Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite
Chương 5
Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt
Chương 5: Tiền lời đầu tiên
Việc tưới tiêu cho ruộng lúa vốn rất cực nhọc, để có đủ nước cho một sào ruộng có khi phải hai người tát nước cả nửa ngày, cộng thêm thời tiết ở vùng đất mà làng Hồng Bàng ở, thì gió biển và sức nóng làm cho nước ở ruộng bốc hơi cực nhanh, chỉ chưa đầy 3 ngày là phải đưa nước lên tiếp. Cũng chính vì cực nhọc như thế, nên khi Hoàng Anh Kiệt đi thầu việc, ai cũng đồng ý. Mỗi lần bơm nước cho một mảnh ruộng rộng một sào= 1000 m2, chỉ mất có 1 xu, giá rẻ nên ai cũng thấy chấp nhận được. So với việc phải phơi nắng cả ngày, dùng gàu múc nước tới rã cả tay thì trả 1 xu cũng đáng.
Để có thể bơm nước lên trên những khu ruộng, Kiệt đã chế ra máy bơm nước tay quay ( các bạn có thể tìm trên youtube: máy bơm nước từ vành xe đạp). Thứ này chế tạo khá dễ, bơm nước lên ruộng ổn. Với chiếc máy bơm mới chế tạo, Kiệt và nhóm của cậu ta dễ dàng hoàn thành công việc: nước bơm lên nhanh, tốn ít sức. Thậm chí Kiệt có thể tận dụng để bơm những nhà có ruộng kề nhau- ruộng thấp hơn bơm trước, rồi lại bơm nước ở ruộng thấp đã bơm lên ruộng cao, rồi lại bơm ở ruộng thấp. Trừ một số ruộng của người dân không quá khá giả không chịu thuê mà chấp nhập tát nước bằng tay hoặc của người nhà những đứa trong nhóm đang khó khăn về tài chính một tí, nên Kiệt bơm cho miễn phí còn đâu hầu như dân làng đều mở hầu bao ra.
Tích tiểu thành đại, những hợp đồng mới liên tục đến với nhóm của Kiệt, và giúp cả nhóm kiếm một khoản bộn. Tổng cộng thì nhóm đã kiếm được 24 đồng, chia ra thì mỗi đứa được 3 đồng- một khoản tiền không phải là nhỏ với những đứa trẻ ở nông thôn khi mà một đồng là có một 2,5 cân gạo hoặc 1 cân muối trắng loại tốt hay 3 lạng thịt. Khả năng kiếm tiền của hoàng Anh Kiệt khiến người ta kinh ngạc lắm, và họ cũng bắt đầu để ý tới cái máy bơm. Để tránh những sự chú ý không cần thiết, Kiệt đã giới thiệu từ đầu rằng chiếc bơm là sản phẩm của cả nhóm, và bọn nhóc- tất nhiên rất ham được chú ý đã cùng cậu ta nhận phần vinh dự ( trách nhiệm) này. Cầm số tiền trong tay, lại bàn tán về những sự tán dương của dân làng với mình, đám trẻ thấy sướng, đứa nào cũng cười không khép nổi miệng.
- Số tiền kiếm được từ vụ này rất là khá, chúng ta có thể kiếm được thêm vào vụ sau nữa!- Đào Văn Bắc hồ hởi
- Sao lại phải vào vụ sau, đừng quên còn có những ruộng rau, những vườn cây cần tưới nước, nếu ta nhận thầu hết, ta có thể kiếm được thêm nhiều nữa!- Nguyễn Quảng vốn hay đi làm thuê cho người trong làng cùng bố mẹ, nên biết rõ những chỗ có thể dùng tới cái máy bơm này.
- Thế thì mệt chết mất.- La Khang bĩu môi, có tiền rủng rỉnh rồi, đi tiêu pha một chút mới là đúng nhất
- Vậy thì Quảng có thể dùng máy bơm cũng được, nhưng tiền công cho riêng Quảng được không!- Nguyễn Quảng dè dặt đề nghị
- Vậy sao được, không có cả bọn cùng làm thì được cái máy bơm ấy cho chú mày dùng à! Tiền cứ phải chia đều.- La Khang gạt phắt ngay, Nguyễn Quảng nhà nghèo, chăm chỉ lại khỏe, nó mà làm thì tiền vào như nước, trong khi đó Khang lười quá, làm thì thấy mệt, mà không làm để Quảng kiếm sạch tiền thì ghen tức, nên phá chơi.
- Anh Quảng có lý chứ, máy bơm thì đúng là anh em mình là ra rồi, nhưng mà nếu anh ấy đi làm một mình thì sao lại phải chia cho bọn mình nữa.- Vũ Văn Đặng, con người thợ rèn trong làng, cũng là con nhà lao động, nên thấy việc chia chác không công bằng theo công bỏ ra là chướng tai gai mắt lắm.
- Chú mày nói gì kì thế, cái máy này có nhà ai có đâu, không có nó thì còn ối ấy mà kiếm được tiền dễ thế, chú mày thử tát nước tay xem có ói cơm ra không.
- Nhưng mà anh nói vậy không có được, nếu thắng Quảng nó tự đi làm, lại dùng máy, cùng là trả tiền thuê máy chứ gì mà phải chia đều.
- Tao thấy cứ phải chia đều.
- Thôi, chút tiền con ấy mà cũng giành!- Đào Thùy Linh thấy cuộc tranh cãi đã có phần gay gắt, lập tức lên tiếng can. Nhưng thực sự cô cũng rất mâu thuẫn, Quảng nhà nghèo, cô rất thông cảm, nhưng chiếc bơm này có phần của cô góp vào, nếu dùng nó phải trả tiền là đúng.
- Không cần phải tranh cãi nữa đâu!- Hoàng Anh Kiệt nói, và bọn nhóc nhìn Kiệt, đứa nào cũng chờ đợi, tài trí của Kiệt làm bọn nó khâm phục nên cậu nói gì thì điều ấy chắc chắn rất đáng nghe.- Tao đã bàn chuyện này với bố của thằng Tâm và bố của thằng Đặng, họ sẽ chế ra những chiếc máy bơm khác.
- Chế thêm ấy ạ.
- Làm kiểu bọn mình là làm cò con, máy cũng rất thô ráp, hiệu suất không cao, nên tao quyết định chế cái máy khác tốt hơn, mà người tao quen nhất lại biết nghề mộc là bố Tâm, nên tao nhờ ông ấy chế tạo dùm. Cái máy dùng tốt hơn máy của mình nhiều, lại có thể chế tạo hàng loạt. Tao đã cùng ông chú tao chế luôn cả cái máy bơm nước nữa, hiệu suất càng vượt trội.
- Vậy ý đại ca là gì?- Đào Văn Bắc dè dặt hỏi
- Ý tao đơn giản thôi, mình bán máy cho ai có khả năng mua để họ tự làm, giá tao tính cũng rẻ thôi- 5 đồng một cái máy, mình được 1 đồng, chia đều cho tất cả.
- Tức là không làm gì cũng có tiền rồi.- La Khang ngẫm một hồi rồi rạng rỡ hẳn.
- Ừ!- Kiệt đáp- Còn cái máy này Quảng cầm về mà dùng.
Sau khi nhận được món lợi mới, hời hơn cái máy bơm cũ, thì việc để ý chút tiền cực nhọc kiếm được từ việc làm thuê không còn ở trong sự chú ý của La Khang nữa, nên nó thoải mái hẳn ra, không phản đối ý kiến của Kiệt về việc cho Quảng cái bơm cũ.
- Dạ!- Quảng suýt khóc, toan cảm ơn Hoàng Anh Kiệt
- Thôi, cảm ơn gì, mày với bọn tao là anh em cả mà! Chúng mày cũng đừng nghĩ rằng tiền từ trên trời rơi xuống, cũng phải năng động lên. Máy có bán được thì mới có tiền.
- Nhưng mà làng mình cũng nghèo, giá 5 đồng thì hơi đắt. Nhà em mà bỏ ra thì cũng xót.- Đào Văn Bác đóng góp ý kiến
- Giá ấy là giá sát gốc lắm rồi: 2 đồng vật liệu, 2 đồng công thợ, 1 đồng công ý tưởng. Rẻ hơn thì trừ vào tiền mình nhận nhé!
- NHưng mà thế thì khó quá, ai dám bỏ tiền ra để mua luôn chứ.
- Mình phải tìm cách. Thứ nhất, là mua hàng nhưng trả từng đợt, trả góp, hoặc là thuê, hoặc nhiều nhà góp tiền mua chung. Chúng mày thử xem tao đề nghị thế này …
Kiệt cùng bọn nhóc bàn bạc rất hăng say về cách làm thế nào để bán những chiếc bơm, và vô số ý tưởng được đưa ra, cho dù không nhiều cái có thể thực hiện, nhưng cũng bổ sung rất nhiều vấn đề thực tế cho Hoàng Anh Kiệt về ý định bán máy bơm.
Lũ trẻ, dưới sự hướng dẫn tận tâm của Hoàng Anh Kiệt cùng ham muốn có tiền tiêu sài thoải mái, đã làm việc hết công suất: đi quảng cáo về những chiếc bơm, giới thiệu công dụng, cho dùng thử trong công việc, giải thích dịch vụ hậu mãi ( cho dùng một bơm khác nếu bơm bị hỏng và đang sửa, chỉ phải trả một khoản nhỏ), giới thiệu về trả góp,… Ban đầu dân làng còn chần chờ, nhưng chỉ một tháng dùng thử, năng suất công việc cao hẳn, lại có thể trả góp nên chi tiêu dè sẻn tí là có thể có một cái máy, hoặc là người nhà với nhau góp tiền mua máy cùng về dùng cũng được,… Tổng kết lần này, mỗi đứa kiếm được tận 10 đồng.
Số tiền rất lớn này, nhưng cơ hội làm ăn cũng đã dần kết thúc, vì người trong làng hầu hết đã có máy bơm để dùng rồi. Trường hợp này thì chỉ có thể chờ đến khi nào mẹ Kiệt về, cậu sẽ nhờ mẹ tìm cách bán cho người Thượng hoặc dân ở huyện.
Với đám trẻ, số tiền ấy đã lớn, với người lớn, số tiền ấy càng quan trọng, nhiều gia đình thậm chí còn thu lại số tiền ấy để trang trải cho việc gia đình. Như Nguyễn Quảng, nhà nó quá nghèo, nên số tiền ấy thực cần thiết. Những nhà khác thì cũng thu lại hầu hết, chỉ để lại một phần nhở tiền tiêu vặt, cùng lắm là được tới 1 đồng. Nhưng với Hoàng Anh Kiệt, số tiền này là vốn dự phòng lúc nguy khốn, không thể rời tay. Kiệt dùng lý lẽ và cả sự cứng đầu để kiên quyết giữ chặt số tiền này.
Là cháu đích tôn ông bà Kiệt ủng hộ nhiệt tình mà cậu ta cũng đã chứng tỏ được cái tài của mình, nên bố Kiệt không quá lo lắng việc cậu nhóc dùng tiền bừa bãi. Được cầm toàn bộ số tiền- 13 đồng, Kiệt cũng không keo kiệt, lấy hẳn một đồng ra mua chút thịt về nấu món ngon đãi bạn bè.
Bữa cơm không quá cầu kỳ, cũng không hoàn toàn bằng số thịt mà Kiệt mua- bọn nhóc góp vào rất nhiều thứ khác: rau dưa, ốc ếch,... nhưng tương tự như một bữa tiệc khao quân, ai cũng thấy vui.
- Ước gì chúng ta có thể ăn thế này suốt ngày.- La Khang ước
- Nếu thế thì còn gì bằng.- Bọn trẻ cùng đáp lại
- Cứ đi theo đại ca thì còn sợ thiếu cơ hội sao?
- Đúng! Đại ca, bọn em nhất định theo anh tới cùng.
- Hì hì, các cậu an tâm, bọn mình cùng tiến tới trước, nhất định sẽ có cuộc sống tốt hơn bây giờ.
- Vâng!
Giờ phút này, nhìn bọn trẻ con kia vui vẻ, không hiểu sao cậu cũng thấy vui lây. Có lẽ, thứ tiền lời mà cậu thu được không phải là những đồng tiền, mà chính là tình bạn và những người bạn bè này. Có người chung sức, công việc sẽ bớt biết bao gian nan.
Chương 5: Tiền lời đầu tiên
Việc tưới tiêu cho ruộng lúa vốn rất cực nhọc, để có đủ nước cho một sào ruộng có khi phải hai người tát nước cả nửa ngày, cộng thêm thời tiết ở vùng đất mà làng Hồng Bàng ở, thì gió biển và sức nóng làm cho nước ở ruộng bốc hơi cực nhanh, chỉ chưa đầy 3 ngày là phải đưa nước lên tiếp. Cũng chính vì cực nhọc như thế, nên khi Hoàng Anh Kiệt đi thầu việc, ai cũng đồng ý. Mỗi lần bơm nước cho một mảnh ruộng rộng một sào= 1000 m2, chỉ mất có 1 xu, giá rẻ nên ai cũng thấy chấp nhận được. So với việc phải phơi nắng cả ngày, dùng gàu múc nước tới rã cả tay thì trả 1 xu cũng đáng.
Để có thể bơm nước lên trên những khu ruộng, Kiệt đã chế ra máy bơm nước tay quay ( các bạn có thể tìm trên youtube: máy bơm nước từ vành xe đạp). Thứ này chế tạo khá dễ, bơm nước lên ruộng ổn. Với chiếc máy bơm mới chế tạo, Kiệt và nhóm của cậu ta dễ dàng hoàn thành công việc: nước bơm lên nhanh, tốn ít sức. Thậm chí Kiệt có thể tận dụng để bơm những nhà có ruộng kề nhau- ruộng thấp hơn bơm trước, rồi lại bơm nước ở ruộng thấp đã bơm lên ruộng cao, rồi lại bơm ở ruộng thấp. Trừ một số ruộng của người dân không quá khá giả không chịu thuê mà chấp nhập tát nước bằng tay hoặc của người nhà những đứa trong nhóm đang khó khăn về tài chính một tí, nên Kiệt bơm cho miễn phí còn đâu hầu như dân làng đều mở hầu bao ra.
Tích tiểu thành đại, những hợp đồng mới liên tục đến với nhóm của Kiệt, và giúp cả nhóm kiếm một khoản bộn. Tổng cộng thì nhóm đã kiếm được 24 đồng, chia ra thì mỗi đứa được 3 đồng- một khoản tiền không phải là nhỏ với những đứa trẻ ở nông thôn khi mà một đồng là có một 2,5 cân gạo hoặc 1 cân muối trắng loại tốt hay 3 lạng thịt. Khả năng kiếm tiền của hoàng Anh Kiệt khiến người ta kinh ngạc lắm, và họ cũng bắt đầu để ý tới cái máy bơm. Để tránh những sự chú ý không cần thiết, Kiệt đã giới thiệu từ đầu rằng chiếc bơm là sản phẩm của cả nhóm, và bọn nhóc- tất nhiên rất ham được chú ý đã cùng cậu ta nhận phần vinh dự ( trách nhiệm) này. Cầm số tiền trong tay, lại bàn tán về những sự tán dương của dân làng với mình, đám trẻ thấy sướng, đứa nào cũng cười không khép nổi miệng.
- Số tiền kiếm được từ vụ này rất là khá, chúng ta có thể kiếm được thêm vào vụ sau nữa!- Đào Văn Bắc hồ hởi
- Sao lại phải vào vụ sau, đừng quên còn có những ruộng rau, những vườn cây cần tưới nước, nếu ta nhận thầu hết, ta có thể kiếm được thêm nhiều nữa!- Nguyễn Quảng vốn hay đi làm thuê cho người trong làng cùng bố mẹ, nên biết rõ những chỗ có thể dùng tới cái máy bơm này.
- Thế thì mệt chết mất.- La Khang bĩu môi, có tiền rủng rỉnh rồi, đi tiêu pha một chút mới là đúng nhất
- Vậy thì Quảng có thể dùng máy bơm cũng được, nhưng tiền công cho riêng Quảng được không!- Nguyễn Quảng dè dặt đề nghị
- Vậy sao được, không có cả bọn cùng làm thì được cái máy bơm ấy cho chú mày dùng à! Tiền cứ phải chia đều.- La Khang gạt phắt ngay, Nguyễn Quảng nhà nghèo, chăm chỉ lại khỏe, nó mà làm thì tiền vào như nước, trong khi đó Khang lười quá, làm thì thấy mệt, mà không làm để Quảng kiếm sạch tiền thì ghen tức, nên phá chơi.
- Anh Quảng có lý chứ, máy bơm thì đúng là anh em mình là ra rồi, nhưng mà nếu anh ấy đi làm một mình thì sao lại phải chia cho bọn mình nữa.- Vũ Văn Đặng, con người thợ rèn trong làng, cũng là con nhà lao động, nên thấy việc chia chác không công bằng theo công bỏ ra là chướng tai gai mắt lắm.
- Chú mày nói gì kì thế, cái máy này có nhà ai có đâu, không có nó thì còn ối ấy mà kiếm được tiền dễ thế, chú mày thử tát nước tay xem có ói cơm ra không.
- Nhưng mà anh nói vậy không có được, nếu thắng Quảng nó tự đi làm, lại dùng máy, cùng là trả tiền thuê máy chứ gì mà phải chia đều.
- Tao thấy cứ phải chia đều.
- Thôi, chút tiền con ấy mà cũng giành!- Đào Thùy Linh thấy cuộc tranh cãi đã có phần gay gắt, lập tức lên tiếng can. Nhưng thực sự cô cũng rất mâu thuẫn, Quảng nhà nghèo, cô rất thông cảm, nhưng chiếc bơm này có phần của cô góp vào, nếu dùng nó phải trả tiền là đúng.
- Không cần phải tranh cãi nữa đâu!- Hoàng Anh Kiệt nói, và bọn nhóc nhìn Kiệt, đứa nào cũng chờ đợi, tài trí của Kiệt làm bọn nó khâm phục nên cậu nói gì thì điều ấy chắc chắn rất đáng nghe.- Tao đã bàn chuyện này với bố của thằng Tâm và bố của thằng Đặng, họ sẽ chế ra những chiếc máy bơm khác.
- Chế thêm ấy ạ.
- Làm kiểu bọn mình là làm cò con, máy cũng rất thô ráp, hiệu suất không cao, nên tao quyết định chế cái máy khác tốt hơn, mà người tao quen nhất lại biết nghề mộc là bố Tâm, nên tao nhờ ông ấy chế tạo dùm. Cái máy dùng tốt hơn máy của mình nhiều, lại có thể chế tạo hàng loạt. Tao đã cùng ông chú tao chế luôn cả cái máy bơm nước nữa, hiệu suất càng vượt trội.
- Vậy ý đại ca là gì?- Đào Văn Bắc dè dặt hỏi
- Ý tao đơn giản thôi, mình bán máy cho ai có khả năng mua để họ tự làm, giá tao tính cũng rẻ thôi- 5 đồng một cái máy, mình được 1 đồng, chia đều cho tất cả.
- Tức là không làm gì cũng có tiền rồi.- La Khang ngẫm một hồi rồi rạng rỡ hẳn.
- Ừ!- Kiệt đáp- Còn cái máy này Quảng cầm về mà dùng.
Sau khi nhận được món lợi mới, hời hơn cái máy bơm cũ, thì việc để ý chút tiền cực nhọc kiếm được từ việc làm thuê không còn ở trong sự chú ý của La Khang nữa, nên nó thoải mái hẳn ra, không phản đối ý kiến của Kiệt về việc cho Quảng cái bơm cũ.
- Dạ!- Quảng suýt khóc, toan cảm ơn Hoàng Anh Kiệt
- Thôi, cảm ơn gì, mày với bọn tao là anh em cả mà! Chúng mày cũng đừng nghĩ rằng tiền từ trên trời rơi xuống, cũng phải năng động lên. Máy có bán được thì mới có tiền.
- Nhưng mà làng mình cũng nghèo, giá 5 đồng thì hơi đắt. Nhà em mà bỏ ra thì cũng xót.- Đào Văn Bác đóng góp ý kiến
- Giá ấy là giá sát gốc lắm rồi: 2 đồng vật liệu, 2 đồng công thợ, 1 đồng công ý tưởng. Rẻ hơn thì trừ vào tiền mình nhận nhé!
- NHưng mà thế thì khó quá, ai dám bỏ tiền ra để mua luôn chứ.
- Mình phải tìm cách. Thứ nhất, là mua hàng nhưng trả từng đợt, trả góp, hoặc là thuê, hoặc nhiều nhà góp tiền mua chung. Chúng mày thử xem tao đề nghị thế này …
Kiệt cùng bọn nhóc bàn bạc rất hăng say về cách làm thế nào để bán những chiếc bơm, và vô số ý tưởng được đưa ra, cho dù không nhiều cái có thể thực hiện, nhưng cũng bổ sung rất nhiều vấn đề thực tế cho Hoàng Anh Kiệt về ý định bán máy bơm.
Lũ trẻ, dưới sự hướng dẫn tận tâm của Hoàng Anh Kiệt cùng ham muốn có tiền tiêu sài thoải mái, đã làm việc hết công suất: đi quảng cáo về những chiếc bơm, giới thiệu công dụng, cho dùng thử trong công việc, giải thích dịch vụ hậu mãi ( cho dùng một bơm khác nếu bơm bị hỏng và đang sửa, chỉ phải trả một khoản nhỏ), giới thiệu về trả góp,… Ban đầu dân làng còn chần chờ, nhưng chỉ một tháng dùng thử, năng suất công việc cao hẳn, lại có thể trả góp nên chi tiêu dè sẻn tí là có thể có một cái máy, hoặc là người nhà với nhau góp tiền mua máy cùng về dùng cũng được,… Tổng kết lần này, mỗi đứa kiếm được tận 10 đồng.
Số tiền rất lớn này, nhưng cơ hội làm ăn cũng đã dần kết thúc, vì người trong làng hầu hết đã có máy bơm để dùng rồi. Trường hợp này thì chỉ có thể chờ đến khi nào mẹ Kiệt về, cậu sẽ nhờ mẹ tìm cách bán cho người Thượng hoặc dân ở huyện.
Với đám trẻ, số tiền ấy đã lớn, với người lớn, số tiền ấy càng quan trọng, nhiều gia đình thậm chí còn thu lại số tiền ấy để trang trải cho việc gia đình. Như Nguyễn Quảng, nhà nó quá nghèo, nên số tiền ấy thực cần thiết. Những nhà khác thì cũng thu lại hầu hết, chỉ để lại một phần nhở tiền tiêu vặt, cùng lắm là được tới 1 đồng. Nhưng với Hoàng Anh Kiệt, số tiền này là vốn dự phòng lúc nguy khốn, không thể rời tay. Kiệt dùng lý lẽ và cả sự cứng đầu để kiên quyết giữ chặt số tiền này.
Là cháu đích tôn ông bà Kiệt ủng hộ nhiệt tình mà cậu ta cũng đã chứng tỏ được cái tài của mình, nên bố Kiệt không quá lo lắng việc cậu nhóc dùng tiền bừa bãi. Được cầm toàn bộ số tiền- 13 đồng, Kiệt cũng không keo kiệt, lấy hẳn một đồng ra mua chút thịt về nấu món ngon đãi bạn bè.
Bữa cơm không quá cầu kỳ, cũng không hoàn toàn bằng số thịt mà Kiệt mua- bọn nhóc góp vào rất nhiều thứ khác: rau dưa, ốc ếch,... nhưng tương tự như một bữa tiệc khao quân, ai cũng thấy vui.
- Ước gì chúng ta có thể ăn thế này suốt ngày.- La Khang ước
- Nếu thế thì còn gì bằng.- Bọn trẻ cùng đáp lại
- Cứ đi theo đại ca thì còn sợ thiếu cơ hội sao?
- Đúng! Đại ca, bọn em nhất định theo anh tới cùng.
- Hì hì, các cậu an tâm, bọn mình cùng tiến tới trước, nhất định sẽ có cuộc sống tốt hơn bây giờ.
- Vâng!
Giờ phút này, nhìn bọn trẻ con kia vui vẻ, không hiểu sao cậu cũng thấy vui lây. Có lẽ, thứ tiền lời mà cậu thu được không phải là những đồng tiền, mà chính là tình bạn và những người bạn bè này. Có người chung sức, công việc sẽ bớt biết bao gian nan.
Domain.com đổi tên miền thành Domain.tv