Luôn Luôn Cạnh Bên
Chương 48
Cơn mưa rào bất chợt chợt ghé qua phút chốc trong đêm đem theo hơi gió lạnh đầu mùa. Giờ mới tháng 11, năm nay gió mùa về sớm, nhưng chưa buốt lắm. Đứng trước hiên nhà, tôi hà hơi hơi vào đôi bàn tay nhăn nhúm vì khô nứt theo thói quen mọi năm qua.
Mẹ bất chợt tiến tới, chạm nhẹ vai tôi.
Tôi giật mình, quay người lại.
Trên tay bà cầm một tuýp kem nhỏ, khuôn miệng cùng hành động của bà thể hiện rõ ra sự lúng túng.
Tôi lên tiếng." Sao vậy mẹ?"
Bà đưa tuýp kem ra." À, cái này..."
Tôi nâng hai tay lên đón lấy.
Bàn tay trắng nõn, mịn màng như ngọc của bà lại nắm lấy úp hai bàn tay thô sần của tôi xuống.
Bà nhanh tay vặn nắp tuýp kem nhỏ, chiết kem lên mu bàn tay nhăn nheo của tôi.
" Cái này,..là kem dưỡng... trời lạnh rồi con nhớ phải đem theo..."
Đôi bàn tay bà lúng túng vừa cầm tuýp kem, vừa nắm lấy đôi tay tôi, vừa nhẹ nhàng tán kem xoa đều.
" Con đừng nghĩ đồ giống con gái... cái này.. ai cũng cần đó... Lâm cũng dùng đấy!..."
" Vâng!" Tôi đáp.
Tôi hiếu ý bà mà.
Thu tay lại, tôi xoa đều hai bàn tay cho chỗ kem dưỡng còn dư thấm đều hơn.
Xe vừa tới trước cửa, mẹ vội quay lại chạy vào trong nhà, giúp đỡ tên Lâm đang chật vật với chiếc chân bó bột lần hai.
Có lẽ vì đã quen rồi nên sự giúp đỡ từ mẹ cũng chẳng cần thiết lắm đối với hắn, dù gì cũng đã có kinh nghiệm rồi mà. Lâm thành thuận chống nạng đi ngang qua tôi, đến ánh mắt hắn cũng không thèm nhìn lấy một cái. Cứ thế, trực tiếp ngồi vào trong xe trước.
Không biết là hắn đang cảm thấy như trước kia, không muốn tôi nhìn thấy bộ dạng xấu xí của mình. Hay, bây giờ, hắn đang thực sự giận dỗi chẳng còn muốn thèm đếm xỉa tới tôi nữa.
Lâm không thích tôi nữa à?
Câu hỏi vô tình chợt qua trong suy nghĩ không hiểu sao lại làm tim tôi như thụt xuống. Cái cảm giác gì đó rất khó chịu, cũng rất khó nói để có thể tả được ra đang đục khoét trong lòng tôi. Nó khó chịu nắm, tôi không biết đó là gì, nó còn mãnh liệt hơn cả khi tôi biết người Đào thích là hắn, biết rằng mối tình đầu này của mình chỉ có thể tan nát không có cửa mà thành đôi.
Tôi đã quen với sự thiên vị và nhún nhường của Lâm dành cho mình đến nỗi bây giờ chỉ thiếu một ánh nhìn của hắn cũng khiến tôi cảm thấy hụt hầng. Sự bất an như sẽ tuột tay mất cọng rơm của mình.
Sau cuộc nói chuyện hôm qua tôi biết, trừ hắn ra, sẽ không có ai để tôi có thể bám vào trong căn nhà này cả, dù mọi người đều là bênh vực hắn mà chĩa mũi tên sắc nhọn về phía tôi. Nhưng chỉ cần có Lâm, chỉ cần hắn còn để ý tới tôi thì mọi mũi tên đó dù có sắc nhọn thế nào cũng sẽ không chạm tới mình dù chỉ là xước một mảnh da nhỏ.
Tôi lằng lặng, bước vào trong xe, ngồi cạnh hắn, như mọi khi, giữa cả hai luôn có một khoảng cách cố định. Nhưng bây giờ tôi biết cả tôi, cả hắn, tất cả mọi người, đều đã thay đối, cả trong suy nghĩ lần tình hình đang diễn ra trước mắt.
Suốt một tuần tôi không nói chuyện với hắn cả tiếp xúc cũng chỉ là sự im lặng thoáng quá. Do tôi, cũng có thể cả
Lâm đều cần thời gian để suy nghĩ lại với chính mình.
Cho đến ngày giỗ của bà nội, đồng thời điểm thông báo ông nội cũng đang bệnh nặng, tôi vô tình nghe được tiếng thở dài từ cuộc nói chuyện thông báo tình hình sức khỏe của ông không khả quan.
Sau buổi học, xe chở chúng tôi trực tiếp ra ngoại thành, đến căn nhà cấp bốn cũ hai gian nhà đối nhau xây đơn giản, phía sau là một mảnh vườn rau cùng giếng tròn. Nói là cấp bốn chứ nhìn từ cổng vào đến từng khung cột trong nhà đều nạm gỗ tinh xảo cũng đủ biết nó đã từng một thời huy hoàng đến như nào, đến bây giờ người ngang qua cũng đủ biết giá trị cũng chẳng phải dạng vừa.
Ngày giỗ bà nội, chỉ có hai bên gia đình cùng hai cô giúp việc nên mọi người đều tất bật chuẩn bị. Tôi không biết giúp gì, chỉ đứng góc cửa, ai sai gì làm lấy. Đến khi đợi lúc lâu không thấy mọi người bảo gì nữa thì cũng tự biết mình đứng đấy chỉ làm vướng chân nên tự giác lui ra ngoài.
Ngoại thành không xô bồ như thành phố, cũng chăng giản dị như vùng quê chân chất. Tôi lang thang một vòng quanh vườn tối, vào lại sân nhà, nghe thấy tiếng ho từ gian nhà đối diện với bên tất bật của mọi người, tôi vội bước vào.
Đây mới là lần thứ hai tôi gặp ông nội mình, trông ông đã già hơn trước, râu cũng dài thêm. Ông nằm trên ghế dựa, tay cầm chén trà nóng lên nhâm nhi, trước ngực đặt một hộp gỗ nhỏ được chạm khắc xà cừ.
Thấy tiếng động, ông nhướng mày nhìn về phía tôi, đôi mắt lòng trắng đã màu đục, sâu hõm đến như chìm vào trong từng tầng nếp nhăn trên khuôn mặt chẳng thể nhìn rõ thấy đâu vẫn không làm mất đi cái khí chất cha truyền con nối khó lại gần.
Tôi hơi rụt rè." Ông... cần cháu giúp gì không ạ?"
Ông im lặng, đặt chén trà xuống, đưa mắt quan sát từ đầu xuống chân. Một lúc lâu, ông lên tiếng.
"Lại đây!"
Âm giọng tuy yếu ớt nhưng âm vang vẫn rất vững chãi.
Tôi tiến lại chầm chậm.
Ông đưa bức hình rửa cũ kỹ đến rõ cả vết loang vàng lên khi nhìn từ mặt sau đối chiếu với tôi.
Tôi lấy ghế gỗ cũng khảm xà cừ, kê ngồi bên cạnh, hơi nghiêng đầu nhìn chung vào bức ảnh.
Tôi hỏi cả Lam cũng chưa bao giờ nhìn thấy bà nội vì bà mất từ khi chú Phong mới lên hai, một mình ông nội vừa lo cơ ngơi vừa dạy dỗ hai ông con trai của mình.
Tôi chưa từng gặp bà, nhưng nhìn vào bức ảnh tôi lại nhận ra bà ngay, vì so với mẹ thì tôi mới đúng là cùng một khuôn với bà hơn.
Ông đột nhiên ho sặc, tôi lúng túng không biết làm sao, chỉ đành rót chén trà ấm khác, đợi ông nguôi cơn rồi nâng tay lên.
Ông nhận lấy chén trà lại chỉ nhâm nhi chút rồi đặt xuống. Không đầu không đuôi, ông đưa cho tôi bức ảnh trên tay, lấy tiếp ra trong hộp gỗ nhiều ảnh và giấy cũ đến đã bị mọt ăn khác, bắt đầu khơi chuyện.
" Nhìn đi!"
Tôi nhận lấy bức ảnh.
"Giống nhỉ? Mày giống vợ ông như đúc!"
Tôi gật đầu.
Ông nói tiếp.
" Trước tao đi lính, tưởng không về được gặp bố mày cơ, lúc đi bà mày còn khóc ngất, tao xót mà vẫn không dám quay đầu."
Ông dở ra một tờ giấy gấp bốn, chữ mực xanh đã nhòe màu.
" Đây, thư tao gửi vợ tao, nhớ lúc đấy còn đang viết dở mà thằng Mĩ nó tập kích bất chợt tao tưởng còn không viết xong thế mà vẫn về được tay bà mày."
Tôi ngồi trầm ngâm ngắm đống đồ lưu niệm cũ kỹ đã trải qua bao năm tháng. Nhớ lại trước kia cũng đã từng xem của sư thầy. Nhưng đồ của thầy không phải là những tình cảm chứa chan nhân thế mà là những kiến thức y học cao cả phục vụ cho đời người nhân gian.
Ông lại cầm lên một túi gấm, kéo dây rút, lôi ra một vòng ngọc màu ngà, trên vòng thân có một đường bạc bọc rộng tầm hơn phân chạm hình hoa sen.
Ông hỏi tôi." Đẹp không?"
Tôi gật đầu tiếp." Đẹp ạ!"
" Trông giống ngọc thật không?"
Tôi lại gật đầu." Giống!"
" Lúc tao về thấy bọn nhà giàu người Hoa thích cái này nắm, thấy bọn phu nhân nhà giàu hay đeo. Tao nghĩ cũng muốn cho bà mày một cái nhưng đang kháng chiến lấy đau ra tiền mua ngọc, cơm còn chả có ăn đủ nên mới làm bằng ngà voi. Bà mày đeo đến lúc sắp đi mới bỏ lại."
Ông chầm chậm vươn cánh tay run run đã nhắn nhúm hiện rõ từng vết ô, vết nám, chấm thâm cầm lấy cổ tay tôi, nâng lên trước ngực mình.
Thực ra là tôi cố tình nâng tay lên theo ý ông chứ sức tay ông nhẹ bẫng chẳng nắm chắc nổi cổ tay tôi.
Ông đeo vòng ngà vào cổ tay tôi, vì bàn tay vốn gầy lên cũng chẳng khó khăn là mấy, tôi cũng chẳng phản kháng, mặc cho ông làm theo ý mình.
Đeo xong, ông nâng tay tôi lên, tôi cũng hiểu ý mà dỗi ngón tay ra.
Ông nhăn mày." Tay mày xấu, chẳng giống tay vợ tao tí gì, chỉ được cái mặt thôi."
Tôi phì cười." Cháu con trai mà sao tay thon giống phụ nữ được."
Ông đặt tay tôi xuống.
" Tạo để cho cháu dâu tao cơ, mày cháu tao nên đeo cũng được."
Tôi thu tay về, ngắm nghía chiếc vòng ngà.
" Ông yêu bà lắm à?"
Ông cầm tiếp những bức thư đã nhòe mực lên, vừa đọc vừa ngắm.
" Yêu gì, sợ chết bỏ bố, sợ rồi cả đời chỉ có mình bà mày để thương. Đợt nào ra đánh tao cũng lo, sợ đi trước, thế mà vẫn sống được đến giờ. Trước còn sống thì để bà mày chờ, giờ đi rồi vẫn phải chờ tao đi sau, bà mày thật là.
Vợ tao sao lúc nào cũng phải chờ để đón tao thế nhỉ?"
" Chắc vì bà cũng thương!"
Ông gật đầu." Ừ! Không thương tao thì thương ai?"
Ông lại làm tôi bật cười." Ông chắc chưa?" Tôi hỏi trêu.
Ông vẫn trầm ngâm ngắm mấy bức thư." Không chắc!"
Tôi lập tức ngưng cười, ngơ ngác nhìn ông." Sao, dạ!"
"Trước bà mày thích thằng cha lùn tịt, mũi hếch như con lợn đầu ngõ đấy, may thằng đấy đi lính trước, tao tranh thủ cài hoa bưởi lên tóc bà mày, gật đầu cái là bê lễ sang luôn."
Tôi đưa ngón cái lên với ông." Ông đỉnh nha!"
" Ngày xưa yêu đơn giản nhể?" Tôi nói.
Ông đưa tay lên vuốt râu." Chả biết sống chết thế nào, cứ tranh thủ thôi, thương cái là phải làm tay luôn."
Tôi cùng ông ngồi xem lại những lá thư, những bức hình đã cũ kỹ.
" Mày mà ở đây lâu tao đã cho xem hết rồi.
Tôi nhẹ giọng lên tiếng." Lâm cũng là cháu ông mà!"
Ông im lặng, tôi cũng im lặng theo.
Mot luc sau ong len con ho dot nนีa.
Tôi vuốt tay xuôi lưng.
Ông hẩy xua tay đuổi tôi ra ngoài.
" Thôi, đi ra ngoài đi, tao mệt rồi, để nghỉ tí."
Tôi gật đầu, từ từ bước ra, khẽ khàng đóng cửa lại cho gió lạnh không lùa vào.
Vừa quay lưng, tôi bắt gặp Lâm đang từ đâu đó chống nạng về.
Tôi lặng yên đứng nhìn hắn, ánh mắt hắn cũng cùng lặng yên đứng đó. Trên trời đêm cao trong vắt không gợn
mây, trăng tròn vành, nht màu rọi bóng xuống lu sen tàn tàn, lay động bóng mình theo làn gió hiu hiu.
Ngoài mặt là không lời, trong lòng lại vạn câu.
Tôi vừa biết cũng vừa chẳng biết lòng mình là đang muốn gì.
Mẹ bất chợt tiến tới, chạm nhẹ vai tôi.
Tôi giật mình, quay người lại.
Trên tay bà cầm một tuýp kem nhỏ, khuôn miệng cùng hành động của bà thể hiện rõ ra sự lúng túng.
Tôi lên tiếng." Sao vậy mẹ?"
Bà đưa tuýp kem ra." À, cái này..."
Tôi nâng hai tay lên đón lấy.
Bàn tay trắng nõn, mịn màng như ngọc của bà lại nắm lấy úp hai bàn tay thô sần của tôi xuống.
Bà nhanh tay vặn nắp tuýp kem nhỏ, chiết kem lên mu bàn tay nhăn nheo của tôi.
" Cái này,..là kem dưỡng... trời lạnh rồi con nhớ phải đem theo..."
Đôi bàn tay bà lúng túng vừa cầm tuýp kem, vừa nắm lấy đôi tay tôi, vừa nhẹ nhàng tán kem xoa đều.
" Con đừng nghĩ đồ giống con gái... cái này.. ai cũng cần đó... Lâm cũng dùng đấy!..."
" Vâng!" Tôi đáp.
Tôi hiếu ý bà mà.
Thu tay lại, tôi xoa đều hai bàn tay cho chỗ kem dưỡng còn dư thấm đều hơn.
Xe vừa tới trước cửa, mẹ vội quay lại chạy vào trong nhà, giúp đỡ tên Lâm đang chật vật với chiếc chân bó bột lần hai.
Có lẽ vì đã quen rồi nên sự giúp đỡ từ mẹ cũng chẳng cần thiết lắm đối với hắn, dù gì cũng đã có kinh nghiệm rồi mà. Lâm thành thuận chống nạng đi ngang qua tôi, đến ánh mắt hắn cũng không thèm nhìn lấy một cái. Cứ thế, trực tiếp ngồi vào trong xe trước.
Không biết là hắn đang cảm thấy như trước kia, không muốn tôi nhìn thấy bộ dạng xấu xí của mình. Hay, bây giờ, hắn đang thực sự giận dỗi chẳng còn muốn thèm đếm xỉa tới tôi nữa.
Lâm không thích tôi nữa à?
Câu hỏi vô tình chợt qua trong suy nghĩ không hiểu sao lại làm tim tôi như thụt xuống. Cái cảm giác gì đó rất khó chịu, cũng rất khó nói để có thể tả được ra đang đục khoét trong lòng tôi. Nó khó chịu nắm, tôi không biết đó là gì, nó còn mãnh liệt hơn cả khi tôi biết người Đào thích là hắn, biết rằng mối tình đầu này của mình chỉ có thể tan nát không có cửa mà thành đôi.
Tôi đã quen với sự thiên vị và nhún nhường của Lâm dành cho mình đến nỗi bây giờ chỉ thiếu một ánh nhìn của hắn cũng khiến tôi cảm thấy hụt hầng. Sự bất an như sẽ tuột tay mất cọng rơm của mình.
Sau cuộc nói chuyện hôm qua tôi biết, trừ hắn ra, sẽ không có ai để tôi có thể bám vào trong căn nhà này cả, dù mọi người đều là bênh vực hắn mà chĩa mũi tên sắc nhọn về phía tôi. Nhưng chỉ cần có Lâm, chỉ cần hắn còn để ý tới tôi thì mọi mũi tên đó dù có sắc nhọn thế nào cũng sẽ không chạm tới mình dù chỉ là xước một mảnh da nhỏ.
Tôi lằng lặng, bước vào trong xe, ngồi cạnh hắn, như mọi khi, giữa cả hai luôn có một khoảng cách cố định. Nhưng bây giờ tôi biết cả tôi, cả hắn, tất cả mọi người, đều đã thay đối, cả trong suy nghĩ lần tình hình đang diễn ra trước mắt.
Suốt một tuần tôi không nói chuyện với hắn cả tiếp xúc cũng chỉ là sự im lặng thoáng quá. Do tôi, cũng có thể cả
Lâm đều cần thời gian để suy nghĩ lại với chính mình.
Cho đến ngày giỗ của bà nội, đồng thời điểm thông báo ông nội cũng đang bệnh nặng, tôi vô tình nghe được tiếng thở dài từ cuộc nói chuyện thông báo tình hình sức khỏe của ông không khả quan.
Sau buổi học, xe chở chúng tôi trực tiếp ra ngoại thành, đến căn nhà cấp bốn cũ hai gian nhà đối nhau xây đơn giản, phía sau là một mảnh vườn rau cùng giếng tròn. Nói là cấp bốn chứ nhìn từ cổng vào đến từng khung cột trong nhà đều nạm gỗ tinh xảo cũng đủ biết nó đã từng một thời huy hoàng đến như nào, đến bây giờ người ngang qua cũng đủ biết giá trị cũng chẳng phải dạng vừa.
Ngày giỗ bà nội, chỉ có hai bên gia đình cùng hai cô giúp việc nên mọi người đều tất bật chuẩn bị. Tôi không biết giúp gì, chỉ đứng góc cửa, ai sai gì làm lấy. Đến khi đợi lúc lâu không thấy mọi người bảo gì nữa thì cũng tự biết mình đứng đấy chỉ làm vướng chân nên tự giác lui ra ngoài.
Ngoại thành không xô bồ như thành phố, cũng chăng giản dị như vùng quê chân chất. Tôi lang thang một vòng quanh vườn tối, vào lại sân nhà, nghe thấy tiếng ho từ gian nhà đối diện với bên tất bật của mọi người, tôi vội bước vào.
Đây mới là lần thứ hai tôi gặp ông nội mình, trông ông đã già hơn trước, râu cũng dài thêm. Ông nằm trên ghế dựa, tay cầm chén trà nóng lên nhâm nhi, trước ngực đặt một hộp gỗ nhỏ được chạm khắc xà cừ.
Thấy tiếng động, ông nhướng mày nhìn về phía tôi, đôi mắt lòng trắng đã màu đục, sâu hõm đến như chìm vào trong từng tầng nếp nhăn trên khuôn mặt chẳng thể nhìn rõ thấy đâu vẫn không làm mất đi cái khí chất cha truyền con nối khó lại gần.
Tôi hơi rụt rè." Ông... cần cháu giúp gì không ạ?"
Ông im lặng, đặt chén trà xuống, đưa mắt quan sát từ đầu xuống chân. Một lúc lâu, ông lên tiếng.
"Lại đây!"
Âm giọng tuy yếu ớt nhưng âm vang vẫn rất vững chãi.
Tôi tiến lại chầm chậm.
Ông đưa bức hình rửa cũ kỹ đến rõ cả vết loang vàng lên khi nhìn từ mặt sau đối chiếu với tôi.
Tôi lấy ghế gỗ cũng khảm xà cừ, kê ngồi bên cạnh, hơi nghiêng đầu nhìn chung vào bức ảnh.
Tôi hỏi cả Lam cũng chưa bao giờ nhìn thấy bà nội vì bà mất từ khi chú Phong mới lên hai, một mình ông nội vừa lo cơ ngơi vừa dạy dỗ hai ông con trai của mình.
Tôi chưa từng gặp bà, nhưng nhìn vào bức ảnh tôi lại nhận ra bà ngay, vì so với mẹ thì tôi mới đúng là cùng một khuôn với bà hơn.
Ông đột nhiên ho sặc, tôi lúng túng không biết làm sao, chỉ đành rót chén trà ấm khác, đợi ông nguôi cơn rồi nâng tay lên.
Ông nhận lấy chén trà lại chỉ nhâm nhi chút rồi đặt xuống. Không đầu không đuôi, ông đưa cho tôi bức ảnh trên tay, lấy tiếp ra trong hộp gỗ nhiều ảnh và giấy cũ đến đã bị mọt ăn khác, bắt đầu khơi chuyện.
" Nhìn đi!"
Tôi nhận lấy bức ảnh.
"Giống nhỉ? Mày giống vợ ông như đúc!"
Tôi gật đầu.
Ông nói tiếp.
" Trước tao đi lính, tưởng không về được gặp bố mày cơ, lúc đi bà mày còn khóc ngất, tao xót mà vẫn không dám quay đầu."
Ông dở ra một tờ giấy gấp bốn, chữ mực xanh đã nhòe màu.
" Đây, thư tao gửi vợ tao, nhớ lúc đấy còn đang viết dở mà thằng Mĩ nó tập kích bất chợt tao tưởng còn không viết xong thế mà vẫn về được tay bà mày."
Tôi ngồi trầm ngâm ngắm đống đồ lưu niệm cũ kỹ đã trải qua bao năm tháng. Nhớ lại trước kia cũng đã từng xem của sư thầy. Nhưng đồ của thầy không phải là những tình cảm chứa chan nhân thế mà là những kiến thức y học cao cả phục vụ cho đời người nhân gian.
Ông lại cầm lên một túi gấm, kéo dây rút, lôi ra một vòng ngọc màu ngà, trên vòng thân có một đường bạc bọc rộng tầm hơn phân chạm hình hoa sen.
Ông hỏi tôi." Đẹp không?"
Tôi gật đầu tiếp." Đẹp ạ!"
" Trông giống ngọc thật không?"
Tôi lại gật đầu." Giống!"
" Lúc tao về thấy bọn nhà giàu người Hoa thích cái này nắm, thấy bọn phu nhân nhà giàu hay đeo. Tao nghĩ cũng muốn cho bà mày một cái nhưng đang kháng chiến lấy đau ra tiền mua ngọc, cơm còn chả có ăn đủ nên mới làm bằng ngà voi. Bà mày đeo đến lúc sắp đi mới bỏ lại."
Ông chầm chậm vươn cánh tay run run đã nhắn nhúm hiện rõ từng vết ô, vết nám, chấm thâm cầm lấy cổ tay tôi, nâng lên trước ngực mình.
Thực ra là tôi cố tình nâng tay lên theo ý ông chứ sức tay ông nhẹ bẫng chẳng nắm chắc nổi cổ tay tôi.
Ông đeo vòng ngà vào cổ tay tôi, vì bàn tay vốn gầy lên cũng chẳng khó khăn là mấy, tôi cũng chẳng phản kháng, mặc cho ông làm theo ý mình.
Đeo xong, ông nâng tay tôi lên, tôi cũng hiểu ý mà dỗi ngón tay ra.
Ông nhăn mày." Tay mày xấu, chẳng giống tay vợ tao tí gì, chỉ được cái mặt thôi."
Tôi phì cười." Cháu con trai mà sao tay thon giống phụ nữ được."
Ông đặt tay tôi xuống.
" Tạo để cho cháu dâu tao cơ, mày cháu tao nên đeo cũng được."
Tôi thu tay về, ngắm nghía chiếc vòng ngà.
" Ông yêu bà lắm à?"
Ông cầm tiếp những bức thư đã nhòe mực lên, vừa đọc vừa ngắm.
" Yêu gì, sợ chết bỏ bố, sợ rồi cả đời chỉ có mình bà mày để thương. Đợt nào ra đánh tao cũng lo, sợ đi trước, thế mà vẫn sống được đến giờ. Trước còn sống thì để bà mày chờ, giờ đi rồi vẫn phải chờ tao đi sau, bà mày thật là.
Vợ tao sao lúc nào cũng phải chờ để đón tao thế nhỉ?"
" Chắc vì bà cũng thương!"
Ông gật đầu." Ừ! Không thương tao thì thương ai?"
Ông lại làm tôi bật cười." Ông chắc chưa?" Tôi hỏi trêu.
Ông vẫn trầm ngâm ngắm mấy bức thư." Không chắc!"
Tôi lập tức ngưng cười, ngơ ngác nhìn ông." Sao, dạ!"
"Trước bà mày thích thằng cha lùn tịt, mũi hếch như con lợn đầu ngõ đấy, may thằng đấy đi lính trước, tao tranh thủ cài hoa bưởi lên tóc bà mày, gật đầu cái là bê lễ sang luôn."
Tôi đưa ngón cái lên với ông." Ông đỉnh nha!"
" Ngày xưa yêu đơn giản nhể?" Tôi nói.
Ông đưa tay lên vuốt râu." Chả biết sống chết thế nào, cứ tranh thủ thôi, thương cái là phải làm tay luôn."
Tôi cùng ông ngồi xem lại những lá thư, những bức hình đã cũ kỹ.
" Mày mà ở đây lâu tao đã cho xem hết rồi.
Tôi nhẹ giọng lên tiếng." Lâm cũng là cháu ông mà!"
Ông im lặng, tôi cũng im lặng theo.
Mot luc sau ong len con ho dot nนีa.
Tôi vuốt tay xuôi lưng.
Ông hẩy xua tay đuổi tôi ra ngoài.
" Thôi, đi ra ngoài đi, tao mệt rồi, để nghỉ tí."
Tôi gật đầu, từ từ bước ra, khẽ khàng đóng cửa lại cho gió lạnh không lùa vào.
Vừa quay lưng, tôi bắt gặp Lâm đang từ đâu đó chống nạng về.
Tôi lặng yên đứng nhìn hắn, ánh mắt hắn cũng cùng lặng yên đứng đó. Trên trời đêm cao trong vắt không gợn
mây, trăng tròn vành, nht màu rọi bóng xuống lu sen tàn tàn, lay động bóng mình theo làn gió hiu hiu.
Ngoài mặt là không lời, trong lòng lại vạn câu.
Tôi vừa biết cũng vừa chẳng biết lòng mình là đang muốn gì.
Domain.com đổi tên miền thành Domain.tv