Hình Như Tôi Đã Uống Một Tách Trà Giả
Chương 2
Cuối cùng Vương Đại Chúc cũng nhìn thấy cứu tinh, kêu lên một tiếng rồi vội vàng bò dậy từ sau bàn trà, trả lại long ỷ: “Cuối cùng bệ hạ cũng đến! Bệ hạ ơi cứu thần!”
Diệp Thanh Hữu bật cười: “Trẫm đến cứu ngươi đây.” Nói rồi, anh xắn tay áo, ngồi xuống sau bàn trà.
Tôi không thể rời mắt khỏi anh trong suốt quá trình anh rót nước, để nguội, thử nhiệt và pha trà; những động tác uyển chuyển, thanh nhã và điêu luyện của anh đẹp mắt hơn không biết bao nhiêu lần với dáng vẻ tay giống chân của Vương Đại Chúc. Anh pha một ly trà trước thử vị, nhíu mày rồi đổ đi, sau đó mới pha một ly khác, trong lúc pha anh dùng giọng nói ấm áp dạy dỗ Vương Đại Chúc: “Dùng nước sôi pha trà xanh, rót trà lại chậm, chưa đủ đã đổ ra. Sau này ra ngoài đừng nói quen biết anh.”
Vương Đại Chúc khóc hu hu: “Sư phụ, con sai rồi, con không dám nữa!”
Diệp Thanh Hữu: “Lần sau còn thấy em chà đạp Bích Loa Xuân của anh, sau này đến quán trà em chỉ được uống nước vỏ quýt thôi.”
Vương Đại Chúc khóc còn ác hơn.
Dùng ngón chân cũng có thể đoán rằng thứ khiến Vương Đại Chúc khóc thành như vậy không phải là vỏ quýt ngọt ngào, mà rất có thể là vỏ quýt Tân Hội. Nghĩ đến cái vị khiến người ta một Phật xuất hồn, hai Phật thăng thiên của nó, tôi không khỏi rùng mình và ném cho Vương Đại Chúc ánh mắt đầy cảm thông.
Khi Diệp Thanh Hữu đang pha lượt trà thứ hai, tôi dùng khuỷu tay huých Vương Đại Chúc: “Mày gọi anh ấy là sư phụ à?”
“Đúng rồi,” Vương Đại Chúc rút một tờ khăn giấy, vờ vĩnh lau nước mũi nói: “Quán Hòa Quang có dạy nghệ thuật pha trà, tao đã học ở đây một thời gian, đàn anh Diệp dạy nên thỉnh thoảng tao gọi anh ấy là sư phụ.”
Tôi ồ một tiếng, bắt đầu suy tính.
Lúc này, Diệp Thanh Hữu đã pha xong lượt trà thứ hai, rót trà theo thứ tự cho tôi và Vương Đại Chúc. Tôi vô thức khép hai ngón tay lại gõ nhẹ lên mặt bàn, ánh mắt Diệp Thanh Hữu nhìn tôi có chút ngạc nhiên, sau đó mỉm cười, đưa tay ra bày động tác mời: “Bích Loa Xuân hái trước tiết Thanh Minh, nếm thử đi?”
Tôi lóng ngóng nâng chén trà nhỏ lên, cẩn thận nhấp một ngụm.
Không nóng còn rất thơm. Vị đắng đã gần như biến mất, chỉ còn lại mùi hương nồng đậm của lá lúa mạch xanh và vị ngọt thanh như nước suối.
Tôi nhìn chén trà với vẻ như nhìn thấy ma, không thể tưởng tượng nổi chén trà này và chén trà không biết là cái quần què gì lúc nãy lại pha từ cùng một loại lá. Xem ra Diệp Thanh Hữu thật sự có khả năng biến vịt thành thiên nga, ánh mắt tôi nhìn về anh càng thêm kính nể.
Vừa pha trà Diệp Thanh Hữu vừa hỏi tôi: “Em từng uống trà ở nhà chưa?”
Tôi phản xạ đáp ngay: “Uống, uống rồi!” Rồi vì quá căng thẳng, tôi lại thêm vào một câu thừa thãi: “Ngày nào ở nhà em cũng uống trà sáng!”
Vừa dứt lời tôi đã muốn tự tát mình. Uống trà với uống trà sáng là hai chuyện khác nhau mà?!
Tôi nghĩ mình vẫn còn cơ hội sửa chữa hình tượng, nên nhanh chóng đổi giọng trước khi Vương Đại Chúc và Diệp Thanh Hữu kịp cười: “Ha ha ha em vừa đùa đấy. Thực ra ba em hay uống trà ở nhà, như Thiết Quan Âm hay Phổ Nhị gì đó, nên em cũng uống cùng một chút.”
Tôi chăm chú quan sát phản ứng của Diệp Thanh Hữu, nụ cười của anh dường như thoáng chùng xuống trong một giây, nhưng nhanh đến nỗi tôi tưởng đó là ảo giác của mình. Anh gật đầu nói vậy cũng tốt, giờ người trẻ tuổi thích uống trà như chúng ta không nhiều. Nói xong anh lại cúi đầu tiếp tục pha trà.
Trực giác của tôi nói mình vừa nói điều gì đó khiến anh buồn, nhưng không rõ là gì nên cứ ngơ ngác. Cũng may Diệp Thanh Hữu không để bụng, anh nhanh chóng chuyển sang trò chuyện với Vương Đại Chúc, hướng dẫn chi tiết cách pha Bích Loa Xuân. Sau khi giảng giải xong anh hỏi Vương Đại Chúc nhớ chưa, hắn gật đầu như gà mổ thóc, Diệp Thanh Hữu đứng lên nói “Tốt, vậy em làm lại một lần đi.”
Mặt mày Vương Đại Chúc ngơ ngác.
Tôi suýt bật cười thành tiếng, nhìn Vương Đại Chúc run rẩy ngồi xuống “long ỷ” với ánh mắt đầy thương hại. Diệp Thanh Hữu thản nhiên cầm chén sứ nhỏ của mình đặt lên bàn khách rồi ngồi xuống bên cạnh tôi.
Tôi không ngờ lại có món quà trời ban này nên cứ nhìn chằm chằm vào anh, giả vờ như đang quan sát chiếc chén có vẽ cá đang bơi bên trong của anh rồi nhích lại gần hơn. Giữa hương thơm thanh mát của Bích Loa Xuân, tôi còn ngửi thấy mùi gì đó khác lạ, giống như mùi táo tàu cũng giống như mùi thuốc. Đó là mùi hương trên người Diệp Thanh Hữu.
Vương Đại Chúc run rẩy pha một lượt trà khác, cung kính dâng lên cho Diệp Thanh Hữu đánh giá. Anh nhấp một ngụm, trầm ngâm lúc lâu, rồi trong ánh mắt đầy mong đợi của Vương Đại Chúc anh nói: “Vỏ quýt ở kệ trà hàng thứ hai, túi giấy da bò đầu tiên.”
Vương Đại Chúc lại khóc. Tôi suýt cười lăn ra đất.
Khi chúng tôi uống xong chén Bích Loa Xuân, các thành viên khác trong câu lạc bộ văn học cũng lần lượt đến, tốp năm tốp ba tụ tập nói chuyện hoặc đến chào hỏi Diệp Thanh Hữu, anh đều lịch sự đáp lại. Sau khi uống xong, Diệp Thanh Hữu nói trà Bích Loa Xuân đã nhạt, không cần pha thêm. “Đi thôi, đến giờ xem phim rồi.”
Vương Đại Chúc lập tức đồng ý, thu dọn bàn trà. Nhân lúc Diệp Thanh Hữu đi chỉnh máy chiếu, hắn thì thầm với tôi: “Gia Gia, mày may mắn thật, vừa đến đã được uống trà do đàn anh tự tay pha. Đàn anh là nghệ nhân trà chính hiệu, bình thường chỉ khi dạy học mới đích thân pha trà, chỉ có giáo sư hay viện trưởng mới có được vinh hạnh này.”
Nghe xong tôi đột nhiên thấy rất vinh dự rất huênh hoang.
Vương Đại Chúc vẫn còn đang vất vả thu dọn trà cụ, tôi nhanh chóng bỏ rơi đồng đội con lợn này, chạy vào phòng chiếu phía sau tấm rèm. Phòng chiếu có một bàn trà dài, trên đó bày đầy các đĩa trái cây và chén trà đã rót sẵn. Diệp Thanh Hữu vẫn đang chỉnh thiết bị, vì anh phải theo dõi hoạt động của máy chiếu nên ngồi ở hàng đầu. Tôi mặt dày tiến lại gần nói với anh thị lực tôi kém mà quên mang kính, có thể ngồi cùng anh không. Anh gần như không do dự mà gật đầu đồng ý.
Tôi vui mừng rạo rực.
Bộ phim thưởng thức tối nay là Lãng mạn tiêu vong sử, kể về câu chuyện ở Thượng Hải thời xưa. Anh rể của ông trùm xã hội đen ngài Lục là gián điệp do Nhật Bản cử đến, đã giết cả nhà ngài Lục và lừa ông mang con cho hắn nuôi. Sau khi biết được sự thật, ngài Lục tìm đến cô kỹ nữ Tiểu Lục – người từng bị em rể giam giữ trong căn phòng kín và cùng cô trả thù hắn. Xuyên suốt bộ phim còn có bối cảnh chiến tranh Trung-Nhật, sau khi ngài Lục cùng Tiểu Lục trả thù em rể Nhật Bản thành công, thời đại cũ cũng kết thúc, mở ra một Trung Quốc mới.
Cốt truyện phim được xây dựng rất tối nghĩa, với những mốc thời gian đan xen khéo léo. Nếu là ngày thường xem một mình chắc chắn tôi sẽ bị cuốn vào không dứt ra được, nhưng hôm nay thì khác, vì ngồi bên cạnh tôi là Diệp Thanh Hữu. Ánh mắt tôi không ngừng lén lút chạy về phía anh, ngắm cổ tay thon dài và đường nét gương mặt tinh tế của anh. Phòng chiếu đông người, tôi ngồi rất gần anh, trong bóng tối thi thoảng lại ngửi thấy mùi hương thuốc dịu nhẹ tỏa ra từ người anh.
Tôi cảm thấy máu trong người mình như đang sôi trào, chạy ào ào, tim đập mạnh đến mức khô cả họng. Không còn cách nào khác, tôi phải nhấc chén trà lên uống một ngụm để ổn định lại nhịp tim.
Vừa uống xong tôi đã ngay ngẩn cả người. Vị trà khác hẳn với Bích Loa Xuân lúc nãy, hương vị đậm đà và sâu lắng hơn, thoang thoảng mùi thuốc và hương táo tàu, giống hệt mùi hương trên người Diệp Thanh Hữu.
Nhịp tim tôi không những không bình ổn mà còn đập mạnh hơn, gần như mất kiểm soát. Tôi không dám liếc trộm Diệp Thanh Hữu nữa, vội ngẩng đầu lên xem phim. Trên màn ảnh đang chiếu cảnh ngài Lục dùng bữa cùng nữ hoàng màn ảnh, cô ấy nói cô không thích đồ ăn Trùng Khánh, mà thích các món ăn Thượng Hải hơn, bởi vì cô thích Thượng Hải chứ không phải Trùng Khánh. Có lẽ một người thích nơi nào thì sẽ thích cả đồ ăn của nơi đó.
Ngài Lục liền đáp: “Em rể tôi mở một nhà hàng Nhật Bản ở Thượng Hải.”
Lúc này tôi nghe thấy tiếng sột soạt, quay lại thì thấy Diệp Thanh Hữu đang rót trà cho tôi bằng chén công đạo. Tôi khẽ hỏi: “Đây là trà gì vậy ạ? Em thấy ngon lắm.”
Anh đáp, mắt nhìn em tốt thật – Phúc Đỉnh Đại Bạch Trà, cũng là loại trà mà anh thích nhất.
–
Diệp Thanh Hữu bật cười: “Trẫm đến cứu ngươi đây.” Nói rồi, anh xắn tay áo, ngồi xuống sau bàn trà.
Tôi không thể rời mắt khỏi anh trong suốt quá trình anh rót nước, để nguội, thử nhiệt và pha trà; những động tác uyển chuyển, thanh nhã và điêu luyện của anh đẹp mắt hơn không biết bao nhiêu lần với dáng vẻ tay giống chân của Vương Đại Chúc. Anh pha một ly trà trước thử vị, nhíu mày rồi đổ đi, sau đó mới pha một ly khác, trong lúc pha anh dùng giọng nói ấm áp dạy dỗ Vương Đại Chúc: “Dùng nước sôi pha trà xanh, rót trà lại chậm, chưa đủ đã đổ ra. Sau này ra ngoài đừng nói quen biết anh.”
Vương Đại Chúc khóc hu hu: “Sư phụ, con sai rồi, con không dám nữa!”
Diệp Thanh Hữu: “Lần sau còn thấy em chà đạp Bích Loa Xuân của anh, sau này đến quán trà em chỉ được uống nước vỏ quýt thôi.”
Vương Đại Chúc khóc còn ác hơn.
Dùng ngón chân cũng có thể đoán rằng thứ khiến Vương Đại Chúc khóc thành như vậy không phải là vỏ quýt ngọt ngào, mà rất có thể là vỏ quýt Tân Hội. Nghĩ đến cái vị khiến người ta một Phật xuất hồn, hai Phật thăng thiên của nó, tôi không khỏi rùng mình và ném cho Vương Đại Chúc ánh mắt đầy cảm thông.
Khi Diệp Thanh Hữu đang pha lượt trà thứ hai, tôi dùng khuỷu tay huých Vương Đại Chúc: “Mày gọi anh ấy là sư phụ à?”
“Đúng rồi,” Vương Đại Chúc rút một tờ khăn giấy, vờ vĩnh lau nước mũi nói: “Quán Hòa Quang có dạy nghệ thuật pha trà, tao đã học ở đây một thời gian, đàn anh Diệp dạy nên thỉnh thoảng tao gọi anh ấy là sư phụ.”
Tôi ồ một tiếng, bắt đầu suy tính.
Lúc này, Diệp Thanh Hữu đã pha xong lượt trà thứ hai, rót trà theo thứ tự cho tôi và Vương Đại Chúc. Tôi vô thức khép hai ngón tay lại gõ nhẹ lên mặt bàn, ánh mắt Diệp Thanh Hữu nhìn tôi có chút ngạc nhiên, sau đó mỉm cười, đưa tay ra bày động tác mời: “Bích Loa Xuân hái trước tiết Thanh Minh, nếm thử đi?”
Tôi lóng ngóng nâng chén trà nhỏ lên, cẩn thận nhấp một ngụm.
Không nóng còn rất thơm. Vị đắng đã gần như biến mất, chỉ còn lại mùi hương nồng đậm của lá lúa mạch xanh và vị ngọt thanh như nước suối.
Tôi nhìn chén trà với vẻ như nhìn thấy ma, không thể tưởng tượng nổi chén trà này và chén trà không biết là cái quần què gì lúc nãy lại pha từ cùng một loại lá. Xem ra Diệp Thanh Hữu thật sự có khả năng biến vịt thành thiên nga, ánh mắt tôi nhìn về anh càng thêm kính nể.
Vừa pha trà Diệp Thanh Hữu vừa hỏi tôi: “Em từng uống trà ở nhà chưa?”
Tôi phản xạ đáp ngay: “Uống, uống rồi!” Rồi vì quá căng thẳng, tôi lại thêm vào một câu thừa thãi: “Ngày nào ở nhà em cũng uống trà sáng!”
Vừa dứt lời tôi đã muốn tự tát mình. Uống trà với uống trà sáng là hai chuyện khác nhau mà?!
Tôi nghĩ mình vẫn còn cơ hội sửa chữa hình tượng, nên nhanh chóng đổi giọng trước khi Vương Đại Chúc và Diệp Thanh Hữu kịp cười: “Ha ha ha em vừa đùa đấy. Thực ra ba em hay uống trà ở nhà, như Thiết Quan Âm hay Phổ Nhị gì đó, nên em cũng uống cùng một chút.”
Tôi chăm chú quan sát phản ứng của Diệp Thanh Hữu, nụ cười của anh dường như thoáng chùng xuống trong một giây, nhưng nhanh đến nỗi tôi tưởng đó là ảo giác của mình. Anh gật đầu nói vậy cũng tốt, giờ người trẻ tuổi thích uống trà như chúng ta không nhiều. Nói xong anh lại cúi đầu tiếp tục pha trà.
Trực giác của tôi nói mình vừa nói điều gì đó khiến anh buồn, nhưng không rõ là gì nên cứ ngơ ngác. Cũng may Diệp Thanh Hữu không để bụng, anh nhanh chóng chuyển sang trò chuyện với Vương Đại Chúc, hướng dẫn chi tiết cách pha Bích Loa Xuân. Sau khi giảng giải xong anh hỏi Vương Đại Chúc nhớ chưa, hắn gật đầu như gà mổ thóc, Diệp Thanh Hữu đứng lên nói “Tốt, vậy em làm lại một lần đi.”
Mặt mày Vương Đại Chúc ngơ ngác.
Tôi suýt bật cười thành tiếng, nhìn Vương Đại Chúc run rẩy ngồi xuống “long ỷ” với ánh mắt đầy thương hại. Diệp Thanh Hữu thản nhiên cầm chén sứ nhỏ của mình đặt lên bàn khách rồi ngồi xuống bên cạnh tôi.
Tôi không ngờ lại có món quà trời ban này nên cứ nhìn chằm chằm vào anh, giả vờ như đang quan sát chiếc chén có vẽ cá đang bơi bên trong của anh rồi nhích lại gần hơn. Giữa hương thơm thanh mát của Bích Loa Xuân, tôi còn ngửi thấy mùi gì đó khác lạ, giống như mùi táo tàu cũng giống như mùi thuốc. Đó là mùi hương trên người Diệp Thanh Hữu.
Vương Đại Chúc run rẩy pha một lượt trà khác, cung kính dâng lên cho Diệp Thanh Hữu đánh giá. Anh nhấp một ngụm, trầm ngâm lúc lâu, rồi trong ánh mắt đầy mong đợi của Vương Đại Chúc anh nói: “Vỏ quýt ở kệ trà hàng thứ hai, túi giấy da bò đầu tiên.”
Vương Đại Chúc lại khóc. Tôi suýt cười lăn ra đất.
Khi chúng tôi uống xong chén Bích Loa Xuân, các thành viên khác trong câu lạc bộ văn học cũng lần lượt đến, tốp năm tốp ba tụ tập nói chuyện hoặc đến chào hỏi Diệp Thanh Hữu, anh đều lịch sự đáp lại. Sau khi uống xong, Diệp Thanh Hữu nói trà Bích Loa Xuân đã nhạt, không cần pha thêm. “Đi thôi, đến giờ xem phim rồi.”
Vương Đại Chúc lập tức đồng ý, thu dọn bàn trà. Nhân lúc Diệp Thanh Hữu đi chỉnh máy chiếu, hắn thì thầm với tôi: “Gia Gia, mày may mắn thật, vừa đến đã được uống trà do đàn anh tự tay pha. Đàn anh là nghệ nhân trà chính hiệu, bình thường chỉ khi dạy học mới đích thân pha trà, chỉ có giáo sư hay viện trưởng mới có được vinh hạnh này.”
Nghe xong tôi đột nhiên thấy rất vinh dự rất huênh hoang.
Vương Đại Chúc vẫn còn đang vất vả thu dọn trà cụ, tôi nhanh chóng bỏ rơi đồng đội con lợn này, chạy vào phòng chiếu phía sau tấm rèm. Phòng chiếu có một bàn trà dài, trên đó bày đầy các đĩa trái cây và chén trà đã rót sẵn. Diệp Thanh Hữu vẫn đang chỉnh thiết bị, vì anh phải theo dõi hoạt động của máy chiếu nên ngồi ở hàng đầu. Tôi mặt dày tiến lại gần nói với anh thị lực tôi kém mà quên mang kính, có thể ngồi cùng anh không. Anh gần như không do dự mà gật đầu đồng ý.
Tôi vui mừng rạo rực.
Bộ phim thưởng thức tối nay là Lãng mạn tiêu vong sử, kể về câu chuyện ở Thượng Hải thời xưa. Anh rể của ông trùm xã hội đen ngài Lục là gián điệp do Nhật Bản cử đến, đã giết cả nhà ngài Lục và lừa ông mang con cho hắn nuôi. Sau khi biết được sự thật, ngài Lục tìm đến cô kỹ nữ Tiểu Lục – người từng bị em rể giam giữ trong căn phòng kín và cùng cô trả thù hắn. Xuyên suốt bộ phim còn có bối cảnh chiến tranh Trung-Nhật, sau khi ngài Lục cùng Tiểu Lục trả thù em rể Nhật Bản thành công, thời đại cũ cũng kết thúc, mở ra một Trung Quốc mới.
Cốt truyện phim được xây dựng rất tối nghĩa, với những mốc thời gian đan xen khéo léo. Nếu là ngày thường xem một mình chắc chắn tôi sẽ bị cuốn vào không dứt ra được, nhưng hôm nay thì khác, vì ngồi bên cạnh tôi là Diệp Thanh Hữu. Ánh mắt tôi không ngừng lén lút chạy về phía anh, ngắm cổ tay thon dài và đường nét gương mặt tinh tế của anh. Phòng chiếu đông người, tôi ngồi rất gần anh, trong bóng tối thi thoảng lại ngửi thấy mùi hương thuốc dịu nhẹ tỏa ra từ người anh.
Tôi cảm thấy máu trong người mình như đang sôi trào, chạy ào ào, tim đập mạnh đến mức khô cả họng. Không còn cách nào khác, tôi phải nhấc chén trà lên uống một ngụm để ổn định lại nhịp tim.
Vừa uống xong tôi đã ngay ngẩn cả người. Vị trà khác hẳn với Bích Loa Xuân lúc nãy, hương vị đậm đà và sâu lắng hơn, thoang thoảng mùi thuốc và hương táo tàu, giống hệt mùi hương trên người Diệp Thanh Hữu.
Nhịp tim tôi không những không bình ổn mà còn đập mạnh hơn, gần như mất kiểm soát. Tôi không dám liếc trộm Diệp Thanh Hữu nữa, vội ngẩng đầu lên xem phim. Trên màn ảnh đang chiếu cảnh ngài Lục dùng bữa cùng nữ hoàng màn ảnh, cô ấy nói cô không thích đồ ăn Trùng Khánh, mà thích các món ăn Thượng Hải hơn, bởi vì cô thích Thượng Hải chứ không phải Trùng Khánh. Có lẽ một người thích nơi nào thì sẽ thích cả đồ ăn của nơi đó.
Ngài Lục liền đáp: “Em rể tôi mở một nhà hàng Nhật Bản ở Thượng Hải.”
Lúc này tôi nghe thấy tiếng sột soạt, quay lại thì thấy Diệp Thanh Hữu đang rót trà cho tôi bằng chén công đạo. Tôi khẽ hỏi: “Đây là trà gì vậy ạ? Em thấy ngon lắm.”
Anh đáp, mắt nhìn em tốt thật – Phúc Đỉnh Đại Bạch Trà, cũng là loại trà mà anh thích nhất.
–
Domain.com đổi tên miền thành Domain.tv