Hình Đế 15 Tuổi - Thanh Luật
Chương 3
5 cháu bé nhỏ được nhân viên công tác dẫn vào một phòng riêng, đãi ngộ đùng cái thăng tận mấy cấp.
So sánh với khán phòng trung tâm rộng lớn đến đáng sợ hãi thì nơi đây được bài trí ấm áp thoải mái hẳn, cứ như sắp sửa tổ chức tiệc sinh nhật gì ấy.
Xe đẩy hình kỳ lân chất đầy đồ ăn vặt: kẹo bông, bim bim, bánh ruốc, kẹo cầu vồng, bánh quy giòn…
Các loại nước có ga được xếp thành hình kim tự tháp, trên có đặt tấm biển nhỏ vẽ mặt cười tươi rói, ghi rõ xin mời thưởng thức.
Bộ ghế sofa được điểm xuyết tỉ mỉ bằng bóng bay nhiều màu, bó hoa, khủng long cùng vịt vàng nhồi bông to tướng đặt cạnh, trông toàn bộ khung cảnh rất thư giãn hay ho.
Người lớn đều chưa đến, mặt tường bên cạnh là tivi màu cỡ lớn chiếu Tom và Jerry để các bạn nhỏ xem cho vui trong lúc chờ đợi.
“Hiện vẫn chưa tới giờ thi, vừa nãy các bạn nhỏ vất vả quá rồi, chị là chị Tiểu Kinh, có bất cứ vấn đề hay câu hỏi gì thì cứ nói với chị nha.”
Cô gái trẻ trung mặc váy dài hình táo xanh cầm thẻ công tác của mình giơ lên lúc lắc, cười rất thân thiện dịu dàng: “Tổng đạo diễn đang trao đổi với ba mẹ các em, chắc là phải tầm 20 phút nữa mới sang, trước đó thì các em chịu khó ngồi chờ ở đây nhé, được chứ?”
“Trong tủ có ‘Siêu nhân điện quang’, ‘Hãy đợi đấy’, ‘Shin Cậu bé bút chì’, các bé cứ thay đĩa thoải mái nhé, hoặc muốn xem phim hoạt hình nào mình thích thì gọi chị tìm giúp cho ~”
Tô Trầm không chọn chỗ ngồi xuống mà bé quan sát qua một lượt khung cảnh trong phòng, rồi quay người nhìn ra ngoài cửa.
Tiểu Kinh nhanh chóng để ý đến cử động của bé, hỏi thăm: “Bé muốn đi tìm ba mẹ ha?”
“Em muốn ra ngoài đi lại ạ.”
Tiểu Kinh đưa mắt ra hiệu, ngay lập tức có nam sinh đeo thẻ công tác tương tự đứng ra dẫn đường: “Anh đi dạo cùng bé nhé, có vấn đề gì thì cứ hỏi anh.”
Tô Trầm đáp khẽ một tiếng, không để ý lắm đến sự chăm sóc ân cần này, đi thẳng ra ngoài.
Đây là lần đầu tiên bé đến Nhà hát lớn Thời Đô.
Nhà hát phong cách cổ điển có quy mô lớn nhất thủ đô, kiến trúc mô phỏng hình xoắn ốc, ánh sáng mặt trời rọi vào qua mái vòm xuống những cầu thang trong suốt lồng ghép đan xen, tường đá đỏ tươi lẫn đen thẫm vươn cao, toát ra vẻ nghiêm trang thầm lặng.
Dù có là người trưởng thành thì dạo bước quanh quẩn nơi đây cũng sẽ phải cảm thấy chấn động, như con kiến đứng trước ông voi khổng lồ.
Tô Trầm ngẩng đầu lên chậm rãi bước đi, trông ánh mặt trời, ngắm những bức tượng khảm vào tường đá Đại Lý.
Xem những đĩa than có chữ kí bảo quản trong tủ kính, nhìn những bức ảnh đen trắng của các ngôi sao điện ảnh Âu Mỹ cả trăm năm trước.
Nhân viên hướng dẫn đằng sau bé không ngờ em nhỏ này lại lặng lẽ thế, các thể loại lời làm thân đã chuẩn bị sẵn từ trước đều chẳng dùng được, tương đối lúng túng.
Tô Trầm cứ đi một lúc dừng chân một lúc, nghe thấy tiếng người loáng thoáng, bèn định lại gần xem thử.
“Bên đó cũng đang thử vai,” Nhân viên hướng dẫn bật thốt lên: “chắc là tổ người lớn vẫn chưa thi xong, bạn nhỏ ơi hay là em…”
Người phía sau còn chưa kịp lên tiếng ngăn cản thì bé đã kéo tay nắm cửa bằng đồng trắng ra, ngó vào bên trong.
Chỉ nhìn lướt đúng một cái thôi.
Mà như đột ngột nạy ra một góc của cung điện ánh sáng, thoáng liếc thấy thế giới mặt trái tăm tối và hỗn độn.
Có đến mấy chục người cả nam cả nữ đang đứng hoặc ngồi, tay cầm tờ thoại mỏng dính, xếp thành hàng dài chờ đến lượt được đánh giá chọn lựa.
Mọi người đứng giữa ánh sáng mờ mờ, sắc mặt mỏi mệt thấp thỏm, bồn chồn không yên.
Hơi thở của Tô Trầm chợt ngưng đọng, bé muốn nhìn kĩ thêm bên trong thì cánh cửa đã bị một bàn tay khác đẩy về.
“Đi thôi, mình quay lại nhé.” Nhân viên hướng dẫn cười: “Trong này không có gì hay đâu nè.”
Thời gian thi vòng cuối bị muộn hơn dự kiến nửa tiếng.
Tổ đạo diễn họp ngắn sát giờ, đồng thời lắp đặt thêm máy móc truyền trực tiếp mới phát sinh thêm dành cho các phụ huynh.
Căn phòng vốn đang mang lại cảm giác ấm cúng tự nhiên, nhưng vừa dựng máy quay lên cái là có mấy bé không cười nổi nữa.
Ống kính đen ngòm cứ như những con mắt to tướng, nhìn chằm chằm vào từng người một không hề suy suyển.
Ba người lớn chọn chỗ ngẫu nhiên ngồi xuống, giới thiệu với các bé nhỏ mình là ai.
“Được rồi, tạm thời thế đã nhỉ, các bé lần lượt giới thiệu bản thân được không nào?”
Ánh mắt biên kịch Văn di chuyển nhìn sang Tô Trầm ở góc chéo đối diện, nụ cười sáng bừng: “Bắt đầu từ bạn này nhé?”
Nhà sản xuất chính khẽ đằng hắng một tiếng.
Kể cả có lòng cơ cấu thì cũng đừng thể hiện lù lù ra thế chớ, chả phải mình bày thêm vụ quay trực tiếp là để tránh gây tai tiếng trong nhóm phụ huynh đấy à.
Tô Trầm vừa mới xé vỏ một chiếc bánh mì, chưa kịp chuẩn bị gì tự dưng lại bị gọi, bé cầm bánh mì bằng hai tay, nhẹ nhàng hít một hơi.
“Cháu là Tô Trầm, năm nay 10 tuổi, sinh ngày 27 tháng 1 năm 1995 ạ.”
“Cháu thích chơi ghép hình, đọc sách,” Bé nghĩ ngợi, thấy lí lịch sơ sài quá bèn bổ sung thêm một mục: “cháu là lớp phó vệ sinh của lớp ạ.”
Càng trông bé biên kịch Văn càng quý mến, giơ mu bàn tay che đi nụ cười, xong không nhịn được trêu bé thêm tí: “Được rồi, Tô Trầm, kết quả học tập của bé ở trường thế nào?”
“Ngữ văn tạm được ạ, thầy bảo cháu biết rất nhiều từ, tập làm văn cũng khá ổn.” Bạn nhỏ thật thà trả lời: “Toán thì kém lắm ạ, thi giữa kì được có hơn 70 điểm thôi.”
Tô Trầm có sự chân thành rất tự nhiên, khiến mọi người quan sát bé cẩn thận ở khoảng cách gần đều sẽ phải cảm khái kiểu em bé này ngoan thật ấy.
Đạo diễn lớn tuổi không hứng thú với khâu giới thiệu lắm, suốt quá trình chỉ chăm chăm đọc mấy tờ giấy trong tay.
Đợi trẻ con giới thiệu xong hết một lượt, Văn Trường Cầm khẽ nhấc khuỷu tay huých một cái, ông mới phản ứng lại.
“Bắt đầu rồi hả?”
“Thế này nha, bình thường á, thử vai sẽ yêu cầu các diễn viên đọc mấy đoạn lời thoại, diễn thử một tí.” Ông bác đưa mấy tờ giấy cho biên kịch Văn, nghiêng người nhìn sang đám trẻ: “Nhưng ông thấy không cần thiết.”
“Dù các cháu đã được rèn luyện hay chưa học bao giờ thì tóm lại sau khi vào đoàn đều sẽ phải xí xóa toàn bộ, học theo các thầy cô từ đầu, xây dựng nền tảng mới.”
“Một số kĩ năng sau này bồi dưỡng vẫn được, nhưng còn một số thì chỉ có thể dựa vào bẩm sinh trời phú,” Ông vẫy trang giấy duy nhất mình giữ lại, e hèm rồi nói: “nên là ông quyết định thay đổi, ông đọc một đoạn, cô Văn cũng đọc đoạn nữa, các cháu ngồi cạnh nghe là được.”
Ông ngồi thẳng người lên, đang định đọc mấy chữ thì có người nhỏ giọng gọi đằng sau: “Đạo diễn Bặc ơi…”
“À à,” Ông bác đạo diễn dụi mắt: “tuy các cháu còn nhỏ, cơ mà do quy định bản quyền và các thứ liên quan nên vẫn phải nhấn mạnh lại một lần.”
“Những nội dung sắp sửa đọc cho các cháu đều là bảo mật, chưa xuất bản đâu, kể cả có nhớ thì về nhà cũng không được kể cho bố mẹ đâu nhá.”
Nhóm trẻ con đồng thanh trả lời: “Dạ ——”
“Đường truyền chuẩn bị cắt âm thanh nào, 3, 2, 1!”
[ Một dải lụa trắng buông xuống từ gác cao.
Ông ngơ ngẩn nhìn nó một hồi, rồi nâng cao hai tay cởi quan tóc ngọc tím của mình ra.
Ông đã luống tuổi, mái tóc hoa râm lẫn lộn, như phủ thêm một lớp màu cũ kĩ hoang hoải cho chiếc áo kỳ lân.
“Đáng ra phải biết từ lâu.” Ông lẩm bẩm.
Trung thần cả đời, quan thanh liêm sáu mươi năm, là Định Quốc công vô vàn công lao, cuối cùng lại chỉ nhận được hai chữ ban chết.
Ánh mắt thê lương, hai tay siết lấy dải lụa, nhưng ông cứ lần lữa hoài chẳng chịu tròng cổ mình vào đó.
“Bệ hạ, bệ hạ ——”
Tiếng ông vang vọng giữa lầu các rỗng tuếch, chỉ còn mỗi tên thái giám đang bưng rượu độc cúi đầu thật sâu. ]
Lúc đạo diễn đọc đến đoạn trung thần treo cổ chết giữa xà nhà, thi thể lủng lẳng trong màn đêm, nhà sản xuất ngồi sau phải nhấc tay nhéo sống mũi.
…Đọc đoạn này cho bọn trẻ con có liều quá không nhỉ.
Chỉ cần bị một phóng viên đào ra thôi là lại giật tít được một đống loạn cào cào lên cho xem.
Giọng đọc của đạo diễn lớn tuổi đã trang bị sẵn cảm giác trầm thấp bi thương, tới đoạn cuối mấy đứa bé đều đỏ hoe mắt, thậm chí có bé còn rơi lệ thật.
Đầu kia màn hình, tuy không biết rốt cuộc đạo diễn đang đọc những gì nhưng trông biểu cảm của các con đều rất tập trung nghiêm nghị, các phụ huynh cũng đoán được đại khái là đoạn bi kịch nào đó.
Người thì than thở người thì đi vòng quanh, chỉ mỗi Lương Cốc Vân xuýt xoa một tiếng.
“Cái lúc mấu chốt thế này mà thằng bé lại đi ăn bánh mì!”
Bây giờ có phải lúc ăn đâu! Mau nghe xem người ta đọc gì kìa con!
“Chắc là đói đấy,” Ba Tô nhỏ giọng nói: “buổi sáng nó dậy sớm quá, cái bánh rán của em thì lại đầy dầu…”
Đọc hết đoạn trích, đường truyền mở lại âm thanh, biên kịch Văn cười nói: “Vậy giờ các bé thử phát biểu cảm tưởng sau khi nghe xong đoạn này được không?”
“Cháu thấy buồn quá ạ, chắc chắn là ông ấy chết oan,” Có bé nhỏ đồng cảm sâu sắc chợt nghẹn ngào: “cháu cảm giác là ông ấy rất không cam lòng, giãy giụa cực kì đau đớn.”
“Nếu là cháu, cháu sẽ xông đến tháo sợi dây ra giúp ông ấy, không thể để đại thần tốt chết lãng xẹt như thế được ạ.”
“Cháu nghĩ, cháu là hoàng đế, chắc hẳn do có nguyên nhân gì không thể nói ra thì mới phải ban chết cho ông ấy ạ?”
“Ừm, Tô Trầm, nhóc thì thấy sao?”
Tô Trầm vừa mới ăn hết miếng bánh mì, đang cúi xuống lấy khăn giấy lau miệng.
“Tốt mà ạ.” Bé trả lời gãy gọn.
Nhà sản xuất Khương ngớ ra, hỏi tiếp: “Sao nhóc lại thấy tốt cơ?”
Chi tiết này là diễn biến chưa được xuất bản, trừ ba người họ ra thì chưa có bất cứ độc giả nào biết hết.
Kể cả các phụ huynh dựa vào nguyên tác sẵn có để suy luận đoán đề trước thì cũng không đời nào lường được tình hình lúc này.
Song ——
“Hoàng đế ban chết, đại thần nghe lệnh.” Tô Trầm ngước mắt lên nói: “Vấn đề được giải quyết rồi ạ.”
“Vấn đề được giải quyết rồi,” Văn Trường Cầm quay luôn sang bóp ngay lấy vai Khương Huyền, vẻ phấn khởi trong giọng nói khó mà che giấu: “chú nghe thấy chưa, bé nó bảo là —— vấn đề được giải quyết rồi!”
Ở tình huống hoàn toàn chưa hề đọc bản thảo bảo mật mà bé con này lại bật thẳng ra được lời thoại diễn biến gần như y xì đúc nguyên tác!
Rốt cuộc là phải thích hợp trùng khớp đến độ nào mới đồng cảm trực tiếp với tâm tư của bản thân nhân vật thế cơ chứ?!
Khương Huyền bị lắc sắp rơi cả kính: “Chị kiềm chế mình tí đã nào.”
“Nhưng chú nghe thấy chưa?!”
“Khụ khụ!!”
Văn Trường Cầm ngồi lại về chỗ, cúi người qua loa tỏ ý xin lỗi tượng trưng với tổng đạo diễn.
Nhưng lúc nhìn sang Tô Trầm lần nữa, mắt cô đã sáng bừng.
Đạo diễn Bặc quan sát các bé nhỏ khác, lúc nhìn lại về phía Tô Trầm thì không nén được tiếng thở dài.
Thực sự không thể giải thích được cái duyên hợp mắt.
Có thi tiếp nữa thì cũng chỉ để chứng minh rõ hơn đánh giá sẵn từ trước của họ mà thôi.
“Cô muốn đọc thêm đoạn nữa không?”
Biên kịch Văn đang định đáp thì bỗng Khương Huyền ra hiệu là mình có lời muốn nói.
“Các bạn nhỏ,” Chú ngồi dịch về phía trước: “mấy nhóc biết là lúc quay phim hay có cảnh cần khóc đúng không.”
“Có người sẽ hồi tưởng về người nhà đã mất, có người sẽ len lén dụi tí hành tây.”
“Trong số các cháu, bạn nào có thể khóc trong vòng 5 phút hoặc 10 phút không?”
Một bé đã diễn tập đề này từ trước, lập tức giơ tay lên.
“Cháu ạ!”
Chỉ cần âm thầm tưởng tượng cảnh ba mẹ qua đời là đảm bảo sẽ òa khóc được, cậu bé đã luyện tập ở nhà tận mấy lần liền rồi!
Một bạn tương đối bồn chồn: “…Thế, thế cháu tự cấu mình được không ạ?”
“Đều được cả,” Khương Huyền hòa nhã nói: “thế mình bắt đầu tính giờ ha?”
“Nãy mình có bàn đến đề này đâu,” Văn Trường Cầm liếc sang: “chú không thấy cái kiểu thử nghiệm này cổ lỗ sĩ ghê à.”
“Nhưng hữu hiệu lắm mà,” Khương Huyền nhún vai: “chị không muốn xem thử chắc?”
Hai người đang định bắt đầu tính số phút thì Tô Trầm giữ im lặng suốt từ nãy cuối cùng cũng giơ tay lên.
“Cháu xin phép hỏi,” Bạn nhỏ gom góp dũng khí nêu câu hỏi: “cho cháu mượn tờ giấy lúc nãy được không ạ?”
“Tờ giấy lúc nãy?” Đạo diễn lớn tuổi ngẩn người, giơ trang giấy trong tay mình ra: “Cháu muốn hỏi tờ ông vừa đọc ấy hả?”
Tô Trầm gật đầu, nhận lấy tờ giấy rồi nhìn sang phía Khương Huyền: “Cháu cũng không biết làm thế này có hữu hiệu không, nhưng cứ thử ạ.”
Khương Huyền ngớ ra một hồi lâu xong mới phản xạ được là bé con định làm gì, lập tức giơ cánh tay lên tuyên bố tính giờ.
Bốn bạn nhỏ ngồi hoặc đứng, nỗ lực rơi nước mắt nhanh nhất có thể.
Chỉ mỗi Tô Trầm ngồi ở một bên, cúi đầu đọc thầm từng dòng chữ một, nghiền ngẫm giây phút cuối đời trước khi tự vẫn của ông cụ thêm một lần nữa.
Tuyệt vọng, uất ức, cô độc, ân hận.
Quá trình biến đổi đặt mình vào nhân vật chỉ cần đúng một khoảnh khắc.
Ngay giây tiếp theo, giọt nước mắt to bằng hạt đỗ rơi trên trang giấy, loang nhòe vệt mực.
So sánh với khán phòng trung tâm rộng lớn đến đáng sợ hãi thì nơi đây được bài trí ấm áp thoải mái hẳn, cứ như sắp sửa tổ chức tiệc sinh nhật gì ấy.
Xe đẩy hình kỳ lân chất đầy đồ ăn vặt: kẹo bông, bim bim, bánh ruốc, kẹo cầu vồng, bánh quy giòn…
Các loại nước có ga được xếp thành hình kim tự tháp, trên có đặt tấm biển nhỏ vẽ mặt cười tươi rói, ghi rõ xin mời thưởng thức.
Bộ ghế sofa được điểm xuyết tỉ mỉ bằng bóng bay nhiều màu, bó hoa, khủng long cùng vịt vàng nhồi bông to tướng đặt cạnh, trông toàn bộ khung cảnh rất thư giãn hay ho.
Người lớn đều chưa đến, mặt tường bên cạnh là tivi màu cỡ lớn chiếu Tom và Jerry để các bạn nhỏ xem cho vui trong lúc chờ đợi.
“Hiện vẫn chưa tới giờ thi, vừa nãy các bạn nhỏ vất vả quá rồi, chị là chị Tiểu Kinh, có bất cứ vấn đề hay câu hỏi gì thì cứ nói với chị nha.”
Cô gái trẻ trung mặc váy dài hình táo xanh cầm thẻ công tác của mình giơ lên lúc lắc, cười rất thân thiện dịu dàng: “Tổng đạo diễn đang trao đổi với ba mẹ các em, chắc là phải tầm 20 phút nữa mới sang, trước đó thì các em chịu khó ngồi chờ ở đây nhé, được chứ?”
“Trong tủ có ‘Siêu nhân điện quang’, ‘Hãy đợi đấy’, ‘Shin Cậu bé bút chì’, các bé cứ thay đĩa thoải mái nhé, hoặc muốn xem phim hoạt hình nào mình thích thì gọi chị tìm giúp cho ~”
Tô Trầm không chọn chỗ ngồi xuống mà bé quan sát qua một lượt khung cảnh trong phòng, rồi quay người nhìn ra ngoài cửa.
Tiểu Kinh nhanh chóng để ý đến cử động của bé, hỏi thăm: “Bé muốn đi tìm ba mẹ ha?”
“Em muốn ra ngoài đi lại ạ.”
Tiểu Kinh đưa mắt ra hiệu, ngay lập tức có nam sinh đeo thẻ công tác tương tự đứng ra dẫn đường: “Anh đi dạo cùng bé nhé, có vấn đề gì thì cứ hỏi anh.”
Tô Trầm đáp khẽ một tiếng, không để ý lắm đến sự chăm sóc ân cần này, đi thẳng ra ngoài.
Đây là lần đầu tiên bé đến Nhà hát lớn Thời Đô.
Nhà hát phong cách cổ điển có quy mô lớn nhất thủ đô, kiến trúc mô phỏng hình xoắn ốc, ánh sáng mặt trời rọi vào qua mái vòm xuống những cầu thang trong suốt lồng ghép đan xen, tường đá đỏ tươi lẫn đen thẫm vươn cao, toát ra vẻ nghiêm trang thầm lặng.
Dù có là người trưởng thành thì dạo bước quanh quẩn nơi đây cũng sẽ phải cảm thấy chấn động, như con kiến đứng trước ông voi khổng lồ.
Tô Trầm ngẩng đầu lên chậm rãi bước đi, trông ánh mặt trời, ngắm những bức tượng khảm vào tường đá Đại Lý.
Xem những đĩa than có chữ kí bảo quản trong tủ kính, nhìn những bức ảnh đen trắng của các ngôi sao điện ảnh Âu Mỹ cả trăm năm trước.
Nhân viên hướng dẫn đằng sau bé không ngờ em nhỏ này lại lặng lẽ thế, các thể loại lời làm thân đã chuẩn bị sẵn từ trước đều chẳng dùng được, tương đối lúng túng.
Tô Trầm cứ đi một lúc dừng chân một lúc, nghe thấy tiếng người loáng thoáng, bèn định lại gần xem thử.
“Bên đó cũng đang thử vai,” Nhân viên hướng dẫn bật thốt lên: “chắc là tổ người lớn vẫn chưa thi xong, bạn nhỏ ơi hay là em…”
Người phía sau còn chưa kịp lên tiếng ngăn cản thì bé đã kéo tay nắm cửa bằng đồng trắng ra, ngó vào bên trong.
Chỉ nhìn lướt đúng một cái thôi.
Mà như đột ngột nạy ra một góc của cung điện ánh sáng, thoáng liếc thấy thế giới mặt trái tăm tối và hỗn độn.
Có đến mấy chục người cả nam cả nữ đang đứng hoặc ngồi, tay cầm tờ thoại mỏng dính, xếp thành hàng dài chờ đến lượt được đánh giá chọn lựa.
Mọi người đứng giữa ánh sáng mờ mờ, sắc mặt mỏi mệt thấp thỏm, bồn chồn không yên.
Hơi thở của Tô Trầm chợt ngưng đọng, bé muốn nhìn kĩ thêm bên trong thì cánh cửa đã bị một bàn tay khác đẩy về.
“Đi thôi, mình quay lại nhé.” Nhân viên hướng dẫn cười: “Trong này không có gì hay đâu nè.”
Thời gian thi vòng cuối bị muộn hơn dự kiến nửa tiếng.
Tổ đạo diễn họp ngắn sát giờ, đồng thời lắp đặt thêm máy móc truyền trực tiếp mới phát sinh thêm dành cho các phụ huynh.
Căn phòng vốn đang mang lại cảm giác ấm cúng tự nhiên, nhưng vừa dựng máy quay lên cái là có mấy bé không cười nổi nữa.
Ống kính đen ngòm cứ như những con mắt to tướng, nhìn chằm chằm vào từng người một không hề suy suyển.
Ba người lớn chọn chỗ ngẫu nhiên ngồi xuống, giới thiệu với các bé nhỏ mình là ai.
“Được rồi, tạm thời thế đã nhỉ, các bé lần lượt giới thiệu bản thân được không nào?”
Ánh mắt biên kịch Văn di chuyển nhìn sang Tô Trầm ở góc chéo đối diện, nụ cười sáng bừng: “Bắt đầu từ bạn này nhé?”
Nhà sản xuất chính khẽ đằng hắng một tiếng.
Kể cả có lòng cơ cấu thì cũng đừng thể hiện lù lù ra thế chớ, chả phải mình bày thêm vụ quay trực tiếp là để tránh gây tai tiếng trong nhóm phụ huynh đấy à.
Tô Trầm vừa mới xé vỏ một chiếc bánh mì, chưa kịp chuẩn bị gì tự dưng lại bị gọi, bé cầm bánh mì bằng hai tay, nhẹ nhàng hít một hơi.
“Cháu là Tô Trầm, năm nay 10 tuổi, sinh ngày 27 tháng 1 năm 1995 ạ.”
“Cháu thích chơi ghép hình, đọc sách,” Bé nghĩ ngợi, thấy lí lịch sơ sài quá bèn bổ sung thêm một mục: “cháu là lớp phó vệ sinh của lớp ạ.”
Càng trông bé biên kịch Văn càng quý mến, giơ mu bàn tay che đi nụ cười, xong không nhịn được trêu bé thêm tí: “Được rồi, Tô Trầm, kết quả học tập của bé ở trường thế nào?”
“Ngữ văn tạm được ạ, thầy bảo cháu biết rất nhiều từ, tập làm văn cũng khá ổn.” Bạn nhỏ thật thà trả lời: “Toán thì kém lắm ạ, thi giữa kì được có hơn 70 điểm thôi.”
Tô Trầm có sự chân thành rất tự nhiên, khiến mọi người quan sát bé cẩn thận ở khoảng cách gần đều sẽ phải cảm khái kiểu em bé này ngoan thật ấy.
Đạo diễn lớn tuổi không hứng thú với khâu giới thiệu lắm, suốt quá trình chỉ chăm chăm đọc mấy tờ giấy trong tay.
Đợi trẻ con giới thiệu xong hết một lượt, Văn Trường Cầm khẽ nhấc khuỷu tay huých một cái, ông mới phản ứng lại.
“Bắt đầu rồi hả?”
“Thế này nha, bình thường á, thử vai sẽ yêu cầu các diễn viên đọc mấy đoạn lời thoại, diễn thử một tí.” Ông bác đưa mấy tờ giấy cho biên kịch Văn, nghiêng người nhìn sang đám trẻ: “Nhưng ông thấy không cần thiết.”
“Dù các cháu đã được rèn luyện hay chưa học bao giờ thì tóm lại sau khi vào đoàn đều sẽ phải xí xóa toàn bộ, học theo các thầy cô từ đầu, xây dựng nền tảng mới.”
“Một số kĩ năng sau này bồi dưỡng vẫn được, nhưng còn một số thì chỉ có thể dựa vào bẩm sinh trời phú,” Ông vẫy trang giấy duy nhất mình giữ lại, e hèm rồi nói: “nên là ông quyết định thay đổi, ông đọc một đoạn, cô Văn cũng đọc đoạn nữa, các cháu ngồi cạnh nghe là được.”
Ông ngồi thẳng người lên, đang định đọc mấy chữ thì có người nhỏ giọng gọi đằng sau: “Đạo diễn Bặc ơi…”
“À à,” Ông bác đạo diễn dụi mắt: “tuy các cháu còn nhỏ, cơ mà do quy định bản quyền và các thứ liên quan nên vẫn phải nhấn mạnh lại một lần.”
“Những nội dung sắp sửa đọc cho các cháu đều là bảo mật, chưa xuất bản đâu, kể cả có nhớ thì về nhà cũng không được kể cho bố mẹ đâu nhá.”
Nhóm trẻ con đồng thanh trả lời: “Dạ ——”
“Đường truyền chuẩn bị cắt âm thanh nào, 3, 2, 1!”
[ Một dải lụa trắng buông xuống từ gác cao.
Ông ngơ ngẩn nhìn nó một hồi, rồi nâng cao hai tay cởi quan tóc ngọc tím của mình ra.
Ông đã luống tuổi, mái tóc hoa râm lẫn lộn, như phủ thêm một lớp màu cũ kĩ hoang hoải cho chiếc áo kỳ lân.
“Đáng ra phải biết từ lâu.” Ông lẩm bẩm.
Trung thần cả đời, quan thanh liêm sáu mươi năm, là Định Quốc công vô vàn công lao, cuối cùng lại chỉ nhận được hai chữ ban chết.
Ánh mắt thê lương, hai tay siết lấy dải lụa, nhưng ông cứ lần lữa hoài chẳng chịu tròng cổ mình vào đó.
“Bệ hạ, bệ hạ ——”
Tiếng ông vang vọng giữa lầu các rỗng tuếch, chỉ còn mỗi tên thái giám đang bưng rượu độc cúi đầu thật sâu. ]
Lúc đạo diễn đọc đến đoạn trung thần treo cổ chết giữa xà nhà, thi thể lủng lẳng trong màn đêm, nhà sản xuất ngồi sau phải nhấc tay nhéo sống mũi.
…Đọc đoạn này cho bọn trẻ con có liều quá không nhỉ.
Chỉ cần bị một phóng viên đào ra thôi là lại giật tít được một đống loạn cào cào lên cho xem.
Giọng đọc của đạo diễn lớn tuổi đã trang bị sẵn cảm giác trầm thấp bi thương, tới đoạn cuối mấy đứa bé đều đỏ hoe mắt, thậm chí có bé còn rơi lệ thật.
Đầu kia màn hình, tuy không biết rốt cuộc đạo diễn đang đọc những gì nhưng trông biểu cảm của các con đều rất tập trung nghiêm nghị, các phụ huynh cũng đoán được đại khái là đoạn bi kịch nào đó.
Người thì than thở người thì đi vòng quanh, chỉ mỗi Lương Cốc Vân xuýt xoa một tiếng.
“Cái lúc mấu chốt thế này mà thằng bé lại đi ăn bánh mì!”
Bây giờ có phải lúc ăn đâu! Mau nghe xem người ta đọc gì kìa con!
“Chắc là đói đấy,” Ba Tô nhỏ giọng nói: “buổi sáng nó dậy sớm quá, cái bánh rán của em thì lại đầy dầu…”
Đọc hết đoạn trích, đường truyền mở lại âm thanh, biên kịch Văn cười nói: “Vậy giờ các bé thử phát biểu cảm tưởng sau khi nghe xong đoạn này được không?”
“Cháu thấy buồn quá ạ, chắc chắn là ông ấy chết oan,” Có bé nhỏ đồng cảm sâu sắc chợt nghẹn ngào: “cháu cảm giác là ông ấy rất không cam lòng, giãy giụa cực kì đau đớn.”
“Nếu là cháu, cháu sẽ xông đến tháo sợi dây ra giúp ông ấy, không thể để đại thần tốt chết lãng xẹt như thế được ạ.”
“Cháu nghĩ, cháu là hoàng đế, chắc hẳn do có nguyên nhân gì không thể nói ra thì mới phải ban chết cho ông ấy ạ?”
“Ừm, Tô Trầm, nhóc thì thấy sao?”
Tô Trầm vừa mới ăn hết miếng bánh mì, đang cúi xuống lấy khăn giấy lau miệng.
“Tốt mà ạ.” Bé trả lời gãy gọn.
Nhà sản xuất Khương ngớ ra, hỏi tiếp: “Sao nhóc lại thấy tốt cơ?”
Chi tiết này là diễn biến chưa được xuất bản, trừ ba người họ ra thì chưa có bất cứ độc giả nào biết hết.
Kể cả các phụ huynh dựa vào nguyên tác sẵn có để suy luận đoán đề trước thì cũng không đời nào lường được tình hình lúc này.
Song ——
“Hoàng đế ban chết, đại thần nghe lệnh.” Tô Trầm ngước mắt lên nói: “Vấn đề được giải quyết rồi ạ.”
“Vấn đề được giải quyết rồi,” Văn Trường Cầm quay luôn sang bóp ngay lấy vai Khương Huyền, vẻ phấn khởi trong giọng nói khó mà che giấu: “chú nghe thấy chưa, bé nó bảo là —— vấn đề được giải quyết rồi!”
Ở tình huống hoàn toàn chưa hề đọc bản thảo bảo mật mà bé con này lại bật thẳng ra được lời thoại diễn biến gần như y xì đúc nguyên tác!
Rốt cuộc là phải thích hợp trùng khớp đến độ nào mới đồng cảm trực tiếp với tâm tư của bản thân nhân vật thế cơ chứ?!
Khương Huyền bị lắc sắp rơi cả kính: “Chị kiềm chế mình tí đã nào.”
“Nhưng chú nghe thấy chưa?!”
“Khụ khụ!!”
Văn Trường Cầm ngồi lại về chỗ, cúi người qua loa tỏ ý xin lỗi tượng trưng với tổng đạo diễn.
Nhưng lúc nhìn sang Tô Trầm lần nữa, mắt cô đã sáng bừng.
Đạo diễn Bặc quan sát các bé nhỏ khác, lúc nhìn lại về phía Tô Trầm thì không nén được tiếng thở dài.
Thực sự không thể giải thích được cái duyên hợp mắt.
Có thi tiếp nữa thì cũng chỉ để chứng minh rõ hơn đánh giá sẵn từ trước của họ mà thôi.
“Cô muốn đọc thêm đoạn nữa không?”
Biên kịch Văn đang định đáp thì bỗng Khương Huyền ra hiệu là mình có lời muốn nói.
“Các bạn nhỏ,” Chú ngồi dịch về phía trước: “mấy nhóc biết là lúc quay phim hay có cảnh cần khóc đúng không.”
“Có người sẽ hồi tưởng về người nhà đã mất, có người sẽ len lén dụi tí hành tây.”
“Trong số các cháu, bạn nào có thể khóc trong vòng 5 phút hoặc 10 phút không?”
Một bé đã diễn tập đề này từ trước, lập tức giơ tay lên.
“Cháu ạ!”
Chỉ cần âm thầm tưởng tượng cảnh ba mẹ qua đời là đảm bảo sẽ òa khóc được, cậu bé đã luyện tập ở nhà tận mấy lần liền rồi!
Một bạn tương đối bồn chồn: “…Thế, thế cháu tự cấu mình được không ạ?”
“Đều được cả,” Khương Huyền hòa nhã nói: “thế mình bắt đầu tính giờ ha?”
“Nãy mình có bàn đến đề này đâu,” Văn Trường Cầm liếc sang: “chú không thấy cái kiểu thử nghiệm này cổ lỗ sĩ ghê à.”
“Nhưng hữu hiệu lắm mà,” Khương Huyền nhún vai: “chị không muốn xem thử chắc?”
Hai người đang định bắt đầu tính số phút thì Tô Trầm giữ im lặng suốt từ nãy cuối cùng cũng giơ tay lên.
“Cháu xin phép hỏi,” Bạn nhỏ gom góp dũng khí nêu câu hỏi: “cho cháu mượn tờ giấy lúc nãy được không ạ?”
“Tờ giấy lúc nãy?” Đạo diễn lớn tuổi ngẩn người, giơ trang giấy trong tay mình ra: “Cháu muốn hỏi tờ ông vừa đọc ấy hả?”
Tô Trầm gật đầu, nhận lấy tờ giấy rồi nhìn sang phía Khương Huyền: “Cháu cũng không biết làm thế này có hữu hiệu không, nhưng cứ thử ạ.”
Khương Huyền ngớ ra một hồi lâu xong mới phản xạ được là bé con định làm gì, lập tức giơ cánh tay lên tuyên bố tính giờ.
Bốn bạn nhỏ ngồi hoặc đứng, nỗ lực rơi nước mắt nhanh nhất có thể.
Chỉ mỗi Tô Trầm ngồi ở một bên, cúi đầu đọc thầm từng dòng chữ một, nghiền ngẫm giây phút cuối đời trước khi tự vẫn của ông cụ thêm một lần nữa.
Tuyệt vọng, uất ức, cô độc, ân hận.
Quá trình biến đổi đặt mình vào nhân vật chỉ cần đúng một khoảnh khắc.
Ngay giây tiếp theo, giọt nước mắt to bằng hạt đỗ rơi trên trang giấy, loang nhòe vệt mực.
Domain.com đổi tên miền thành Domain.tv