Dưới Vẻ Bề Ngoài

Chương 44


Trước Tiếp
Trước Tiếp

Trong phòng chỉ để lại một chiếc đèn treo tường nhỏ chiếu sáng. Chiếc đèn ngủ đầu giường bị tắt đi khiến cả không gian nhỏ bé trở nên tối tăm, mà Hứa Qua đang nằm trong bóng tối ấy.

Hứa Qua thầm cảm thấy mình may mắn khi ở trong bóng tối, bằng không cô sẽ càng thêm mất mặt. Cô mặt dày mày dạn làm ra những điều đó cuối cùng chỉ đổi lại một câu nói của Lệ Liệt Nông: “Anh sẽ nói cho Isabel rằng con gái của ông chủ cửa hàng kim khí có vòng một không hề nhỏ chút nào.”

Giọng nói ấy thật du dương, khiến cho tâm trạng cô tốt hơn hẳn. Nhưng nếu tinh tế ngẫm lại thì có thể nghe ra bao nhiêu bất đắc dĩ và hình thức. Bàn tay anh rút ra khỏi áo sơmi của cô, vô cùng tự nhiên sửa sang lại áo khoác bên ngoài, sau đó kéo chiếc chăn lông lên người cô. Anh cúi đầu, môi khẽ chạm vào tóc cô, nói một câu chúc ngủ ngon.

Tiếng bước chân rời đi, sau khi tiếng đóng cửa vang lên, Hứa Qua cử động, quay lưng về cửa phòng, hướng mặt vào tường. Nhìn bức tường cũ loang lổ dấu vết của thời gian, giọt nước mắt cô bỗng rơi xuống như chuỗi vòng đứt đoạn.

*

Mười bốn tuổi, ở Mexico cô đã cắt đi mái tóc dài của mình. Ngày đầu tiên sau khi cắt tóc, đối mặt câu hỏi của thầy giáo, cô đã trả lời: “Thưa thầy, đôi mắt là để khóc, đôi tay là để tự vệ ạ.”

Đó là lần cuối cùng Hứa Qua cho phép mình yếu ớt, giờ đây, khắp người cô là những mảnh áo giáp giày sụ để bảo vệ bản thân. Khi sao chổi bay qua ngày hôm đó, Hứa Qua vẫn luôn ở nhà.

Mười tám tuổi, khi Lệ Liệt Nông trao nhẫn cho cô, dù giờ cô không nhớ nổi tên sân ga mà họ trao nhau nụ hôn môi đầu tiên, nhưng cô nhớ, người duy nhất chìm đắm vào nụ hôn ấy cũng chỉ có mình Hứa Qua, còn với anh, đó chỉ là một hành động tượng trưng. Ngay sau đó, cô và anh đối diện với cuộc ly biệt dài nhất.

Răng môi dây dưa trong ngắn ngủi, khuôn mặt cô đỏ rực lên tận tai, trong khi đó, anh nâng cổ tay lên xem giờ. Chỉ phút nữa thôi tàu sẽ đến, anh buông tay xuống, tiếng loa trong nhà ga vang lên: Tàu đã đến trạm.

*

Một cô nàng hai mươi tuổi người Ý tỏ tình với Lệ Liệt Nông. Cô nàng người Ý này đem lại cho Hứa Qua một cảm giác rất thân thuộc như đã từng quen biết, và khiến cô dễ dàng nhớ đến tiểu thư Brown.

Tiểu thư Brown vẫn luôn như một cái bóng đè Hứa Qua từ lúc đấy đến giờ.

Hứa Qua nói với cô nàng ngây thơ người Ý: “Nếu cô muốn chiếm được cảm tình tốt của Lệ Liệt Nông, trước tiên phải tham gia câu lạc bộ độc thân của 1942 đã.”

Nghe xong, cô nàng ấy ngúng nguẩy giận dữ bỏ đi. Có lẽ qua câu nói của Hứa Qua, cô nàng người ý đã nghĩ nhầm cái câu lạc bộ ấy thành ‘câu lạc bộ tìm bạn đời’ lúc ấy rất phổ biến ở Châu Âu.

Nhìn bóng dáng phẫn uất của cô nàng kia bỏ đi, Hứa Qua hả hê huýt sáo, không ngờ lại dễ ‘xua’ được tình địch như thế.

Huýt sáo một thôi một hồi Hứa Qua mới phát hiện ra bộ mặt đen của Lệ Liệt Nông. Thấy anh như vậy, cô hỏi anh nhìn cô ta có thấy quen quen không?

“Giống ai?” Anh lạnh lùng hỏi.

“Là Laura Brown đó.” Cô nói đúng điều mình nghĩ.

Khi nói câu đó, Hứa Qua vẫn rất hồn nhiên nhìn bàn tay mình nắm lấy tay anh. Cho đến khi cô ngẩng mặt lên, nhìn thấy cái nhíu mày ghét bỏ.

Tối hôm đó, Hứa Qua uống một chén rượu nhỏ. Tửu lượng của cô không tốt, một chén rượu nhỏ cũng khiến cô say mèm. Hôm ấy, Lệ Liệt Nông đưa cô về căn hộ của họ ở bên cạnh sông Vltava.

Mượn hơi men, Hứa Qua vừa khóc vừa vùng vằng, bực tức nói có quá nhiều người phụ nữ thích Lệ Liệt Nông, nói rằng cô cũng muốn là một cô gái hiền lành, dễ chịu nhưng chính đám phụ nữ ấy chọc cô sinh bực. Anh yên tĩnh nghe cô càu nhàu, chờ cô tuôn hết ra rồi mới rửa mặt, thay quần áo cho cô.

Sau đấy thì sao? Lúc cô tỉnh lại là nửa đêm, khi mở mắt, Hứa Qua mở cửa sổ nhìn thẫn thờ xuống dòng sông Vltava. Tiếng mở cửa sổ của cô đánh động Lệ Liệt Nông, anh bước vào đóng cửa sổ lại.

Khi tay cô muốn mở cửa sổ lần nữa, anh túm lại. Giọng anh khản đặc, mãi mới nói xong câu: “Em muốn anh làm thế nào em mới chịu tin tưởng, trước giờ anh chưa từng động lòng với người phụ nữ khác.”

Cô thẫn thờ nhìn anh, từ đôi mắt đẹp chảy xuống hai dòng nước mắt. Anh ôm cô lên giường, cơ thể rắn chắc của anh áp sát cơ thể mềm mại của cô, sau đó anh với tay tắt ngọn đèn nhỏ trên tường.

Cuối cùng, trong phòng chỉ còn lại thứ ánh sáng lập loè mỗi khi có thuyền đi qua trên sông Vltava. Ánh đèn neon trên thuyền phản chiếu xuống mặt nước gợn lăn tăn, rồi chiếu xiên qua ô cửa kính hất lên tường nhà. Dưới ánh sáng mờ ảo ấy, anh nhìn cô chăm chú, trong khi tay cô đã run rẩy với vào trong quần áo anh sờ s0ạng những điểm mẫn cảm khiến đàn ông phản ứng, cuối cùng, bàn tay mềm mại cũng dũng cảm duỗi xuống phía dưới bụng. Rốt cuộc, một âm thanh xấu hổ phát ra từ cổ họng anh đã thoả mãn mong đợi của cô.

Đêm nay là lần đầu tiên bọn họ chân chính thuộc về nhau, tất cả đều giống hệt trong dự định của Hứa Qua: Nhà lãnh đạo tương lai của 1942 cực kì chú trọng đến hiệu suất. Khi đối mặt với vị hôn thê thiếu tự tin này, anh đã dùng hành động thực tế khiến cô đừng tiếp tục suy nghĩ bậy bạ.

Khi anh tiến vào trong, Hứa Qua đã nghĩ rằng, từ nay về sau, cho dù anh có động lòng với người phụ nữ nào khác, anh cũng chỉ có thể giấu kín trong lòng mà không thể biểu hiện ra, bởi vì có hàng chục nghìn con mắt đang nhìn anh.

Lần đầu tiên đó, Hứa Qua chịu đựng đau đớn như cực hình. Anh quá lỗ m ãng, đã lỗ m ãng lại còn vụng về, sốt sắng. Nhưng động tác thô lỗ, trúc trắc ấy khiến cô thầm vui mừng. Điều đó ít nhất đã chứng minh rằng trong những ngày cô không ở cạnh anh, anh không chạm người phụ nữ khác.

Vài ngày sau, đối mặt với cô nàng người Ý quay đầu lại kia, Hứa Qua từ từ phun: “Tôi vừa sinh ra đã nhìn thấy anh ấy rồi. Mười tám tuổi chúng tôi đã hôn môi cuồng nhiệt, hai mươi tuổi chúng tôi xảy ra quan hệ, còn hiện tại tôi là hôn thê của anh ấy.”

Những lời này chỉ có tác dụng với một vài người phụ nữ, còn một số người phụ nữ khác có khuôn mặt rung động lòng người, dáng người lồi lõm thì căn bản họ không để cô vào mắt. Những lúc như vậy, Hứa Qua phải lên dây cót nghĩ cách tống cổ mấy cô nàng mặt dày đó.

Mà hiện tại…..

Ngón tay cô chạm vào phần ga giường bị nước mắt làm ẩm ướt. Từ trước đến nay, nước mắt cô rơi vì anh không ít. Ngẩn ngơ nhìn trần nhà, Hứa Qua nghe thấy một giọng nói của mình vang lên: “Yêu đã lâu như vậy, tại sao vẫn chưa mệt?”

Tại sao cô vẫn chưa mệt? Nếu mệt rồi thì có thể hết hy vọng tiếp tục níu kéo. Nhưng mãi cô vẫn chưa mệt, cho dù chưa từng nhận lại được một lần quan tâm, cho dù cô đã thể hiện nhiều như vậy.

Mỗi buổi sáng, khi mở to mắt, nhìn ánh sáng chiếu xuyên qua không khí, trong đầu cô đều nhảy nhót những hình ảnh ngọt ngào, rằng cô thức dậy trong ngực anh, rồi càu nhàu với anh, rồi tiếng anh đáp lại. Rồi cô tưởng tượng đến những ngày mua đông lạnh giá, hai người ngủ đến khi mặt trời chiếu đến mông, khi cô tỉnh lại có thể yên tĩnh đếm lông mi của anh. Đến mùa thu, khi ánh nắng vàng nhuộm màu cho những cánh đồng cỏ khô, đầu anh có thể gác lên đùi cô, họ chẳng cần nói gì hết, chỉ yên tĩnh cũng ngẩng đầu ngắm bầu trời trong vắt trên cao.

Thở dài một hơi, Hứa Qua nhắm hai mắt lại. Không sao, về sau nhất định cô sẽ đòi lại anh hết.

*

Sau khi Lệ Liệt Nông nhậm chức, anh liền tiến hành một loạt cải cách quan trọng về vấn đề tài chính của tổ chức. Thế cục loạn lạc ở Trung Đông tạo điều kiện thuận lợi cho những cải cách đó, những bộ phận rời rạc trong tổ chức lúc trước ngày càng được hệ thống lại quy củ, hoạt động theo mô hình của một tập đoàn kinh tế.

Nhờ những cải cách đó, những người đàn ông trong tổ chức khi phải đi công tác ở nước ngoài có thể đưa vợ mình đi cùng. Các cô vợ cũng có thể tận hưởng những phúc lợi y như một công dân ở quốc gia đó, từ bảo hiểm y tế đến ô tô, thẻ mua hàng miễn phí mỗi tháng.

40 ngày sau ngày Lệ Liệt Nông nhậm chức, các thành viên có thể cập nhật tình hình của tổ chức trên website chính thức của 1942. Điều này cho thấy cam kết của Lệ Liệt Nông khi thực hiện chính sách công bằng, minh bạch trong vận hành tổ chức.

Chỉ là, điều khiến bất kì thành viên nào của tổ chức cũng không ngờ được chính là biên bản phạt đầu tiên mà lãnh đạo mới của bọn họ phê duyệt lại dành cho vợ chưa cưới của anh.

*

Cuối tháng 11 ở Thuỵ Sĩ, vào một buổi tổi chủ nhật, nếu như không phải vì Hứa Qua nghe lời kể cô gái nhỏ người Ấn Độ mà cô nhận nuôi, thì nhiệm vụ của bọn họ đã có thể hoàn thành tốt đẹp.

Tối hôm đó, Hứa Qua theo tin mà tổ tình báo cung cấp đột nhập vào ngân hàng lớn thứ ba của Thuỵ Sĩ.

Argentina và Anh bởi vì tranh chấp trên quần đảo Falkland mà hai bên vẫn luôn để máy bay chi3n đấu ở sân bay trong tình trạng sẵn sàng nhận mệnh lệnh.

Nửa tháng trước, vì mới bị Anh chơi một vố nên chính phủ Argentina sẵn sàng bỏ một số tiền lớn để thu được tài liệu thanh tra sai phạm của các nghị sĩ trong quốc hội Anh.

Tất cả những tài liệu đó đều được đặt trong két sắt của ngân hàng lớn thứ ba của Thuỵ Sĩ. Sáu thành viên của 1942 được gài làm nhân viên của ngân hàng đã thành công nắm được cách thức để tiếp cận được chỗ tài liệu đó. Năm thành viên đi phía đằng trước, Hứa Qua đi cuối cùng bởi vì cô còn có một chuyện nữa phải làm.

Cô gái nhỏ Ấn Độ được Hứa Qua nhận nuôi nói với cô rằng, ông chú kia ngày xưa cứ một khoảng thời gian lại chụp ảnh cô bé và các bạn mình.

Ông chú trong miệng cô bé Ấn Độ kia chính là một chính trị gia quan trọng trong giới chính trị Anh. Hứa Qua điều tra được ông ta cũng có một tài khoản bí mật ở ngân hàng này. Cô chỉ là hoài nghi có phải là tài khoản bí mật này của ông ta chính là để tàng trữ ảnh chụp của bọn bọn trẻ hay không. Bởi trước khi bước vào con đường chính trị, ông ta từng là một nhiếp ảnh gia. Không chỉ vậy, ông ta còn nhiều lần dính vào tin đồn xâm phạm tình d*c trẻ em, nhưng lại không có chứng cớ để luận tội, vậy nên tin đồn mãi chỉ là tin đồn.

Chỉ cần Hứa Qua có thể tìm được ra tài khoản của ông ta với những tấm ảnh đó, cô có thể gửi ảnh đến các toà báo. Khi đó ông ta có quyền cao chức trọng đến mấy cũng không thể chối bỏ được những chứng cớ rành rành ấy.

Vì việc này, Hứa Qua đã gạt năm người còn lại. Cô cảm thấy tự mình cũng có thể đánh lừa được hệ thống an ninh của ngân hàng và khôi phục nó lại sau khi mở được tài khoản của tên ấu d@m người Anh kia.

Nhưng chỉ trong vòng nửa phút, người đi sát phía trên Hứa Qua quay lại tìm cô. Cậu ấy tên là Louis, là người trẻ nhất trong tổ lần này, chỉ kém Hứa Qua có nửa tháng tuổi.

Chính bởi vì nửa phút chậm trễ, Louis khăng khăng đòi đi cuối cùng để yểm hộ cho Hứa Qua, để rồi cậu bị cánh cửa thoát hiểm của ngân hàng chẹt đứt lìa cổ chân.

Ba ngày sau, Hứa Qua nhận được biên bản phạt tội do chính Lệ Liệt Nông ký.

Đêm hôm đó, dưới mặt trăng tròn treo ngoài cửa sổ, Lệ Liệt Nông gõ cửa phòng Hứa Qua ở ký túc xá trong trụ sở của 1942, anh đặt một chồng ảnh trước mặt cô.

Đó chính là xấp ảnh mà Hứa Qua lấy được. Trong những bức ảnh là hình ảnh ô uế của tên chính trị gia với một bé gái Ấn Độ đáng thương, em ấy trong bức ảnh chỉ có thể mở to đôi mắt cầu cứu trong im lặng. Bé gái ấy không ai khác chính là bé gái được Hứa Qua nhận nuôi.

Lệ Liệt Nông hỏi Hứa Qua lấy những bức ảnh đó để làm gì?

“Em cần tiền, mấy ngày nữa em sẽ tham dự triển lãm ô tô ở Đức.” Hứa Qua đáp.

Điều này cực kỳ hợp tình hợp lý, ai cũng biết Hứa Qua có một đam mê đặc biệt, chính là sưu tập ô tô, một thú vui đốt tiền. Nhưng số tiền bỏ ra sưu tập xe của cô không nhiều như vậy, đó là sự nguỵ trang của Hứa Qua để giúp đỡ các em nhỏ bất hạnh.

Trầm mặc một lát, Lệ Liệt Nông nói: “Về sau thích xe gì thì nói cho anh.”

Sau đó, một biên bản phạt tội được đặt lên trên xấp ảnh đó, là phạt cô một tuần trong thuỷ lao.

Chỉ một ngày nữa thôi là ngày đầu tiên của tháng Mười hai, toàn bộ châu Âu đã bị băng tuyết bao phủ. Hứa Qua không có kiến nghị gì với biên bản phạt, cho dù Lệ Liệt Nông không ký nó đi nữa, cô cũng sẽ tự động yêu cầu bị phạt. Nhìn hai chân đầm đìa máu của Louis, Hứa Qua lúc ấy hận không thể tự bắn chết mình.

Nhìn phần ngày tháng, Hứa Qua nhỏ giọng xin anh: “Artenza, có thể sửa ngày thi hành được không, chỉ chậm đi ba ngày thôi.”

“Không được.” Lệ Liệt Nông dứt khoát.

Dù không có mẹ chỉ bảo nhưng Hứa Qua biết rõ, phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt nếu không giữ ấm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ quan sinh sản.

“Artenza….” Cô ấp úng: “Mấy ngày nay…. là…. là chu kỳ kinh nguyệt của em.”

Nói xong cô thấy cực kì xấu hổ, cho dù vừa sinh ra đã nhìn thấy anh, cho dù họ lớn lên cùng nhau, cho dù cô đã là vợ chưa cưới của anh, nhưng anh cái gì cũng không biết.

Lời nói của cô khiến anh nhíu mày lại, sau đó nhàn nhạt buông một câu: “Louis rất thích chơi bóng đá.”

Tuy Lệ Liệt Nông không nói thêm nhưng chẳng phải đã rõ ràng sao: Một người yêu bóng đá lại mất đi đôi chân suốt đời, mà cô chỉ ở thuỷ lao trong một tuần, nói thế nào cô cũng vẫn may mắn hơn.

“Artenza…” Hứa Qua vốn đang định nói điều gì.

“Biên bản phạt đã công bố, cho dù em gọi dì Mai cũng vô dụng.” Anh cắt ngang.

Điều khiến Hứa Qua khó chịu không phải là giọng điệu mỉa mai của Lệ Liệt Nông, mà là cách anh nói đã thể hiện rằng anh chưa từng tin tưởng, tín nhiệm cô. Lý do của cô trong mắt anh nghiễm nhiên trở thành một loại kế hoãn binh. Một khi động chạm đến lợi ích, con gái của ông chủ tiệm kim khí sẽ luôn lộ ra vẻ ta đây của một cô nàng phường buôn bán.

Cô quay người rời đi, chỉ đáp lại: “Được.”

Một tuần sau, không nhiều không ít hơn một giây, Hứa Qua bước ra khỏi thuỷ lao.

Năm phút sau khi bước ra khỏi cánh cửa phòng tù, Hứa Qua ngã ngất trên hành lang trở về phòng mình. Sau đó cô được người ta đưa đến bệnh viện.

Câu thứ nhất sau khi Hứa Qua tỉnh lại chính là câu hỏi của cô với bác sĩ: “Việc sinh nở sau này của tôi có bị ảnh hưởng không?”

Bác sĩ im lặng một lát mới nói với Hứa Qua rằng cô vẫn còn trẻ, tương lai vẫn có thể. Đó chẳng phải là câu nói chung chung nửa thật nửa giả mà bác sĩ hay dùng để an ủi bệnh nhân của họ sao.

Buổi tối thứ ba kể từ khi Hứa Qua nhập viện, Lệ Liệt Nông mới xuất hiện trước mặt cô. Hứa Qua nói với anh: “Về sau nếu chúng ta không thể có con, anh không thể trách em.”

Một tuần trong căn phòng kia không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể Hứa Qua, mà cả tinh thần cô cũng bị k hủng bố. Cô đã từng gọi cho dì Mai, cũng đem tình huống của mình kể lại cho người lãnh đạo tiền nhiệm. Nhưng dù là lời khuyên của ai, Lệ Liệt Nông cũng đều gạt bỏ.

Giờ thì hay rồi, bác sĩ nói rằng trong khoảng năm năm tới, cô không thể sinh con.

Trước Tiếp
Trước Tiếp

Domain.com đổi tên miền thành Domain.tv

Bình luận (0)

Truyện liên quan

box-chat