, người đã học trung cấp và làm việc ở thành phố, lại đưa ông vào bệnh viện.
Cắt bỏ phần lớn dạ dày, ông chú thứ tám sống sót và kể lại những chuyện vui khi nằm viện ở thành phố.
Hôm đó từ nhà ông chú trở về, mẹ kéo ba đang định ra ngoài chơi bài:
"Kiến Quân, Thu Thu thông minh như vậy, chúng ta chỉ cần bồi dưỡng tốt, không thua kém gì con trai đâu!"
Có niềm tin, ba mẹ tôi hồi sinh sinh khí.
Ban đầu, họ đối xử với tôi và em gái như nhau.
Từ ngày đó, em gái nhận được nhiều sự ưu ái hơn.
Nếu chỉ có một cái đùi gà, chắc chắn thuộc về em.
Em không muốn ăn sáng ở nhà, mẹ sẽ cho em năm hào để mua bánh ngô.
Chỉ khi tôi ốm, mới được đối xử như vậy.
Mỗi dịp Tết đến, em gái chắc chắn có một bộ quần áo mới.
Còn tôi thì toàn mặc lại quần áo cũ từ hai dì.
Mùa gặt lúa và thu hoạch, em gái không phải ra đồng.
Mẹ nói: "Đôi tay này để viết chữ, không phải để làm việc."
"Thu Thu, con phải học hành chăm chỉ, làm rạng danh gia đình chúng ta."
Em gái quả thực rất thông minh, luôn đứng nhất lớp, mỗi kỳ đều nhận được giấy khen.
Hồi đó, giấy khen có giá trị hơn nhiều so với bây giờ.
Không thể phủ nhận, học tập phần lớn dựa vào thiên phú.
Tôi nỗ lực gấp nhiều lần em gái.
Tôi ngủ lúc mười một giờ đêm, dậy lúc năm giờ sáng.
Trên đường đi xe đến trường, tôi học thuộc mười từ tiếng Anh.
Cuối tuần, tôi lên núi chặt tre, hái nấm, hái lá trà, nhặt hạt trà, tiền bán được để mua sách bài tập.
Lúc đó trường học là nhà vệ sinh khô, có lần tôi mang theo bài thi toán vào nhà vệ sinh, đến khi giải xong bài toán, chân đã tê cứng, suýt nữa giẫm vào đống phân.
Tôi luôn tin rằng chim ngốc bay trước, nhưng hiệu quả không rõ ràng.
Dù không muốn thừa nhận, tôi chính là người bình thường trong đám đông.
Là cảnh nền trong phim, là nhân vật phụ trong tiểu thuyết, là "ai đó" trong buổi họp lớp.
Mẹ luôn nhắc nhở tôi: "Hạ Hạ, con là chị, con phải bảo vệ em gái, hỗ trợ em gái."
Không cần mẹ nhắc đi nhắc lại, mẹ ơi.
Từ lúc em gái chào đời, con đã bảo vệ em rồi.
Quá đáng thật.
Tôi kéo ba mẹ đòi về nhà.
Mẹ vừa bế em khóc không ngừng, vừa vỗ đầu tôi: "Trẻ con biết gì, ăn cơm đi."
Tối đó rời nhà bác cả, bác dâu cười đ.â.m d.a.o vào tim mẹ: "Em dâu, thật ra em sướng hơn tôi nhiều."
"Em không biết, nuôi ba đứa con trai mệt nhường nào đâu."
Tối đó, không có ánh trăng.
Đêm giao thừa, nhà nào cũng sáng đèn.
Ánh đèn vàng đục trải khắp con đường làng đầy bùn.
Tôi khẽ hỏi ba mẹ tại sao phải nhẫn nhịn.
Ba bực dọc: "Con nít biết gì."
Mẹ mặt chìm trong bóng tối: "Ai bảo tôi không sinh được con trai."
A.
Họ không tin, tôi sẽ chăm sóc họ.
Ba không đi Quảng Đông làm việc nữa.
Vì không có con trai, nên không cần xây nhà mới, sống qua ngày thôi.
Người ta nói quê nghèo khó, nhưng khi họ đã đ.â.m dao, còn đau hơn ai hết.
Không biết từ khi nào, ba tôi có thêm một biệt danh, gọi là Trương La Tử.
La Tử là con lai giữa ngựa và lừa.
Là giống không thể sinh sản.
Trong làng cần tiền để tu sửa gia phả, có người cười đùa đề nghị: "Nhà Trương La Tử thì không cần đóng góp đâu, người ta không có con trai, còn bắt ông ấy đóng tiền, thật là bắt nạt người quá."
Ba tôi im lặng không nói, mẹ tôi chỉ dám nghẹn ngào oán trách ở nhà, bên ngoài thì cười mà không dám phản bác.
Tôi không thể thay đổi họ, chỉ có thể khiến bản thân trở nên mạnh mẽ hơn.
Họ gọi ba tôi là Trương La Tử, tôi liền chửi họ cả nhà đều là la tử.
Anh họ bắt nạt tôi và em gái, tôi dùng răng cắn, dùng chân đá.
Dù có bị bầm dập, tôi cũng phải xé được một miếng thịt từ họ.
Bà nội bắt con gà mới nở của nhà tôi, nói là nuôi giúp.
Nuôi một hồi, gà đã thành của nhà bác.
Tôi chạy ra đuổi theo, giành lại.
Bác gái cột con bò vàng vào bờ ruộng nhà tôi, ăn sạch sẽ cả ruộng rau muống mới mọc.
Bác còn giả bộ nói không cố ý.
Tôi mở cửa vườn nhà bác, thả hết gà vào.
Chúng mổ sạch vườn rau của bác.
Bác tức giận chửi rủa, tôi đối đáp: "Lần sau bác còn dám ăn rau nhà tôi, tôi sẽ dùng liềm cắt hết lúa của bác."
Dần dần, tôi trở nên khét tiếng trong làng.
Các bác gái luôn khuyên tôi: "Con không có anh em trai, tính tình lại lớn như vậy, sau này về nhà chồng không ai đứng ra bênh vực đâu."
Mẹ nhìn tôi cũng thở dài: "Với tính cách như nó, chưa chắc đã lấy được chồng!"
Nhưng mẹ ơi.
Con chỉ là...
Đang bảo vệ mẹ, bảo vệ gia đình này thôi.
Thoắt cái, em gái tôi đã đến tuổi vào lớp mầm non.
Ngày hôm đó, xảy ra hai sự kiện quan trọng trong đời tôi.
Một là ngày đầu tiên em vào lớp mầm non, cô giáo dạy đếm số.
Chỉ qua ba lần, em đã có thể đếm từ một đến một trăm.
Giáo viên dạy thay là người trong làng, khen mẹ tôi: "Con bé Thu Thu thông minh hơn Hạ Hạ nhiều."
Hai là ông chú thứ tám trong họ bị chẩn đoán ung thư dạ dày.
Lúc đó không có bảo hiểm y tế, với người nông dân thì mắc ung thư đồng nghĩa với án tử.
Quéo còm các bác ghé nhà Xoăn ?
Nếu được, các bác đọc xong cho Xoăn xin vài dòng ”còm” review nhé ạ ?
Follow Fanpage FB "Xoăn dịch truyện" để nhận thông tin lên truyện nhà Xoăn nhé ạ ^^
Truyện CHỈ đăng trên Fanpage "Xoăn dịch truyện" và web MonkeyD. Vui lòng KHÔNG reup.
Nhưng không ngờ con gái ông, người đã học trung cấp và làm việc ở thành phố, lại đưa ông vào bệnh viện.
Cắt bỏ phần lớn dạ dày, ông chú thứ tám sống sót và kể lại những chuyện vui khi nằm viện ở thành phố.
Hôm đó từ nhà ông chú trở về, mẹ kéo ba đang định ra ngoài chơi bài:
"Kiến Quân, Thu Thu thông minh như vậy, chúng ta chỉ cần bồi dưỡng tốt, không thua kém gì con trai đâu!"
Có niềm tin, ba mẹ tôi hồi sinh sinh khí.
Ban đầu, họ đối xử với tôi và em gái như nhau.
Từ ngày đó, em gái nhận được nhiều sự ưu ái hơn.
Nếu chỉ có một cái đùi gà, chắc chắn thuộc về em.
Em không muốn ăn sáng ở nhà, mẹ sẽ cho em năm hào để mua bánh ngô.
Chỉ khi tôi ốm, mới được đối xử như vậy.
Mỗi dịp Tết đến, em gái chắc chắn có một bộ quần áo mới.
Còn tôi thì toàn mặc lại quần áo cũ từ hai dì.
Mùa gặt lúa và thu hoạch, em gái không phải ra đồng.
Mẹ nói: "Đôi tay này để viết chữ, không phải để làm việc."
"Thu Thu, con phải học hành chăm chỉ, làm rạng danh gia đình chúng ta."
Em gái quả thực rất thông minh, luôn đứng nhất lớp, mỗi kỳ đều nhận được giấy khen.
Hồi đó, giấy khen có giá trị hơn nhiều so với bây giờ.
Không thể phủ nhận, học tập phần lớn dựa vào thiên phú.
Tôi nỗ lực gấp nhiều lần em gái.
Tôi ngủ lúc mười một giờ đêm, dậy lúc năm giờ sáng.
Trên đường đi xe đến trường, tôi học thuộc mười từ tiếng Anh.
Cuối tuần, tôi lên núi chặt tre, hái nấm, hái lá trà, nhặt hạt trà, tiền bán được để mua sách bài tập.
Lúc đó trường học là nhà vệ sinh khô, có lần tôi mang theo bài thi toán vào nhà vệ sinh, đến khi giải xong bài toán, chân đã tê cứng, suýt nữa giẫm vào đống phân.
Tôi luôn tin rằng chim ngốc bay trước, nhưng hiệu quả không rõ ràng.
Dù không muốn thừa nhận, tôi chính là người bình thường trong đám đông.
Là cảnh nền trong phim, là nhân vật phụ trong tiểu thuyết, là "ai đó" trong buổi họp lớp.
Mẹ luôn nhắc nhở tôi: "Hạ Hạ, con là chị, con phải bảo vệ em gái, hỗ trợ em gái."
Không cần mẹ nhắc đi nhắc lại, mẹ ơi.
Từ lúc em gái chào đời, con đã bảo vệ em rồi.
Domain.com đổi tên miền thành Domain.tv