Cửu Thiên Tuế - Tú Sinh
Chương 49
Tổng cộng có hai mươi người bệnh được đưa từ lệ nhân sở tới, tất cả đều có bệnh trạng nhẹ.
Bọn họ được chữa trị bằng phương pháp rút máu, lại tiếp tục dùng thuốc trị dịch bệnh đã qua cải tiến, chỉ hơn bốn, năm ngày sau, tám, chín người trong số đó đã có dấu hiệu chuyển biến tốt. Mười hai người còn lại mặc dù chưa có thay đổi gì nhưng không nặng thêm.
Ân Từ Quang nói:
- Có điều là chỉ mới qua được mấy ngày, nếu muốn thấy được hiệu quả, hẳn là phải chờ thêm một thời gian nữa. Viện phán* đã chọn sẵn một nhóm người bệnh nặng từ lệ nhân sở để thử nghiệm phương pháp rút máu. Nếu vẫn tiếp tục có khả năng chữa khỏi bệnh bốn, năm phần thì có thể chiêu mộ đại phu khắp nơi rồi dạy lại phương pháp này cho bọn họ. Lại tiếp tục phổ biến rộng rãi xuống phía dưới, đợi một thời gian nữa, nạn dịch hạch sẽ chẳng thể làm nên được chuyện gì nữa.
*Chức quan lục phẩm, làm việc trong "bệnh viện" của hoàng gia. Theo thứ tự là Viện sứ > Viện phán > Ngự y > Thái y.
Nạn dịch hạch đáng sợ nhất ở chỗ lây nhiễm nhanh, kế tiếp là không có phương pháp chữa trị. Nếu chẳng may mắc bệnh, chỉ còn mỗi cách nằm chờ chết mà thôi.
Dạo trước nạn dịch hạch lây lan rộng ra là vì dân chúng không biết nguyên nhân gây bệnh. May mắn là lúc ở Sơn Tây, Tiết Thứ vô tình phát hiện ra lệ khí trên người con chuột, người tiếp xúc với chuột lâu ngày sẽ nhiễm bệnh dịch nên mới tìm ra được nguyên nhân ban đầu. Sau đó Ân Thừa Ngọc lại lệnh cho quan lại các nơi diệt sạch chuột trên diện rộng, dọn dẹp đường phố, giữ sạch sẽ trong thành. Chặn đứng nguồn gốc lây bệnh từ chuột sang người, việc còn lại cần làm là phòng ngừa lây lan giữa người và người.
Có vết xe đổ Sơn Tây, từ lúc trực lệ xuất hiện nạn dịch hạch, Ân Thừa Ngọc lập tức khống chế dư luận, phái quân đội phong tỏa thành trấn bùng phát dịch bệnh, đồng thừa kiểm kê dân chúng ở địa phương, đưa tất cả người nhiễm bệnh vào thẳng lệ nhân sở.
Lúc này nhìn lại, hành động của y có hiệu quả rõ rệt, ít nhất là số lượng người nhiễm bệnh được báo cáo lên từ khắp nơi đã càng ngày càng ít. Mặc dù chưa thể chấm dứt hoàn toàn nạn dịch hạch xong đã tạm thời khống chế được, không còn lây lan diện rộng nữa.
Bây giờ lại tìm được phương pháp chữa trị nạn dịch hạch, thứ cần phải tốn còn lại là thời gian và ngân lượng.
- Mấy ngày nay vất vả cho anh rồi.
Ân Thừa Ngọc nhìn khuôn mặt tái nhợt của hắn, nói:
- Cô sẽ sai người chiêu mộ đại phu khắp nơi. Có thêm nhiều người hỗ trợ thì các anh có thể nhẹ nhàng hơn.
Ân Từ Quang thay thái y cảm ơn y.
Ân Thừa Ngọc nhớ tới kết cục mất sớm của Ân Từ Quang ở đời trước, nói thật lòng:
- Trưởng tỷ cũng phải giữ sức khỏe đấy. Anh phải sống thì mới có người che chở cho Dung tần chứ. Chắc hẳn là cuối tháng này đại phu từ phía nam sẽ tới kinh thành, tuy rằng đại phu chân đất có thể không sánh bằng thái y nhưng chắc hẳn là trên đường vào Nam ra Bắc cũng gặp được nhiều chứng bệnh lạ. Bệnh của trưởng tỷ mãi không thấy khỏi, nên đi gặp mấy đại phu này xem bệnh. Nếu anh cần thuốc gì, có thể đi tìm Trịnh Đa Bảo lấy từ kho riêng của Cô.
Ban đầu Ân Thừa Ngọc sẵn lòng che chở cho hắn cũng chỉ vì thương hại cho hoàn cảnh giống hệt mình ở đời trước của hắn mà thôi.
Có điều y không ngờ rằng có đi có lại, Ân Từ Quang lại làm nhiều chuyện đến thế vì y. Ân Thừa Ngọc có phần động lòng.
Ngoại trừ Ân Thừa Nguyệt vừa mới sinh, Long Phong đế còn có bốn hoàng tử và một công chúa. Nhị hoàng tử và tam hoàng tử mơ ước ngôi vị hoàng đế, đối đầu với y không chết không thôi, tứ hoàng tử còn nhỏ tuổi, kém y tròn tám tuổi. Lúc tứ hoàng tử chào đời, Ân Thừa Ngọc đã bắt đầu tiếp xúc với chuyện nước, chưa gặp nhau được bao nhiêu lần.
Có thể nói rằng, trên đoạn đường y đang bước đi này, không có anh em nào giúp đỡ.
Mặc dù là anh em cùng một mẹ nhưng Ân Thừa Nguyệt còn quá nhỏ tuổi, đối với Ân Thừa Ngọc, bé là một đứa trẻ cần được bảo vệ chứ không phải là anh em tin tưởng nhau cùng kề vai sát cánh.
Hoàng gia thường có nhiều tranh đoạt, song Ân Thừa Ngọc không muốn là người chủ động khơi mào.
Nếu Ân Từ Quang có thể giữ được tấm lòng như lúc này, y sẽ không ngại có thêm một người anh em nữa.
Ân Từ Quang là người biết thấu hiểu, hắn ngẩng đầu nhìn Ân Thừa Ngọc, không có hành lễ mà nhỏ giọng nói lời cảm ơn:
- Tạ thái tử điện hạ đã bao dung, ta không khách khí nữa.
Thấy hắn nhận lời, Ân Thừa Ngọc không nói thêm gì nữa, dẫn người rời đi.
Ân Từ Quang đứng yên nhìn theo bóng lưng y.
Thái tử được cung nhân và thị vệ vây quanh, hướng về phía cửa lớn, ống tay áo dài của trường bào bị gió thổi bay lên, hệt như đám mây trên trời.
Cổ nhân từng tán dương Tạ và Hạ (Tạ Huyền và Hạ Hầu Huyền):
Lập như chi lan ngọc thụ,
Tiếu như lãng nguyệt nhập hoài,
Lịch tận thiên phàm,
Bất trụy thanh vân. [1]
Song hắn cho rằng, thái tử còn hơn thế nữa.
*
Cuối tháng bảy, Vệ Tây Hà hộ tống dược liệu và tài sản tịch biên từ kiểm tra thuế muối về kinh thành.
Vừa có bạc vừa có dược liệu, lại thêm một nhóm đại phu có kinh nghiệm chữa trị dịch bệnh từ phía Nam đến, việc chống nạn dịch hạch như hổ mọc thêm cảnh.
Phương pháp rút máu mà thái y viện làm hôm ấy rất có hiệu quả, đã dần được phổ biến ở mấy lệ nhân sở trong kinh thành.
Về phần đại phu họ Ngô mà Vệ Tây Hà đã nhắc đến trong thư, khi biết được tin thái y viện mở rộng phương pháp rút máu thì vô cùng tò mò. Lúc gặp mặt, hai bên đều bày ra kỹ thuật châm kim của mình. Hai bên hợp lại, lấy thừa bù thiếu, rốt cuộc cũng cải tiến xong phương pháp rút máu mới, hiệu quả chữa trị càng tốt hơn phương pháp cũ.
Đầu tháng tám, lệ nhân sở không còn tình trạng có vào mà không có ra nữa. Đã có mấy người bệnh giảm nhẹ bệnh và từ từ khỏi hẳn. Kể từ khi mở rộng phương pháp rút máu, vài khu lệ nhân sợ quan trọng vốn mỗi ngày đưa đi thiêu chừng mấy trăm thi thể bây giờ đã giảm xuống còn một trăm, và còn có xu thế tiếp tục giảm.
Xem xong tấu chương mà thuộc hạ trình lên, Ân Thừa Ngọc hạ lệnh áp dụng phương pháp mới ở Sơn Tây và trực lệ.
Tất cả đại phu đã nắm vững phương pháp rút máu được chia thành từng nhóm, phái đến những châu phủ có nạn dịch hạch để chỉ dạy đại phu ở địa phương cách chữa trị bệnh dịch.
Đưa tấu chương đã phê chuẩn cho Trịnh Đa Bảo, Ân Thừa Ngọc cười nhẹ:
- Giao cho nội các, để bọn họ thảo luận rồi thi hành.
Đợi đến khi nội các thảo luận xong, ban hành lệnh thi hành xuống thì tai ương nạn dịch hạch sẽ được giải trừ. Cứ đà này, nếu không có gì bất ngờ xảy ra, thì nạn dịch hạch sẽ không thể nào tàn sát Đại Yến được như đời trước nữa.
Trịnh Đa Bảo nhận lấy, ra khỏi điện Hoằng Nhân, đi về phía điện Trung Cực.
Ra tới cửa, ông ta gặp phải Triệu Lâm đầy phong trần. Từ khi được thái tử phái đi hành động, đã lâu ông ta chưa nhìn thấy gã ở Đông Cung. Hôm nay gặp nhau, Trịnh Đa Bảo đang định chào hỏi thì thấy gã vội vã chạy vào trong điện Hoằng Nhân.
Tính tình Triệu Lâm rất chững chạc, Trịnh Đa Bảo ít khi thấy gã thế này.
Ông ta lo lắng trong lòng, song cuối cùng vẫn đi làm chuyện được dặn dò.
Lúc nghe thấy thông báo Triệu Lâm cầu kiến, Ân Thừa Ngọc rất ngạc nhiên.
Thấy Triệu Lâm đầy phong trần bước vào, y cho cung nhân hầu hạ lui ra ngoài:
- Nhanh vậy đã có tin tức rồi sao?
Tin tức có liên quan đến Tiết Hồng Anh không có nhiều lắm, y còn tưởng rằng phải mất mấy tháng mới tìm được.
Không ngờ Triệu Lâm lại lắc đầu, lấy một bức mật thư từ trong tay áo ra trình lên cho y, nặng nề nói:
- Lần này thần quay về là vì chuyện của Sơn Đông. Lưu dân khởi nghĩa ở Sơn Đông, vệ sở ở địa phương đã hai lần dẫn binh đi tiêu diệt nhưng đều thất bại. Chỉ mới hơn một tháng mà đã có gần một vạn dân chúng tham gia vào quân khởi nghĩa.
Nụ cười trên khuôn mặt Ân Thừa Ngọc dần biến mất, y mở tấu chương ra, mau chóng xem qua:
- Tình hình cụ thể ra sao? Nói rõ ràng cho Cô.
Triệu Lâm thuật lại đầy đủ về tình hình ở Sơn Đông cho y.
Trung tuần tháng bảy, gã phụng mệnh thái tử âm thầm đến Tế Ninh thuộc Sơn Đông để điều tra về tung tích của Tiết Hồng Anh. Nhưng khi đến được Sơn Đông, gã phát hiện ra tình hình ở đấy khác xa so với khi trước: đồng ruộng bị bỏ hoang khô cằn, ven đường vất vưởng từng tốp lưu dân không có nhà để về.
Trên đường đi, Triệu Lâm mới biết, vì mùa xuân năm nay không có mưa dẫn đến việc Sơn Đông gặp nạn hạn hán, kéo theo đó là nạn châu chấu. Đồng ruộng không sinh hoa màu, vô số hộ làm nông biến thành lưu dân. Điều này vốn là bình thường, thời tiết mất năm nay không được tốt, đây không phải lần đầu Sơn Đông gặp hạn hán hoặc lũ lụt cho nên triều đình đã có chuẩn bị trước. Kho lương ở khắp nơi trữ đầy lương thực, năm nào gặp thiên tai sẽ mở cửa kho, phát lương thực cứu tế cho nạn dân, ít nhiều gì cũng giúp dân chúng được sống sót.
Song điều không bình thường ở đây là, trên đường đi, Triệu Lâm không thấy châu phủ nào mở cửa kho để phát lương thực. Dân chúng gặp nạn không có lượng thực để lấp đầy bụng, đành phải ăn vỏ cây và rễ cây.
Triệu Lâm viết lại những gì thấy ở ven đường vào mật thư, định bụng sẽ gửi về kinh sau khi thám thính rõ ràng, Nhưng không ngờ rằng, gã còn chưa viết xong thư đã nghe nói ở Bồ Đài có quân phản loạn.
Nghe nói là vì sông Hoàng Hà đọng nhiều bùn, ảnh hưởng đến việc đi lại trên kênh đào của đội thuyền cho nên quan viên địa phương trưng dụng dân từ các châu phủ để đi dọn dẹp đường sông. Dân chúng Sơn Đông vừa chịu nạn hạn hán và châu chấu, lại vừa thêm nạn đói chưa được giải quyết vừa bị ép buộc trưng quân. Bước vào đường cùng, dân chúng bèn nổi dậy khởi nghĩa.
Ban đầu, số lưu dân tham gia vào quân phản loạn chỉ có hơn hai ngàn người. Bọn họ xông vào quan thự và kho lương cướp bóc trắng trợn. Vệ sở ở địa phương nghe được tin, vội vàng phái binh đến dẹp loạn song thất bại nặng nề.
Lưu dân đánh thắng trận, thừa thế xông lên, tấn công về phía châu Thanh, cuối cùng chiếm được Tá Thạch Trại nằm ở vị trí hiểm trở. Bọn họ dựng cờ màu đỏ trắng, tự xưng là "Hồng Anh quân", lấy khẩu hiệu "Phá quan nha, đốt kho lương".
Tuần phủ Sơn Đông không thể dẹp loạn được, lại sợ triều định trách tội, do đó giấu nhẹm tin tức đi rồi ra lệnh có vệ sở châu Thanh phái binh đến lần nữa, lấy danh kêu gọi đầu hàng nhưng thật ra là đến trấn áp.
Thủ lĩnh lưu dân biết được âm mưu bèn tương kế tựu kế, tiêu diệt gần ba nghìn binh mã của vệ sở châu Thanh.
Liên tiếp đại thắng hai trận, danh tiếng Hồng Anh quân vang xa. Châu Thanh dân số đông, càng ngày càng có nhiều dân chúng gia nhập quân khởi nghĩa.
Thấy tình hình ở Sơn Đông dần không khống chế được nữa, tuần phủ mới phải người dâng tấu chương lên.
Trên đường chạy về kinh thành, Triệu Lâm đụng phải người đưa tin từ Sơn Đông trên quan đạo cho nên hộ tống hắn về kinh. Tới kinh thành, người đưa tin đến nha môn thông chính tư trình tấu chương, còn gã thì lập tức chạy về Đông Cung báo tin.
Ân Thừa Ngọc vò nát mật thư, khuôn mặt đầy tức giận:
- Toàn là mấy chuyện thành công thì ít mà thất bại thì nhiều!
Tai họa nạn dịch hạch vừa được giải quyết, bây giờ lại thêm việc lưu dân khởi nghĩa ở Sơn Đông.
Một chuyện vừa đi lại tới một chuyện khác, không có được chút thời gian yên bình nào.
Tức giận thì tức giận, nhưng việc thì vẫn phải giải quyết. Ân Thừa Ngọc lập tức sai người gọi các đại thần nội các vào cung thảo luận.
Tấu chương của tuần phủ Sơn Đông cũng vừa được thông chính tư đưa đến nội các.
Trong điện Hoằng Nhân, tất cả học sĩ nội các lại tề tựu một lần nữa.
Tấu chương được đặt trên bàn, mấy đại học sĩ tranh luận không dứt.
Thứ phụ Thiệu Thiêm nói:
- Quân phản loạn đáng chết, tuyệt đối không được nhân nhượng!
- Nói nghe thì dễ, nhưng Sơn Tây và trực lệ vừa gặp đại dịch, thuế ruộng đất đều dùng để cứu tế hết rồi. Nếu như triều đình phái binh đến tiêu diệt thì lấy quân lương ở đâu ra đây? Nếu thật sự xảy ra xung đột, vậy phải sắp xếp cho nạn dân ở Sơn Đông thế nào? Bây giờ quân khỏi nghĩa vẫn chưa lớn mạnh, chẳng bằng chúng ta cứ kêu gọi đầu hàng, chia để trị!
Tuy tuổi đã cao nhưng Ngu Hoài An vẫn còn giữ chức thượng thư bộ Hộ, ông tranh luận với đám quan viên đang đòi nợ, không nhìn ra chút dáng vẻ tuổi già nào.
- Mấy ngày trước chẳng phải vừa có một nhóm ngân lượng tham ô được nhập vào quốc khố sao? Chắc hẳn đủ để đối phó, thậm chí còn dư nữa.
Thượng thư bộ Binh Lư Tĩnh hòa giải.
Không đợi Ngu Hoài An đáp lời, Thiệu Thiêm mỉa mai:
- Mấy rương bạc đưa vào quốc khố nhưng tôi còn chưa nghe được tiếng gió nào mà đã biến mất rồi. Số bạc này chi vào chỗ nào chẳng phải chỉ cần một câu nói của ngài Thủ phụ đây sao.
Ông ta âm thầm chế nhạo, ném đá giấu tay. Đương nhiên là Ngu Hoài An không ngậm bồ hòn làm ngọt, định để quan viên bộ Hộ đưa sổ sách ra ngay lập tức.
Hai người, một thủ phụ và một thứ phụ, tranh cãi xem phái binh tiêu diệt hay là kêu gọi đầu hàng, không ai nhường ai.
Ba vị đại học sĩ còn lại cũng xếp hàng ủng hộ, điện Hoằng Nhân bây giờ còn ầm ĩ hơn cái chợ.
Ân Thừa Ngọc nghe một hồi, đoạn gằn giọng:
- Sơn Đông liên tục gặp tai ương. Nếu như xảy ra chiến tranh, chắc chắn dân chúng chỉ còn một con đường chết. Vậy chẳng bằng cứ lễ trước binh sau, nếu không kêu gọi hòa bình được thì phái binh tiêu diệt cũng không muộn.
Hai bên đều có lý lẽ của mình, có tranh cãi cũng chẳng đi đến đâu.
Chẳng bằng áp dụng biện pháp điều hòa.
Song đến lúc chọn người đi kêu gọi đầu hàng lại gặp khó khăn.
Đương lúc triều đình đang tranh luận chưa có quyết định, nhị hoàng tử Ân Thừa Chương mang theo chiếu chỉ của Long Phong đế về kinh thành.
Sau khi nghe được tin phản loạn ở Sơn Đông, Long Phong đế đặc biệt phong nhị hoàng tử Ân Thừa Chương làm quan tổng binh, An Viễn Hầu Từ Huệ làm phó tổng binh, dẫn năm nghìn cấm quân đến Sơn Đông tiêu diệt quân khởi nghĩa.
Ân Thừa Chương đọc xong chiếu chỉ, khiêu khích nhìn Ân Thừa Ngọc.
Ân Thừa Ngọc đen mặt, yên lặng quay về cung Từ Khánh.
Sơn Đông của hiện tại bị thương đầy mình, nếu như khơi mào chiến tranh, dân chúng ở địa phương chỉ còn đường chết mà thôi. Tới lúc đó, người không muốn phản cũng buộc phải phản.
Nhưng bất kể là Long Phong đế độc đoán hay Ân Thừa Chương tự cao tự đại, không người nào nghe lọt tai lời y nói. Trong mắt bọn họ, tính mạng của hơn mười vạn dân chúng cũng chẳng bằng quyền thế nắm trong tay.
Trong mắt Ân Thừa Ngọc xuất hiện sát khí, nếu không phải vì không muốn đeo trên lưng tiếng xấu giết cha, y chắc chắn sẽ...
Lúc được Trịnh Đa Bảo dẫn vào thư phòng, Tiết Thứ thấy Ân Thừa Ngọc chắp tay sau lưng đứng bên cửa sổ, khuôn mặt đầy tức giận và mệt mỏi.
Hắn đã biết chuyện Long phong đế lệnh cho nhị hoàng tử đến Sơn Đông dẹp loạn cho nên biết vì sao Ân Thừa Ngọc tức giận.
Hắn vuốt ve mật thư trong tay áo, đi tới phía sau Ân Thừa Ngọc, nhẹ giọng nói:
- Tử Viên chân nhân đưa tin tới.
- Gã nói gì?
Ân Thừa Ngọc lắng tai nghe hắn nói, tức giận trên mặt dần hòa hoãn đi.
Tiết Thứ rủ mi, trong mắt có chút thấp thỏm:
- Trước đây lúc thần đi tra xét lai lịch của gã thì biết được gã có luyện một loại đan dược gọi là "Hoàn xuân đan". Có người nói ăn đan dược này sẽ cải lão hoàn đồng nhưng thật ra thứ này không khác mấy với Tô hợp hương mà mỹ nhân Tiêu dùng. Thậm chí là dược tính của nó còn mạnh hơn một chút, nếu dùng nhiều sẽ sinh ra độc tính như thuốc độc...
Nói đến đây, hắn chợt ngước mắt lên, nhìn Ân Thừa Ngọc:
- Lần trước viết thư cho Tử Viên chân nhân, thần để gã cho bệ hạ dùng đan dược. Bây giờ ban ngày bệ hạ dùng Hoàn xuân đan, ban đêm lại thêm Tô hợp hương, nghe nói tinh thần bệ hạ rạng rỡ, thường xuyên mây mưa. Cứ như thế, e là không còn sống được lâu.
Dù sao thì Long phong đế cũng là cha đẻ của điện hạ, việc để cho Long Phong đế dùng hoàn xuân đan là chủ ý của riêng hắn.
Nếu điện hạ tức giận, hắn cũng chấp nhận.
- -------------------
Cún: Ta muốn giết thằ.n.g ch.ó hoàng đế, điện hạ có giận không?
Điện hạ (vui vẻ): Cún ngoan (^_^)
- -------------------
[1] Cập nhật sau.
Domain.com đổi tên miền thành Domain.tv