Cửu Thiên Tuế - Tú Sinh

Chương 21


Trước Tiếp
Trước Tiếp

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Chương 21-1

Đại lao Đại Cô Khẩu nằm sâu phía sau quan nha, vốn là dùng để tạm giam cướp biển trong khoảng mười ngày nửa tháng rồi sẽ đưa về thành Thiên Tân Vệ thẩm tra và phán quyết. Cho nên, phần lớn thời gian nơi đây bị bỏ trống.
Trong lao tối tăm ẩm mốc, mạng nhện giăng đầy phía trên xà nhà, rắn trùng chuột kiến bò ngang dọc.
Sau khi bị nhốt vào đại lao, Vạn Hữu Lương không tài nào chợp mắt nổi.
Vết thương trên đùi lão ta đã được dùng vải băng lại không còn chảy máu nữa nhưng rất đau, không thể ngủ được. Trước đây lão sống an nhàn sung sướng, nào có bao giờ phải chịu cảnh khổ sở như thế này đâu. Chỉ cần ngửi thấy mùi hôi thối mốc meo trong lao là lại muốn nôn, hoàn toàn không ngủ được.
Vạn Hữu Lương ngồi dựa vào tường, mở mắt thao láo suy nghĩ, tại sao lại đi đến bước này vậy?
Rõ ràng kế hoạch của lão cùng Quan Hải Sơn rất hoàn mỹ, chỉ cần bức được Thái tử đi thì một mình tên Phương Chính Khắc không quậy ra được chuyện gì cả. Lão ta sẽ được ung dung tự tại trong ổ vàng bạc này thêm một năm nữa, chờ vị Chuyển vận sứ kế tiếp tới thay thế vị trí của lão.
Nhưng bây giờ không còn gì nữa.
Ban đầu lúc vừa bị giam lão ta vẫn còn lớn tiếng kêu la đòi người thả lão ra ngoài, sau đó ầm ĩ cả nửa ngày không thấy có ai để ý tới thì mới dần bình tĩnh lại nghĩ xem bây giờ Quan Sơn Hải thế nào rồi.
Lúc này đây người duy nhất có thể cứu lão ra ngoài chỉ có Quan Hải Sơn thôi.
Trong lúc Vạn Hữu Lương đang suy nghĩ về những tình huống có thể xảy ra thì ngoài cửa nhà lao cũ kĩ bỗng vang lên vài tiếng kẽo kẹt, có tiếng bước chân chậm rãi đến gần.
Vạn Hữu Lương giật mình nhìn sang, thấy Tiết Thứ đang đi tới.
Trái ngược với Tiết Thứ một thân quần áo gọn gàng, lão ta lại trở thành một tên phạm nhân.
Thời khắc này lão ta chợt quên mất đau đớn trên đùi, tức giận mắng:
- Tên chó! Mày dám lừa gạt tao!
Tiết Thứ dừng chân trước phòng giam, con mắt hung ác lướt qua lão, lạnh nhạt nói:
- Mắng ta đây thì phải trả giá.
Dứt lời, hắn phân phó thuộc hạ bên cạnh:
- Bịt miệng kéo ra ngoài.
Bây giờ binh sĩ Tứ vệ doanh coi như là nghe lời hắn, vừa nghe thế lập tức mở cửa phòng giam bịt miệng kéo Vạn Hữu Lương ra ngoài.
Tiết Thứ lại lệnh một người khác lôi mấy tên cướp biển tới hình thất để thẩm vấn, Vạn Hữu Lương thì bị trói ở một bên. Lão hoảng sợ trợn to hai mắt nhìn hắn, cổ họng phát ra vài tiếng ưm a không rõ ràng.
- Yên tâm, điện hạ giữ ngài lại ắt có chỗ hữu dụng, ta đây sẽ không giết ngài bây giờ. Ngài cứ yên tâm ở đây nhìn.
Nói xong, hắn sai người trói lão ta vào cái giá bên cạnh còn bản thân thì bắt đầu thẩm vấn đám cướp biển.
Bọn cướp biển này đầu để kiểu tóc Nguyệt đại*, mình mặc trang phục kì lạ của xứ Phù Tang (Nhật Bản). Cho dù Tiết Thứ có hỏi cái gì đi nữa thì chúng vẫn cứ kêu la mấy câu không ai hiểu.
*Tóc Nguyệt đại hay còn gọi là sakayaki:

Tiết Thứ hỏi được vài câu, thấy chúng không chịu phối hợp, hắn sai người chuẩn bị dùng hình cụ.
Qua một đợt dùng hình, đã bắt đầu có người mở miệng. Chúng không còn làm bộ nói thứ tiếng vớ vẩn nữa mà là dùng tiếng phổ thông Đại Yến.
Tuy cả băng cướp biển này mặc trang phục của người Phù Tang (Nhật Bản) thế nhưng cả bọn đều là phường trộm cướp chạy trốn từ ven biển tới.
Bọn chúng giết người cướp của ở vùng ven biển, không có việc xấu nào chúng không làm. Vì sợ sau khi bị tra ra thân phận sẽ liên lụy cha mẹ ở nhà, chúng dứt khoát mặc vào quần áo của người ngoại quốc, che che giấu giấu để tiện hành động.
Mà trận tập kích bất ngờ ngày hôm qua, bọn chúng cũng không rõ nội tình. Chúng chỉ biết là ông quan hay qua lại với chúng gặp phiền phức, thủ lĩnh phía trên lệnh chúng thay ông ta hù dọa dạy dỗ tên "phiền phức" kia.
Còn về phần những chuyện nội bộ sâu hơn, đám lâu la bình thường chỉ phụ trách việc lên bờ cướp bóc không biết rõ, chỉ có đám phía trên mới biết được.
Tiết Thứ không nói tiếng nào, lệnh cho cấp dưới tiếp tục cho mười một tên cướp biển luân phiên dùng hình lần nữa.
Mặc dù vẫn không hỏi được chuyện ám sát, nhưng lại vô tình hỏi ra một chuyện khác.
Có một đoạn trong tờ cung khai của một tên cướp biển viết: thức ăn và nữ nhân trên đảo vốn cung không đủ cầu, cộng thêm việc trước đây không lâu có một đám người mới đến. Khoảng chừng qua mười ngày nữa, nhóm chủ lực sẽ lên bờ Đại Cô Khẩu "bổ sung hàng hóa".
Để tránh né bị truy bắt, băng cướp biển sẽ ẩn thân trên đảo nhỏ gần vùng biển Thiên Tân Vệ. Khi nào thiếu "hàng", bọn chúng mới lên bờ. Đốt phá, giết người, cướp của là chuyện thường với chúng, quan phủ cũng không quan tâm.
Tiết Thứ xác nhận không moi ra thêm được gì từ miệng bọn chúng nữa thì mới sai người lôi vào nhà giam.
Có thuộc hạ bưng nước ấm và khăn tay tới cho hắn, Tiết Thứ tỉ mỉ rửa sạch vết máu trên tay rồi lấy khăn lau khô. Xong xuôi, hắn quay người lại nhìn Vạn Hữu Lương, ý bảo thuộc hạ gỡ khăn trong miệng lão ra:
- Ngài Vạn, sao lại run rẩy? Hình phạt ta đây dùng với bọn cướp biển chẳng qua chỉ là món khai vị thôi. Ngài Vạn ở Thiên Tân Vệ đã lâu, chắc có lẽ chưa từng thấy cực hình ở Tây Xưởng phỏng?
Vạn Hữu Lương run cầm cập, không nói nổi nên lời. Ánh mắt lão nhìn Tiết Thứ tựa như nhìn ác quỷ trong địa ngục, ngập tràn sợ hãi.
- Một thân thịt của ngài Vạn được nuôi tốt lắm, rất thích hợp để dùng sơ hình*.
Tiết Thứ nhìn lão, khóe miệng hơi nhếch lên nhưng trong mắt lại không hề có ý cười. Ánh nến vàng lay động chiếu ra cái bóng trên tường, như phụ trợ thêm cho hắn chút âm u quỷ quyệt:
- Trước tiên dội nước sôi từ đầu xuống chân một lần rồi sau đó lấy lược sắt chải, bảo đảm một thân thịt của ngài sẽ rơi xuống sạch sẽ.
*Sơ hình: (post link trong cmt nha)
- Mày...mày...
Cơ mặt Vạn Hữu Lương co rúm lại, cổ họng cố lắm mới phát ra được hai chữ, tức khắc trong không khí xộc lên một mùi khai.
Tiết Thứ nhíu mày, ghét bỏ lùi ra sau.
Bây giờ giữ Vạn Hữu Lương vì có chỗ cần dùng, hắn tạm thời chưa làm gì lão ta. Thế mà chỉ mới hù dọa một xíu lão đã sợ hãi đến vậy.
- Ta đây còn chưa dùng hình đâu, ngài sợ gì thế?
Tiết Thứ chợt mất hứng, sai người lôi lão về lại phòng giam rồi xoay người ra khỏi đại lao.
Lúc này bên ngoài mới là canh năm, trời hãy còn tối. Ngoại trừ tốp thủ vệ đang túc trực, côn trùng chim chóc đều nghỉ ngơi.
Tiết Thứ nhìn trăng sáng vằng vặc trên đỉnh đầu, dừng chân suy tư một lát rồi mới đi tới chỗ Ân Thừa Ngọc ở nhà chính.
Hắn không lộ mặt mà tìm một cái cây lớn đối diện nhà chính, đứng đờ người nhìn chằm chằm cửa sổ đang đóng chặt.
Hẳn là bây giờ điện hạ đang ngủ. Trong đầu Tiết Thứ tưởng tượng ra hình ảnh Ân Thừa Ngọc mặc trung y, yên bình nhắm mắt ngủ, tâm tình hắn bỗng chốc tốt lên.
Hắn gối đầu lên cánh tay ngồi vắt vẻo trên cây, chăm chú nhìn cửa sổ khóa chặt từ canh năm (3-5h sáng) cho đến tận giữa giờ Thìn (8h sáng).
Trăng chơi đuổi bắt chạy xuống đằng tây, mặt trời thức dậy nhú từ đằng đông. Nắng xuân nương theo kẽ lá điểm xuống mặt đất lốm đốm vài cái bóng.
Lúc một tốp thủ vệ khác vừa thay ca, Tiết Thứ nhìn thấy Trịnh Đa Bảo bưng đồ dùng rửa mặt vào phòng.
Không lâu sau đó cánh cửa sổ vốn được đóng chặt lại mở ra, bóng dáng Ân Thừa Ngọc xuất hiện bên trong.
Y mặc một bộ trung y màu đen, mái tóc đen dày xõa xuống sau lưng. Ánh nắng bên ngoài thi thoảng chiếu vào trên mặt y, có mấy phần trùng khớp với hình ảnh trong mộng của Tiết Thứ.
Tiết Thứ bỗng ngồi thẳng dậy, yên lặng nhìn một hồi lâu. Cuối cùng, hắn như bị ma xui quỷ khiến từ trên cây nhảy xuống đi đến nhà chính bẩm báo kết quả thẩm tra.
Ân Thừa Ngọc vừa rửa mặt xong thì chợt nghe bên ngoài báo Tiết Thứ tới.
Y chỉ lẩm bẩm một câu "Sao sớm thế" rồi vẫn thay quần áo ra ngoài gặp hắn.
Tiết Thứ đứng chờ ở nhà giữa. Thấy y bước ra, hắn ngước mắt lên, con ngươi dừng chuyển động.
- Có chuyện gì mà mới sáng sớm đã tới đây?
Ân Thừa Ngọc ngồi xuống chủ vị, hỏi.
Tiết Thứ bẩm báo chi tiết kết quả thẩm tra.
Tình hình không khác Ân Thừa Ngọc dự đoán là mấy, y cong ngón tay gõ nhè nhẹ xuống án kỉ. Qua một lúc lâu, y mới mở miệng:
- Chuyện hôm qua xảy ra trong thành không thể giấu được, chắc chắn là Quan Hải Sơn đã biết chuyện của Vạn Hữu Lương. Cứ để hắn núp ở vệ sở cũng không có vấn đề gì, ngươi đi một chuyến bắt lão về đây. Còn về chuyện nạn cướp biển...
Ân Thừa Ngọc điểm danh vài người có thể dùng được trong đầu:
- Cô sẽ giao cho người khác sắp xếp.
Đương lúc y đang nói, hạ nhân trong nhà bếp đã đưa điểm tâm đến.
Ân Thừa Ngọc sai người bưng vào trong phòng còn bản thân y thì thong thả ngồi xuống bên bàn. Thấy Tiết Thứ vẫn còn đứng bên cạnh, y gọi hắn ngồi xuống cùng dùng bữa.
Tiết Thứ ngồi xuống. Thế nhưng hắn không hề liếc mắt đến thức ăn đằng trước mặt mà là nhìn chằm chằm Ân Thừa Ngọc.
Trước giờ phép tắc lễ nghi của Ân Thừa Ngọc luôn được xem là mẫu mực, từng động tác giơ tay nhấc chân đều toát ra vẻ thanh cao, nhã nhặn. Y cầm một miếng bánh quế hoa cao trắng như ngọc lên cắn một miếng, ung dung nuốt xuống rồi nghiêng mắt phương nhìn Tiết Thứ:
- Nếu không muốn ăn thì cút đi làm việc.
Một câu này của y vẫn chưa nghe ra ý buồn bực, trái lại trong đôi mắt nghiêng nghiêng kia chứa đựng vài phần tình ý trêu chọc người.
Ánh mắt Tiết Thứ chợt như nóng bỏng lên, dưới mi mắt rũ xuống cất chứa bao tâm tình đan xen hỗn loạn.
Hắn cúi đầu, từ từ cầm lấy đôi đũa gắp một miếng bánh quế hoa cao trong đĩa trước mặt Ân Thừa Ngọc.
Nhưng đúng lúc chuẩn bị đưa vào miệng thì bị Ân Thừa Ngọc lấy đũa chặn lại.
Ân Thừa Ngọc quan sát vẻ mặt hắn, cười nhạt hỏi:
- Không phải ngươi không thích đồ ngọt à?
Tiết Thứ nhếch môi, hồi lâu mới đáp:
- Điện hạ thích.
Điện hạ thích, vậy hắn cũng thích.
Hắn muốn biết thứ đối phương thích có vị thế nào.
- Thế thì thưởng cho ngươi đĩa này.
Lời này của Tiết Thứ rất vừa lòng Ân Thừa Ngọc. Y thu tay, sai hạ nhân đứng bên cạnh đưa đĩa bánh quế hoa cao tới trước mặt Tiết Thứ.
Một đĩa bánh vừa được mang lên chỉ thiếu một cái, miếng bánh bị Ân Thừa Ngọc cắn đặt ở trên cùng.
Ân Thừa Ngọc đặt đũa xuống, bưng chén trà nóng lên nhấp một ngụm. Xuyên qua làn khói mờ ảo, y nhìn Tiết Thứ.
Thấy hắn thật sự gắp miếng bánh y đã cắn, lông mày y khẽ động đậy, cong môi cười rộ lên.
*
Sau khi ăn sáng, Ân Thừa Ngọc đến quan thự Diêm sử tư tìm Phương Chính Khắc.
Tiết Thứ lề mề không muốn đi bị y phái đi Vệ sở bắt Quan Hải Sơn.
Vết thương của Phương Chính Khắc đã khỏi, thời gian này lão thường ở trong quan thự tập trung sắp xếp lại hồ sơ và sổ sách của Diêm sử tư. Ban đầu, vì để tiêu hủy chứng cứ mà Vạn Hữu Lương đã đốt sạch kho hồ sơ. Tuy Ân Thừa Ngọc đã sắp xếp người di dời một phần thế nhưng vẫn bị phá hủy rất nhiều.
- Mặc dù hôm nay đã sắp xếp một phần nhưng chẳng qua đó chỉ như muối bỏ biển thôi.
Phương Chính Khắc tức giận:
- Chỉ cần xem phần còn sót lại, là bề nổi của tảng băng chìm, cũng đủ để biết tại sao nội bộ Trường Lô Diêm sử tư lại trở nên thối nát thế này!
Trong những năm gần đây, quan viên Diêm sử tư từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ xa tới gần chắc chẳng còn mấy ai thanh liêm, trong sạch.
- Nếu điện hạ muốn thay đổi nội bộ thì bắt buộc phải tìm cách tra rõ sổ sách mấy năm qua mới được.
- Chuyện này có gì khó đâu?
Ân Thừa Ngọc cầm quyển sổ đã được sắp xếp lên lật xem, nói tiếp:
- Phương Ngự sử nhìn xem, Cô tự có biện pháp bắt được hết đám sâu mọt này. Chuyện thuế muối liên quan đến căn cơ quốc gia, mấy chuyện lộn xộn tương tự như ở Trường Lô Diêm sử tư không thể mặc kệ được.
Sau khi trao đổi với Phương Chính Khắc xong, Ân Thừa Ngọc quay về thành Thiên Tân Vệ.
Đã qua một đêm, hiển nhiên là tin tức ở Đại Cô Khẩu đã truyền về tới Thiên Tân Vệ. Đám quan viên ra tiếp đón vừa nhìn thấy Ân Thừa Ngọc thì trên mặt đầy vẻ hoảng sợ nhưng không ai dám lộ ra quá rõ.
Ân Thừa Ngọc không tiếp tục lá mặt lá trái với bọn họ nữa, y dứt khoát bãi giá tới công đường trong nha môn rồi sai người gọi đám đương gia diêm thương và tào bang đến.
Đương gia tám nhà và ba bang có mặt đầy đủ ở công đường, quỳ dưới đất.
Ân Thừa Ngọc ngồi trên cao đường, tay bưng chén trà. Nắp chén từ từ lọc mất bọt ngay mép chén, y ung dung uống trà.
Mấy người phía dưới chờ gần hai khắc (30 phút), quỳ đến nỗi đầu gối trở nên tê dại. Bọn họ nhìn nhau qua lại, cuối cùng mới đẩy người đứng đầu là Tào Phong lên nói chuyện.
Tào Phong chắp tay, cười hỏi:
- Không biết Thái tử điện hạ gọi thảo dân tới đây vì chuyện gì?
- Có chút chuyện muốn hỏi các vị.
Ân Thừa Ngọc đậy nắp chén trà lại, nắp trà va chạm với chén vang lên vài tiếng leng keng. Y nói:
- Có người tố giác Diêm sử tư ở ruộng muối Trường Lô hỗn loạn, muối tư chèn ép muối công. Nay Cô phụng mệnh hoàng đế đến đây tra rõ...
Nói đến đây, y cố ý dừng lại, chậm rãi lia mắt xuống bên dưới. Thấy rõ vẻ mặt của đám người phía dưới, y mới tiếp tục nói:
- Tra xét mấy ngày nay, Cô mới phát hiện không chỉ riêng Trường Lô Diêm sử tư hỗn loạn mà Diêm Chuyển vận sứ Vạn Hữu Lương còn dám cả gan làm giả công văn Hộ bộ, lén lút phát hành muối dẫn, tham ô tiền thuế. Đây đều là những tội không thể tha thứ.
Ân Thừa Ngọc làm bộ khoan dung, như thể y chỉ muốn mời bọn họ đến kêu oan:
- Tuy Vạn Hữu Lương đã bị bắt nhưng không lâu trước đó, phòng hồ sơ của Diêm sử tư gặp hỏa hoạn, làm thất thoát rất nhiều công văn sổ sách. Hôm nay Cô mời các vị đến đây là vì chuyện này. Mọi người ở đây đều là nhà buôn muối ở Thiên Tân Vệ; Vạn Hữu Lương lén lút phát hành diêm dẫn, tăng giá thuế, chắc hẳn các vị là người bị ảnh hưởng nặng nề. Nếu các vị có oan khuất gì, có thể nói ra hết.
Nghe thế, mấy vị đương gia nghĩ thầm trong lòng: tên Thái tử này ngu thật hay giả ngu thế.
Tất nhiên là mấy nhà buôn muối ai mà không biết việc Vạn Hữu Lương làm, nhưng chút xíu tiền thuế đó chả là gì so với số lợi nhuận to lớn của việc buôn lậu muối đâu.
Bọn họ cho Vạn Hữu Lương chỗ tốt, ngược lại ông ta tạo điều kiện cho họ, đôi bên cùng có lợi.
Huống hồ nếu Vạn Hữu Lương ngã ngựa, lại thêm dính dáng đến chuyện buôn lậu, không ai trong bọn họ thoát được cả.
Tào Phong sợ hãi, dập đầu nói:
- Xin hãy thái tử điện hạ minh giám. Kể từ lúc ngài Vạn nhậm chức cho tới nay, ngài ấy luôn dốc hết sức ngăn chặn muối lậu, bình ổn giá muối quan; đám thương nhân chúng thảo dân vô cùng cảm tạ ân huệ của ngài ấy. Không biết cái chuyện lén lút phát hành diêm dẫn, tăng giá thuế ấy Điện hạ nghe được ở đâu? Thảo dân không biết.
Nghe thế, đám người xung quanh đều phụ họa:
- Đúng vậy! Mong thái tử điện hạ không nên tin lời tiểu nhân vu khống.
- Ngài Vạn một lòng vì dân, sao có thể phạm vào tội lớn đó?
Nghe bọn họ tranh nhau giải thích giúp Vạn Hữu Lương, Ân Thừa Ngọc vỗ tay, bật cười:
- Vốn dĩ Cô cũng không tin quan thương ở ruộng muối Trường Lô thông đồng đầu cơ muối lậu; nhưng hôm nay nghe các vị bảo vệ Vạn Hữu Lương như thế, Cô lại tin đến tám chín phần.
Y vừa dứt lời, âm thanh nhốn nháo phía dưới bỗng chốc biến mất.
Chúng đương gia kinh ngạc nhìn y.
Ân Thừa Ngọc lạnh mặt, không còn khoan dung như khi nãy nữa:
- Tội của Vạn Hữu Lương đã có đầy đủ bằng chứng xác thực, khó thoát khỏi tội chết. Các ông cấu kết với lão làm chuyện xấu xa, cũng không thoát được. Có điều xưa giờ Cô là người bao dung, nhiều người khó phạt*. Nếu các ông hiểu rồi thì mang sổ sách mấy năm qua đến đây tự thú, có thể sẽ coi như là nhân chứng tố giác đồng phạm. Còn nếu chưa hiểu...
Y cười lạnh, nói tiếp:
- Chiếu theo luật Đại Yến, xử trảm người đầu cơ muối lậu.
Nói xong, y phất tay áo bỏ đi.
Trịnh Đa Bảo bưng một chồng sổ sách đi sau cùng. Ông ta nhìn đám đương gia đầy mặt sợ hãi cùng không dám tin, quăng thêm một cái tát:
- Điện hạ là người độ lượng; ngài không muốn thấy thành Thiên Tân Vệ máu chảy thành sông nên mới mời các vị tới đây. Đáng tiếc là...
Lại nhìn một lượt mấy người đang đứng trong công đường, thương hại mà cảm thán:
- Các vị tự cho mình là một khối rắn chắc như tấm sắt, thế mà lại không biết đã sớm có người âm thầm đi theo điện hạ.
Ông ta thâm sâu vỗ vỗ chồng sổ sách trên tay, rời đi theo Ân Thừa Ngọc.
Bỏ lại một đám người đang kinh sợ.
Đương gia nhà họ Tưởng nhìn qua từng người một, hoài nghi:
- Ai là kẻ phản bội?
- Kế ly gián mà ông cũng tin?
Tào Phong mắng.
- Các ông bình tĩnh! Nếu thật sự có chứng cứ, sao hôm nay chúng ta có thể dễ dàng quay về được?
Kha Thủ Tín cũng trấn an.
Lão nói cũng có lý, nhưng lời Ân Thừa Ngọc nói đã chôn xuống một mầm hoài nghi, trong lòng mỗi người đều có tính toán riêng. Vừa ra khỏi công đường, mấy đương gia vội vội vàng vàng ai về nhà nấy.
Mà bên này, sau khi về hành quán, Ân Thừa Ngọc gọi Triệu Lâm tới:
- Có thể sai người lan truyền tin tức được rồi.
Y ngấm ngầm giấu đi số sổ sách Vệ Tây Hà giao cho y trước đó là vì thời khắc này.


Chương 21.2


Ngay lúc đương gia các nhà buôn muối và tào bang còn đang lưỡng lự chờ xem tình hình thì một quan viên Diêm sử tư hay qua lại với Tào Phong bỗng tung tin tức nói nhà họ Vệ bí mật đi theo Thái tử, đã giao sổ sách muối lậu ra rồi.

Vài ngày nay, Thái tử đang tra xét sổ sách lần thứ hai.

Những năm gần đây, khi các nhà phân phối muối lậu đều có ghi lại tỉ mỉ. Bây giờ, số sổ sách này lại vừa trở thành thanh đao đòi mạng vừa là bùa bảo mệnh của bọn họ.

Chỉ cần tất cả mọi người cùng chen vai sát cánh, Thái tử sẽ khó có thể bắt bọn họ lấy ra.

Nhưng bây giờ lại có tin tức truyền ra từ nội bộ Diêm sử tư nói nhà họ Vệ phản bội.

Mấy nhà bị đâm sau lưng một nhát, nhất thời đều phẫn nộ.

Đương gia nhà họ Vệ bây giờ là Kha Thủ Tín. Sợ người khác chú ý, Tào Phong không dám dẫn theo quá nhiều người mà chỉ cùng với đương gia nhà họ Liễu là Liễu Tự Chi và đương gia bang La Sinh là Diêm Sở Hà tìm tới nhà họ Vệ.

Hai ngày này Kha Thủ Tín cũng đang sợ bóng sợ gió một hồi. Vừa nghe nói ba người tới cửa, lão còn tưởng rằng có tin tức mới nên vội vàng mời bọn họ đến thư phòng. Kết quả là vừa bước vào phòng, Diêm Sở Hà đã cho lão ăn một đấm..

Diêm Sở Hà bóp cổ lão đè trên tường, giận dữ tra hỏi:

- Ông dám bán đứng chúng tôi?

Kha Thủ Tín cố gạt tay hắn ra, ngạc nhiên hỏi lại:

- Ông nói bậy bạ gì đó?

Hai người khác thấy lão không giống giả bộ lắm, vội vàng khuyên bảo mãi Diêm Sở Hà mới thả lão ra.

Tào Phong rả vẻ là người hòa giải:

- Ông Kha, chúng ta đều là người cùng hội cùng thuyền; nếu như ông dám nhảy xuống thuyền trước hại những người khác, đừng trách chúng tôi không nương tay.

Ông ta rút một tờ bản sao sổ sách từ trong tay áo ra, đưa cho Kha Thủ Tín:

- Ông xem thử coi, cái này là sổ sách nhà ông phỏng."

- Sao tôi có thể làm chuyện ngu ngốc như này? Hai hôm nay tôi còn đang lo lắng sợ mấy ông đần độn tin kế ly gián mà đi tự thú đây!

Kha Thủ Tín tái mặt, nhận lấy tờ giấy trong tay Tào Phong. Vốn lão chỉ định xem lướt quá thôi, nhưng khi thấy cách thức ghi sổ riêng biệt trên đó, lão chợt cứng đờ.

Ba người kia thấy vẻ mặt lão, tức khắc gặng hỏi:

- Cái này đúng thật là sổ sách nhà ông sao?

Trong lòng Kha Thủ Tín đang đấu tranh một mất một còn, nhưng ngoài mặt vẫn bình tĩnh như cũ. Lão làm bộ nhíu mày, khó chịu nói:

- Không phải.

Thế nhưng, tuy lão nói như thế, nét cười trên mặt lại hết sức miễn cưỡng.

Lão thầm suy đoán, sổ sách này từ đâu ra? Kể từ lúc nắm nhà họ Vệ trong tay, lão luôn giữ kĩ số sổ sách này, người ngoài không biết được mới đúng.

Không, còn một người biết!

Kha Thủ Tín kinh sợ, nhớ đến đứa con trai trưởng gần đất xa trời kia.

Lão không có tâm tình đôi co với ba người kia nữa; sau khi mời bọn họ đi, lão mới nhanh chóng đi tới tây viện.

Vệ Tây Hà vừa dọn dẹp đồ đạc xong.

Hắn đã sống ở viện này hơn hai mươi năm, thế mà khi chuẩn bị rời đi lại chỉ có một bọc đồ đơn giản.

Thân nhân qua đời, nhà họ Vệ đổi chủ, còn lại duy nhất một người anh ở cạnh hắn từ lúc bé xíu tới giờ.

Hắn ngửa đầu nhìn tường viện cao lớn của Vệ phủ, bật cười:

- A Huyền, cuối cùng em cũng có thể đi khỏi chỗ này.

Chu Huyền nhận lấy bọc quần áo trong tay hắn, đáp vâng một tiếng rồi hỏi tiếp:

- Thiếu gia, người muốn đi tế bái cụ cố và phu nhân sao?

- Không phải lúc này.

Vệ Tây Hà nhìn Kha Thủ Tín đang bước tới, nói khẽ:

- Nợ máu chưa đòi , lấy gì tế bái đây?

- Nghịch tử, là mày đúng hay không!

Kha Thủ Tín bước nhanh tới, nắm cổ áo hắn.

Chu Huyền vô thức muốn ngăn, Vệ Tây Hà ra hiệu cho y dừng lại.

- Ngoại trừ tôi còn ai nữa?

Vệ Tây Hà cười, đẩy từng ngón tay lão ra, trong mắt chứa đầy hận thù:

- Hôm nay chỉ mới bắt đầu thôi. Không riêng mình ông, cả đám thê thiếp, con cháu ông sẽ chôn cùng Vệ phủ.

Ánh mắt hắn trở nên u ám, thanh âm lạnh lùng. Kha Thủ Tín vô thức lùi ra sau, nghiến răng nghiến lợi:

- Nếu biết có ngày này, tao đã không nhẹ dạ giữ mày sống sót!

Vệ Tây Hà phì cười, giễu cợt:

- Bây giờ ông hối hận cũng không kịp rồi. Thư thả buông xuống thôi, tôi nhất định sẽ lấy đầu ông tế ông nội và mẹ.

Nói xong, hắn phủi bụi trên áo, đứng thẳng dậy, được Chu Huyền đỡ ra khỏi lồng giam đã vây khốn hắn năm năm.

Tin nhà họ Vệ đi theo Thái tử nhanh chóng lan ra, đặc biệt là hành động đóng cửa cáo ốm không tiếp khách của Tào Phong sau khi tìm Kha Thủ Tín dò hỏi lại càng khiến đám người lo lắng sợ hãi.

Trong lòng không ít người đã bắt đầu dao động.

Nhất là Vạn Hữu Lương bị bắt chỉ mới năm ngày đã nghe nói quan tổng binh Quan Hải Sơn cũng bị bắt về chịu tội.

Ông ta vốn đang trốn trong Vệ sở, cho rằng mình có thể tránh được một kiếp, không ngờ bị Thái tử phái tinh binh Tứ Vệ Doanh ập vào bắt tại trận. Quan Hải Sơn phản kháng không thành công, bị chém đứt một cánh tay, nhốt vào đại lao thành Thiên Tân Vệ.

Quan Hải Sơn là quan tổng binh của Thiên Tân Vệ, là quan lớn. Nếu Thái tử không có chứng cứ xác thực, hẳn là sẽ không hành động thế này.

Nhất thời, lòng người thành Thiên Tân Vệ hoang mang.

Mà cuối cùng kế ly gián của Ân Thừa Ngọc cũng có tác dụng. Liên tục mấy ngày đều có người âm thầm đến tự thú. Bọn họ trình sổ sách muối lậu mấy năm qua lên, nguyện ý tố giác đồng lõa, chỉ mong Thái tử xử lý nương tay.

Từng thùng sổ sách muối lậu được đưa đến chỗ Phương Chính Khắc.

Nhân chứng, vật chứng đầy đủ, rõ ràng.

Một tháng sau khi Ân Thừa Ngọc đến Thiên Tân Vệ, án muối lậu chính thức bắt đầu thẩm tra xử lí, Tuần diêm Ngự sử Phương Chính Khắc làm quan chủ thẩm.

Mà bây giờ Ân Thừa Ngọc lại đang gấp rút làm chuyện khác: đề phòng cướp biển đột kích Đại Cô Khẩu.

Dựa theo lời khai của tên cướp biển, sau khi phối hợp với Quan Hải Sơn hù dọa "phiền phức", bọn chúng tập hợp ở Đại Cô Khẩu để tiện hai ngày nữa tiếp ứng một cướp biển lên bờ.

Tuyến phòng thủ của Thiên Tân Vệ lỏng lẻo, quân đội lại là thùng rỗng kêu to. Quan tổng binh Quan Hải Sơn đi đầu cấu kết với cướp biển, dung túng cho thuyền của bọn chúng đi tới đi lui, khiến cho chúng lên thuyền như thói quen.

Không chỉ đốt phá cướp bóc trên bờ, chúng còn lấy cắp hàng hóa trên thuyền bán cho mấy nhà buôn nhỏ ở Thiên Tân Vệ, đổi lấy tiền bạc và lương thực, vật dụng.

Vì để đạt được lợi ích, không ít tiểu thương và dân chúng địa phương tự nguyện trở thành gián điệp cho đám cướp biển. Vì phòng ngừa tin Quan Hải Sơn gặp chuyện lộ ra, Ân Thừa Ngọc sai người đi đường thủy sang Quảng Ninh Vệ* điều binh trợ giúp di dời dân chúng Đại Cô Khẩu.

*Nay là thành phố Bắc Trấn, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc.

Hôm nay, Đại Cô Khẩu chỉ còn là một tòa thành trống. Mà "dân chúng" sinh hoạt trong thành đều là binh lính giả dạng.

Chỉ chờ bọn cướp biển lên bờ.

...

Hai ngày sau, tất cả đã được bố trí ổn thỏa.

Chỉ huy sứ Quảng Ninh Vệ Tiêu Đồng Quang cùng Ân Thừa Ngọc trấn thủ Đại Cô Khẩu.

- Điện hạ có chắc chắn là hôm nay bọn cướp biển kia sẽ lên bờ?

Lần này Tiêu Đồng Quang là mạo hiểm điều binh. Nếu không vì hắn luôn kính nể phẩm hạnh Ân Thừa Ngọc, lại thêm mấy lời y viết trong thư đều mang ý khẩn thiết cần viện, hắn sẽ không tùy tiện đồng ý.

Quân đội thường trực của Thiên Tân Vệ có khoảng năm sáu ngàn người, còn chưa nói đến sở Thiên hộ sở Bách hộ, binh lực vô cùng sung mãn. Trái phải lại có Liêu Đông, Sơn Đông bảo vệ, cho dù nhiều cướp biển đến đâu cũng tự mình giải quyết được.

Thế nhưng trong thư Ân Thừa Ngọc gửi đến có nói: quan tổng binh Thiên Tân Vệ cấu kết với cướp biển, mấy hôm nữa bọn chúng sẽ lên bờ, từ trên xuống dưới vệ sở không có ai đáng tin cậy; để phòng người lộ tin tức, đành phải điều binh từ bên cạnh.

Tiêu Đồng Quang suy nghĩ rất lâu, cuối cùng mới điều binh đến đây chi viện.

Ân Thừa Ngọc lắc đầu, đáp:

- Không chắc lắm. Tin tức moi được từ trong miệng đám cướp biển, Cô không xác định được có biến chuyển gì xảy ra hay không. Nhưng bọn chúng hung hăng đã lâu, Cô nghe được tin sẽ không mặc kệ.

Y vỗ vai Tiêu Đồng Quang, cười, nói tiếp:

- Chỉ huy sứ Tiêu yên tâm, nếu có chuyện gì, Cô sẽ chịu trách nhiệm.

Dứt lời, y chắp tay sau lưng, bước tới chỗ ống nhòm quan sát tình hình ngoài khơi.

Hiện giờ chưa phát hiện dấu vết thuyền bè di chuyển.

Cứ như thế, chờ đến tận đêm xuống cũng không thấy bóng dáng cướp biển.

Ân Thừa Ngọc vẫn bình tĩnh như trước, nhưng Tiêu Đồng Quang lại khó nén tức giận, tiếp tục hoài nghi:

- Chẳng lẽ là tin tức sai rồi?

Ân Thừa Ngọc đáp:

- Nếu hôm nay không tới, ngày mai ắt sẽ tới. Chờ thêm ba ngày, nếu chúng không đến, Chỉ huy sứ Tiêu cứ việc quay về.

Nghe y nói thế, Tiêu Đồng Quang chỉ đành nén giận tiếp tục chờ.

Ngay lúc mặt trời sắp lặn hẳn, chợt có trinh sát báo lại: trên biển có năm chiếc thuyền lớn đang tiến tới đây.

Trong đó hai chiếc là thuyền chiến Ngũ Bách Liệu*, ba chiếc còn lại nhỏ hơn là thuyền chở hàng.

Tiêu Đồng Quang mừng rỡ, nhanh chóng bố trí.

Lúc này, Đại Cô Khẩu dường như vẫn giống như ngày thường, không nhìn ra chút khác thường nào.

Khi mấy chiếc thuyền chiến chuẩn bị đến gần bến tàu thì bắt đầu giương cờ hiệu. Giương cờ hiệu là thứ moi được từ miệng đám cướp biển bị bắt kia, sau khi nhận được tín hiệu, đám binh sĩ vờ hồi âm lại, có nghĩa là tất cả mọi thứ vẫn bình thường.

Thuyền lớn đậu vào bến tàu đơn sơ, bọn cướp biển hăng hái chuyển hàng xuống.

Đa số bọn chúng để kiểu tóc Nguyệt đại, mặc quần áo kì lạ của xứ Phù Tang; thế nhưng chúng lại giao tiếp vô cùng thành thục bằng tiếng phổ thông Đại Yên.

Chỉ qua nửa canh giờ sau, hàng hóa đã được dỡ xuống xong xuôi.

Chúng để đống hàng hóa chất cao như núi ờ lại bến tàu, còn bản thân lại kết thành nhóm chuẩn bị vào thành giải sầu, tiện thể gọi người đến giúp lấy hàng.

Tên cầm đầu cao to vạm vỡ, trên vai vác một thanh đao to nặng. Gã mặc một bộ quần áo xộc xệch, mắt láo liên khắp nơi, không tham gia vào đám cướp biển đang hăng say rượu chè.

Gã đạp tên bên cạnh, nhăn mày, đáp:

- Cảnh giác chút đi, tao thấy có gì đó không ổn.

- Có gì mà không ổn chứ? Đương gia, mày lo lắng quá rồi đó.

Đứa vừa bị gã đạp là một đương gia khác, hắn bật cười ha hả, nói tiếp:

- Lần này chúng ta mang tới đồ tốt lắm, đến lúc đó gọi thằng quan tổng binh đến xem, nếu thằng đó mà lấy thì ắt chúng ta phát tài.

Bọn chúng thèm thuồng mối làm ăn buôn muối lậu đó lậu rồi, chẳng qua là miếng bánh đó đã chia xong, chúng nó có chen vào cũng chỉ hốt được vài miếng vụn thôi.

Hôm nay vừa vặn có thể moi được chút bạc trong túi Quan Hải Sơn.

Gã đàn ông không phản bác hắn, thế nhưng vẫn nhíu mày, cái cảm giác bồn chồn trong lòng không sao mất đi được.

Ân Thừa Ngọc đứng trên chòi canh gác, nhìn thoáng qua gã cầm đầu rồi đưa ống nhòm cho Tiêu Đồng Quang:

- Tên cầm đầu đã nghi ngờ, ra hiệu cho binh sĩ chuẩn bị hành động đi.

Tiêu Đồng Quang nhận lấy, tiếp tục quan sát cũng phát hiện động tác của gã đàn ông. Hắn nhanh chóng truyền lệnh xuống.

Lá cờ xí treo trên chòi phất phất mấy cái liên tục.

Trong sắc trời hoàng hôn mờ tối, cửa thành Đại Cô Khẩu phát ra mấy tiếng kẽo kẹt, từ từ đóng lại.

- Không ồn! Có bẫy!

Gã đàn ông to bự nghe được tiếng vang, phản ứng cực nhanh xông ra khỏi cửa thành.

Tốc độ của gã rất nhanh mà cửa thành lại nặng, không kịp đóng lại để gã thoát được ra ngoài.

Lúc gã đàn ông lao khỏi cửa thành, mấy tên cướp biển khác cũng nhanh chóng vọt tới, va chạm với nhóm binh sĩ thủ thành.

Tình hình dần hỗn loạn, Tiêu Đồng Quang thấy thủ lĩnh đám cướp bỏ chạy, vội vàng la lên:

- Thần dẫn người đuổi theo, không được cho hắn thoát.

Tên to con kia nhanh nhẹn linh hoạt, xứng chức cầm đầu.

- Không cần, người của ta đã đuổi theo rồi.

Ân Thừa Ngọc híp mắt, nhìn hai bóng người đang quần nhau ngoài cửa thành.

Cùng lúc gã đàn ông chạy tới cửa thành, Tiết Thứ đã đuổi theo. Tên kia vô cùng hung hãn, mắt thấy Tiết Thứ đằng sau, gã xoay người lại, rút đao tấn công hắn.

Gã dùng một thanh đao to nặng, đao to chẻ gió như ngàn quân. Trái lại hai tay Tiết Thứ cầm hai thanh đao, một dài một ngắn trong tay hắn linh hoạt chuyển động.

Nhìn ra được lực cánh tay kinh người của gã đàn ông, hắn chưa vội lấy đá chọi đá mà lại cậy vào bản lĩnh linh hoạt tiến sát vào cận chiến. Thỉnh thoảng, thanh đao trong tay trái hắn thọc ra vài vết trên người tên cướp biển.

Qua một chốc, trên người gã đàn ông xuất hiện vài vết máu loang lổ.

Gã nhổ ngụm nước miếng, ánh mắt càng hung hãn hơn, thanh đao lớn trong tay mạnh mẽ chém xuống.

Song Tiết Thứ lại như một con sói hoang gian xảo, lần nào cũng né được chiêu thức của gã đàn ông, còn thuận thế phản kích. Đương lúc bị quần qua quần lại tơi tả, gã chợt phát hiện sơ hở của Tiết Thứ. Trong lòng thầm mừng, gã quơ đao chém xuống vai trái hắn.

Tiết Thứ không kịp né, thanh đao như chẻ tre chém lên vai hắn, máu tươi văng tung tóe.

Gã đàn ông cười lớn, nhưng chưa đắc ý bao lâu, mặt gã bỗng cứng đờ.

Thanh trường đao trong tay phải Tiết Thứ chém ngang đùi gã.

Ngược lại, lần này Tiết Thứ cười lạnh, vặn cổ tay chém đứt chân tên to con.

Gã kêu đau, ngã sấp xuống, máu đỏ ngay vết chém tuôn ra ào ào.

Tiết Thứ hờ hững lau máu văng trên đao, chống đao nhìn về hướng chòi canh gác.

Ân Thừa Ngọc thấy cảnh này từ trong ống nhòm, trong lòng bị máu đỏ nơi vai hắn đâm nhói lòng.

- Cô xuống dưới xem một lát.

Y ném ống nhòm Tiêu Đồng Quang, chạy xuống.

Trận đánh ở cửa thành đã đến hồi kết, tinh binh Quảng Ninh Vệ được huấn luyện khắc nghiệt nhanh chóng bắt trọn hơn trăm tên cướp biển.

Bao gồm năm chiếc thuyền lớn, đều bị giữ lại hết.

Lúc Ân Thừa Ngọc chạy tới cửa thành thì, tên cầm đầu bị chém đứt chân đã bị trói lại, ném lên xe ngựa. Tiết Thứ chống đao đi đằng sau, dáng người vẫn sừng sững như cũ, sắc mặt chỉ hơi tái nhợt. Nếu không thấy vết máu đỏ sẫm trên vai hắn, chắc hẳn ai cũng nghĩ hắn không sao cả.

- Mau gọi quân y!

Ân Thừa Ngọc thấy một mảng máu đó tươi, tim đập nhanh thình thịch. Y không để ý chung quanh, sai người nhanh chóng tới đỡ Tiết Thứ.

Tiết Thứ cau mày, đang muốn nói hắn tự đi được thì bị Ân Thừa Ngọc trừng mắt:

- Đứng yên!

Hắn lập tức dừng lại, yên lặng để người đỡ về quan nha.

Một quân y đeo hòm thuốc trên lưng vội vàng chạy tới quan nha. Thấy vết thương trên vai Tiết Thứ, ông giật mình kinh ngạc:

- Nếu chém lệch một chút, sợ là cánh tay này sẽ tàn phế.

Ông nói xong, bảo trợ thủ đi chuẩn bị thuốc mê và kim khâu.

Trên mặt Tiết Thứ đổ đầy mồ hôi hột, nghe thế, hắn lạnh nhạt phản bác:

- Chỉ là vết thương nhỏ thôi, tôi tự biết rõ.

Quân y nghẹn họng, đang định mắng một trận nhưng thấy ánh mắt hung ác của hắn, ông lại ngậm miệng, yên lặng cầm băng gạc xử lý vết thương.

Trái lại, Ân Thừa Ngọc thấy phiền lòng, quát lớn:

- Nếu ngươi tự nắm chắc được, sao lại bị thương thế này?

Tiết Thứ nhếch môi, trong lòng không phục song không phản bác.

Lát sau, trợ thủ mang chén thuốc mê tới. Uống xong, Tiết Thứ thiếp đi mất. Quân y giúp hắn rửa sạch vết thương, lấu kim khâu lại. Qua nửa canh giờ, vết thương mới được khâu xong.

Ân Thừa Ngọc hỏi:

- Hắn có sao không? Cần tĩnh dưỡng bao lâu?

Quân y đáp:

- Bẩm điện hạ, chỉ cần tĩnh dưỡng nửa ngày thôi. May là tránh được kinh mạch quan trọng, chỉ là vết thương ngoài da. Nếu không, có nghỉ ngơi nửa năm cũng không khỏi được.

Ân Thừa Ngọc nhíu mày, sai người tiễn quân y, còn bản thân y thì ngồi xuống cạnh giường.

Thuốc mê chưa tan hết, Tiết Thứ vẫn còn mê man.

Sắc mặt hắn tái nhợt vì mất máu quá nhiều, khuôn mặt luôn sắc nhọn lại mang theo chút yếu đuối, trông có vẻ niên thiếu hơn.

Ân Thừa Ngọc cẩn thận quan sát hắn, bây giờ y mới chợt nhận ra, Tiết Thứ cũng chỉ xấp xỉ tuổi y, vẫn còn là một thiếu niên.

Y sống lại một đời mang theo kí ức đời trước, mỗi khi nhìn hắn lại theo thói quen coi hắn là "Cửu Thiên Tuế" không gì không làm được kiếp trước.

Nhưng y quên mất rằng, cho dù hắn là "Cửu Thiên Tuế" cũng phải trải qua nhiều trận chiến khốc liệt, lưu lại những vết sẹo khó phai mới đạt được.

Y luôn xem hắn là một thanh đao giết người, song lại không quan tâm, để có một thanh đao sắc bén như thế cần phải mài dũa thời gian dài.

Trong xương cốt người này chứa đựng sự tàn bạo không ai có được, dường như hắn trời sinh đã biết chiến đấu chém giết. Cơ mà bất kể đời trước hay đời này, y chưa từng hỏi Tiết Thứ, rằng một thân bản lĩnh của hắn luyện bằng cách nào.

Ân Thừa Ngọc ngồi cạnh giường một lúc lâu.

Cho đến tận khi Trịnh Đa Bảo bưng chén thuốc vừa nấu xong tới, y cũng không rời đi.

Trịnh Đa Bảo đút Tiết Thứ uống thuốc xong mới khuyên y quay về nghỉ ngơi. Nhưng Ân Thừa Ngọc chỉ lắc đầu, vẻ mặt nặng nề, không biết đang nghĩ gì.

Trịnh Đa Bảo cho là y quá lo lắng cho Tiết Thứ, thầm cảm khái quả nhiên điện hạ vừa mắt hắn rồi bưng chén rỗng lui ra ngoài.

Tiết Thứ tỉnh lại sau hai khắc uống thuốc.

Mới vừa tỉnh lại, ánh mắt hắn còn chưa thấy rõ ràng lắm. Nghỉ ngơi thêm một chút, ánh mắt hắn lại trở nên rõ ràng, mang theo vẻ sắc bén quen thuộc.

Hắn quay đầu nhìn người bên cạnh giường, khàn giọng dò hỏi:

- Điện hạ?

Có lẽ là không nghĩ đến Ân Thừa Ngọc sẽ ở đây canh chừng, trong lời nói hắn ẩn chứa kinh ngạc.

- Tỉnh rồi?

Ân Thừa Ngọc rũ mắt nhìn hắn, hỏi tiếp:

- Đau không?

Tiết Thứ đang muốn đáp không đau song lại chần chừ, lát sau hắn mới gật đầu, đáp:

- Đau.

Nghe vậy, Ân Thừa Ngọc cười lạnh, không nén được cơn tức trong lòng:

- Biết đau, sao không biết tiếc mệnh?

- Hắn không giết được nô tài.

Tiết Thứ biện minh:

- Hơn nữa, điện hạ muốn bắt sống hắn.

Tên thủ lĩnh băng cướp không phải kẻ vô dụng, nếu hắn không để lộ sơ hở, e là sẽ không lừa được gã.

Ân Thừa Ngọc trầm mặc, sắc mặt tĩnh lặng.

Hồi lâu, y chớt mắt, cúi người nắm cằm Tiết Thứ, gần như mũi chạm mũi, nghiến răng nghiến lợi nói:

- Trung thành như vậy, phải chăng ngươi thích Cô?

Câu hỏi bất chợt của y làm Tiết Thứ nín thở một chút. Một lúc sau, hắn không do dự gật đầu.

- Là loại thích nào?

Nghe được đáp án như trong dự liệu, Ân Thừa Ngọc bật cười, cúi thêm xuống nhìn hắn, ngón tay gẩy cằm hắn:

- Loại này sao?

Tiết Thứ dần thở gấp, ánh mắt nhìn y cuồn cuộn sóng ngầm. Cánh tay bị thương của hắn nâng lên, nắm lấy cổ tay Ân Thừa Ngọc, mu bàn tay nổi gân xanh, vừa nhẫn nại vừa khắc chế.

Ân Thừa Ngọc vỗ lên mu bàn tay hắn, quát:

- Càn rỡ.

Mặc dù nói thế nhưng y lại kéo dài âm cuối, vì thế câu y nói ra không mang chút uy hiếp nào, ngược lại ẩn chứa ý trêu chọc.

Tiết Thứ không buông ra mà nắm nhẹ lại, cẩn thận nắm tay y.

- Còn điện hạ?

Hắn giương mắt lên, như muốn nhìn thấu đáy lòng Ân Thừa Ngọc.

Ân Thừa Ngọc không đáp, cười như không cười nhìn hắn. Y bỏ lại một câu không đầu đuôi "Cô chưa nguôi giận đâu" rồi rút tay ra rời đi.

Tiết Thứ nhìn bóng lưng y, ngón tay vô thức vân vê.

Tay của điện hạ, quả thật là mềm hơn khăn tay.

--------------------

Cún: Điện hạ lại trêu ta, phải chăng người rất yêu ta.

Điện hạ:...


Trước Tiếp
Trước Tiếp

Domain.com đổi tên miền thành Domain.tv

Bình luận (0)

Truyện liên quan

box-chat