Cuộc Sống Của Hai Người Ở Rừng Rậm
Chương 12
Thời tiết ở trong rừng vào mùa đông rất hay thay đổi thất thường.
Ban ngày vẫn ổn, nhưng về đêm thì tuyết sẽ càng lớn.
Trận tuyết này rơi suốt một ngày một đêm, cuối cùng cũng ngừng.
Khi có tuyết lớn, kể cả vào ban ngày, tầm nhìn chỉ còn hai hoặc ba mét, trời đất lại xám xịt, gió cuốn tuyết bay vào mắt, muốn mở to mắt ra cũng khó khăn.
Thời tiết kiểu này chỉ có thể ở nhà.
Tuy nhiên, Hà Điền cũng không hề nôn nóng, ngược lại cô còn có chút vui mừng.
Là bởi vì, không chỉ có mỗi mình cô bị mắc kẹt trong nhà bởi đợt tuyết này, mà còn có nhiều động vật khác nữa.
Sau khi tuyết ngừng là cô đã có thể vào rừng đặt bẫy để tìm con mồi.
Ngoài ra, mặt sông sẽ hoàn toàn bị đóng băng, khu rừng ở phía đối diện sẽ trở thành bãi săn của cô.
Nghĩ đến những con chồn sắp bắt được, nằm mơ cô cũng muốn cười tỉnh.
Trước đó, cô phải chuẩn bị lần cuối cùng cho cuộc đi săn này.
Đối với chiếc áo choàng chồn tía của Dịch Huyền, rõ ràng là cô ấy không định mặc nó nữa. Loại quần áo này cũng không thích hợp để mặc trong rừng.
Hà Điền sửa lại một số quần áo cũ của bà cô cho cô ấy mặc.
Độ rộng của quần áo thì không có vấn đề gì, nhưng cổ tay áo và gấu áo lại ngắn cả một đoạn.
Hà Điền cũng có một vài mẩu lông thỏ, cô cắt và ghép chúng vào bổ sung cho chiếc áo khoác lông hươu của bà mình. Dây buộc chân và lồng tay,… thì vẫn còn có thể tiếp tục sử dụng được.
Dịch Huyền không biết gì về đồ da cả, cô ấy nghĩ rằng con mồi mà cô bắt được sau khi lột da và làm sạch là đã có thể làm quần áo ngay.
Không phải như vậy.
Da chỉ có thể được làm mềm bằng cách tiêu chế (Nitrat hóa/thuộc da.), trước khi tiêu chế còn phải được ngâm, cạo bỏ mỡ và mô còn lại trên da. Mùa đông không thể nào làm da được.
Da chồn được các thương lái mua về đều chưa qua xử lý, các thợ săn chỉ cần làm khô chúng.
Dịch Huyền thở dài: “Cho nên, cho dù có bắt được chồn hay thỏ, cũng phải đợi đến mùa xuân mới có thể may quần áo?”
“Vậy là đã sớm rồi đó. Thường thì phải đợi đến mùa hè, lúc đó ấm hơn, có thể trực tiếp giặt đồ da bên bờ sông. Đồ da sau khi giặt xong sẽ được phơi khô, kéo căng rồi vắt ở trên nhánh cây, như vậy thì da mới có được độ co giãn… “
Hà Điền vừa nói vừa nhét lông vào chăn: “Nếu đến lúc đó cô vẫn còn ở đây, chúng ta sẽ đi bẫy cáo, chồn chó, hoặc bất cứ con gì đó, tôi sẽ làm cho cô một cái…” Cô nhìn Dịch Huyền: “Áo da nhỏ, thứ mà cô có thể mặc trong nhà, hoặc là áo khoác da.”
Lúc trước, khi đến nhà nghỉ săn bắn, cô chỉ đặt bộ chăn nệm của một người, lần này cô sẽ mang thêm một bộ nữa cho Dịch Huyền. Bộ chăn nệm của bà cô trước kia đều đã bị gấu xé nát, không thể dùng được nữa.
Vừa lúc tranh thủ có gió tuyết, không thể đi ra ngoài, bọn họ cùng nhau nhét thêm lông vào chăn.
Chăn của nhà Hà Điền không giống như chăn của nhà người khác là làm bằng bông rồi cho vào túi vải hoặc mua trực tiếp từ một người lái buôn nào đó.
Chăn nhà cô làm bằng lông vũ.
Đầu tiên dùng hai mảnh vải may thành một chiếc túi vải có kích thước bằng một cái chăn, túi vải này tạm thời sẽ chừa lại một khe hở, sau đó khâu vài đường dọc trên miệng túi vải để chia nó thành nhiều túi dài rồi nhồi lông vũ, bông và hỗn hợp cỏ đã được đánh tơi vào.
Lông được thu gom khi săn bắn chim chóc, sử dụng phần lông ở bụng, lưng và nách, chất lượng tốt nhất là lông chim nhạn, chúng không thấm nước, nhẹ và ấm, hơn nữa còn có độ ấm tốt nhất trong tất cả các loại lông chim đánh bắt được trong rừng. Nhưng một con chim nhạn chỉ có thể thu thập được một chút lông mà thôi, vừa dùng làm chăn vừa dùng làm quần áo, vì vậy đôi khi cũng không thể quá cầu kỳ.
Bông vải thì nhà Hà Điền tự trồng.
Nhà Hà Điền có sáu cây bông, mỗi mùa thu có thể thu hoạch được hai giỏ bông nhỏ. Vỏ quả bông già rồi sẽ tự động tách ra, phần trắng mịn như nhung lộ ra ngoài là bông. Tuy nhiên, muốn sử dụng được bông thì phải trải qua nhiều khâu xử lý. Trước tiên phải nhặt những hạt ẩn trong bông, sau đó xé bông ra, phơi khô rồi đập dập.
Bà của Hà Điền cũng có một con quay và một khung cửi nhỏ, nhưng bà hiếm khi quay và tự dệt, chỉ có lúc khi Hà Điền còn nhỏ, bà từng lấy ra cho cô chơi một vài lần. Guồng quay và khung cửi từ lâu đã bị vứt trên gác mái trong kho, có quỷ mới biết bây giờ có còn dùng được nữa hay không.
Tất cả việc kéo sợi và dệt thủ công đều rất tốn thời gian, đây là một công việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao nên những người thợ săn trong rừng hiếm khi làm việc này, mà thay vào đó họ sử dụng đồ da để đổi lấy vải và chăn bông. Sau khi những người thợ săn mua chăn bông về, họ phơi khô dưới nắng và đánh tơi. Nếu như không mấy để ý, một chiếc chăn bông có thể sử dụng được trong nhiều năm, còn muốn cầu kỳ hơn, thì đợi thêm vài năm nữa rồi mang theo chăn bông của mình đến hội chợ mùa xuân. Có một cặp vợ chồng chuyên đổi bông trong chợ, mỗi năm họ đều đến, dùng bông và tay nghề để đổi lấy đồ da.
Khi còn nhỏ Hà Điền cũng đã từng nhìn thấy cách họ đổi bông. Hai vợ chồng người nọ kê một chiếc giường gỗ có đáy làm bằng lưới ở ngoài trời, người chồng cầm một một dụng cụ dài có phần đầu tròn dài liên tục đập vào những ô chăn bông trải trên giường gỗ, tiếp đó người vợ lấy bông mới nhét vào các góc thưa của chăn bông cũ, người chồng lại dùng dụng cụ làm đều bông rồi khâu lại, sau khi đổi bông, chăn bông lấy lại độ cứng, nhưng bông mới trắng hơn bông cũ rất nhiều, chăn bông tân trang lại có màu trắng, còn chăn bông cũ thì có màu đen hơn.
Lúc đổi bông, bông cũ và mới bay khắp nơi, làm cho tóc và lông mày của hai vợ chồng người nọ bạc trắng. Hà Điền luôn nghĩ họ là những ông bà già, nhưng sau đó mới phát hiện ra rằng họ cũng không già lắm.
Hà Điền tiếp tục trồng bông, hoàn toàn là vì để làm băng vệ sinh.
Nếu cỏ nhung có thể hút nước như bông, thì cô cũng không cần trồng bông để làm gì.
Vì vậy, bông thu hoạch năm nay chỉ được phơi khô, thậm chí còn không tách hạt bông.
Hà Điền và Dịch Huyền ngồi tách bông trước bếp lò, cô nói: “Nếu có đủ lượng lông thì chúng ta sẽ làm chăn bằng lông, không cần phải dùng cỏ và bông nữa.”
Dịch Huyền hỏi: “Tại sao cô không nuôi một số vịt và ngỗng? Chúng có thể đẻ trứng, cũng có thể giết thịt, rồi lấy lông nữa.”
Hà Điền cười: “Trước hết, cô phải bắt được những con vịt và ngỗng còn sống, khỏe mạnh và nguyên vẹn.” Cô chỉ vào khẩu súng ngắn treo ở cửa: “Tôi thường dùng cái này để bắn. Còn nữa, cô không biết ngỗng và vịt trời là chim di cư sao?”
Dịch Huyền trầm ngâm, một lúc sau cô ấy nói: “Chúng ta có thể tìm cách bắt chúng bằng lưới, cũng có thể xây dựng một nhà kính rồi nuôi chúng trong đó. Vậy thì đến mùa đông sẽ không bị chết cóng.”
“Mùa xuân đi. Khi mùa xuân đến, khoảng tháng năm, sẽ có rất nhiều chim nhạn, ngỗng và vịt trời bay đến. Nếu lúc đó cô vẫn còn ở đây, chúng ta sẽ làm thử.”
Hà Điền nhét bông và cỏ mềm vào trong chăn, đứng dậy, cô và Dịch Huyền mỗi người cầm chặt một đầu rồi lắc, đợi cho ruột bông rơi xuống đáy chăn, rồi khâu một mặt ngang qua chăn. Lúc này có một hàng ngang kích cỡ khoảng hai lòng bàn tay xuất hiện trên mặt chăn. Sau đó lại tiếp tục lấp đầy các ô ngang bằng bông bằng cách tương tự, rồi lại khâu dọc theo chăn… Cuối cùng, tấm chăn được chia thành 30 hoặc 40 ô vuông nhỏ.
Chăn bông đã được làm cách vài năm phải được tháo ra để nhồi thêm bông một lần. Vì những sợi bông nhỏ li ti sẽ trào ra khỏi đường khâu, sợi bông sẽ vón cục, lâu dần chăn bông sẽ không còn ấm như lúc mới khâu xong nữa.
Sau khi làm chăn bông được một ngày, tuyết ngừng rơi.
Ngày này cũng là ngày Hà Điền kéo lưới.
Cô và Dịch Huyền đến sông, đập vỡ lớp băng hình thành cách một đêm trên lỗ băng, đục vòng dây cố định lưới đánh cá ra, rồi buộc một sợi dây vào các vòng gỗ ở hai đầu, mỗi người đứng một bên lỗ băng, đầu tiên Dịch Huyền kéo lưới lên trước, sau đó Hà Điền siết chặt dây, không ngừng kéo lưới về phía mình.
Hai người cùng dùng sức, kéo lưới ra ngoài.
Trong lưới có năm sáu con cá.
Những con cá bị kéo lên khỏi mặt nước nhảy loạn trong lưới vài cái rồi bị đông cứng lại như tảng đá.
Họ gỡ những con cá này ra khỏi lưới, ném xuống đất rồi nhanh chóng tiếp tục thả lưới. Buộc một sợi dây vào lưới đánh cá rồi luồn qua giữa hai lỗ băng rồi lại thả lưới vào trong nước.
Sau khi thả lưới xong, họ lại đổ nước lên vòng gỗ, cố định nó trên mặt băng.
Dù rất mệt nhưng họ rất vui khi nhìn thấy số cá bắt được.
Tổng cộng có sáu con cá. Năm con cá tuyết sông và một con cá hồi chó phương bắc. Con nào con nấy to tròn, dài bằng cả sải tay.
Những con cá này sẽ được cất giữ ở nơi ngoài tầm với của các động vật nhỏ khác và có thể được ăn dần cho đến mùa xuân năm sau.
Hà Điền dự định ngày mai sẽ đem chúng đến trữ ở nhà nghỉ săn bắn trong rừng.
Bây giờ bọn họ đã có thịt cá, còn phải chuẩn bị một số lương thực chính.
Về đến nhà, Hà Điền suy nghĩ một chút, cô lấy ra một ít đậu tương, nghiền thành bột, chuẩn bị rán làm thức ăn khô. Khoai tây khô và củ cải khô cũng phải mang theo một ít.
Hà Điền dùng một cái cối xay đá nhỏ để xay đậu, cô lấy một nắm đậu nhỏ cho vào mắt cối xay, cầm thanh đẩy của cối xay liên tục quay, nghiền đậu thành bột.
Dịch Huyền theo dõi một lúc thì xung phong muốn làm thử. Công việc này phải dùng rất nhiều sức nhưng cô ấy lại làm rất nhanh và giỏi.
Loay hoay cả một buổi bọn họ mới xay được một tô bột đậu.
Dịch Huyền đột nhiên hỏi: “Tại sao cô không ăn giá?”
Hà Điền trố mắt: “Giá? Đậu đã nảy mầm còn có thể ăn sao?”
Đêm đó, cô và Dịch Huyền ngâm một nắm đậu nành trong một chiếc tô.
Cái tô được đặt hơi xa bếp lửa một chút, cạnh bức tường.
Lúc ngủ, Hà Điền lật qua lật lại, Dịch Huyền hỏi cô: “Cô sao vậy?”
Cô ngây ngô cười hai cái: “Tại tôi vui quá. Tôi vừa mới nhớ lại khi còn bé, bà tôi từng trồng hoa cải thảo và hoa củ cải cho tôi chơi. Không phải cái này cũng có thể ăn được sao?”
Vào mùa đông, được ăn rau tươi thì tốt quá còn gì!
Dịch Huyền chưa bao giờ nghe nói về hoa cải thảo và hoa củ cải. Hà Điền giải thích với cô ấy rằng tất cả các lá của cải trắng đều được cắt ra ăn hết, phần còn lại – rễ cải, được đặt trong một chiếc chén gốm hoặc đồ gốm. Đổ nước vào chén để ngâm nhưng không ngập toàn bộ rễ, sau một thời gian rễ sẽ nảy mầm trở lại và nhanh chóng xuất hiện hoa màu vàng, loài hoa này có màu vàng dịu kèm theo lá nhỏ màu xanh rất đẹp. Hoa củ cải cũng vậy, hoa khi nở có màu trắng, đôi khi những cánh hoa nhỏ sẽ có màu hơi tím.
Mùa đông không có hoa, hoa cải thảo và hoa củ cải có thể tô điểm thêm chút sức sống cho căn nhà.
“Bà tôi nói khi nhìn thấy màu xanh thì mọi người đều sẽ cảm thấy khoan khoái dễ chịu hơn, nên nhà chúng tôi quanh năm đều cắm hoa. Mùa xuân và mùa hè có nhiều hoa dại, mùa thu thì có một chút, còn có lá đỏ, mùa đông thì chỉ cắm được một số loại hoa cỏ, hoặc trái cây khô. À, có năm chúng tôi còn trang trí bằng quả hồng và hoa, cũng rất đẹp.”
Dịch Huyền lại đề cập đến nhà kính: “Nếu chúng ta có một nhà kính, dưới nền có hệ thống sưởi được kết nối với bếp lò, bên trong sẽ trồng những luống rau, hoa cỏ… và cả đủ loại trái cây nữa. À, đúng rồi, mái và vách của nhà kính đều được lắp hai lớp kính thủy tinh, để cho ánh sáng chiếu vào… “
REPORT THIS AD
Khi cô ấy nói về điều này, Hà Điền đã hét lên: “Trời, vậy thì phải cần đến bao nhiêu kính thủy tinh mới đủ kia chứ! Nơi đó không phải rất giống với nơi công chúa trong truyện cổ tích ở sao?”
Trong sách trồng trọt của bà cô có mô tả về nhà kính nhựa, nhưng cũng chỉ được nhắc sơ tới mà thôi.
Sau đợt rét đậm, các sản phẩm từ nhựa và thủy tinh đều trở nên rất khan hiếm.
Việc thiếu lao động, năng lượng và động lực gây khó khăn cho việc gieo trồng trái vụ quy mô lớn. Chỉ một số người rất giàu có và quyền lực mới có thể hưởng thụ các loại rau dưa được trồng trong nhà kính, huống chi là nói đến hoa cỏ.
Thành phần của thủy tinh tuy không phức tạp nhưng để nung được thủy tinh trong suốt, còn phải có kích thước lớn bằng một cái cửa sổ, nhiệt độ lò nung phải đạt đến 1200 độ và phải cân đối nên chỉ có một số thành phố lớn mới sản xuất được thủy tinh.
Nhà của Hà Điền là nhà gỗ, kính của cửa sổ không phải là một tấm kính nguyên tấm mà là được tạo thành từ nhiều mảnh kính nhỏ to hơn lòng bàn tay gắn kết lại với nhau. Nhưng mà một vài mảnh thủy tinh này nếu bị nứt hoặc là vỡ thì cần phải thay thế, phải tốn ít nhất cả một tấm da chồn.
Cô tưởng tượng đến nhà kính thủy tinh mà Dịch Huyền nói đến, ước lượng xem mình cần phải tốn bao nhiêu tấm da chồn, đột nhiên cô cảm thấy cái mơ ước có thể được ăn rau vào mùa đông này cũng không quan trọng cho lắm! Không quan trọng một chút nào! Có thể ăn dưa chua kia mà? Về phần mùa đông có thể ngắm hoa tươi – hoa cải thảo và hoa củ cải cũng đẹp lắm!
Dịch Huyền vẫn tiếp tục nói: “Thực ra, cô có thể xây nhà kính mà không cần kính. Nhưng nếu không được hấp thụ nhiều ánh sáng thì chỉ trồng được một số loại rau mà thôi, lá cây cũng sẽ vàng đi. Nhưng mà lá tỏi vàng, hẹ và bắp cải hoa vàng ăn cũng rất ngon. Tôi thích nhất là món hẹ xào với trứng, hoặc là cho vào súp hoành thánh… “
Hà Điền vội vàng hỏi: “Lá tỏi vàng là gì? Hoành thánh là gì?”
Cả hai nói xong về chủ đề ăn uống rồi dần chìm vào giấc ngủ. Không biết liệu rằng ở trong mơ, họ có mơ thấy những món ăn đó hay không.
Ban ngày vẫn ổn, nhưng về đêm thì tuyết sẽ càng lớn.
Trận tuyết này rơi suốt một ngày một đêm, cuối cùng cũng ngừng.
Khi có tuyết lớn, kể cả vào ban ngày, tầm nhìn chỉ còn hai hoặc ba mét, trời đất lại xám xịt, gió cuốn tuyết bay vào mắt, muốn mở to mắt ra cũng khó khăn.
Thời tiết kiểu này chỉ có thể ở nhà.
Tuy nhiên, Hà Điền cũng không hề nôn nóng, ngược lại cô còn có chút vui mừng.
Là bởi vì, không chỉ có mỗi mình cô bị mắc kẹt trong nhà bởi đợt tuyết này, mà còn có nhiều động vật khác nữa.
Sau khi tuyết ngừng là cô đã có thể vào rừng đặt bẫy để tìm con mồi.
Ngoài ra, mặt sông sẽ hoàn toàn bị đóng băng, khu rừng ở phía đối diện sẽ trở thành bãi săn của cô.
Nghĩ đến những con chồn sắp bắt được, nằm mơ cô cũng muốn cười tỉnh.
Trước đó, cô phải chuẩn bị lần cuối cùng cho cuộc đi săn này.
Đối với chiếc áo choàng chồn tía của Dịch Huyền, rõ ràng là cô ấy không định mặc nó nữa. Loại quần áo này cũng không thích hợp để mặc trong rừng.
Hà Điền sửa lại một số quần áo cũ của bà cô cho cô ấy mặc.
Độ rộng của quần áo thì không có vấn đề gì, nhưng cổ tay áo và gấu áo lại ngắn cả một đoạn.
Hà Điền cũng có một vài mẩu lông thỏ, cô cắt và ghép chúng vào bổ sung cho chiếc áo khoác lông hươu của bà mình. Dây buộc chân và lồng tay,… thì vẫn còn có thể tiếp tục sử dụng được.
Dịch Huyền không biết gì về đồ da cả, cô ấy nghĩ rằng con mồi mà cô bắt được sau khi lột da và làm sạch là đã có thể làm quần áo ngay.
Không phải như vậy.
Da chỉ có thể được làm mềm bằng cách tiêu chế (Nitrat hóa/thuộc da.), trước khi tiêu chế còn phải được ngâm, cạo bỏ mỡ và mô còn lại trên da. Mùa đông không thể nào làm da được.
Da chồn được các thương lái mua về đều chưa qua xử lý, các thợ săn chỉ cần làm khô chúng.
Dịch Huyền thở dài: “Cho nên, cho dù có bắt được chồn hay thỏ, cũng phải đợi đến mùa xuân mới có thể may quần áo?”
“Vậy là đã sớm rồi đó. Thường thì phải đợi đến mùa hè, lúc đó ấm hơn, có thể trực tiếp giặt đồ da bên bờ sông. Đồ da sau khi giặt xong sẽ được phơi khô, kéo căng rồi vắt ở trên nhánh cây, như vậy thì da mới có được độ co giãn… “
Hà Điền vừa nói vừa nhét lông vào chăn: “Nếu đến lúc đó cô vẫn còn ở đây, chúng ta sẽ đi bẫy cáo, chồn chó, hoặc bất cứ con gì đó, tôi sẽ làm cho cô một cái…” Cô nhìn Dịch Huyền: “Áo da nhỏ, thứ mà cô có thể mặc trong nhà, hoặc là áo khoác da.”
Lúc trước, khi đến nhà nghỉ săn bắn, cô chỉ đặt bộ chăn nệm của một người, lần này cô sẽ mang thêm một bộ nữa cho Dịch Huyền. Bộ chăn nệm của bà cô trước kia đều đã bị gấu xé nát, không thể dùng được nữa.
Vừa lúc tranh thủ có gió tuyết, không thể đi ra ngoài, bọn họ cùng nhau nhét thêm lông vào chăn.
Chăn của nhà Hà Điền không giống như chăn của nhà người khác là làm bằng bông rồi cho vào túi vải hoặc mua trực tiếp từ một người lái buôn nào đó.
Chăn nhà cô làm bằng lông vũ.
Đầu tiên dùng hai mảnh vải may thành một chiếc túi vải có kích thước bằng một cái chăn, túi vải này tạm thời sẽ chừa lại một khe hở, sau đó khâu vài đường dọc trên miệng túi vải để chia nó thành nhiều túi dài rồi nhồi lông vũ, bông và hỗn hợp cỏ đã được đánh tơi vào.
Lông được thu gom khi săn bắn chim chóc, sử dụng phần lông ở bụng, lưng và nách, chất lượng tốt nhất là lông chim nhạn, chúng không thấm nước, nhẹ và ấm, hơn nữa còn có độ ấm tốt nhất trong tất cả các loại lông chim đánh bắt được trong rừng. Nhưng một con chim nhạn chỉ có thể thu thập được một chút lông mà thôi, vừa dùng làm chăn vừa dùng làm quần áo, vì vậy đôi khi cũng không thể quá cầu kỳ.
Bông vải thì nhà Hà Điền tự trồng.
Nhà Hà Điền có sáu cây bông, mỗi mùa thu có thể thu hoạch được hai giỏ bông nhỏ. Vỏ quả bông già rồi sẽ tự động tách ra, phần trắng mịn như nhung lộ ra ngoài là bông. Tuy nhiên, muốn sử dụng được bông thì phải trải qua nhiều khâu xử lý. Trước tiên phải nhặt những hạt ẩn trong bông, sau đó xé bông ra, phơi khô rồi đập dập.
Bà của Hà Điền cũng có một con quay và một khung cửi nhỏ, nhưng bà hiếm khi quay và tự dệt, chỉ có lúc khi Hà Điền còn nhỏ, bà từng lấy ra cho cô chơi một vài lần. Guồng quay và khung cửi từ lâu đã bị vứt trên gác mái trong kho, có quỷ mới biết bây giờ có còn dùng được nữa hay không.
Tất cả việc kéo sợi và dệt thủ công đều rất tốn thời gian, đây là một công việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao nên những người thợ săn trong rừng hiếm khi làm việc này, mà thay vào đó họ sử dụng đồ da để đổi lấy vải và chăn bông. Sau khi những người thợ săn mua chăn bông về, họ phơi khô dưới nắng và đánh tơi. Nếu như không mấy để ý, một chiếc chăn bông có thể sử dụng được trong nhiều năm, còn muốn cầu kỳ hơn, thì đợi thêm vài năm nữa rồi mang theo chăn bông của mình đến hội chợ mùa xuân. Có một cặp vợ chồng chuyên đổi bông trong chợ, mỗi năm họ đều đến, dùng bông và tay nghề để đổi lấy đồ da.
Khi còn nhỏ Hà Điền cũng đã từng nhìn thấy cách họ đổi bông. Hai vợ chồng người nọ kê một chiếc giường gỗ có đáy làm bằng lưới ở ngoài trời, người chồng cầm một một dụng cụ dài có phần đầu tròn dài liên tục đập vào những ô chăn bông trải trên giường gỗ, tiếp đó người vợ lấy bông mới nhét vào các góc thưa của chăn bông cũ, người chồng lại dùng dụng cụ làm đều bông rồi khâu lại, sau khi đổi bông, chăn bông lấy lại độ cứng, nhưng bông mới trắng hơn bông cũ rất nhiều, chăn bông tân trang lại có màu trắng, còn chăn bông cũ thì có màu đen hơn.
Lúc đổi bông, bông cũ và mới bay khắp nơi, làm cho tóc và lông mày của hai vợ chồng người nọ bạc trắng. Hà Điền luôn nghĩ họ là những ông bà già, nhưng sau đó mới phát hiện ra rằng họ cũng không già lắm.
Hà Điền tiếp tục trồng bông, hoàn toàn là vì để làm băng vệ sinh.
Nếu cỏ nhung có thể hút nước như bông, thì cô cũng không cần trồng bông để làm gì.
Vì vậy, bông thu hoạch năm nay chỉ được phơi khô, thậm chí còn không tách hạt bông.
Hà Điền và Dịch Huyền ngồi tách bông trước bếp lò, cô nói: “Nếu có đủ lượng lông thì chúng ta sẽ làm chăn bằng lông, không cần phải dùng cỏ và bông nữa.”
Dịch Huyền hỏi: “Tại sao cô không nuôi một số vịt và ngỗng? Chúng có thể đẻ trứng, cũng có thể giết thịt, rồi lấy lông nữa.”
Hà Điền cười: “Trước hết, cô phải bắt được những con vịt và ngỗng còn sống, khỏe mạnh và nguyên vẹn.” Cô chỉ vào khẩu súng ngắn treo ở cửa: “Tôi thường dùng cái này để bắn. Còn nữa, cô không biết ngỗng và vịt trời là chim di cư sao?”
Dịch Huyền trầm ngâm, một lúc sau cô ấy nói: “Chúng ta có thể tìm cách bắt chúng bằng lưới, cũng có thể xây dựng một nhà kính rồi nuôi chúng trong đó. Vậy thì đến mùa đông sẽ không bị chết cóng.”
“Mùa xuân đi. Khi mùa xuân đến, khoảng tháng năm, sẽ có rất nhiều chim nhạn, ngỗng và vịt trời bay đến. Nếu lúc đó cô vẫn còn ở đây, chúng ta sẽ làm thử.”
Hà Điền nhét bông và cỏ mềm vào trong chăn, đứng dậy, cô và Dịch Huyền mỗi người cầm chặt một đầu rồi lắc, đợi cho ruột bông rơi xuống đáy chăn, rồi khâu một mặt ngang qua chăn. Lúc này có một hàng ngang kích cỡ khoảng hai lòng bàn tay xuất hiện trên mặt chăn. Sau đó lại tiếp tục lấp đầy các ô ngang bằng bông bằng cách tương tự, rồi lại khâu dọc theo chăn… Cuối cùng, tấm chăn được chia thành 30 hoặc 40 ô vuông nhỏ.
Chăn bông đã được làm cách vài năm phải được tháo ra để nhồi thêm bông một lần. Vì những sợi bông nhỏ li ti sẽ trào ra khỏi đường khâu, sợi bông sẽ vón cục, lâu dần chăn bông sẽ không còn ấm như lúc mới khâu xong nữa.
Sau khi làm chăn bông được một ngày, tuyết ngừng rơi.
Ngày này cũng là ngày Hà Điền kéo lưới.
Cô và Dịch Huyền đến sông, đập vỡ lớp băng hình thành cách một đêm trên lỗ băng, đục vòng dây cố định lưới đánh cá ra, rồi buộc một sợi dây vào các vòng gỗ ở hai đầu, mỗi người đứng một bên lỗ băng, đầu tiên Dịch Huyền kéo lưới lên trước, sau đó Hà Điền siết chặt dây, không ngừng kéo lưới về phía mình.
Hai người cùng dùng sức, kéo lưới ra ngoài.
Trong lưới có năm sáu con cá.
Những con cá bị kéo lên khỏi mặt nước nhảy loạn trong lưới vài cái rồi bị đông cứng lại như tảng đá.
Họ gỡ những con cá này ra khỏi lưới, ném xuống đất rồi nhanh chóng tiếp tục thả lưới. Buộc một sợi dây vào lưới đánh cá rồi luồn qua giữa hai lỗ băng rồi lại thả lưới vào trong nước.
Sau khi thả lưới xong, họ lại đổ nước lên vòng gỗ, cố định nó trên mặt băng.
Dù rất mệt nhưng họ rất vui khi nhìn thấy số cá bắt được.
Tổng cộng có sáu con cá. Năm con cá tuyết sông và một con cá hồi chó phương bắc. Con nào con nấy to tròn, dài bằng cả sải tay.
Những con cá này sẽ được cất giữ ở nơi ngoài tầm với của các động vật nhỏ khác và có thể được ăn dần cho đến mùa xuân năm sau.
Hà Điền dự định ngày mai sẽ đem chúng đến trữ ở nhà nghỉ săn bắn trong rừng.
Bây giờ bọn họ đã có thịt cá, còn phải chuẩn bị một số lương thực chính.
Về đến nhà, Hà Điền suy nghĩ một chút, cô lấy ra một ít đậu tương, nghiền thành bột, chuẩn bị rán làm thức ăn khô. Khoai tây khô và củ cải khô cũng phải mang theo một ít.
Hà Điền dùng một cái cối xay đá nhỏ để xay đậu, cô lấy một nắm đậu nhỏ cho vào mắt cối xay, cầm thanh đẩy của cối xay liên tục quay, nghiền đậu thành bột.
Dịch Huyền theo dõi một lúc thì xung phong muốn làm thử. Công việc này phải dùng rất nhiều sức nhưng cô ấy lại làm rất nhanh và giỏi.
Loay hoay cả một buổi bọn họ mới xay được một tô bột đậu.
Dịch Huyền đột nhiên hỏi: “Tại sao cô không ăn giá?”
Hà Điền trố mắt: “Giá? Đậu đã nảy mầm còn có thể ăn sao?”
Đêm đó, cô và Dịch Huyền ngâm một nắm đậu nành trong một chiếc tô.
Cái tô được đặt hơi xa bếp lửa một chút, cạnh bức tường.
Lúc ngủ, Hà Điền lật qua lật lại, Dịch Huyền hỏi cô: “Cô sao vậy?”
Cô ngây ngô cười hai cái: “Tại tôi vui quá. Tôi vừa mới nhớ lại khi còn bé, bà tôi từng trồng hoa cải thảo và hoa củ cải cho tôi chơi. Không phải cái này cũng có thể ăn được sao?”
Vào mùa đông, được ăn rau tươi thì tốt quá còn gì!
Dịch Huyền chưa bao giờ nghe nói về hoa cải thảo và hoa củ cải. Hà Điền giải thích với cô ấy rằng tất cả các lá của cải trắng đều được cắt ra ăn hết, phần còn lại – rễ cải, được đặt trong một chiếc chén gốm hoặc đồ gốm. Đổ nước vào chén để ngâm nhưng không ngập toàn bộ rễ, sau một thời gian rễ sẽ nảy mầm trở lại và nhanh chóng xuất hiện hoa màu vàng, loài hoa này có màu vàng dịu kèm theo lá nhỏ màu xanh rất đẹp. Hoa củ cải cũng vậy, hoa khi nở có màu trắng, đôi khi những cánh hoa nhỏ sẽ có màu hơi tím.
Mùa đông không có hoa, hoa cải thảo và hoa củ cải có thể tô điểm thêm chút sức sống cho căn nhà.
“Bà tôi nói khi nhìn thấy màu xanh thì mọi người đều sẽ cảm thấy khoan khoái dễ chịu hơn, nên nhà chúng tôi quanh năm đều cắm hoa. Mùa xuân và mùa hè có nhiều hoa dại, mùa thu thì có một chút, còn có lá đỏ, mùa đông thì chỉ cắm được một số loại hoa cỏ, hoặc trái cây khô. À, có năm chúng tôi còn trang trí bằng quả hồng và hoa, cũng rất đẹp.”
Dịch Huyền lại đề cập đến nhà kính: “Nếu chúng ta có một nhà kính, dưới nền có hệ thống sưởi được kết nối với bếp lò, bên trong sẽ trồng những luống rau, hoa cỏ… và cả đủ loại trái cây nữa. À, đúng rồi, mái và vách của nhà kính đều được lắp hai lớp kính thủy tinh, để cho ánh sáng chiếu vào… “
REPORT THIS AD
Khi cô ấy nói về điều này, Hà Điền đã hét lên: “Trời, vậy thì phải cần đến bao nhiêu kính thủy tinh mới đủ kia chứ! Nơi đó không phải rất giống với nơi công chúa trong truyện cổ tích ở sao?”
Trong sách trồng trọt của bà cô có mô tả về nhà kính nhựa, nhưng cũng chỉ được nhắc sơ tới mà thôi.
Sau đợt rét đậm, các sản phẩm từ nhựa và thủy tinh đều trở nên rất khan hiếm.
Việc thiếu lao động, năng lượng và động lực gây khó khăn cho việc gieo trồng trái vụ quy mô lớn. Chỉ một số người rất giàu có và quyền lực mới có thể hưởng thụ các loại rau dưa được trồng trong nhà kính, huống chi là nói đến hoa cỏ.
Thành phần của thủy tinh tuy không phức tạp nhưng để nung được thủy tinh trong suốt, còn phải có kích thước lớn bằng một cái cửa sổ, nhiệt độ lò nung phải đạt đến 1200 độ và phải cân đối nên chỉ có một số thành phố lớn mới sản xuất được thủy tinh.
Nhà của Hà Điền là nhà gỗ, kính của cửa sổ không phải là một tấm kính nguyên tấm mà là được tạo thành từ nhiều mảnh kính nhỏ to hơn lòng bàn tay gắn kết lại với nhau. Nhưng mà một vài mảnh thủy tinh này nếu bị nứt hoặc là vỡ thì cần phải thay thế, phải tốn ít nhất cả một tấm da chồn.
Cô tưởng tượng đến nhà kính thủy tinh mà Dịch Huyền nói đến, ước lượng xem mình cần phải tốn bao nhiêu tấm da chồn, đột nhiên cô cảm thấy cái mơ ước có thể được ăn rau vào mùa đông này cũng không quan trọng cho lắm! Không quan trọng một chút nào! Có thể ăn dưa chua kia mà? Về phần mùa đông có thể ngắm hoa tươi – hoa cải thảo và hoa củ cải cũng đẹp lắm!
Dịch Huyền vẫn tiếp tục nói: “Thực ra, cô có thể xây nhà kính mà không cần kính. Nhưng nếu không được hấp thụ nhiều ánh sáng thì chỉ trồng được một số loại rau mà thôi, lá cây cũng sẽ vàng đi. Nhưng mà lá tỏi vàng, hẹ và bắp cải hoa vàng ăn cũng rất ngon. Tôi thích nhất là món hẹ xào với trứng, hoặc là cho vào súp hoành thánh… “
Hà Điền vội vàng hỏi: “Lá tỏi vàng là gì? Hoành thánh là gì?”
Cả hai nói xong về chủ đề ăn uống rồi dần chìm vào giấc ngủ. Không biết liệu rằng ở trong mơ, họ có mơ thấy những món ăn đó hay không.
Domain.com đổi tên miền thành Domain.tv