Cửu Thiên Tuế - Tú Sinh
Chương 44
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Về đến Tây Xưởng, Tiết Thứ lập tức sai người mang dây đỏ đến.
Vì chưa bao giờ bện dây nên hắn chẳng biết phải làm thế nào, song lại không muốn hỏi người khác cho nên hắn tìm mấy sợi dây kết* tới, cẩn thận tháo ra nghiên cứu rồi tự bện thử. Phải làm hỏng mấy sợi dây hắn mới bện thành công được một cái.
*dây kết
Hắn không bện quá phức tạp, mấy sợi dây đỏ đan thành kết hơi lớn, cuối dây kết còn cố ý buộc thành một cái thòng lọng để dễ đeo.
Chính giữa sợi kết màu đỏ rực rỡ luồn một đồng điếu cát tường ngọc bích trong veo không to không nhỏ.
Tiết Thứ ngồi trước ánh nến, ngón tay chai sần vuốt ve ngọc cát tường, hình như không để lại dấu vết nào.
Chẳng giống như làn da của điện hạ, hắn chỉ cần mạnh tay chút thì sẽ hằn lên dấu tay đỏ tươi, điểm xuyết trên da thịt trắng nõn, hệt như dục vọng chảy ngang qua.
Tiết Thứ ngắm ngọc cát tường hồi lâu, đoạn lấy một túi gấm nhỏ ra, đặt vào.
Đêm nay, ngọn lửa trong lòng bùng cháy mãnh liệt cho nên hắn dứt khoát tự mình đi gánh nước giếng lạnh, dội từ đầu xuống chân.
Làn nước lạnh lẽo tạm thời dập tắt được tình ý nóng cháy nhưng lại không xóa được ngọn lửa trong lòng hắn.
Tiết Thứ thổi tắt nến, nằm lên giường. Hắn lần mò túi gấm trong lòng, lại chạm vào nhẫn ngọc đeo trên cổ, hơi nước lạnh lẽo dần nóng lên.
Trằn trọc một đêm, đến tận tờ mờ sáng Tiết Thứ mới chợp mắt được.
Nhưng trong mộng vẫn không được yên ổn.
Ân Thừa Ngọc nằm sấp bất động trên ghế quý phi, áo bào màu tím dán sát vào đường cong cơ thể, cảnh xuân tràn ra khắp phòng.
Tiết Thứ cúi người trên lưng y, vạt áo dệt vàng thêu chỉ bạc quyến luyến với y, không phân rõ tôi anh.
Ngọn đèn dầu trong phòng lay động, kéo dài bóng của hai người.
Một thoáng yên lặng trôi qua bóng ngọn đèn.
Chỉ trong chớp mắt mà lại như đã rất lâu, Tiết Thứ chợt di chuyển, lấy một con dấu từ trong băng giám (tủ lạnh cổ đại) ra.
Con dấu nhỏ bằng một lóng tay cái, một đầu được buộc bằng dây đỏ, bởi vì mới lấy từ trong băng giám ra cho nên trên bề mặt đọng đầy bọt nước.
Tiết Thứ cầm dây đỏ lên, buộc vào sau cổ Ân Thừa Ngọc.
Mặt con dấu dính mực đỏ, hắn chậm rãi hạ tay xuống, đóng một dấu đỏ tươi lên làn da trắng nõn của y. Mực đỏ gặp phải nước, tan ra, nhưng vẫn có thể nhận ra đó là hai chữ "Tiết Thứ" được viết bằng thể triện.
Miếng ngọc lạnh lẽo bỗng chạm vào da, Ân Thừa Ngọc đang nằm yên chợt rùng mình.
Y quay đầu lại, trong đôi mắt phượng đẹp đẽ chứa đầy tức giận:
- Tiết Thứ, ngươi chớ quá đáng!
Tiết Thứ mỉm cười, song trong mắt lại chẳng có chút ý cười nào cả, nghiến răng đáp:
- Đến cả sinh nhật của Tạ Uẩn Xuyên mà điện hạ còn nhớ, lại còn tự tay vẽ tranh tặng cho gã, thế nhưng ngài chẳng bao giờ nhớ được sinh nhật của ta đây, ta rất buồn lòng nên đành phải đòi lại thôi.
Đương lúc hắn đang nói, con dấu bằng bạch ngọc trượt theo sợi dây đỏ xuống dưới hõm lưng của Ân Thừa Ngọc, để lại một vệt đỏ mờ ám.
...
Lúc choàng tỉnh, cả người Tiết Thứ đổ đầy mồ hôi.
Bây giờ đã vào tháng bảy, trời trở nóng, băng giám trong phòng đã tan hết, hơi nóng bốc lên hừng hực.
Bốc hơi nhiệt ý chước biết dùng người miệng khô lưỡi khô.
Tiết Thứ ngồi ở tháp thượng thật lâu, mới từ tự trong mộng phục hồi tinh thần lại.
Cảnh tượng trong mơ rất thật.
Mỗi một động tác của điện hạ đều tác động tới dục vọng trong lòng hắn, trái lại từng câu từng chữ của ngài ấy hệt như dao nhọn, vô tình cắm vào ngực hắn.
Bởi thế, từ khi hắn tỉnh lại đến giờ, cái cảm giác hoang mang, sốt ruột và đố kỵ vẫn còn cuồn cuộn trong lòng, không cách nào biến mất được.
Tiết Thứ vội vã lấy túi gấm đang đặt trong ngực ra, sờ được ngọc cát tường trong túi mới dần bình tĩnh lại.
Hắn chậm rãi thở phào, may mắn đó chỉ là một giấc mộng mà thôi.
Chắc chắn là hắn sẽ không bao giờ đối xử với điện hạ như vậy, và điện hạ cũng thế.
Điện hạ nhận ngọc cát tường hắn tặng, cũng chính ngài đã hứa là sẽ chuẩn bị quà sinh nhật cho hắn.
Tất cả không giống trong mộng.
Tiết Thứ giấu đi cảm xúc, cất túi gấm, đoạn đi tắm nước lạnh rồi thay một bộ quần áo mới. Trước khi ra khỏi cửa, hắn lại nhét túi gấm vào lòng, nhủ thầm rằng chiều tối hôm nay sẽ đến cung Từ Khánh để trả lại ngọc cát tường cho điện hạ.
Nghĩ đến việc điện hạ mang quà mình tặng theo bên người, trong lòng Tiết Thứ tràn đầy lửa hừng hực.
Tới Tây Xưởng, Tiết Thứ lập tức đến Ngự mã giám kiểm tra. Trên đường, hắn đụng phải Đề đốc Đông Xưởng Cao Viễn.
Cao Viễn mặc phi ngư phục màu thu*, bên hông treo ngọc bội cá bạc**, trong tay vân vê hai viên hạch đào(óc chó) bóng mỡ. Vẻ mặt lão ta trông phúc hậu nhưng giọng nói lại mang ý mỉa mai:
*phi ngư phục màu thu:
**ngọc bội cá bạc:
- Gần đây Tây Xưởng không có việc gì, mới sáng sớm mà giám quan Tiết định đi đâu đấy?
Kể từ khi Long Phong đế quay đầu trọng dụng Tây Xưởng, cho Đông Xưởng và Cẩm y vệ một cái tát thì Cao Viễn đã âm thầm kết thù với Tiết Thứ. Song lão ta bị Cao Hiền cảnh cáo cho nên mới miễn cưỡng nhịn xuống.
Bây giờ Long Phong đế không ở kinh thành, Cao Hiền lại tuân mệnh ông ta về kinh, Cao Viễn không muốn nhịn nữa.
Chỉ là một thằng nhãi vắt mũi chưa sạch gặp được vận may mà thôi, nào có giỏi đến mức lật trời được chứ.
Cao Viễn thường xuyên ra vào ngục giam, đã gặp vô số tên trẻ tuổi tự xưng tài giỏi, ban đầu kiêu ngạo ngông cuồng, cuối cùng lại chẳng bằng một con chó. Chính vì thế, ánh mắt lão ta nhìn Tiết Thứ chứ đầy khinh miệt.
Lão ta làm bộ thở dài:
- Nếu giám quan Tiết rảnh rỗi không có việc gì làm, chi bằng đến Đông Xưởng giúp tôi một tay. Bây giờ nạn dịch hạch lây lan trong kinh thành, không phải bệ hạ đã lấy rất nhiều ngân lượng trong quốc khố để cứu tế sao. Nhưng đám dân đen này chẳng có chút biết ơn nào, lại còn dám bịa đặt bôi nhọ bệ hạ trên phố, không biết có âm mưu gì đây. Chưởng ấn Cao thương cho bệ hạ, cố tình sai bọn tôi bắt đám thư sinh bịa đặt lại tra hỏi, xem có gian thần nào châm ngòi sách động hay không."
Nghe vậy, Tiết Thứ cau mày, lạnh mặt nhìn Cao Viễn, song không có ý từ chối:
- Nạn dịch hạch hoành hành đã khiến lòng dân hoang mang, đốc chủ Cao lại còn vì vài câu nói mà định tội, coi chừng dân chúng phẫn nộ. Đến khi đó lớn chuyện, đừng trách tôi không nhắc ông trước.
Cao Viễn cười nhạt:
- Giám quan Tiết chớ hù dọa chụp mũ cho tôi, số muối tôi đã ăn còn nhiều hơn số hạt gạo mà cậu ăn đấy. Cậu đang tìm lý do từ chối sao? Hay...cậu không dám vào ngục giam hả?
Tiết Thứ không trúng chiêu khích tướng của lão, hắn suy tư một hồi, đoạn đáp:
- Nếu đốc chủ Cao đã mở lời, tôi đây đành phải theo ông vậy.
Thấy hắn trúng chiêu, đồng ý đến ngục giam, Cao Viễn thầm cười, đi trước dẫn đường.
Đây là món quà lão ta đã đặc biệt chuẩn bị cho Tiết Thứ, bảo đảm hắn sẽ mất sạch sĩ diện, sau này chắc chắn chẳng có mặt mũi mà kiêu ngạo trước mặt người khác nữa.
Hai người ra khỏi cung, đi đến ngục giam.
Chiếu ngục thuộc quản lý của bắc trấn phủ ti dưới quyền Cẩm Y Vệ. Song Chỉ huy sứ Cẩm y vệ Cung Phi Hồng vốn gió chiều nào theo chiều đó, vừa bị Cao Hiền chèn ép trước mặt Long Phong đế vừa bị Đông Xưởng đè đầu.
Trong ngục giam đa số là người của Đông xưởng.
Đám thư sinh bị Cao Viễn bắt hôm nay đều bị nhốt trong đó.
Tiết Thứ theo Cao Viễn vào cửa ngục chợt nghe được tiếng đóng cửa nặng nề sau lưng. Một tên phiên dịch mặc vải thô cầm đao, lạnh lùng nhìn hắn, bầu không khí đầy áp lực.
Tiết Thứ liếc gã, nhận ra chuyện hắn vô tình gặp Cao Viễn là do lão ta cố ý sắp xếp.
Hắn không hề sợ, hắn đi theo Cao Viễn chẳng qua là vì đoán rằng điện hạ sẽ để ý đến việc này nên mới nhân cơ hội đi nghe ngóng mà thôi.
Hắn lạnh mặt, theo Cao Viễn vào sâu bên trong.
Đi qua hành lang hẹp dài âm u, thường có tiếng phạm nhân la hét và tiếng kêu rên vang lên. Mấy ngọn đèn dầu treo hai bên tường leo lắt, trông khá đáng sợ.
- Hôm nay đám phiên dịch bắt được mấy thư sinh, bọn họ ngâm thơ chế giễu bệ hạ trong quán trà. Người của tôi tra hỏi được có một người trong đó có ông từng làm buôn bán ở kinh thành, có một gánh hát trên danh nghĩa. Trong thời Hiếu Tông, có đào hát trong gánh hát thừa dịp hát hí mà ám sát hoàng đế. Đám thư sinh này e rằng có liên quan đến dư nghiệt thời Hiếu Tông.
Cao Viễn từ tốn vân vê hạt hạch đào trong tay, thở dài:
- Đáng giận là đám này rất cứng miệng, bọn tôi có tra hỏi thế nào cũng không chịu nhận tội. Tôi mới nghĩ, nếu Đông Xưởng không tra được, chi bằng đến nhờ thử Tây Xưởng một lần.
Lão ta nói năng mạnh miệng, hệt như chuyện này là thật, song Tiết Thứ lại âm thầm cau mày.
Dư nghiệt thời Hiếu Tông sao? Chẳng qua là che mắt thôi.
Cả thiên hạ ai mà không biết Hiếu Tông tàn bạo nhẫn tâm, đến nỗi khởi nghĩa nổi lên khắp nơi. Dư nghiệt trong miệng bọn họ chỉ là dân chúng bị thường bị ép vào đường cùng cho nên sinh ra lòng muốn thay đổi giang sơn mà thôi.
Sau này, hoàng đế Hiếu Tông băng hà, Long Phong đế lên kế vị áp dụng chính sách an dân, tạo cơ hội sống cho dân chúng thì mới dần dần không còn xuất hiện việc ám sát hoàng đế.
Nhưng Long Phong đế vô cùng nhát gan sợ chết, tuy ngoài mặt tỏ vẻ không quan tâm song thực ra ông ta vẫn đang đề phòng.
Đám người Cao Viễn đoán được lòng của Long Phong đế, nhân cơ hội vu oan cho một đám người, bắt đến trước mặt Long Phong đế để tranh công.
Nhóm thư sinh này chỉ là những con tốt thí.
Không những bị vu oan mà e rằng còn bị dùng làm công cụ để đánh phủ đầu hắn.
Trong mắt Tiết Thứ chứa đầy ý lạnh, nhìn Cao Viễn sai người áp giải một thư sinh thân tàn ma dại đến, theo sau là mấy thư sinh bị thương nhẹ, tất cả đều bị nhốt trong lòng như súc vật.
Đám thư sinh là người cứng đầu, không bị cực hình mài mòn dũng khi. Thấy Cao Viễn, bọn họ căm giận mắng mỏ.
Cao Viễn đen mặt, ra lệnh bịt miệng bọn họ, cột vào giá.
- Để ta đây xem bọn ngươi cứng đầu đến bao giờ!"
Dứt lời, lão ta sai người bắt đầu hành hình.
Có phiên dịch đẩy một dàn hình cụ vào, áp giải thư sinh có thể là dư nghiệt thời Hiếu Tông đến.
Cao Viễn cười, giới thiệu cho Tiết Thứ:
- Cái này được gọi là đạn tỳ bà, có cứng đầu đến đâu chỉ cần bị một đạn là phải mềm ra thôi.
Đương lúc hai người trò chuyện, chợt có tiếng kêu gào của thư sinh đang hấp hối kia.
Y bị ép ngửa mặt lên, trên mặt không còn hai đôi tròng mắt mà chỉ còn lại hai lỗ sâu chảy máu đầm đìa hướng về phía Tiết Thứ.
Phiên dịch hỏi y:
- Mày có nhận tội không?
Thư sinh nọ không nói nổi ra hơi, miệng há to, nước dãi hòa với máu nhiễu xuống đất, song y vẫn lắc đầu.
Cao Viễn quan sát sắc mặt Tiết Thứ, thấy hắn cau mày, lão ta cho rằng hắn đang sợ. Lão ta cười cười, tấm tắc
- Vẫn còn chối được, người của tôi không còn cách nào rồi, chi bằng giám quan Tiết giúp tôi tra hỏi, thế nào?
Tiết Thứ quay sang nhìn gã, cười lạnh:
- Nếu thế thì...theo ý ông vậy.
Hắn bước lên phía trước, lúc đi ngang qua một phiên dịch, hắn tiện tay rút đao bên hông người đó.
Cao Viễn đang định hỏi hắn có ý gì thì chợt thấy hắn vung tay chém rớt đầu thư sinh.
Máu văng lên đầy mặt Cao Viễn, lão ta kinh ngạc nhìn Tiết Thứ, thở gấp
- Tiết Thứ! Cậu to gan!
Tiết Thứ ném đeo xuống đất, cầm một cái khăn vải bố bên cạnh lên, ung dung lau sạch vết máu trên tay:
- Chẳng phải là đốc chủ Cao đây mời tôi giúp sao?
Hắn mỉm cười, trong mắt đầy tức giận:
- Cách làm của tôi và đốc chủ Cao không giống nhau. Hễ là người có ý xấu, cứ giết sạch, thế là các chủ tử yên tâm, tôi cũng thế. Hà cớ gì phải tốn thời gian ở chỗ này?
Cao Viễn run tay chỉ vào hắn, cứng họng.
Chẳng qua là hôm nay lão ta muốn nhân cơ hội này đánh phủ đầu Tiết Thứ, giết chết nhuệ khí của hắn, nhưng không ngờ hắn lại ngông cuồng hơn những gì lão ta nghĩ.
Tuy hắn vẫn chưa dụng hình, nhưng khi nhìn vào mắt hắn, người ta còn e sợ hơn cả chưởng hình quan(quan thi hành cực hình) có thâm niên.
Thấy mặt Cao Viễn trắng bệch, Tiết Thứ xùy một tiếng, ném chiếc khăn nhiễm máu xuống bên chân lão ta, nói tiếp:
- Tôi sẽ nhớ kĩ tiếp đãi hôm nay của đốc chủ Cao. Tôi còn có việc, xin phép đi trước.
Nói xong, hắn đi lướt qua Cao Viễn ra ngoài.
Mấy phiên dịch Đông Xưởng vốn đang cầm đao, thấy thế lập tức dạt ra hai bên, không dám cản người.
- -------------------
Cún: Ta vâng lời, điện hạ sẽ thích ta.
Cún bự: Haha (-_-)
- -------------------
Công thụ không phải thánh mẫu nhé mọi người, ai không thích thì "Next, please!"
Lập team chửi cha hoàng đế, ăn rồi báo không!!
Update tình hình của ê đích tờ: Tui win rate Neuvillette rồi!!!!!
Domain.com đổi tên miền thành Domain.tv