Có Giọt Mưa Xuân Sà Vào Lòng Sông
Chương 24
“Đã có tin tức gì của ngài Đồng chưa?”
“Nghe nói ngài ấy đã trở về Hán Khẩu an toàn rồi.” Vân Thăng ghé lại thì thầm, “Hồng Toàn Căn đã chết.”
Ánh đèn chớp động trong mắt Ngân Xuyên: “Dù đây là chuyện người một nhà thanh lý lẫn nhau, còn kiếm được một khoản tiền nho nhỏ, nhưng dù sao tôi cũng đã nợ ân tình của ngài Đồng.”
“Cậu cả, nghe nói trước khi đi cậu sẽ đính hôn với cô Vân?”
Ngân Xuyên nhướng mày: “Ai nói vậy? Cậu tôi sao?”
Vân Thăng liếc sang phía khác: “Cô Vân dò hỏi tôi, hỏi xem bệnh của cậu có khá hơn không, quần áo mới đã may xong chưa.”
Ngân Xuyên nhìn Phan Thịnh Đường chằm chằm, trùng hợp thay, ông ta cũng đưa mắt nhìn về phía anh. Hai cặp mắt giao nhau trong thoáng chốc, lòng Ngân Xuyên rét lạnh.
Phụ nữ, lại là phụ nữ. Một Địch Huệ Lan, rồi lại thêm một Vân Lang. Người phụ nữ nào cũng vậy, dù cao quý, dù ti tiện, thì cũng đều là tờ séc được Phan Thịnh Đường ông dùng để mưu cầu lợi ích, khống chế kẻ khác.
Anh quay người nói với Vân Thăng: “Anh bảo em Vân lên phòng nghỉ lầu hai đi, tôi có chuyện muốn nói với em ấy.”
Vân Lang khẽ nâng váy, khựng lại trước chiếc gương treo nơi góc ngoặt tầng hai, thiếu nữ trong gương có làn da trắng muốt trong suốt, cánh mũi xinh xắn, đôi mắt nhỏ dài đẹp tuyệt vời, sao mà dịu dàng ôn hòa… Cô nghiêm mặt, mong sao cho giống một người phụ nữ trưởng thành, hồi lâu sau lại khẽ cong môi, nở nụ cười xinh đẹp yêu kiều, ý cười dần đậm, nhuộm đỏ cả gò má.
Ánh đèn như nước chảy, cô hít sâu một hơi, khẽ khàng đẩy cửa phòng nghỉ.
Ngân Xuyên đang ngồi trước cửa, cúi đầu nghịch hộp thuốc lá màu bạc trong tay, những gốc cây ngoài cửa lay động đổ bóng vào phòng, ánh sáng phản chiếu nét dịu dàng trên gương mặt anh, nghe tiếng bước chân của cô, anh khẽ ngẩng đầu lên, lẳng lặng nhìn cô gái nọ.
“Anh Cảnh Sâm.” Cô khẽ thốt, gò má ửng hồng, “Anh đã khỏe hơn chưa? Có còn ho không?”
Anh nói: “Không có tác dụng gì đâu.”
Vân Lang kinh ngạc nhìn anh.
“Sự quan tâm và yêu mến của em không có tác dụng gì với tôi đâu. Em bỏ cuộc đi.”
Vành mắt Vân Lang đỏ hoe: “Anh… anh đang nói gì vậy? Em không hiểu.”
“Chắc em cũng nghe tin chúng ta chuẩn bị đính hôn rồi đúng không?” Anh nói, ánh mắt thản nhiên như không.
Cô không khỏi lùi về sau một bước.
Anh luôn đối xử dịu dàng với cô, đôi khi còn lộ vẻ thân thiết. Ngày thường, đám bạn cười đùa với nhau cũng hay bảo hai người họ môn đăng hộ đối, tài mạo xứng đôi, có thể kết thành cặp vợ chồng thân càng thêm thân, mà cô mến mộ anh từ nhỏ, nhưng lại chưa bao giờ cảm nhận được khoảng cách và sự đề phòng lạnh băng trong vẻ mặt và lời nói của anh như giờ phút này.
Cô khẽ chạm mu bàn tay vào sợi dây chuyền ngọc trai trên cổ, cóng rét như mưa lạnh, cô căng thẳng siết lấy sợi dây, trái tim chùng xuống, cô sợ anh sẽ nói ra những lời khiến cô thất vọng.
Ngân Xuyên trịnh trọng đứng dậy: “Dù trên danh nghĩa chúng ta là họ hàng với nhau, nhưng em không hề hiểu tôi.
Hôm nay tôi sẽ nói cho em nghe về chuyện của tôi. Chắc em cũng biết, ngày mẹ chưa qua đời, cha tôi quanh năm không về nhà, cưới vợ lẽ ở Hán Khẩu, sau khi mẹ mất bà ấy mới được đưa lên làm cả, bà vợ lẽ này là bác của em, cũng chính là người mẹ hiện tại của tôi.”
Vân Lang gật đầu.
“Cha mẹ tôi bên nhau thì ít xa nhau thì nhiều, bà đã phải sống những ngày tháng vô cùng cô độc. Em Vân, nếu chúng ta kết hôn, có thể em sẽ còn đáng thương hơn cả mẹ tôi. Ít nhiều gì cha tôi cũng có tình cảm với mẹ, mà tôi thì thậm chí còn không có tình anh em với em.”
Vân Lang cố nén lệ, bả vai bắt đầu run rẩy.
“Mọi người đều muốn gán ghép chúng ta với nhau, cha tôi bảo muốn tôi đính hôn với em trước khi đi du học,” anh bất lực nhắm mắt, “nếu tôi đồng ý có lẽ mọi người đều sẽ vui mừng. Nhưng em Vân, tôi không muốn hại em. Thật sự rất xin lỗi vì đã phụ lòng em.”
“Tại sao kết hôn với em lại là làm hại em?” Cô vô cùng đau khổ, “Sao anh dám chắc chắn tới vậy?”
“Tôi không có quyền làm chủ ở cái nhà này, nếu không phải vì em trai tôi bị thương, chuyện ở hiệu buôn Tây mấy ngày này đã chẳng đến lượt tôi nhúng tay vào. Tôi vốn là kẻ không có tiền đồ, người ta sắp xếp sao thì tôi làm vậy. Em luôn được cha mẹ chú bác yêu mến, cậu rất yêu thương chiều chuộng em, nếu em có mở miệng từ chối mối hôn sự này thì chắc chắn cậu cũng sẽ không để em chịu thiệt thòi. Tôi mong em có thể chủ động cự tuyệt cuộc hôn nhân này, như vậy hai chúng ta không ai phải khó xử cả.”
Anh nói nhiều tới vậy, ban đầu Vân Lang còn ôm đôi chút ảo tưởng, thương xót người anh họ từ nhỏ đã không có mẹ, không có thân thích để nương tựa. Có khi anh không chịu kết hôn cùng mình là do tự ti, nhưng nghe đến đoạn cuối, cô mới chắc chắn anh đang có ý cự tuyệt hoàn toàn, cô cảm thấy lòng mình đau khổ, rối như tơ vò.
Ngân Xuyên dịu dàng nói: “Em là một cô gái tốt, về sau chắc chắn em sẽ gặp được người thật lòng yêu em, thật lòng thương em.”
Tay Vân Lang run lên, sợi dây chuyền bị cô giật đứt, ngọc trai rơi lách cách đầy đất, cô ngơ ngác nhìn sàn nhà, ngẩn ra một hồi mới ngồi xuống nhặt, vừa nhặt vừa lặng lẽ khóc.
Ngân Xuyên nhìn cô: “Tôi nói sớm vì muốn tốt cho em. Về sau em sẽ hiểu.” Nói rồi, anh mở cửa bỏ đi.
Vốn Vân Lang đang nhặt ngọc trai, thấy anh đi, cô chợt quay phắt lại, quăng mạnh những viên ngọc trai ra ngoài, cô bật khóc: “Em không hiểu, em sẽ không bao giờ hiểu! Em không tin! Phan Cảnh Sâm, em nói cho anh biết, em không tin anh sẽ không thích em!”
Ngân Xuyên chầm chậm bước xuống nhà, tuồng kịch dưới lầu đã kết thúc, anh đứng bên cầu thang, nghe Edmund trình bày về lịch sử Hiệu buôn Phổ Huệ trên sân khấu cho khách khứa nghe. Thời tiền Thanh, nhà họ Phan từng là nhân tài kiệt xuất trong số các thương buôn tại Chợ Mười Ba, rồi Chợ Mười Ba bị dẹp bỏ, chẳng bao lâu sau nhà Thanh cũng sụp đổ, các lúc càng có nhiều các hiệu buôn Tây qua lại với Trung Quốc, nhưng những hiệu buôn Tây cũ vẫn rất coi trọng thương hiệu của Chợ Mười Ba thời tiền Thanh, “Phổ Huệ” chính là tên của hiệu buôn nhà họ Phan, sau này tiếp tục được sử dụng làm tên tiếng Trung của hiệu buôn vốn Anh này.
“Mối duyên sâu xa của chúng tôi và nhà họ Phan không chỉ giới hạn ở cái tên này,” Edmund nói, “một trăm năm trước đây, bậc tiền bối của chúng tôi từng hợp tác với tổ tiên ngài Phan, điều tôi muốn nói là, khi ấy hiệu buôn Tây của chúng tôi mới chỉ là một hiệu buôn nhỏ, mà nhà họ Phan đã mở rộng quy mô làm ăn tới tận Thụy Điển và Tây Ban Nha.”
Nghe tới đây, Phan Thịnh Đường khẽ mỉm cười.
“Thậm chí lá trà nhà họ Phan còn được mang đi tiêu thụ tại Thụy Điển, là món sản phẩm chất lượng mà người châu Âu tranh cướp nhau mua,” Edmund nâng ly rượu, tựa như đang đắm chìm vào lịch sử xa xưa, “có một lần, giám đốc của chúng tôi đặt mua một thuyền lá trà của hiệu buôn Phổ Huệ nhà họ Phan, thuyền chạy đến Melaka thì va phải đá ngầm, một nửa hàng hóa mất trắng, theo lý mà nói, phần tổn thất này phải do chúng tôi gánh chịu, nhưng chúng tôi tài nông lực mỏng, không thể không nhân lúc thuyền ngưng chạy mà mặt dày viết một lá thư cho tổ tiên của ngài Phan đây là ông Phan Chấn Quan, nói rõ nỗi khổ của bên mình, rồi lại cả gan hỏi xin, không biết Phổ Huệ có thể đổi hàng cho không. Ngài Phan Chấn Quan không nói một lời, viết ngay một bức thư, nói ông không để ý tới lợi nhuận trước mắt, điều ông quan tâm là tình hữu nghị lâu dài với mỗi đối tác của mình, chẳng bao lâu sau, ngài Phan Chấn Quan đã đưa một lô lá trà mới đến, từ đó trở đi, chúng tôi đã luôn duy trì hợp tác với nhà họ Phan, tất cả những lô lá trà và tơ lụa mang tới châu Âu tiêu thụ của chúng tôi đều được thu mua từ nhà họ Phan, sau khi đặt được nền móng vững chắc, hiệu buôn Tây đã lấy cái tên Trung Quốc là ‘Phổ Huệ’. Nào, hãy cạn ly vì mối duyên phận này, vì tình nghĩa lâu dài không thay đổi, vì tình hữu nghị hai nước Anh – Trung.”
Mọi người cùng nâng ly, vài vị khách mới nghe chuyện lần đầu đều tỏ ý kính nể Phan Thịnh Đường. Thịnh Đường sợ sệt mà nghiêm cẩn đứng dậy, hai tay bưng ly vang đỏ theo kiểu lễ tiết Trung Quốc, khẽ khom người, ngẩng đầu uống sạch rượu trong ly, điệu bộ quê mùa cục mịch, nhưng lại khiến ông ta trông rất mực đôn hậu, rất đáng kết bạn.
Ngân Xuyên đưa mắt nhìn đám người Thiệu Từ Ân, Tạ Tề Phàm, ai nấy đều đang nở nụ cười, nhưng ánh mắt vô cùng rối bời. Bọn họ biết con người thật sự của Phan Thịnh Đường. Mà trong mắt Ngân Xuyên, Phan Thịnh Đường đã giao thiệp với người nước ngoài mấy chục năm, tài giỏi khôn khéo, thông thạo tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, tiếng Anh, tiếng Pháp, nào đâu có dáng vẻ hèn mọn tựa nô bộc như lúc này? Từ khi Ngân Xuyên có ký ức cho tới tận giờ, anh chưa từng thấy Phan Thịnh Đường mặc đồ Tây, lúc nào ông ta cũng khoác trường bào, trách cứ người làm và các quản lý cấp thấp, ăn nói ra đâu ra đấy, lời lẽ sắc bén, nhưng chỉ cần đứng trước mặt người nước ngoài, ông ta lại tức khắc tỏ vẻ gọi dạ bảo vâng.
Hình ảnh quá đỗi đối nghịch này khiến người ta ngẫm nghĩ mà chỉ thấy kinh hãi, nhưng cũng là sự bất đắc dĩ mà vô số thương nhân người Trung Quốc ở đây hiểu rõ trong lòng.
“Dù món hời của mại bản hậu hĩnh, nhưng sống lại hèn mọn… Gần như có thể coi họ là thủ lĩnh nô lệ của hiệu buôn Tây.” Đây là lời Dung Hoằng phái Duy Tân viết trong một tác phẩm của mình, Ngân Xuyên từng đọc cuốn sách này, anh cũng biết cha ruột Trịnh Đình Quan và vị cha giả này đây, bao gồm thêm cả anh nữa, đều đang dấn thân hoặc chuẩn bị dấn thân vào cái nghề gần như “hèn mọn” này. Dù có tiền, có quyền lực trong xã hội, nhưng vẫn không thể vứt nổi cái mũ “nô lệ của dân Tây”.
“Mày thật sự muốn trở nên giống họ ư?” Anh hỏi chính mình.
Edmund đã phát biểu xong, tiệc khiêu vũ bắt đầu, người da đen thổi một bản vũ khúc saxophone vui tươi, Ngân Xuyên không có lòng dạ bước vào sân nhảy, anh tựa lên tay vịn cầu thang, ngẫm nghĩ tâm sự lòng mình, không để ý Vân Lang đã bước xuống tầng, khi đi ngang qua anh, cô dừng bước, quay người nhìn anh chằm chằm. Tầm nhìn của Ngân Xuyên bị chắn mất, anh khẽ cau mày, ánh mắt đã thoáng vẻ mất kiên nhẫn.
Vân Lang bướng bỉnh cắn môi, nói: “Anh Cảnh Sâm, anh không thích em, có đúng vậy không?”
Ngân Xuyên gật đầu.
“Anh mong em chủ động từ chối cuộc hôn nhân này, phải chứ?”
Ngân Xuyên đáp ừ.
“Được, vậy em nói cho anh biết,” Vân Lang nghiêm mặt, “em thích anh, em muốn dùng cả đời này để đổi lấy tình cảm của anh. Em sẽ xin cha và bác cho chúng ta mau chóng kết hôn.”
“Em đang thị uy với tôi sao?”
“Anh có thể coi là em đang thị uy,” cô nghẹn ngào, nhưng rồi lại chợt kiên quyết thốt, “em đã trao hết lòng dạ cho anh. Cha em có nói với em, sau khi chúng ta kết hôn ông ấy sẽ hỗ trợ chuyện làm ăn của anh, cô em cũng sẽ đối xử với anh tốt hơn cả bây giờ. Tại sao anh lại không chịu cưới em? Em chỉ muốn tốt cho anh thôi mà!”
Ngân Xuyên nở nụ cười giá buốt, quay người bỏ đi, Vân Lang thấy vẻ lạnh lùng vô tình của anh mà tim gan lạnh ngắt, đang muốn đuổi theo kéo anh lại, Ngân Xuyên đã cao giọng: “Mợ, em Vân đang ở đây ạ!”
Vợ Vân Tú Thành nghe tiếng Ngân Xuyên gọi bèn tức khắc đưa mắt nhìn, Ngân Xuyên giữ cổ tay Vân Lang, kéo cô tới trước mặt mẹ, cười bảo: “Mợ, mợ trông em Vân nhé, đám cậu ấm nước ngoài hay động chạm các cô gái Trung Quốc lắm. Mọi người cứ chơi đi, cháu phải ra giúp cha tiếp khách.”
Vợ Vân Tú Thành gật đầu, kéo tay lườm Vân Lang, mặt Vân Lang đỏ gay, nhưng cô chỉ có thể trơ mắt nhìn Ngân Xuyên nhẹ nhàng gật đầu, rồi thong thả cất bước tới bên Phan Thịnh Đường.
“Nghe nói ngài ấy đã trở về Hán Khẩu an toàn rồi.” Vân Thăng ghé lại thì thầm, “Hồng Toàn Căn đã chết.”
Ánh đèn chớp động trong mắt Ngân Xuyên: “Dù đây là chuyện người một nhà thanh lý lẫn nhau, còn kiếm được một khoản tiền nho nhỏ, nhưng dù sao tôi cũng đã nợ ân tình của ngài Đồng.”
“Cậu cả, nghe nói trước khi đi cậu sẽ đính hôn với cô Vân?”
Ngân Xuyên nhướng mày: “Ai nói vậy? Cậu tôi sao?”
Vân Thăng liếc sang phía khác: “Cô Vân dò hỏi tôi, hỏi xem bệnh của cậu có khá hơn không, quần áo mới đã may xong chưa.”
Ngân Xuyên nhìn Phan Thịnh Đường chằm chằm, trùng hợp thay, ông ta cũng đưa mắt nhìn về phía anh. Hai cặp mắt giao nhau trong thoáng chốc, lòng Ngân Xuyên rét lạnh.
Phụ nữ, lại là phụ nữ. Một Địch Huệ Lan, rồi lại thêm một Vân Lang. Người phụ nữ nào cũng vậy, dù cao quý, dù ti tiện, thì cũng đều là tờ séc được Phan Thịnh Đường ông dùng để mưu cầu lợi ích, khống chế kẻ khác.
Anh quay người nói với Vân Thăng: “Anh bảo em Vân lên phòng nghỉ lầu hai đi, tôi có chuyện muốn nói với em ấy.”
Vân Lang khẽ nâng váy, khựng lại trước chiếc gương treo nơi góc ngoặt tầng hai, thiếu nữ trong gương có làn da trắng muốt trong suốt, cánh mũi xinh xắn, đôi mắt nhỏ dài đẹp tuyệt vời, sao mà dịu dàng ôn hòa… Cô nghiêm mặt, mong sao cho giống một người phụ nữ trưởng thành, hồi lâu sau lại khẽ cong môi, nở nụ cười xinh đẹp yêu kiều, ý cười dần đậm, nhuộm đỏ cả gò má.
Ánh đèn như nước chảy, cô hít sâu một hơi, khẽ khàng đẩy cửa phòng nghỉ.
Ngân Xuyên đang ngồi trước cửa, cúi đầu nghịch hộp thuốc lá màu bạc trong tay, những gốc cây ngoài cửa lay động đổ bóng vào phòng, ánh sáng phản chiếu nét dịu dàng trên gương mặt anh, nghe tiếng bước chân của cô, anh khẽ ngẩng đầu lên, lẳng lặng nhìn cô gái nọ.
“Anh Cảnh Sâm.” Cô khẽ thốt, gò má ửng hồng, “Anh đã khỏe hơn chưa? Có còn ho không?”
Anh nói: “Không có tác dụng gì đâu.”
Vân Lang kinh ngạc nhìn anh.
“Sự quan tâm và yêu mến của em không có tác dụng gì với tôi đâu. Em bỏ cuộc đi.”
Vành mắt Vân Lang đỏ hoe: “Anh… anh đang nói gì vậy? Em không hiểu.”
“Chắc em cũng nghe tin chúng ta chuẩn bị đính hôn rồi đúng không?” Anh nói, ánh mắt thản nhiên như không.
Cô không khỏi lùi về sau một bước.
Anh luôn đối xử dịu dàng với cô, đôi khi còn lộ vẻ thân thiết. Ngày thường, đám bạn cười đùa với nhau cũng hay bảo hai người họ môn đăng hộ đối, tài mạo xứng đôi, có thể kết thành cặp vợ chồng thân càng thêm thân, mà cô mến mộ anh từ nhỏ, nhưng lại chưa bao giờ cảm nhận được khoảng cách và sự đề phòng lạnh băng trong vẻ mặt và lời nói của anh như giờ phút này.
Cô khẽ chạm mu bàn tay vào sợi dây chuyền ngọc trai trên cổ, cóng rét như mưa lạnh, cô căng thẳng siết lấy sợi dây, trái tim chùng xuống, cô sợ anh sẽ nói ra những lời khiến cô thất vọng.
Ngân Xuyên trịnh trọng đứng dậy: “Dù trên danh nghĩa chúng ta là họ hàng với nhau, nhưng em không hề hiểu tôi.
Hôm nay tôi sẽ nói cho em nghe về chuyện của tôi. Chắc em cũng biết, ngày mẹ chưa qua đời, cha tôi quanh năm không về nhà, cưới vợ lẽ ở Hán Khẩu, sau khi mẹ mất bà ấy mới được đưa lên làm cả, bà vợ lẽ này là bác của em, cũng chính là người mẹ hiện tại của tôi.”
Vân Lang gật đầu.
“Cha mẹ tôi bên nhau thì ít xa nhau thì nhiều, bà đã phải sống những ngày tháng vô cùng cô độc. Em Vân, nếu chúng ta kết hôn, có thể em sẽ còn đáng thương hơn cả mẹ tôi. Ít nhiều gì cha tôi cũng có tình cảm với mẹ, mà tôi thì thậm chí còn không có tình anh em với em.”
Vân Lang cố nén lệ, bả vai bắt đầu run rẩy.
“Mọi người đều muốn gán ghép chúng ta với nhau, cha tôi bảo muốn tôi đính hôn với em trước khi đi du học,” anh bất lực nhắm mắt, “nếu tôi đồng ý có lẽ mọi người đều sẽ vui mừng. Nhưng em Vân, tôi không muốn hại em. Thật sự rất xin lỗi vì đã phụ lòng em.”
“Tại sao kết hôn với em lại là làm hại em?” Cô vô cùng đau khổ, “Sao anh dám chắc chắn tới vậy?”
“Tôi không có quyền làm chủ ở cái nhà này, nếu không phải vì em trai tôi bị thương, chuyện ở hiệu buôn Tây mấy ngày này đã chẳng đến lượt tôi nhúng tay vào. Tôi vốn là kẻ không có tiền đồ, người ta sắp xếp sao thì tôi làm vậy. Em luôn được cha mẹ chú bác yêu mến, cậu rất yêu thương chiều chuộng em, nếu em có mở miệng từ chối mối hôn sự này thì chắc chắn cậu cũng sẽ không để em chịu thiệt thòi. Tôi mong em có thể chủ động cự tuyệt cuộc hôn nhân này, như vậy hai chúng ta không ai phải khó xử cả.”
Anh nói nhiều tới vậy, ban đầu Vân Lang còn ôm đôi chút ảo tưởng, thương xót người anh họ từ nhỏ đã không có mẹ, không có thân thích để nương tựa. Có khi anh không chịu kết hôn cùng mình là do tự ti, nhưng nghe đến đoạn cuối, cô mới chắc chắn anh đang có ý cự tuyệt hoàn toàn, cô cảm thấy lòng mình đau khổ, rối như tơ vò.
Ngân Xuyên dịu dàng nói: “Em là một cô gái tốt, về sau chắc chắn em sẽ gặp được người thật lòng yêu em, thật lòng thương em.”
Tay Vân Lang run lên, sợi dây chuyền bị cô giật đứt, ngọc trai rơi lách cách đầy đất, cô ngơ ngác nhìn sàn nhà, ngẩn ra một hồi mới ngồi xuống nhặt, vừa nhặt vừa lặng lẽ khóc.
Ngân Xuyên nhìn cô: “Tôi nói sớm vì muốn tốt cho em. Về sau em sẽ hiểu.” Nói rồi, anh mở cửa bỏ đi.
Vốn Vân Lang đang nhặt ngọc trai, thấy anh đi, cô chợt quay phắt lại, quăng mạnh những viên ngọc trai ra ngoài, cô bật khóc: “Em không hiểu, em sẽ không bao giờ hiểu! Em không tin! Phan Cảnh Sâm, em nói cho anh biết, em không tin anh sẽ không thích em!”
Ngân Xuyên chầm chậm bước xuống nhà, tuồng kịch dưới lầu đã kết thúc, anh đứng bên cầu thang, nghe Edmund trình bày về lịch sử Hiệu buôn Phổ Huệ trên sân khấu cho khách khứa nghe. Thời tiền Thanh, nhà họ Phan từng là nhân tài kiệt xuất trong số các thương buôn tại Chợ Mười Ba, rồi Chợ Mười Ba bị dẹp bỏ, chẳng bao lâu sau nhà Thanh cũng sụp đổ, các lúc càng có nhiều các hiệu buôn Tây qua lại với Trung Quốc, nhưng những hiệu buôn Tây cũ vẫn rất coi trọng thương hiệu của Chợ Mười Ba thời tiền Thanh, “Phổ Huệ” chính là tên của hiệu buôn nhà họ Phan, sau này tiếp tục được sử dụng làm tên tiếng Trung của hiệu buôn vốn Anh này.
“Mối duyên sâu xa của chúng tôi và nhà họ Phan không chỉ giới hạn ở cái tên này,” Edmund nói, “một trăm năm trước đây, bậc tiền bối của chúng tôi từng hợp tác với tổ tiên ngài Phan, điều tôi muốn nói là, khi ấy hiệu buôn Tây của chúng tôi mới chỉ là một hiệu buôn nhỏ, mà nhà họ Phan đã mở rộng quy mô làm ăn tới tận Thụy Điển và Tây Ban Nha.”
Nghe tới đây, Phan Thịnh Đường khẽ mỉm cười.
“Thậm chí lá trà nhà họ Phan còn được mang đi tiêu thụ tại Thụy Điển, là món sản phẩm chất lượng mà người châu Âu tranh cướp nhau mua,” Edmund nâng ly rượu, tựa như đang đắm chìm vào lịch sử xa xưa, “có một lần, giám đốc của chúng tôi đặt mua một thuyền lá trà của hiệu buôn Phổ Huệ nhà họ Phan, thuyền chạy đến Melaka thì va phải đá ngầm, một nửa hàng hóa mất trắng, theo lý mà nói, phần tổn thất này phải do chúng tôi gánh chịu, nhưng chúng tôi tài nông lực mỏng, không thể không nhân lúc thuyền ngưng chạy mà mặt dày viết một lá thư cho tổ tiên của ngài Phan đây là ông Phan Chấn Quan, nói rõ nỗi khổ của bên mình, rồi lại cả gan hỏi xin, không biết Phổ Huệ có thể đổi hàng cho không. Ngài Phan Chấn Quan không nói một lời, viết ngay một bức thư, nói ông không để ý tới lợi nhuận trước mắt, điều ông quan tâm là tình hữu nghị lâu dài với mỗi đối tác của mình, chẳng bao lâu sau, ngài Phan Chấn Quan đã đưa một lô lá trà mới đến, từ đó trở đi, chúng tôi đã luôn duy trì hợp tác với nhà họ Phan, tất cả những lô lá trà và tơ lụa mang tới châu Âu tiêu thụ của chúng tôi đều được thu mua từ nhà họ Phan, sau khi đặt được nền móng vững chắc, hiệu buôn Tây đã lấy cái tên Trung Quốc là ‘Phổ Huệ’. Nào, hãy cạn ly vì mối duyên phận này, vì tình nghĩa lâu dài không thay đổi, vì tình hữu nghị hai nước Anh – Trung.”
Mọi người cùng nâng ly, vài vị khách mới nghe chuyện lần đầu đều tỏ ý kính nể Phan Thịnh Đường. Thịnh Đường sợ sệt mà nghiêm cẩn đứng dậy, hai tay bưng ly vang đỏ theo kiểu lễ tiết Trung Quốc, khẽ khom người, ngẩng đầu uống sạch rượu trong ly, điệu bộ quê mùa cục mịch, nhưng lại khiến ông ta trông rất mực đôn hậu, rất đáng kết bạn.
Ngân Xuyên đưa mắt nhìn đám người Thiệu Từ Ân, Tạ Tề Phàm, ai nấy đều đang nở nụ cười, nhưng ánh mắt vô cùng rối bời. Bọn họ biết con người thật sự của Phan Thịnh Đường. Mà trong mắt Ngân Xuyên, Phan Thịnh Đường đã giao thiệp với người nước ngoài mấy chục năm, tài giỏi khôn khéo, thông thạo tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, tiếng Anh, tiếng Pháp, nào đâu có dáng vẻ hèn mọn tựa nô bộc như lúc này? Từ khi Ngân Xuyên có ký ức cho tới tận giờ, anh chưa từng thấy Phan Thịnh Đường mặc đồ Tây, lúc nào ông ta cũng khoác trường bào, trách cứ người làm và các quản lý cấp thấp, ăn nói ra đâu ra đấy, lời lẽ sắc bén, nhưng chỉ cần đứng trước mặt người nước ngoài, ông ta lại tức khắc tỏ vẻ gọi dạ bảo vâng.
Hình ảnh quá đỗi đối nghịch này khiến người ta ngẫm nghĩ mà chỉ thấy kinh hãi, nhưng cũng là sự bất đắc dĩ mà vô số thương nhân người Trung Quốc ở đây hiểu rõ trong lòng.
“Dù món hời của mại bản hậu hĩnh, nhưng sống lại hèn mọn… Gần như có thể coi họ là thủ lĩnh nô lệ của hiệu buôn Tây.” Đây là lời Dung Hoằng phái Duy Tân viết trong một tác phẩm của mình, Ngân Xuyên từng đọc cuốn sách này, anh cũng biết cha ruột Trịnh Đình Quan và vị cha giả này đây, bao gồm thêm cả anh nữa, đều đang dấn thân hoặc chuẩn bị dấn thân vào cái nghề gần như “hèn mọn” này. Dù có tiền, có quyền lực trong xã hội, nhưng vẫn không thể vứt nổi cái mũ “nô lệ của dân Tây”.
“Mày thật sự muốn trở nên giống họ ư?” Anh hỏi chính mình.
Edmund đã phát biểu xong, tiệc khiêu vũ bắt đầu, người da đen thổi một bản vũ khúc saxophone vui tươi, Ngân Xuyên không có lòng dạ bước vào sân nhảy, anh tựa lên tay vịn cầu thang, ngẫm nghĩ tâm sự lòng mình, không để ý Vân Lang đã bước xuống tầng, khi đi ngang qua anh, cô dừng bước, quay người nhìn anh chằm chằm. Tầm nhìn của Ngân Xuyên bị chắn mất, anh khẽ cau mày, ánh mắt đã thoáng vẻ mất kiên nhẫn.
Vân Lang bướng bỉnh cắn môi, nói: “Anh Cảnh Sâm, anh không thích em, có đúng vậy không?”
Ngân Xuyên gật đầu.
“Anh mong em chủ động từ chối cuộc hôn nhân này, phải chứ?”
Ngân Xuyên đáp ừ.
“Được, vậy em nói cho anh biết,” Vân Lang nghiêm mặt, “em thích anh, em muốn dùng cả đời này để đổi lấy tình cảm của anh. Em sẽ xin cha và bác cho chúng ta mau chóng kết hôn.”
“Em đang thị uy với tôi sao?”
“Anh có thể coi là em đang thị uy,” cô nghẹn ngào, nhưng rồi lại chợt kiên quyết thốt, “em đã trao hết lòng dạ cho anh. Cha em có nói với em, sau khi chúng ta kết hôn ông ấy sẽ hỗ trợ chuyện làm ăn của anh, cô em cũng sẽ đối xử với anh tốt hơn cả bây giờ. Tại sao anh lại không chịu cưới em? Em chỉ muốn tốt cho anh thôi mà!”
Ngân Xuyên nở nụ cười giá buốt, quay người bỏ đi, Vân Lang thấy vẻ lạnh lùng vô tình của anh mà tim gan lạnh ngắt, đang muốn đuổi theo kéo anh lại, Ngân Xuyên đã cao giọng: “Mợ, em Vân đang ở đây ạ!”
Vợ Vân Tú Thành nghe tiếng Ngân Xuyên gọi bèn tức khắc đưa mắt nhìn, Ngân Xuyên giữ cổ tay Vân Lang, kéo cô tới trước mặt mẹ, cười bảo: “Mợ, mợ trông em Vân nhé, đám cậu ấm nước ngoài hay động chạm các cô gái Trung Quốc lắm. Mọi người cứ chơi đi, cháu phải ra giúp cha tiếp khách.”
Vợ Vân Tú Thành gật đầu, kéo tay lườm Vân Lang, mặt Vân Lang đỏ gay, nhưng cô chỉ có thể trơ mắt nhìn Ngân Xuyên nhẹ nhàng gật đầu, rồi thong thả cất bước tới bên Phan Thịnh Đường.
Domain.com đổi tên miền thành Domain.tv