Giai Giai Có Một Mái Nhà
Chương 3
Sau đó nghĩ lại, anh ta là bác sĩ nên hẳn cũng tính được.
“12 tuần rồi, vậy thì phải nhanh lên, chứ không bụng sẽ lộ ra mất. Bà thông gia, bà có nghĩ như vậy không?” Mẹ Cố Tiêu hỏi ý kiến mẹ tôi.
“Đúng đúng.” Mẹ tôi vội trả lời.
Cố Tiêu không nói gì, nhưng lúc tôi gắp miếng ớt liền trừng mắt với tôi: “Đừng ăn cay quá.”
“Ráng ăn trứng luộc cho có chất con ạ.” Mẹ Cố Tiêu thấy vậy thì gắp một quả trứng luộc cho tôi.
Kết quả là, tôi nhìn chằm chằm vào miếng trứng hấp vàng ruộm, dạ dày quặn lên, tôi lập tức đứng dậy chạy vào WC n.ô.n th.ố.c n.ô.n th.á.o.
Sau khi cho ra hết, cả người tôi như bị t.ê l.i.ệ.t.
“Nghén dữ vậy à con?” Mẹ tôi lo lắng nhìn tôi.
“Phản ứng càng m.ạ.n.h chứng tỏ đứa bé càng k.h.ỏ.e đây mà.” Mẹ Cố Tiêu cười ha hả, dường như thấy tôi nghén bà ta rất vừa lòng.
“Hai đứa tranh thủ thời gian đi lãnh chứng trước đi. Đương nhiên là phải tổ chức cả hôn lễ nữa, nhà chúng tôi chỉ có mình Cố Tiêu, sau này Giai Giai về bên này, coi như có thêm một đứa con, nhất định chúng tôi sẽ…”
Mẹ Cố Tiêu còn chưa nói xong…
Đột nhiên cha tôi ra ngoài về, đằng sau là em gái tôi.
“Cố… Bác sĩ Cố.”
Cha tôi nhìn thấy cha Cố Tiêu trước tiên.
Một câu “Bác sĩ Cố” vừa rồi của cha khiến tôi đổ mồ hôi lạnh.
Đúng thế, cha Cố Tiêu là một chuyên gia nổi tiếng về nội thần kinh, là bác sĩ điều trị cho em gái tôi.
Trước lúc cha tôi trở về, mẹ tôi không nói gì, tôi cứ nghĩ là mẹ đã quên.
Ai ngờ cha tôi vừa về đến nơi, chỉ nhìn qua đã nhận ra ngay.
Cha Cố Tiêu cũng sững sờ.
Có lẽ do khám cho nhiều bệnh nhân quá nên nếu cha tôi không nhắc thì ông ta cũng quên mất từng có một bệnh nhân là em gái tôi.
“Ông quen à?” Mẹ Cố Tiêu hỏi.
Cha Cố Tiêu mím môi không đáp.
Ông ta nhìn em tôi, nhìn cha tôi, nhìn tôi rồi cuối cùng cụp mắt.
“Một bệnh nhân của tôi.” Ông ta thở dài, muốn nói tiếp rồi lại thôi.
Cố Tiêu chăm chú nhìn tôi, vẻ mặt chứa đầy những thắc mắc.
Mẹ Cố Tiêu cũng không hỏi thêm nữa.
“Chị.”
Trần Ngọc phát âm không chuẩn lắm, toét miệng cười rồi chạy đến trước mặt tôi và buông tay ra, như thể muốn tặng cho tôi một món bảo bối nào đó.
Đến khi nhìn rõ con đỉa trong lòng bàn tay cô bé, tôi sợ đến mức t.ê d.ạ.i cả da đầu.
“Ngoan nào, đừng nghịch thứ này nữa.” Tôi nén cảm xúc, chỉ thầm mong con bé sẽ hiểu ý tôi.
“Chị.” Cơ bản là con bé không hiểu, tiếp tục đưa con đỉa trong tay cho tôi.
“Em ngoan một chút nào…” Tôi gần như cầu xin.
“Giống đỉa này h.ú.t m.á.u người đấy, lấy nó ra cho con bé.” Mẹ Cố Tiêu nói xong bèn muốn đứng lên hỗ trợ.
Kết quả là em gái tôi bị dọa cho la toáng lên.
Con bé sợ hãi trốn dưới gầm bàn, rất sợ khi gặp người lạ.
Hành động của em tôi như giọt nước tràn ly.
“Xin lỗi, thực sự xin lỗi.” Mẹ tôi lúng túng đứng c.h.ô.n c.h.â.n giải thích: “Con gái nhỏ nhà tôi… Đầu óc con bé có chút vấn đề.”
“Nhưng con bé chỉ sợ người lạ thôi, một lát nữa là tốt ngay.” Nói xong, mẹ tôi chui xuống dưới gầm bàn, tốn bao nhiêu công sức em gái tôi cũng không chịu ra ngoài.
Chẳng còn cách nào khác, cha tôi cũng lại chui xuống đó, hai người hợp sức mới kéo được Trần Ngọc ra ngoài rồi ôm con bé về phòng.
Quá trình này vừa buồn cười lại vừa cay đắng.
Nhìn vẻ mặt đặc sắc của mẹ Cố Tiêu mà lòng tôi lạnh ngắt.
Tôi cứ nghĩ là sau khi biết em gái tôi bị đ.ộ.n.g k.i.n.h, cha mẹ anh ta sẽ ngồi xuống và thẳng thắn bàn bạc.
Nếu họ không chấp nhận thì tôi cũng chẳng trách anh ta đâu.
Dù sao đây cũng là một vấn đề lớn.
Có điều, tôi đã đánh giá thấp năng lực của em gái mình rồi, cảnh tượng ban nãy quá đủ để dọa người ta phải chạy mất dép.
Chờ đến khi mẹ tôi khóa cửa phòng em gái xong, bọn họ lại ngồi xuống.
Trong lúc nhất thời, mọi người cứ ngồi yên lặng như thế, không ai nói gì cả.
“Đứa bé dạo này thế nào rồi? Tần suất phát bệnh gần đây có cao không?” Cha Cố Tiêu không nhịn được, lên tiếng trước: “Để tôi qua xem.”
“Được.” Cha tôi hơi khó xử đứng dậy: “Làm phiền bác sĩ Cố rồi.”
Một tiếng “bác sĩ Cố” của cha khiến tôi đ.a.u n.h.ó.i.
Rõ ràng hai gia đình đang bàn chuyện cưới xin nhưng ông lại phải xưng hô là “bác sĩ Cố”.
Cha tôi và cha anh ta đến phòng em gái, còn tôi thì chẳng buồn hé răng.
“Chuyện… kết hôn, bên nhà tôi không có ý kiến, như nào cũng được.” Mẹ tôi mở lời, nói rồi lại cúi đầu:
“Con bé mắc chứng đ.ộ.n.g k.i.n.h bẩm sinh, muốn chữa lâu rồi nhưng không khỏi được.”
“Nhưng mà bà cứ yên tâm, chỉ cần ngày nào tôi và bố nó còn sống thì sẽ không bao giờ làm liên lụy đến mọi người đâu.”
Sắc mặt mẹ Cố Tiêu thay đổi liên tục, rất lâu sau mới nói:
“Tiểu Trần à, ban nãy con nói là đang mang thai 12 tuần phải không?”
“Vâng.”
“Mẹ thấy con gầy lắm, lại thấy Cố Tiêu bảo kết quả kiểm tra hôm trước cũng không ổn lắm, sinh con là cả một chuyện lớn, mà mới 12 tuần nên chưa ổn định được ngay đâu.”
Bà ta chuyển chủ đề quá nhanh, trông mặt mẹ tôi ảm đạm hẳn.
“Chuyện đám cưới không vội làm gì cả, giờ đang lúc dịch bệnh nên phải đơn giản hóa mọi thứ.
Thôi thì cứ đăng kí trước, sau này tình hình dịch bệnh khá hơn thì mình tính tiếp, đi đâu mà vội mà vàng…”
Đương nhiên là tôi hiểu ý bà ấy, cúi đầu không nói gì.
Thực ra, mẹ Cố Tiêu cũng đã giữ lại mặt mũi cho chúng tôi lắm rồi.
Nếu gặp người khác thì họ sẽ nói thẳng: “Nhà cô có đứa ngố, ai dám lấy! Ai lấy thì phải gánh vác cả đời ấy chứ.”
“Được rồi, mẹ đừng nói nữa.” Cố Tiêu vẫn luôn không lên tiếng giờ lại cắt ngang mẹ anh ta.
Mẹ anh ta đanh mặt không nói nên lời.
9.
“Trần Giai, anh đi thăm phòng em một chút, được không?”
Cố Tiêu bỗng đề nghị vào phòng tôi, tôi như thở phào, cảnh tượng vừa rồi ngột ngạt vô cùng.
Nhà tôi là kiểu nhà tự xây ở nông thôn, có hai tầng.
Tôi đưa anh ta lên tầng hai.
Anh ta im lặng theo sau tôi.
Anh ta càng ít nói, tôi lại càng không yên tâm hơn.
Đến phòng tôi rồi, anh ta ngắm nghía những món đồ chơi tôi chơi hồi nhỏ, toàn thân toát lên khí chất bức người: “Em không có gì muốn nói với anh à?”
“Nói gì cơ?” Tôi bồn chồn ngồi trên giường.
“Thoải mái đi, em nói gì cũng được.” Không nhìn ra được cảm xúc trong anh ta.
Tôi không nắm bắt được, thứ cảm giác phải chờ đợi “phán quyết” này chẳng vui chút nào.
“Anh thấy cả rồi, còn muốn tôi nói gì nữa?” Tôi lẩm bẩm.
Anh ta chợt quay lại, nghiêm túc nhìn tôi từ trên cao xuống: “Nhất định phải nghe được em nói.”
Anh ta dừng lại một chút:
“Nói xem tại sao em biết cha anh từ lâu nhưng vẫn vờ như không biết.”
“Nói xem tại sao lại chọn anh.”
“Nói cho anh lý do em lựa chọn đứa bé này.”
…
Những lời của anh ta khiến đầu tôi trống rỗng, một chữ cũng không nảy ra được.
Tôi nhớ lại việc chia tay anh ta vào sáu năm trước.
Khi ấy, em tôi mắc bệnh, cha tôi đến bệnh viện mấy ngày mới lấy được số khám của một chuyên gia.
Tôi và mẹ cùng đưa em gái tới đó.
“Tình hình của cô bé nghiêm trọng lắm, khó mà trị tận gốc được, chỉ có thể uống thuốc để khống chế thôi.”
“Nhưng mà dựa vào tần suất phát bệnh như mọi người nói thì cha mẹ phải để ý cháu đấy.”
Bác sĩ nhìn thấy tôi đang thất thần bên cạnh, nói: “Là em cháu à?”
Tôi không trả lời.
“Hm.” Ông cũng không hỏi thêm nữa.
Sau đó tôi đi nộp viện phí, cầm hóa đơn đến khoa đúng lúc trợ lý của bác sĩ đó đang nói chuyện với ông.
“Haiz, chị con bé khổ thật, sau này cha mẹ không còn thì phải trông nom em gái, hoàn cảnh thế này chắc không ai dám lấy.”
“Đừng bàn tán chuyện của người khác.” Bác sĩ cắt ngang anh ta.
Bác sĩ nọ không phải ai khác, chính là cha Cố Tiêu, Cố Minh Sinh.
Từ lâu Cố Tiêu đã kể với tôi, cha anh ta là bác sĩ nội thần kinh ở bệnh viện này, tên của ông rất hợp lý.
Hôm đó, về đến nhà, tôi suy nghĩ rất lâu, cuối cùng vẫn gửi tin nhắn cho Cố Tiêu.
“Chúng ta chia tay đi.”
“Em lại giận dỗi gì à?”
“Không.”
“Nghĩ kĩ rồi à?”
“Ừm.”
Anh ta không rep lại nữa, coi như đồng ý.
Hai chúng tôi rất ăn ý không ai tìm ai.
Hồi đó còn trẻ, xuất phát từ sự tự ti và lòng tự trọng, tôi đã đề nghị chia tay.
Kết quả là sau 6 năm, số phận lại sắp đặt cho chúng tôi giày vò nhau thêm một lần nữa.
Lúc Cố Tiêu chất vấn, tôi không trả lời, chỉ ngồi nghịch điện thoại.
Có lẽ vì không đợi được đáp án từ tôi nên anh ta hơi bực, thất vọng đẩy cửa xoay người đi ra ngoài.
Khi tiếng xe ô tô dưới lầu khởi động vang lên, màn hình điện thoại tôi cũng đã nhòa đi.
Trên màn hình dính nước, làm thế nào cũng không gạt được, tôi bực mình quẳng nó sang một bên.
10.
Một hồi đám cưới không vui mà tan rã, bầu không khí trong nhà tôi chán chường vô cùng.
“Họ bận nên phải về trước.” Cha đến phòng tôi nhắn nhủ.
Cha đang an ủi tôi.
Tôi biết mà.
Người tỉnh táo đều biết câu chuyện thế nào rồi.
“Ý Tiểu Cố là ngày mai đi đăng kí.” Cha nói thêm.
“Vâng.”
Tôi hơi bất ngờ, cứ tưởng anh ta bỏ đi rồi thì cũng sẽ không muốn kết hôn với tôi nữa.
“Đám cưới thì… Ý bà mẹ là không muốn tổ chức.”
“Dạ.”
“Mẹ cậu ấy nói mua một căn nhà gần bệnh viện của Tiểu Cố, cưới xong thì các con sẽ ở đó, có phải hơi xa công ty con không?”
Cha lại hỏi tôi.
“Cũng hơi ạ.”
Công ty tôi làm ở phía Bắc thành phố, còn bệnh viện thì nằm phía Nam, dù có đi tàu điện ngầm rồi đổi sang xe thì cũng phải mất ít nhất hai tiếng.
Cha bước lại rồi ngồi xuống cạnh tôi.
“Con đã nghĩ ra chưa?” Ông nhìn tôi.
“Nghĩ gì cơ ạ?”
Cha tôi thở dài như muốn nói gì đó rồi lại thôi.
“Con lớn rồi, cha mẹ cũng không thể quản con mãi được nữa.”
“Cha không muốn con kết hôn à? Không phải cha với mẹ ngày nào cũng ngóng con lấy chồng hay sao?” Tôi giả vờ thoải mái hỏi cha.
“Ngóng con kết hôn cũng là vì hi vọng có người sẽ săn sóc con thôi.” Cha tôi hơi giận.
Tôi nào có bảo là không đâu, chỉ đành nói khe khẽ:
“Con không cần ai chăm sóc.”
Cha tôi không nói gì nữa, thở dài đi xuống nhà.
Lúc đưa tôi đến bến xe, cha đưa một bọc giấy cho tôi:
“Ở nhà có tiền rồi, tiền con kiếm được thì giữ lại cho bản thân, thèm ăn món gì hay muốn mua đồ gì thì cứ mua, đừng gửi tiền về nhà nữa.”
“Đời này của cha vốn đã thế rồi, còn cuộc sống của con vẫn còn rất dài.”
Nói xong ông liền xoay người rời đi.
Không cho tôi cơ hội thương lượng gì nữa.
Ngồi trên xe, tôi mở gói hàng ra, bên trong có một gói đậu phộng tươi và một túi nilon chứa một bọc tiền.
Tôi cầm bọc tiền mà khó chịu khôn tả.
Chín giờ sáng hôm sau.
Tôi đến cục dân chính, Cố Tiêu đã tới trước.
Lấy giấy chứng nhận mất không hết mười phút, sau đó anh ta bảo còn bận rất nhiều việc nên chiều nay vẫn phải đi làm.
“Anh chỉ xin nghỉ buổi sáng thôi.” Anh ta đưa chìa khóa cho tôi: “Anh chưa dọn về nhà bao giờ, bình thường toàn ở ký túc xá.”
“Em đến đó trước đi, có gì cần mua thì liệt kê thành một list rồi đưa cho anh.”
“Phòng cấp cứu bận lắm, em đừng chờ anh, chưa biết một tuần có về nổi một lần không.”
Sau khi nghe anh ta nói, tôi nghĩ bụng sao chúng tôi giống như đang thỏa thuận thế, làm việc theo thủ tục chứ chẳng mảy may chút tình cảm nào.
Đương nhiên tôi cũng nghe ra được ý anh ta.
Bằng chứng là bị ép buộc chứ anh ta chẳng muốn gặp tôi.
“Được, tôi cũng chỉ xin nghỉ hai tiếng thôi, phiền anh dừng ở ngã tư phía trước hộ tôi.” Tôi cười cười chỉ ngã tư đằng trước.
Rõ ràng anh ta không ngờ tôi đòi dừng ở đây nên trông hơi lúng túng.
“Chiều anh mới đi làm, giờ em đi rồi thì anh biết làm gì?” Anh ta hỏi tôi.
Chắc tôi thèm quan tâm anh đi đâu…
Anh không muốn gặp tôi còn gì?
Vừa rồi lúc đọc lời thề kết hôn trông anh ta còn gượng gạo hơn cả việc phải t.h.ú t.ộ.i cũng nên, anh ta tưởng tôi ngóng anh ta lắm sao?
“Đằng trước có một công viên, rất nhiều cụ ông chơi cờ ở đó, nếu anh không biết đi đâu thì qua đó xả stress cũng được.”
Tôi mỉm cười nhìn anh ta rồi mở cửa xe và rời đi mà không hề quay đầu lại.
Mãi đến đoạn đường không nhìn thấy xe anh ta đâu nữa tôi mới vẫy một chiếc xe buýt.
Ngồi trên xe buýt lại nhận được tin nhắn anh ta gửi đến, chỉ vỏn vẹn ba chữ.
“Em giỏi lắm.”
Tôi lười rep.
Nói thật là tôi hơi tiếc vì bệnh viện anh ta quá xa công ty tôi.
Biết thế bắt anh ta chở đến công ty còn hơn.
Từ lúc có bầu, mỗi khi phải ngửi mùi người pha trộn trên xe buýt tôi chỉ muốn n.ô.n ra.
Bày đặt giận cá c.h.é.m thớt làm gì rồi giờ có khác nào tự h.à.n.h h.ạ bản thân không…
11.
Sau một ngày làm việc, tôi lại ngồi tàu điện ngầm hai tiếng để trở về căn nhà của anh ta.
Khu phố này rất cao cấp, nhà cũng to. Căn hộ kiểu Duplex có gác mái.
(*) Căn hộ Duplex: Duplex là một loại hình căn hộ chung cư có thiết kế sang trọng, rộng rãi hơn nhiều so với các căn hộ trung cấp. Căn hộ Duplex được thiết kế thông tầng, nằm ở vị trí đẹp với đầy đủ các tiện ích vượt trội. Do đó, chủ nhân của căn hộ Duplex thường là những doanh nhân, người nổi tiếng, giới nghệ sĩ, người có thu nhập cao...
Bài trí khá đơn giản, đúng như anh ta nói, chưa có ai ở, mảnh vườn trên mái chỉ có đất chứ hoa lá cỏ dại gì đó thì không.
Ở đây có 5 phòng lớn hơn phòng ngủ của tôi nhiều.
Tôi nhắn tin hỏi anh ta: “Tôi ở phòng nào được?”
Anh ta không trả lời.
Không nhắn lại thì thôi.
Tôi tự chọn lấy một phòng ngủ nhỏ trên tầng hai cho mình.
Lâu lắm không có người ở, tôi lại phải dọn dẹp quét tước một tiếng đồng hồ, mệt đến mức không đứng thẳng lưng được.
Cũng không có tâm trạng nấu cơm nên tôi đặt cơm ngoài ăn tạm.
Tối đến, tôi đợi anh ta một lúc, đến 12 giờ anh ta vẫn chưa về, tôi không hỏi nữa mà đi ngủ luôn.
Sáng hôm sau thức dậy, tôi sửa soạn rồi vội vàng ra ngoài.
Lúc thay giày ở cửa, tôi nhận ra đôi dép lê đặt ở đó không hề xê dịch chút nào.
Lòng tôi lại thoáng ưu tư.
Thế rồi ngày thứ hai, thứ ba,…
Trọn một tuần, đôi dép kia vẫn chưa hề bị dịch chuyển.
Buổi tối về đến nhà, tôi ngồi ở cửa đổi giày, đắm chìm trong suy nghĩ.
Cuối cùng, tôi quay lại cất đôi dép lê của đàn ông kia vào tủ giày.
Hà cớ phải bận tâm, chờ đợi một người chẳng muốn trở về.
Do ngày nào cũng phải ngồi tàu điện ngầm tốn quá nhiều thời gian nên tôi chẳng còn sức mua thức ăn nấu cơm nữa mà liên tục ăn ngoài mấy ngày liền khiến đứa bé trong bụng khó chịu.
Vừa nhìn hộp cơm tiệm tôi liền b.u.ồ.n n.ô.n.
Tôi chỉ đành xuống dưới nhà mua một hộp sủi cảo đông lạnh về nấu.
Lúc mẹ tôi gọi video call tới tôi còn đang nấu sủi cảo.
“Con chỉ ăn cái này thôi á?” Mẹ lo lắng vô cùng.
“Ngon mà mẹ.”
Đơn giản tiện lợi, sủi cảo đông lạnh đúng là lựa chọn số một cho bữa tối của dân văn phòng.
“Ngon gì hả, bây giờ con không chỉ lo cho mình mình đâu, ăn linh tinh thế này thì đứa bé lấy đâu ra chất dinh dưỡng.”
“Nó mới được có 14 tuần tuổi, chỉ bằng một con cá nhỏ thì đòi gì nhiều chất.” Tôi nói dỗi.
“Tiểu Cố đâu rồi? Vẫn chưa về à?” Mẹ lại hỏi tôi.
Bầu không khí bỗng trở nên yên lặng, tôi thờ ơ nói: “Anh ấy bận rồi mẹ.”
Nói thật, anh ta không về nhà, ban đầu tôi cũng hơi buồn.
Dần dà quen rồi, tôi lại thấy nhẹ nhõm thanh thản hơn.
“Người ta không về thì con lấy chồng làm quái gì?” Ở đầu dây bên kia, mẹ tôi cứ thở dài liên tục.
“Bác sĩ đều vậy mà mẹ.” Tôi giải thích: “Con không sao đâu, mẹ đừng lo cho con.”
“Cha với Trần Ngọc khỏe chứ mẹ?” Tôi lảng sang chuyện khác.
Tôi luôn gọi cả tên em gái trước mặt mẹ.
Đúng thế, lúc trước bà sinh con thứ hai tôi đã phản đối, nên tôi vẫn giận dỗi không gọi con bé là em, sau gọi Trần Ngọc mãi thành thói quen khó sửa.
“Cha con…” Mẹ tôi lắc đầu: “Vì chuyện cưới xin của con mà suốt mấy nay không ngủ được.”
Nói xong, mẹ tôi bật khóc.
Lòng tôi chợt chùng xuống.
“Bà nói với con bé làm gì!” Cha tôi ngồi cạnh trách mẹ tôi.
“Tôi lo lắng thôi mà, hai đứa con của tôi sao mà khổ thế.” Trong video, mẹ tôi vừa khóc vừa bị cha tôi mắng.
Tôi nhìn đoạn video họ cãi nhau, buồn chán không nói nên lời.
Không biết qua bao lâu, cha tôi cầm lấy điện thoại.
“Giai Giai.” Ông gọi tên tôi.
“Mẹ của Tiểu Cố cũng không qua chỗ con à?” Cha tôi nhẹ nhàng hỏi.
“Người ta cũng có gia đình mà cha, họ qua đây làm gì ạ?”
“Vậy…” Cha tôi: “Ở một mình có vất vả không con?”
“Có gì đâu mà vất vả ạ, cha quên mất tay nghề vua đầu bếp của con rồi à.” Tôi cười, nói tiếp: “Có điều dạo này con không ăn được mấy nên mới ăn tạm chút sủi cảo đông lạnh thôi, qua một hồi tốt lên con sẽ tự nấu cơm hẳn hoi.”
“Cha mẹ đừng lo.”
“Được.” Miệng thì nói “được”, nhưng mặt cha tôi vẫn ngập tràn lo lắng.
“Phòng ở đây trộng lắm, mình con ở trống không à, mọi người rảnh rỗi thì vào thành phố chơi đi ạ.”
“Chuyện này không hợp lý lắm.” Cha tôi gạt phăng suy nghĩ trong đầu tôi: “Con tự chăm sóc bản thân, có gì cứ nói với cha mẹ.”
“Dạ.”
Sau đó tôi lại kể chuyện đi làm cho cha.
Ông không hiểu nhiều nhưng lại nghiêm túc lắng nghe.
Mỗi lần nghe tôi nói xong, ông luôn không nhịn được khuyên bảo tôi.
“Giai Giai à, chịu khổ chịu thiệt là phúc, từ từ rồi con sẽ thấy, cha tin cảm thấy nhất định con sẽ đạt được mục tiêu, cha tin con.”
“Là con gái cũng phải phấn đấu, kết quả ra sao không quan trọng, dù sao cũng phải thử một lần, trước đây con bảo mình không hợp với bộ phận tiếp thị nhưng cha thấy con đang làm tốt lắm.”
Mỗi lần cha nghiêm túc phân tích cho tôi, tôi lại thấy hơi buồn cười.
Cha vốn là công nhân, ngày nào cũng mang vác xi măng đất cát, thật sự không hiểu được công việc của tôi.
Nhưng ông đã suy nghĩ rất nghiêm túc và thực lòng muốn giúp tôi.
Nên tôi cũng tỏ ra chăm chú nghe ông nói.
12
Đến thứ Tư, tôi tới bệnh viện siêu âm đo độ mờ da gáy của thai nhi.
Bác sĩ Lưu vẫn nhiệt tình với tôi.
“Sao lúc nào cô cũng đi một mình thế này? Chồng cô đâu rồi?” Cô ấy thấy tôi tự thanh toán, xếp hàng, chạy lên chạy xuống nên không kìm được mà hỏi tôi.
Chồng tôi? Tôi sững ra vài giây.
Hai chữ này quá xa lạ với tôi.
“Anh ấy bận.” Tôi cười cười.
“Chồng cô làm gì mà bận đến mức khám thai cũng không có mặt thế?” Bác sĩ Lưu cầm phiếu kết quả NT (*) và xem xét cẩn thận.
(*) NT: siêu âm đo độ mờ da gáy của thai nhi.
Tôi im lặng.
Thực ra không phải là Cố Tiêu không có mặt, ngày nào anh ta cũng ở bệnh viện, chỉ là không đi khám thai với tôi mà thôi.
Đến mặt tôi anh ta còn chẳng muốn thấy chứ đừng nói là đi khám thai với tôi.
Nếu có thể quay lại hôm họp lớp đó, có lẽ anh ta không muốn gặp tôi nữa đâu.
“Đứa bé không có vấn đề gì đâu.” Bác sĩ Lưu cầm phiếu kết quả chỉ cho tôi: “Trông mập mạp đáng yêu chưa này.”
Tôi nhìn hình người nhỏ bé trên ảnh siêu âm, lòng chợt nhen nhói một thứ cảm xúc khác lạ.
Sinh linh thật kỳ diệu, nó nhỏ vô cùng.
Nhưng dù chỉ là một khối nhỏ như vậy, tôi lại nhìn sơ sơ hình dạng cánh tay và đôi chân nó.
Cái đầu tròn tròn chiếm đến 2/3 cơ thể rồi.
“Một tuần nữa là có thể đến sàng lọc rồi, đừng quên nhé.” Bác sĩ Lưu dặn dò tôi.
“Được, cảm ơn bác sĩ Lưu nhiều.” Tôi chân thành nói.
“Ôi cảm ơn làm gì, bác sĩ Cố cũng quan tâm cô lắm, lần nào gặp tôi cũng hỏi han đấy.” Cô ấy mỉm cười: “Có khi anh ấy còn nhớ rõ hơn tôi cơ.”
“Ơ…”
“Chắc hẳn hai người thân lắm nhỉ.” Cô ấy lại nói thêm: “Bác sĩ Cố này bình thường lạnh lùng lắm, chưa thấy anh ấy quan tâm ai như thế bao giờ, hồi trước chị anh ấy sinh ở bệnh viện chúng tôi mà anh ấy còn chẳng để tâm bằng, mãi hôm sau mới biết chị mình vừa sinh xong.”
“Ohh…” Tôi lại trầm tư: “Được rồi, nếu gặp tôi sẽ cảm ơn anh ấy.”
“Ừm.” Bác sĩ Lưu kéo tay tôi ra ngoài: “Hay là bây giờ đi luôn cũng được, đúng lúc tôi tan làm, tiện đường dẫn cô đi tìm anh ấy luôn.”
“Ôi không cần đâu. Hôm nào tôi…” Tôi không muốn gặp anh ta.
Gặp rồi lại khó xử.
“Đi cùng đi, thực ra tôi cũng muốn kiếm cớ gặp anh ấy lắm.” Bác sĩ Lưu ngượng ngùng nói: “Tối nay bệnh viện tổ chức team building, tôi định hỏi anh ấy có đi không, nếu anh ấy bảo không thì tôi cũng khỏi đi luôn.”
Team building?
Hóa ra, cuộc sống của bọn họ cũng không bận rộn như tôi vẫn tưởng.
Anh ta nào có bận, chẳng qua là không muốn gặp tôi thôi.
Tôi thật lòng muốn xem ruốt cuộc nơi đây thoải mái cỡ nào, khiến anh ta thà rằng nguyện ở lại khoa chứ không về nhà.
Tôi đi theo bác sĩ Lưu đến phòng Cố Tiêu.
Đang giờ nghỉ trưa nên đa số các điều dưỡng đều đi ăn cơm rồi.
Trong phòng chỉ còn lại mấy bác sĩ với hộp cơm sẵn, vừa ăn vừa tám chuyện.
Tuy là bọn họ đều mặc áo blouse nhưng chỉ cần nhìn thoáng qua thôi tôi đã nhận ra anh ta giữa nhóm người.
Anh ta đang ngồi trên sofa, có lẽ đã ăn xong rồi, nhưng hộp cơm trước mặt vẫn còn rất nhiều, chắc là cơm hộp ở bệnh viện không ngon lắm.
Anh ta đặt di động bên cạnh, thong dong dựa vào ghế sofa nhắm mắt nghỉ ngơi.
Một tuần chưa gặp, cằm anh ta đã lún phún râu rồi.
Do anh ta nhắm mắt nên tôi mới dám nhìn thẳng anh ta thế này.
Ai ngờ là chưa đến hai giây sau, anh ta đột nhiên mở mắt.
Tôi giật cả mình, không kịp trốn, xấu hổ gần c.h.ế.t.
“Sao mọi người không xuống căn tin, cứ ăn cơm hộp mãi vậy?” Lưu Thiến qua chào hỏi.
“Chán căn tin rồi.”
“Cơm hộp cũng chán.”
“Cuộc đời tuyệt vọng quá.”
Một đám người cứ ca thán không thôi.
“Cơm hộp làm sao đủ chất bằng căn tin được.” Lưu Thiến hùa theo, trêu bọn họ: “Chán ăn thì đi mà kiếm bạn gái để người ta nấu cơm cho.”
“Công việc thế này kiếm đâu ra bạn gái?”
“Ngày có 24 tiếng thì 20 tiếng cắm chốt ở bệnh viện rồi, muốn kiếm cũng không nổi.”
……
Bọn họ lại phẫn nộ than thở tiếp.
Tôi đứng ngoài cửa nghe họ trò chuyện, còn Cố Tiêu lại nhìn tôi chăm chú từ đầu chí cuối.
Ánh mắt anh ta dán lên người tôi khiến tôi mất tự nhiên, tôi dứt khoát đứng sang bên cạnh, không thèm nhìn anh ta nữa.
“Cố Tiêu, tối nay anh có đi team building không?” Lưu Thiến hỏi anh ta.
Tôi cũng hơi tò mò nên ngẩng lên nhìn anh ta, anh ta cũng đang nhìn tôi.
Nhìn tôi làm gì? Trên mặt tôi có đáp án à?
“Để xem đã.” Giọng anh ta khô khốc, có lẽ mệt mỏi lắm.
Hôm qua lại thức trọn một đêm ư?
“Ừa.” Lưu Thiến hơi thất vọng, lại nhớ ra chuyện gì rồi kéo tôi vào trong: “Giai Giai, vào đây chào hỏi chút đi.”
Ta nhất quyết đi vào.
“Đây là?”
“Em gái bác sĩ Lưu à? Xinh quá thể?”
“Làm quen đi!”
Một nhóm bác sĩ nam lập tức đặt hộp cơm xuống và nhìn tôi.
Tôi hơi xấu hổ.
“Chào mọi người, tôi là Trần Giai.” Tôi cố gắng chào hỏi cho tự nhiên nhất có thể.
“Chào nhé, anh tên Trần Kiến Vĩ.” Một bác sĩ nam đứng ngay bên phải muốn bắt tay thân thiện với tôi.
Tôi nhìn Cố Tiêu, mặt anh ta tối sầm tự lúc nào.
“Thôi thôi.” Lưu Thiến gạt tay bác sĩ kia đi.
“Cô ấy là bạn hồi đại học của bác sĩ Cố đấy.”
“Cố Tiêu, cậu có cô bạn xinh thế này mà không giới thiệu cho chúng tôi vậy?”
“Em gái, anh là…” Lại thêm một bác sĩ nữa muốn bắt chuyện với tôi.
Một nhóm người cứ thế la ó.
Còn Cố Tiêu vẫn im lặng nãy giờ bỗng đứng lên, cầm hộp cơm đi xen vào giữa chỗ tôi và bác sĩ nam kia đang đứng, nghĩ ngợi thế nào bèn dừng lại một chút.
“Cô ấy đang mang bầu, các ông đừng tơ tưởng nữa.”
Tôi:!
Mang thai đâu phải chuyện đáng xấu hổ gì đâu, nhưng bị anh ta nói ra như vậy, cả đám đều ngượng ngùng.
Tôi nhìn mấy bác sĩ thu tay lại, xấu hổ di di ngón chân trên mặt đất.
“Uầy không nhìn ra luôn đấy!”
“Trông cô ấy mảnh khảnh nên không ai biết.”
“Em gái đừng để bụng nhé.”
“Đúng đó, được 3 tháng rồi.” Lưu thiến cười. Rồi quay sang nói thầm với tôi: “Mấy ông tướng này toàn thế ấy mà, tối ngày ở bệnh viện nên cứ thấy gái xinh là sáng mắt lên.”
“Không sao đâu.”
“Tìm anh có việc gì thế, ra ngoài đây rồi nói.” Cố Tiêu đứng ở cửa nói.
Tôi:? Ai thèm tìm anh hả?
“Tôi đâu có tìm anh, chỉ tiện đường ngang qua đây thôi.” Ta cười đáp lại.
Trông anh ta có vẻ hơi khó ở.
Nhưng tôi mặc xác.
Dứt lời, tôi tạm biệt bác sĩ Lưu: “Tôi về trước nhé.”
“Mọi người từ từ ăn nhé, vất vả rồi.” Tôi vẫy tay chào mấy vị bác sĩ rồi xoay người ra cửa.
Cố Tiêu cũng không nói gì nữa mà bỏ hộp cơm vào thùng rác bên ngoài.
Tôi bước vào thang máy, anh ta cũng vào theo.
Nhưng không nhìn tôi, cũng không nói gì.
Không nói thì thôi, tôi nhất quyết im lặng.
Một lát sau, anh ta cúi xuống nhìn tôi: “Hôm nay em kiểm tra gì thế?”
Quào, anh ta vẫn nhớ là mình có con kìa.
Tôi cười lạnh.
“NT.” Tôi trả lời ngắn gọn.
“Có vấn đề gì không em?” Anh ta hỏi tiếp.
“Không.”
Cuộc trò chuyện lại đi vào ngõ cụt.
Tôi nhớ lại hồi còn yêu nhau, anh luôn tích lời như vàng, ít nói vô cùng.
Để chúng tôi gần gũi, lúc nào tôi cũng phải vắt óc tìm chủ đề bắt chuyện.
Nhưng giờ thì còn lâu nhé, tôi không muốn tự làm khổ bản thân nữa, thích lạnh nhạt thì cứ lạnh đi.
Bị xã hội này dày vò đủ rồi thì chẳng ngóng trông người khác sẽ cưng nựng mình làm gì, tôi cũng có sung sướng gì đâu, mắc gì phải tự ngược đãi bản thân.
Cứ như vậy, anh ta lẽo đẽo sau tôi đến tận trạm xe buýt.
Đi theo sau tôi nhưng không nói gì.
“Hồi trước em bảo đi xe buýt khó chịu mà?” Anh ta thấy xe buýt chật ních người bèn cau mày lại.
“Tôi cũng thấy đi làm rất mệt, nhưng tôi vẫn đi đó thôi.” Tôi bình thản đáp lại rồi xoay người lên xe buýt.
Anh ta quả đúng là đại thiếu gia không biết mùi khổ của thế gian là gì.
Tôi không lái BMW chẳng lẽ cũng vì tôi không thích?
Lương 4500 tệ một tháng, thêm khoản trợ cấp chưa được 7000, căn nhà một phòng ngủ tôi thuê đã 1500 tệ rồi, chi tiêu hàng ngày cũng phải 2000 tệ nữa.
Còn dư ra 3500 tệ, tôi gửi cho mẹ 2000, hằng tháng còn phải đi khám thai, quả thực muốn tiết kiệm mấy trăm tệ còn khó.
Anh ta hỏi tôi sao lại đi xe buýt?
Vì nghèo đấy.
Từ lúc “chiến tranh lạnh” với anh ta tôi đòi tiền anh ta mà chẳng màng đến mặt mũi nữa.
Đang suy nghĩ miên man, điện thoại báo có tin nhắn từ Wechat.
Chuyển khoản 3000 tệ.
Là Cố Tiêu chuyển, do dự vài giây, tôi vẫn bấm nút nhận.
Tôi thấy nhận tiền của người khác thế này cũng chẳng hay ho gì nhưng cuộc đời đã dạy tôi rằng, phải tồn tại trước đã rồi mới bàn đến khí phách sau.
Coi như anh ta giữ lời, vẫn nhớ là mỗi tháng phải chuyển cho tôi 3000 tệ.
Tôi nịnh nọt nhắn lại: “Cảm ơn.”
Anh ta không rep nữa.
13
Đến tối, tôi phải dùng bữa với khách hàng.
Lúc xong việc cũng đã hơi muộn, tôi mệt bở hơi tai nên về căn nhà một phòng ngủ mà mình đã thuê ở tạm.
Căn nhà tuy nhỏ nhưng lại khiến tôi thư thái vô cùng.
Tôi nằm trên giường, bỗng nhiên nghĩ mình có căn nhà trọ tốt thế này, mắc gì phải chuyển sang ngôi nhà to đùng kia?
Tung tăng hai ba tiếng đồng hồ, chứ về bên kia, cả căn nhà to như thế, tôi cũng lười dọn dẹp, ngày nào cũng ăn uống, giặt quần áo, ngủ một mình.
Việc gì phải thế?
Thế nên tôi quyết tâm ngay ngày mai sẽ chuyển đồ về bên này.
Gần 12 giờ đêm, tôi vẫn đang nấu cơm để mai còn mang đi làm.
Dạo này tôi không ăn nổi cơm ngoài nên tối nào cũng nấu trước, hôm sau mang đến công ty hâm lại.
Cuối cùng cũng xong, tôi nằm trên giường nghỉ ngơi mới biết Cố Tiêu nhắn tin cho tôi.
“Sao em không ở nhà vậy?”
Gửi từ nửa tiếng trước.
Anh ta về nhà á? Đúng là mặt trời mọc ở đằng Tây…
Nghĩ thì nghĩ vậy nhưng tôi vẫn rep lại: “Tôi ở bên này, không qua đâu.”
Anh ta gần như nhắn lại ngay tức khắc.
“?”
Tôi hít sâu, giờ anh ta còn kiệm lời đến độ chỉ nhắn một dấu câu?
“Mệt.” Ta học theo anh ta nhắn đúng một chữ.
Anh ta không nói gì nữa.
Tôi buồn ngủ đến mức không nghĩ nhiều gì nữa.
Hôm sau, lúc tan làm, tôi xách một chiếc túi vải đến nhà Cố Tiêu.
Tôi gói ghém đồ đạc, đang chuẩn bị đi thì…
Cửa được mở ra.
Là mẹ Cố Tiêu.
“12 tuần rồi, vậy thì phải nhanh lên, chứ không bụng sẽ lộ ra mất. Bà thông gia, bà có nghĩ như vậy không?” Mẹ Cố Tiêu hỏi ý kiến mẹ tôi.
“Đúng đúng.” Mẹ tôi vội trả lời.
Cố Tiêu không nói gì, nhưng lúc tôi gắp miếng ớt liền trừng mắt với tôi: “Đừng ăn cay quá.”
“Ráng ăn trứng luộc cho có chất con ạ.” Mẹ Cố Tiêu thấy vậy thì gắp một quả trứng luộc cho tôi.
Kết quả là, tôi nhìn chằm chằm vào miếng trứng hấp vàng ruộm, dạ dày quặn lên, tôi lập tức đứng dậy chạy vào WC n.ô.n th.ố.c n.ô.n th.á.o.
Sau khi cho ra hết, cả người tôi như bị t.ê l.i.ệ.t.
“Nghén dữ vậy à con?” Mẹ tôi lo lắng nhìn tôi.
“Phản ứng càng m.ạ.n.h chứng tỏ đứa bé càng k.h.ỏ.e đây mà.” Mẹ Cố Tiêu cười ha hả, dường như thấy tôi nghén bà ta rất vừa lòng.
“Hai đứa tranh thủ thời gian đi lãnh chứng trước đi. Đương nhiên là phải tổ chức cả hôn lễ nữa, nhà chúng tôi chỉ có mình Cố Tiêu, sau này Giai Giai về bên này, coi như có thêm một đứa con, nhất định chúng tôi sẽ…”
Mẹ Cố Tiêu còn chưa nói xong…
Đột nhiên cha tôi ra ngoài về, đằng sau là em gái tôi.
“Cố… Bác sĩ Cố.”
Cha tôi nhìn thấy cha Cố Tiêu trước tiên.
Một câu “Bác sĩ Cố” vừa rồi của cha khiến tôi đổ mồ hôi lạnh.
Đúng thế, cha Cố Tiêu là một chuyên gia nổi tiếng về nội thần kinh, là bác sĩ điều trị cho em gái tôi.
Trước lúc cha tôi trở về, mẹ tôi không nói gì, tôi cứ nghĩ là mẹ đã quên.
Ai ngờ cha tôi vừa về đến nơi, chỉ nhìn qua đã nhận ra ngay.
Cha Cố Tiêu cũng sững sờ.
Có lẽ do khám cho nhiều bệnh nhân quá nên nếu cha tôi không nhắc thì ông ta cũng quên mất từng có một bệnh nhân là em gái tôi.
“Ông quen à?” Mẹ Cố Tiêu hỏi.
Cha Cố Tiêu mím môi không đáp.
Ông ta nhìn em tôi, nhìn cha tôi, nhìn tôi rồi cuối cùng cụp mắt.
“Một bệnh nhân của tôi.” Ông ta thở dài, muốn nói tiếp rồi lại thôi.
Cố Tiêu chăm chú nhìn tôi, vẻ mặt chứa đầy những thắc mắc.
Mẹ Cố Tiêu cũng không hỏi thêm nữa.
“Chị.”
Trần Ngọc phát âm không chuẩn lắm, toét miệng cười rồi chạy đến trước mặt tôi và buông tay ra, như thể muốn tặng cho tôi một món bảo bối nào đó.
Đến khi nhìn rõ con đỉa trong lòng bàn tay cô bé, tôi sợ đến mức t.ê d.ạ.i cả da đầu.
“Ngoan nào, đừng nghịch thứ này nữa.” Tôi nén cảm xúc, chỉ thầm mong con bé sẽ hiểu ý tôi.
“Chị.” Cơ bản là con bé không hiểu, tiếp tục đưa con đỉa trong tay cho tôi.
“Em ngoan một chút nào…” Tôi gần như cầu xin.
“Giống đỉa này h.ú.t m.á.u người đấy, lấy nó ra cho con bé.” Mẹ Cố Tiêu nói xong bèn muốn đứng lên hỗ trợ.
Kết quả là em gái tôi bị dọa cho la toáng lên.
Con bé sợ hãi trốn dưới gầm bàn, rất sợ khi gặp người lạ.
Hành động của em tôi như giọt nước tràn ly.
“Xin lỗi, thực sự xin lỗi.” Mẹ tôi lúng túng đứng c.h.ô.n c.h.â.n giải thích: “Con gái nhỏ nhà tôi… Đầu óc con bé có chút vấn đề.”
“Nhưng con bé chỉ sợ người lạ thôi, một lát nữa là tốt ngay.” Nói xong, mẹ tôi chui xuống dưới gầm bàn, tốn bao nhiêu công sức em gái tôi cũng không chịu ra ngoài.
Chẳng còn cách nào khác, cha tôi cũng lại chui xuống đó, hai người hợp sức mới kéo được Trần Ngọc ra ngoài rồi ôm con bé về phòng.
Quá trình này vừa buồn cười lại vừa cay đắng.
Nhìn vẻ mặt đặc sắc của mẹ Cố Tiêu mà lòng tôi lạnh ngắt.
Tôi cứ nghĩ là sau khi biết em gái tôi bị đ.ộ.n.g k.i.n.h, cha mẹ anh ta sẽ ngồi xuống và thẳng thắn bàn bạc.
Nếu họ không chấp nhận thì tôi cũng chẳng trách anh ta đâu.
Dù sao đây cũng là một vấn đề lớn.
Có điều, tôi đã đánh giá thấp năng lực của em gái mình rồi, cảnh tượng ban nãy quá đủ để dọa người ta phải chạy mất dép.
Chờ đến khi mẹ tôi khóa cửa phòng em gái xong, bọn họ lại ngồi xuống.
Trong lúc nhất thời, mọi người cứ ngồi yên lặng như thế, không ai nói gì cả.
“Đứa bé dạo này thế nào rồi? Tần suất phát bệnh gần đây có cao không?” Cha Cố Tiêu không nhịn được, lên tiếng trước: “Để tôi qua xem.”
“Được.” Cha tôi hơi khó xử đứng dậy: “Làm phiền bác sĩ Cố rồi.”
Một tiếng “bác sĩ Cố” của cha khiến tôi đ.a.u n.h.ó.i.
Rõ ràng hai gia đình đang bàn chuyện cưới xin nhưng ông lại phải xưng hô là “bác sĩ Cố”.
Cha tôi và cha anh ta đến phòng em gái, còn tôi thì chẳng buồn hé răng.
“Chuyện… kết hôn, bên nhà tôi không có ý kiến, như nào cũng được.” Mẹ tôi mở lời, nói rồi lại cúi đầu:
“Con bé mắc chứng đ.ộ.n.g k.i.n.h bẩm sinh, muốn chữa lâu rồi nhưng không khỏi được.”
“Nhưng mà bà cứ yên tâm, chỉ cần ngày nào tôi và bố nó còn sống thì sẽ không bao giờ làm liên lụy đến mọi người đâu.”
Sắc mặt mẹ Cố Tiêu thay đổi liên tục, rất lâu sau mới nói:
“Tiểu Trần à, ban nãy con nói là đang mang thai 12 tuần phải không?”
“Vâng.”
“Mẹ thấy con gầy lắm, lại thấy Cố Tiêu bảo kết quả kiểm tra hôm trước cũng không ổn lắm, sinh con là cả một chuyện lớn, mà mới 12 tuần nên chưa ổn định được ngay đâu.”
Bà ta chuyển chủ đề quá nhanh, trông mặt mẹ tôi ảm đạm hẳn.
“Chuyện đám cưới không vội làm gì cả, giờ đang lúc dịch bệnh nên phải đơn giản hóa mọi thứ.
Thôi thì cứ đăng kí trước, sau này tình hình dịch bệnh khá hơn thì mình tính tiếp, đi đâu mà vội mà vàng…”
Đương nhiên là tôi hiểu ý bà ấy, cúi đầu không nói gì.
Thực ra, mẹ Cố Tiêu cũng đã giữ lại mặt mũi cho chúng tôi lắm rồi.
Nếu gặp người khác thì họ sẽ nói thẳng: “Nhà cô có đứa ngố, ai dám lấy! Ai lấy thì phải gánh vác cả đời ấy chứ.”
“Được rồi, mẹ đừng nói nữa.” Cố Tiêu vẫn luôn không lên tiếng giờ lại cắt ngang mẹ anh ta.
Mẹ anh ta đanh mặt không nói nên lời.
9.
“Trần Giai, anh đi thăm phòng em một chút, được không?”
Cố Tiêu bỗng đề nghị vào phòng tôi, tôi như thở phào, cảnh tượng vừa rồi ngột ngạt vô cùng.
Nhà tôi là kiểu nhà tự xây ở nông thôn, có hai tầng.
Tôi đưa anh ta lên tầng hai.
Anh ta im lặng theo sau tôi.
Anh ta càng ít nói, tôi lại càng không yên tâm hơn.
Đến phòng tôi rồi, anh ta ngắm nghía những món đồ chơi tôi chơi hồi nhỏ, toàn thân toát lên khí chất bức người: “Em không có gì muốn nói với anh à?”
“Nói gì cơ?” Tôi bồn chồn ngồi trên giường.
“Thoải mái đi, em nói gì cũng được.” Không nhìn ra được cảm xúc trong anh ta.
Tôi không nắm bắt được, thứ cảm giác phải chờ đợi “phán quyết” này chẳng vui chút nào.
“Anh thấy cả rồi, còn muốn tôi nói gì nữa?” Tôi lẩm bẩm.
Anh ta chợt quay lại, nghiêm túc nhìn tôi từ trên cao xuống: “Nhất định phải nghe được em nói.”
Anh ta dừng lại một chút:
“Nói xem tại sao em biết cha anh từ lâu nhưng vẫn vờ như không biết.”
“Nói xem tại sao lại chọn anh.”
“Nói cho anh lý do em lựa chọn đứa bé này.”
…
Những lời của anh ta khiến đầu tôi trống rỗng, một chữ cũng không nảy ra được.
Tôi nhớ lại việc chia tay anh ta vào sáu năm trước.
Khi ấy, em tôi mắc bệnh, cha tôi đến bệnh viện mấy ngày mới lấy được số khám của một chuyên gia.
Tôi và mẹ cùng đưa em gái tới đó.
“Tình hình của cô bé nghiêm trọng lắm, khó mà trị tận gốc được, chỉ có thể uống thuốc để khống chế thôi.”
“Nhưng mà dựa vào tần suất phát bệnh như mọi người nói thì cha mẹ phải để ý cháu đấy.”
Bác sĩ nhìn thấy tôi đang thất thần bên cạnh, nói: “Là em cháu à?”
Tôi không trả lời.
“Hm.” Ông cũng không hỏi thêm nữa.
Sau đó tôi đi nộp viện phí, cầm hóa đơn đến khoa đúng lúc trợ lý của bác sĩ đó đang nói chuyện với ông.
“Haiz, chị con bé khổ thật, sau này cha mẹ không còn thì phải trông nom em gái, hoàn cảnh thế này chắc không ai dám lấy.”
“Đừng bàn tán chuyện của người khác.” Bác sĩ cắt ngang anh ta.
Bác sĩ nọ không phải ai khác, chính là cha Cố Tiêu, Cố Minh Sinh.
Từ lâu Cố Tiêu đã kể với tôi, cha anh ta là bác sĩ nội thần kinh ở bệnh viện này, tên của ông rất hợp lý.
Hôm đó, về đến nhà, tôi suy nghĩ rất lâu, cuối cùng vẫn gửi tin nhắn cho Cố Tiêu.
“Chúng ta chia tay đi.”
“Em lại giận dỗi gì à?”
“Không.”
“Nghĩ kĩ rồi à?”
“Ừm.”
Anh ta không rep lại nữa, coi như đồng ý.
Hai chúng tôi rất ăn ý không ai tìm ai.
Hồi đó còn trẻ, xuất phát từ sự tự ti và lòng tự trọng, tôi đã đề nghị chia tay.
Kết quả là sau 6 năm, số phận lại sắp đặt cho chúng tôi giày vò nhau thêm một lần nữa.
Lúc Cố Tiêu chất vấn, tôi không trả lời, chỉ ngồi nghịch điện thoại.
Có lẽ vì không đợi được đáp án từ tôi nên anh ta hơi bực, thất vọng đẩy cửa xoay người đi ra ngoài.
Khi tiếng xe ô tô dưới lầu khởi động vang lên, màn hình điện thoại tôi cũng đã nhòa đi.
Trên màn hình dính nước, làm thế nào cũng không gạt được, tôi bực mình quẳng nó sang một bên.
10.
Một hồi đám cưới không vui mà tan rã, bầu không khí trong nhà tôi chán chường vô cùng.
“Họ bận nên phải về trước.” Cha đến phòng tôi nhắn nhủ.
Cha đang an ủi tôi.
Tôi biết mà.
Người tỉnh táo đều biết câu chuyện thế nào rồi.
“Ý Tiểu Cố là ngày mai đi đăng kí.” Cha nói thêm.
“Vâng.”
Tôi hơi bất ngờ, cứ tưởng anh ta bỏ đi rồi thì cũng sẽ không muốn kết hôn với tôi nữa.
“Đám cưới thì… Ý bà mẹ là không muốn tổ chức.”
“Dạ.”
“Mẹ cậu ấy nói mua một căn nhà gần bệnh viện của Tiểu Cố, cưới xong thì các con sẽ ở đó, có phải hơi xa công ty con không?”
Cha lại hỏi tôi.
“Cũng hơi ạ.”
Công ty tôi làm ở phía Bắc thành phố, còn bệnh viện thì nằm phía Nam, dù có đi tàu điện ngầm rồi đổi sang xe thì cũng phải mất ít nhất hai tiếng.
Cha bước lại rồi ngồi xuống cạnh tôi.
“Con đã nghĩ ra chưa?” Ông nhìn tôi.
“Nghĩ gì cơ ạ?”
Cha tôi thở dài như muốn nói gì đó rồi lại thôi.
“Con lớn rồi, cha mẹ cũng không thể quản con mãi được nữa.”
“Cha không muốn con kết hôn à? Không phải cha với mẹ ngày nào cũng ngóng con lấy chồng hay sao?” Tôi giả vờ thoải mái hỏi cha.
“Ngóng con kết hôn cũng là vì hi vọng có người sẽ săn sóc con thôi.” Cha tôi hơi giận.
Tôi nào có bảo là không đâu, chỉ đành nói khe khẽ:
“Con không cần ai chăm sóc.”
Cha tôi không nói gì nữa, thở dài đi xuống nhà.
Lúc đưa tôi đến bến xe, cha đưa một bọc giấy cho tôi:
“Ở nhà có tiền rồi, tiền con kiếm được thì giữ lại cho bản thân, thèm ăn món gì hay muốn mua đồ gì thì cứ mua, đừng gửi tiền về nhà nữa.”
“Đời này của cha vốn đã thế rồi, còn cuộc sống của con vẫn còn rất dài.”
Nói xong ông liền xoay người rời đi.
Không cho tôi cơ hội thương lượng gì nữa.
Ngồi trên xe, tôi mở gói hàng ra, bên trong có một gói đậu phộng tươi và một túi nilon chứa một bọc tiền.
Tôi cầm bọc tiền mà khó chịu khôn tả.
Chín giờ sáng hôm sau.
Tôi đến cục dân chính, Cố Tiêu đã tới trước.
Lấy giấy chứng nhận mất không hết mười phút, sau đó anh ta bảo còn bận rất nhiều việc nên chiều nay vẫn phải đi làm.
“Anh chỉ xin nghỉ buổi sáng thôi.” Anh ta đưa chìa khóa cho tôi: “Anh chưa dọn về nhà bao giờ, bình thường toàn ở ký túc xá.”
“Em đến đó trước đi, có gì cần mua thì liệt kê thành một list rồi đưa cho anh.”
“Phòng cấp cứu bận lắm, em đừng chờ anh, chưa biết một tuần có về nổi một lần không.”
Sau khi nghe anh ta nói, tôi nghĩ bụng sao chúng tôi giống như đang thỏa thuận thế, làm việc theo thủ tục chứ chẳng mảy may chút tình cảm nào.
Đương nhiên tôi cũng nghe ra được ý anh ta.
Bằng chứng là bị ép buộc chứ anh ta chẳng muốn gặp tôi.
“Được, tôi cũng chỉ xin nghỉ hai tiếng thôi, phiền anh dừng ở ngã tư phía trước hộ tôi.” Tôi cười cười chỉ ngã tư đằng trước.
Rõ ràng anh ta không ngờ tôi đòi dừng ở đây nên trông hơi lúng túng.
“Chiều anh mới đi làm, giờ em đi rồi thì anh biết làm gì?” Anh ta hỏi tôi.
Chắc tôi thèm quan tâm anh đi đâu…
Anh không muốn gặp tôi còn gì?
Vừa rồi lúc đọc lời thề kết hôn trông anh ta còn gượng gạo hơn cả việc phải t.h.ú t.ộ.i cũng nên, anh ta tưởng tôi ngóng anh ta lắm sao?
“Đằng trước có một công viên, rất nhiều cụ ông chơi cờ ở đó, nếu anh không biết đi đâu thì qua đó xả stress cũng được.”
Tôi mỉm cười nhìn anh ta rồi mở cửa xe và rời đi mà không hề quay đầu lại.
Mãi đến đoạn đường không nhìn thấy xe anh ta đâu nữa tôi mới vẫy một chiếc xe buýt.
Ngồi trên xe buýt lại nhận được tin nhắn anh ta gửi đến, chỉ vỏn vẹn ba chữ.
“Em giỏi lắm.”
Tôi lười rep.
Nói thật là tôi hơi tiếc vì bệnh viện anh ta quá xa công ty tôi.
Biết thế bắt anh ta chở đến công ty còn hơn.
Từ lúc có bầu, mỗi khi phải ngửi mùi người pha trộn trên xe buýt tôi chỉ muốn n.ô.n ra.
Bày đặt giận cá c.h.é.m thớt làm gì rồi giờ có khác nào tự h.à.n.h h.ạ bản thân không…
11.
Sau một ngày làm việc, tôi lại ngồi tàu điện ngầm hai tiếng để trở về căn nhà của anh ta.
Khu phố này rất cao cấp, nhà cũng to. Căn hộ kiểu Duplex có gác mái.
(*) Căn hộ Duplex: Duplex là một loại hình căn hộ chung cư có thiết kế sang trọng, rộng rãi hơn nhiều so với các căn hộ trung cấp. Căn hộ Duplex được thiết kế thông tầng, nằm ở vị trí đẹp với đầy đủ các tiện ích vượt trội. Do đó, chủ nhân của căn hộ Duplex thường là những doanh nhân, người nổi tiếng, giới nghệ sĩ, người có thu nhập cao...
Bài trí khá đơn giản, đúng như anh ta nói, chưa có ai ở, mảnh vườn trên mái chỉ có đất chứ hoa lá cỏ dại gì đó thì không.
Ở đây có 5 phòng lớn hơn phòng ngủ của tôi nhiều.
Tôi nhắn tin hỏi anh ta: “Tôi ở phòng nào được?”
Anh ta không trả lời.
Không nhắn lại thì thôi.
Tôi tự chọn lấy một phòng ngủ nhỏ trên tầng hai cho mình.
Lâu lắm không có người ở, tôi lại phải dọn dẹp quét tước một tiếng đồng hồ, mệt đến mức không đứng thẳng lưng được.
Cũng không có tâm trạng nấu cơm nên tôi đặt cơm ngoài ăn tạm.
Tối đến, tôi đợi anh ta một lúc, đến 12 giờ anh ta vẫn chưa về, tôi không hỏi nữa mà đi ngủ luôn.
Sáng hôm sau thức dậy, tôi sửa soạn rồi vội vàng ra ngoài.
Lúc thay giày ở cửa, tôi nhận ra đôi dép lê đặt ở đó không hề xê dịch chút nào.
Lòng tôi lại thoáng ưu tư.
Thế rồi ngày thứ hai, thứ ba,…
Trọn một tuần, đôi dép kia vẫn chưa hề bị dịch chuyển.
Buổi tối về đến nhà, tôi ngồi ở cửa đổi giày, đắm chìm trong suy nghĩ.
Cuối cùng, tôi quay lại cất đôi dép lê của đàn ông kia vào tủ giày.
Hà cớ phải bận tâm, chờ đợi một người chẳng muốn trở về.
Do ngày nào cũng phải ngồi tàu điện ngầm tốn quá nhiều thời gian nên tôi chẳng còn sức mua thức ăn nấu cơm nữa mà liên tục ăn ngoài mấy ngày liền khiến đứa bé trong bụng khó chịu.
Vừa nhìn hộp cơm tiệm tôi liền b.u.ồ.n n.ô.n.
Tôi chỉ đành xuống dưới nhà mua một hộp sủi cảo đông lạnh về nấu.
Lúc mẹ tôi gọi video call tới tôi còn đang nấu sủi cảo.
“Con chỉ ăn cái này thôi á?” Mẹ lo lắng vô cùng.
“Ngon mà mẹ.”
Đơn giản tiện lợi, sủi cảo đông lạnh đúng là lựa chọn số một cho bữa tối của dân văn phòng.
“Ngon gì hả, bây giờ con không chỉ lo cho mình mình đâu, ăn linh tinh thế này thì đứa bé lấy đâu ra chất dinh dưỡng.”
“Nó mới được có 14 tuần tuổi, chỉ bằng một con cá nhỏ thì đòi gì nhiều chất.” Tôi nói dỗi.
“Tiểu Cố đâu rồi? Vẫn chưa về à?” Mẹ lại hỏi tôi.
Bầu không khí bỗng trở nên yên lặng, tôi thờ ơ nói: “Anh ấy bận rồi mẹ.”
Nói thật, anh ta không về nhà, ban đầu tôi cũng hơi buồn.
Dần dà quen rồi, tôi lại thấy nhẹ nhõm thanh thản hơn.
“Người ta không về thì con lấy chồng làm quái gì?” Ở đầu dây bên kia, mẹ tôi cứ thở dài liên tục.
“Bác sĩ đều vậy mà mẹ.” Tôi giải thích: “Con không sao đâu, mẹ đừng lo cho con.”
“Cha với Trần Ngọc khỏe chứ mẹ?” Tôi lảng sang chuyện khác.
Tôi luôn gọi cả tên em gái trước mặt mẹ.
Đúng thế, lúc trước bà sinh con thứ hai tôi đã phản đối, nên tôi vẫn giận dỗi không gọi con bé là em, sau gọi Trần Ngọc mãi thành thói quen khó sửa.
“Cha con…” Mẹ tôi lắc đầu: “Vì chuyện cưới xin của con mà suốt mấy nay không ngủ được.”
Nói xong, mẹ tôi bật khóc.
Lòng tôi chợt chùng xuống.
“Bà nói với con bé làm gì!” Cha tôi ngồi cạnh trách mẹ tôi.
“Tôi lo lắng thôi mà, hai đứa con của tôi sao mà khổ thế.” Trong video, mẹ tôi vừa khóc vừa bị cha tôi mắng.
Tôi nhìn đoạn video họ cãi nhau, buồn chán không nói nên lời.
Không biết qua bao lâu, cha tôi cầm lấy điện thoại.
“Giai Giai.” Ông gọi tên tôi.
“Mẹ của Tiểu Cố cũng không qua chỗ con à?” Cha tôi nhẹ nhàng hỏi.
“Người ta cũng có gia đình mà cha, họ qua đây làm gì ạ?”
“Vậy…” Cha tôi: “Ở một mình có vất vả không con?”
“Có gì đâu mà vất vả ạ, cha quên mất tay nghề vua đầu bếp của con rồi à.” Tôi cười, nói tiếp: “Có điều dạo này con không ăn được mấy nên mới ăn tạm chút sủi cảo đông lạnh thôi, qua một hồi tốt lên con sẽ tự nấu cơm hẳn hoi.”
“Cha mẹ đừng lo.”
“Được.” Miệng thì nói “được”, nhưng mặt cha tôi vẫn ngập tràn lo lắng.
“Phòng ở đây trộng lắm, mình con ở trống không à, mọi người rảnh rỗi thì vào thành phố chơi đi ạ.”
“Chuyện này không hợp lý lắm.” Cha tôi gạt phăng suy nghĩ trong đầu tôi: “Con tự chăm sóc bản thân, có gì cứ nói với cha mẹ.”
“Dạ.”
Sau đó tôi lại kể chuyện đi làm cho cha.
Ông không hiểu nhiều nhưng lại nghiêm túc lắng nghe.
Mỗi lần nghe tôi nói xong, ông luôn không nhịn được khuyên bảo tôi.
“Giai Giai à, chịu khổ chịu thiệt là phúc, từ từ rồi con sẽ thấy, cha tin cảm thấy nhất định con sẽ đạt được mục tiêu, cha tin con.”
“Là con gái cũng phải phấn đấu, kết quả ra sao không quan trọng, dù sao cũng phải thử một lần, trước đây con bảo mình không hợp với bộ phận tiếp thị nhưng cha thấy con đang làm tốt lắm.”
Mỗi lần cha nghiêm túc phân tích cho tôi, tôi lại thấy hơi buồn cười.
Cha vốn là công nhân, ngày nào cũng mang vác xi măng đất cát, thật sự không hiểu được công việc của tôi.
Nhưng ông đã suy nghĩ rất nghiêm túc và thực lòng muốn giúp tôi.
Nên tôi cũng tỏ ra chăm chú nghe ông nói.
12
Đến thứ Tư, tôi tới bệnh viện siêu âm đo độ mờ da gáy của thai nhi.
Bác sĩ Lưu vẫn nhiệt tình với tôi.
“Sao lúc nào cô cũng đi một mình thế này? Chồng cô đâu rồi?” Cô ấy thấy tôi tự thanh toán, xếp hàng, chạy lên chạy xuống nên không kìm được mà hỏi tôi.
Chồng tôi? Tôi sững ra vài giây.
Hai chữ này quá xa lạ với tôi.
“Anh ấy bận.” Tôi cười cười.
“Chồng cô làm gì mà bận đến mức khám thai cũng không có mặt thế?” Bác sĩ Lưu cầm phiếu kết quả NT (*) và xem xét cẩn thận.
(*) NT: siêu âm đo độ mờ da gáy của thai nhi.
Tôi im lặng.
Thực ra không phải là Cố Tiêu không có mặt, ngày nào anh ta cũng ở bệnh viện, chỉ là không đi khám thai với tôi mà thôi.
Đến mặt tôi anh ta còn chẳng muốn thấy chứ đừng nói là đi khám thai với tôi.
Nếu có thể quay lại hôm họp lớp đó, có lẽ anh ta không muốn gặp tôi nữa đâu.
“Đứa bé không có vấn đề gì đâu.” Bác sĩ Lưu cầm phiếu kết quả chỉ cho tôi: “Trông mập mạp đáng yêu chưa này.”
Tôi nhìn hình người nhỏ bé trên ảnh siêu âm, lòng chợt nhen nhói một thứ cảm xúc khác lạ.
Sinh linh thật kỳ diệu, nó nhỏ vô cùng.
Nhưng dù chỉ là một khối nhỏ như vậy, tôi lại nhìn sơ sơ hình dạng cánh tay và đôi chân nó.
Cái đầu tròn tròn chiếm đến 2/3 cơ thể rồi.
“Một tuần nữa là có thể đến sàng lọc rồi, đừng quên nhé.” Bác sĩ Lưu dặn dò tôi.
“Được, cảm ơn bác sĩ Lưu nhiều.” Tôi chân thành nói.
“Ôi cảm ơn làm gì, bác sĩ Cố cũng quan tâm cô lắm, lần nào gặp tôi cũng hỏi han đấy.” Cô ấy mỉm cười: “Có khi anh ấy còn nhớ rõ hơn tôi cơ.”
“Ơ…”
“Chắc hẳn hai người thân lắm nhỉ.” Cô ấy lại nói thêm: “Bác sĩ Cố này bình thường lạnh lùng lắm, chưa thấy anh ấy quan tâm ai như thế bao giờ, hồi trước chị anh ấy sinh ở bệnh viện chúng tôi mà anh ấy còn chẳng để tâm bằng, mãi hôm sau mới biết chị mình vừa sinh xong.”
“Ohh…” Tôi lại trầm tư: “Được rồi, nếu gặp tôi sẽ cảm ơn anh ấy.”
“Ừm.” Bác sĩ Lưu kéo tay tôi ra ngoài: “Hay là bây giờ đi luôn cũng được, đúng lúc tôi tan làm, tiện đường dẫn cô đi tìm anh ấy luôn.”
“Ôi không cần đâu. Hôm nào tôi…” Tôi không muốn gặp anh ta.
Gặp rồi lại khó xử.
“Đi cùng đi, thực ra tôi cũng muốn kiếm cớ gặp anh ấy lắm.” Bác sĩ Lưu ngượng ngùng nói: “Tối nay bệnh viện tổ chức team building, tôi định hỏi anh ấy có đi không, nếu anh ấy bảo không thì tôi cũng khỏi đi luôn.”
Team building?
Hóa ra, cuộc sống của bọn họ cũng không bận rộn như tôi vẫn tưởng.
Anh ta nào có bận, chẳng qua là không muốn gặp tôi thôi.
Tôi thật lòng muốn xem ruốt cuộc nơi đây thoải mái cỡ nào, khiến anh ta thà rằng nguyện ở lại khoa chứ không về nhà.
Tôi đi theo bác sĩ Lưu đến phòng Cố Tiêu.
Đang giờ nghỉ trưa nên đa số các điều dưỡng đều đi ăn cơm rồi.
Trong phòng chỉ còn lại mấy bác sĩ với hộp cơm sẵn, vừa ăn vừa tám chuyện.
Tuy là bọn họ đều mặc áo blouse nhưng chỉ cần nhìn thoáng qua thôi tôi đã nhận ra anh ta giữa nhóm người.
Anh ta đang ngồi trên sofa, có lẽ đã ăn xong rồi, nhưng hộp cơm trước mặt vẫn còn rất nhiều, chắc là cơm hộp ở bệnh viện không ngon lắm.
Anh ta đặt di động bên cạnh, thong dong dựa vào ghế sofa nhắm mắt nghỉ ngơi.
Một tuần chưa gặp, cằm anh ta đã lún phún râu rồi.
Do anh ta nhắm mắt nên tôi mới dám nhìn thẳng anh ta thế này.
Ai ngờ là chưa đến hai giây sau, anh ta đột nhiên mở mắt.
Tôi giật cả mình, không kịp trốn, xấu hổ gần c.h.ế.t.
“Sao mọi người không xuống căn tin, cứ ăn cơm hộp mãi vậy?” Lưu Thiến qua chào hỏi.
“Chán căn tin rồi.”
“Cơm hộp cũng chán.”
“Cuộc đời tuyệt vọng quá.”
Một đám người cứ ca thán không thôi.
“Cơm hộp làm sao đủ chất bằng căn tin được.” Lưu Thiến hùa theo, trêu bọn họ: “Chán ăn thì đi mà kiếm bạn gái để người ta nấu cơm cho.”
“Công việc thế này kiếm đâu ra bạn gái?”
“Ngày có 24 tiếng thì 20 tiếng cắm chốt ở bệnh viện rồi, muốn kiếm cũng không nổi.”
……
Bọn họ lại phẫn nộ than thở tiếp.
Tôi đứng ngoài cửa nghe họ trò chuyện, còn Cố Tiêu lại nhìn tôi chăm chú từ đầu chí cuối.
Ánh mắt anh ta dán lên người tôi khiến tôi mất tự nhiên, tôi dứt khoát đứng sang bên cạnh, không thèm nhìn anh ta nữa.
“Cố Tiêu, tối nay anh có đi team building không?” Lưu Thiến hỏi anh ta.
Tôi cũng hơi tò mò nên ngẩng lên nhìn anh ta, anh ta cũng đang nhìn tôi.
Nhìn tôi làm gì? Trên mặt tôi có đáp án à?
“Để xem đã.” Giọng anh ta khô khốc, có lẽ mệt mỏi lắm.
Hôm qua lại thức trọn một đêm ư?
“Ừa.” Lưu Thiến hơi thất vọng, lại nhớ ra chuyện gì rồi kéo tôi vào trong: “Giai Giai, vào đây chào hỏi chút đi.”
Ta nhất quyết đi vào.
“Đây là?”
“Em gái bác sĩ Lưu à? Xinh quá thể?”
“Làm quen đi!”
Một nhóm bác sĩ nam lập tức đặt hộp cơm xuống và nhìn tôi.
Tôi hơi xấu hổ.
“Chào mọi người, tôi là Trần Giai.” Tôi cố gắng chào hỏi cho tự nhiên nhất có thể.
“Chào nhé, anh tên Trần Kiến Vĩ.” Một bác sĩ nam đứng ngay bên phải muốn bắt tay thân thiện với tôi.
Tôi nhìn Cố Tiêu, mặt anh ta tối sầm tự lúc nào.
“Thôi thôi.” Lưu Thiến gạt tay bác sĩ kia đi.
“Cô ấy là bạn hồi đại học của bác sĩ Cố đấy.”
“Cố Tiêu, cậu có cô bạn xinh thế này mà không giới thiệu cho chúng tôi vậy?”
“Em gái, anh là…” Lại thêm một bác sĩ nữa muốn bắt chuyện với tôi.
Một nhóm người cứ thế la ó.
Còn Cố Tiêu vẫn im lặng nãy giờ bỗng đứng lên, cầm hộp cơm đi xen vào giữa chỗ tôi và bác sĩ nam kia đang đứng, nghĩ ngợi thế nào bèn dừng lại một chút.
“Cô ấy đang mang bầu, các ông đừng tơ tưởng nữa.”
Tôi:!
Mang thai đâu phải chuyện đáng xấu hổ gì đâu, nhưng bị anh ta nói ra như vậy, cả đám đều ngượng ngùng.
Tôi nhìn mấy bác sĩ thu tay lại, xấu hổ di di ngón chân trên mặt đất.
“Uầy không nhìn ra luôn đấy!”
“Trông cô ấy mảnh khảnh nên không ai biết.”
“Em gái đừng để bụng nhé.”
“Đúng đó, được 3 tháng rồi.” Lưu thiến cười. Rồi quay sang nói thầm với tôi: “Mấy ông tướng này toàn thế ấy mà, tối ngày ở bệnh viện nên cứ thấy gái xinh là sáng mắt lên.”
“Không sao đâu.”
“Tìm anh có việc gì thế, ra ngoài đây rồi nói.” Cố Tiêu đứng ở cửa nói.
Tôi:? Ai thèm tìm anh hả?
“Tôi đâu có tìm anh, chỉ tiện đường ngang qua đây thôi.” Ta cười đáp lại.
Trông anh ta có vẻ hơi khó ở.
Nhưng tôi mặc xác.
Dứt lời, tôi tạm biệt bác sĩ Lưu: “Tôi về trước nhé.”
“Mọi người từ từ ăn nhé, vất vả rồi.” Tôi vẫy tay chào mấy vị bác sĩ rồi xoay người ra cửa.
Cố Tiêu cũng không nói gì nữa mà bỏ hộp cơm vào thùng rác bên ngoài.
Tôi bước vào thang máy, anh ta cũng vào theo.
Nhưng không nhìn tôi, cũng không nói gì.
Không nói thì thôi, tôi nhất quyết im lặng.
Một lát sau, anh ta cúi xuống nhìn tôi: “Hôm nay em kiểm tra gì thế?”
Quào, anh ta vẫn nhớ là mình có con kìa.
Tôi cười lạnh.
“NT.” Tôi trả lời ngắn gọn.
“Có vấn đề gì không em?” Anh ta hỏi tiếp.
“Không.”
Cuộc trò chuyện lại đi vào ngõ cụt.
Tôi nhớ lại hồi còn yêu nhau, anh luôn tích lời như vàng, ít nói vô cùng.
Để chúng tôi gần gũi, lúc nào tôi cũng phải vắt óc tìm chủ đề bắt chuyện.
Nhưng giờ thì còn lâu nhé, tôi không muốn tự làm khổ bản thân nữa, thích lạnh nhạt thì cứ lạnh đi.
Bị xã hội này dày vò đủ rồi thì chẳng ngóng trông người khác sẽ cưng nựng mình làm gì, tôi cũng có sung sướng gì đâu, mắc gì phải tự ngược đãi bản thân.
Cứ như vậy, anh ta lẽo đẽo sau tôi đến tận trạm xe buýt.
Đi theo sau tôi nhưng không nói gì.
“Hồi trước em bảo đi xe buýt khó chịu mà?” Anh ta thấy xe buýt chật ních người bèn cau mày lại.
“Tôi cũng thấy đi làm rất mệt, nhưng tôi vẫn đi đó thôi.” Tôi bình thản đáp lại rồi xoay người lên xe buýt.
Anh ta quả đúng là đại thiếu gia không biết mùi khổ của thế gian là gì.
Tôi không lái BMW chẳng lẽ cũng vì tôi không thích?
Lương 4500 tệ một tháng, thêm khoản trợ cấp chưa được 7000, căn nhà một phòng ngủ tôi thuê đã 1500 tệ rồi, chi tiêu hàng ngày cũng phải 2000 tệ nữa.
Còn dư ra 3500 tệ, tôi gửi cho mẹ 2000, hằng tháng còn phải đi khám thai, quả thực muốn tiết kiệm mấy trăm tệ còn khó.
Anh ta hỏi tôi sao lại đi xe buýt?
Vì nghèo đấy.
Từ lúc “chiến tranh lạnh” với anh ta tôi đòi tiền anh ta mà chẳng màng đến mặt mũi nữa.
Đang suy nghĩ miên man, điện thoại báo có tin nhắn từ Wechat.
Chuyển khoản 3000 tệ.
Là Cố Tiêu chuyển, do dự vài giây, tôi vẫn bấm nút nhận.
Tôi thấy nhận tiền của người khác thế này cũng chẳng hay ho gì nhưng cuộc đời đã dạy tôi rằng, phải tồn tại trước đã rồi mới bàn đến khí phách sau.
Coi như anh ta giữ lời, vẫn nhớ là mỗi tháng phải chuyển cho tôi 3000 tệ.
Tôi nịnh nọt nhắn lại: “Cảm ơn.”
Anh ta không rep nữa.
13
Đến tối, tôi phải dùng bữa với khách hàng.
Lúc xong việc cũng đã hơi muộn, tôi mệt bở hơi tai nên về căn nhà một phòng ngủ mà mình đã thuê ở tạm.
Căn nhà tuy nhỏ nhưng lại khiến tôi thư thái vô cùng.
Tôi nằm trên giường, bỗng nhiên nghĩ mình có căn nhà trọ tốt thế này, mắc gì phải chuyển sang ngôi nhà to đùng kia?
Tung tăng hai ba tiếng đồng hồ, chứ về bên kia, cả căn nhà to như thế, tôi cũng lười dọn dẹp, ngày nào cũng ăn uống, giặt quần áo, ngủ một mình.
Việc gì phải thế?
Thế nên tôi quyết tâm ngay ngày mai sẽ chuyển đồ về bên này.
Gần 12 giờ đêm, tôi vẫn đang nấu cơm để mai còn mang đi làm.
Dạo này tôi không ăn nổi cơm ngoài nên tối nào cũng nấu trước, hôm sau mang đến công ty hâm lại.
Cuối cùng cũng xong, tôi nằm trên giường nghỉ ngơi mới biết Cố Tiêu nhắn tin cho tôi.
“Sao em không ở nhà vậy?”
Gửi từ nửa tiếng trước.
Anh ta về nhà á? Đúng là mặt trời mọc ở đằng Tây…
Nghĩ thì nghĩ vậy nhưng tôi vẫn rep lại: “Tôi ở bên này, không qua đâu.”
Anh ta gần như nhắn lại ngay tức khắc.
“?”
Tôi hít sâu, giờ anh ta còn kiệm lời đến độ chỉ nhắn một dấu câu?
“Mệt.” Ta học theo anh ta nhắn đúng một chữ.
Anh ta không nói gì nữa.
Tôi buồn ngủ đến mức không nghĩ nhiều gì nữa.
Hôm sau, lúc tan làm, tôi xách một chiếc túi vải đến nhà Cố Tiêu.
Tôi gói ghém đồ đạc, đang chuẩn bị đi thì…
Cửa được mở ra.
Là mẹ Cố Tiêu.
Domain.com đổi tên miền thành Domain.tv