Mọi Ưu Tiên Cho Em
Chương 11
Tháng thi đua đang tới gần, hàng loạt các phong trào được đồng loạt tổ chức. Thi đua về thể thao, về học tập, văn hóa,... Nhưng cuộc thi sôi nổi và được mong chờ nhiều nhất lại là hội thi văn nghệ. Để chào đón ngày Nhà giáo Việt Nam và kỉ niệm 40 năm thành lập nhà trường, ban lãnh đạo đã quyết định bỏ vốn để tổ chức một phong trào thi đua lớn nhất nhì thành phố, cộng thêm những tập thể đạt giải sẽ được miễn lao động cả năm, khói phải nói cũng biết không khí các lớp náo nhiệt thế nào.
Cả tuần liền tôi bị loa trường tra tấn đến rách màng nhĩ, từ nhạc dân gian, nhạc hiện đại đến nhạc vàng, nhạc xanh, nhạc đỏ, chẳng có một thể loại nào vắng mặt và liên tục được các lớp mở loa to hết cỡ để "khè" nhau. Lớp tôi dành hẳn 3 ngày chỉ để cãi nhau về lựa chọn tiết mục biểu diễn, nếu không phải chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến ngày thi, dám chắc chúng nó sẽ choảng nhau đến tận Tết nguyên đán cũng chưa chọn được bài. Trớ trêu làm sao, dù đã tốn tận ba ngày để chọn bài nhưng tiết mục của chúng tôi vẫn bị trùng với lớp khác. Mà "lớp khác" ở đây lại chính là 10A5.
Phải kể từ chuyện khớp sân khấu, dù mới chân ướt chân ráo bước vào trường nhưng khối mười lại hăng máu nhất, lớp nào cũng thi nhau cướp sân khấu chính để biểu diễn dù tòa nhà phụ chẳng thiếu gì những sân khấu khác cùng kích cỡ. Tôi vẫn nể phục Kiều Trang ở tính cách hoạt bạt của nó, con bé luôn dành mọi thời gian để uốn nắn từng động tác dù nhỏ nhất và cũng là một trong những người hiếu chiến nhất ở nhóm lãnh đạo văn nghệ. Một lần bị 10A5 cướp mất sân khấu, Trang nghiến răng ken két rồi kéo cả đội tập ở đối diện để chọc cho chúng nó tức (theo lời Trang). Trái ngang làm sao, khi cả hai loa đều đã tăng âm lượng hết cỡ và sẵn sàng nghênh chiến đến cùng thì cả hai chiếc loa ấy lại phát ra cùng một bài hát.
Sau một hồi mấy trăm con mắt ngơ ngác nhìn nhau, kết quả là cả hai lớp đều kéo về phòng học để bàn bạc lại.
- Thuyết phục A5 đổi bài đi, tao tập quen bài này rồi, không đổi nữa đâu.
- A5 cũng đang nói như thế đấy.
Có đứa thử đưa ra ý kiến:
- Hay kệ đi, mình cứ cố gắng tập hay hơn là được.
- Con này đần, trước giờ cứ có tiết mục bị trùng là trường sẽ loại hết, bao nhiêu năm mà không rút ra kinh nghiệm.
- Mày sợ à?
- Chả sợ thì không.
- Sợ thì đi về đi. Phong cách, phong cách.
Hai giọng chí chóe vừa rồi chắc chắn là của Thành Đạt và Hà Vi, suy tính một hồi, Trang đưa ra quyết định:
- Bây giờ lớp mình lên tầng ba gặp A5 rồi đàm phán!
- Ô kê! - Mọi người đồng thanh.
- Nhưng ai đại diện đàm phán?
Trang tươi cười:
- Để lớp phó học tập đi.
Lớp phó học tập đàm phán văn nghệ à, tôi thầm thắc mắc. Nhưng khoan đã, lớp phó học tập...
- TAO ĐÀM PHÁN Á!? - Tôi giật mình gào lên.
- Không nói nhiều. - Trang lôi tôi đang co ro ôm chặt mặt bàn. - Mình đi luôn không muộn.
Từ tầng hai lên đến tầng ba, phải nói là Trang lết tôi đi bằng được, tôi như đứa trẻ con bị mẹ lôi đi tiêm phòng, cứ thế giãy nảy kêu gào. Thế nhưng trong sự xấu hổ ngượng ngùng ấy, tôi bỗng thấy chút vui vẻ len lói. Lần đầu tiên, tôi thật sự trở thành một phần của tập thể lớp.
10A5 đã đứng ở cửa đợi chúng tôi từ trước, cảnh tượng lúc này thật chẳng khác nào đám con nít hẹn gặp nhau dưới gầm cầu để phân chia lãnh thổ, ý nghĩ đó khiến tôi chợt thấy buồn cười mà quên bẵng đi tình hình căng thẳng trước mặt.
- Đại diện đàm phán văn nghệ của 10A1 là lớp phó học tập à? - Gia Khánh bên A5 lên tiếng trêu đùa, liền bị cả hai lớp lườm đến lạnh gáy mà lùi ra sau.
Trang nhìn Minh Đức đang đứng bối rối phía trước, lên tiếng:
- Đại diện của 10A5 cũng là lớp trưởng đấy thôi, liên quan đến văn nghệ gớm!
Tình hình lại rơi vào hỗn loạn, hàng chục tiếng nói không biết từ đâu cứ liên tiếp cất lên:
- Chúng mày giỏi rồi thì chọn bài khác đi, mê bọn tao à mà cứ đòi tập chung một bài?
- Mắc gì lớp tao phải nghe theo chúng mày?
Giữa lớp tự nhiên và lớp xã hội luôn có một hàng rào ngăn cách thì có lẽ ai cũng biết, nhưng chí chóe như mèo với chuột thế này thì dám cá kiếp trước của chúng tôi là Tom và Jerry.
- Mọi người bình tĩnh đã! - Tôi cố gắng với giọng giữa tiếng ồn ã và xô đẩy không ngừng.
Chuyện thật như đùa, lớp tôi chửi hăng đến mức thi nhau xông lên đòi quyền lợi về phía mình, lực đẩy mạnh khiến tôi mất đà ngã dúi dụi, cả người liền lao về phía trước. Trái ngang ở đây là, người tôi va vào lại chẳng phải ai khác ngoài chàng lớp trưởng vẫn đang bất lực trong việc hòa giải hai bên.
- Cậu có sao không?
Tôi ngạc nhiên vì mình có thể nghe thấy tiếng thì thầm của Đức giữa cảnh tượng náo loạn không sao kể xiết, tôi lắc đầu ra ý không sao, Đức liền dùng tay xoa lên nơi trán tôi vừa đập vào bả vai cậu. Này, hạnh động đó của cậu là đang xúc phạm người lùn đấy, tôi trộm nghĩ. Sau khi vãn hồi trật tự, Đức lên tiếng đảm bảo sẽ họp bàn để đưa ra phương án tối ưu. Dù không mấy hài lòng nhưng hai lớp cũng giải tán, có vẻ như lớp tôi đã nhận ra mình vừa hành xử như mấy đứa trẻ trâu rồi thì phải.
Gọi là họp bàn nhưng thật ra câu chuyện cũng chẳng có gì. Một mình tôi và Đức ngồi trong phòng hội đồng rộng thênh thang, bầu không khí gượng gạo đến khó chịu, tôi đành gãi đầu gãi tai:
- Mình nên họp cái gì giờ ta...
Đức cũng tỏ ra suy tư:
- Tớ cũng không biết. Tớ lấy cớ họp để được gần cậu hơn đấy.
Tôi đỏ mặt quay đi, không quên xin xỏ:
- Vậy lớp cậu nhường bài văn nghệ đó cho chúng tớ nhé?
- Cậu biết tận dụng thời cơ đấy. - Đức phì cười.
Tôi chớp chớp mắt mong chờ như một thói quen trông đợi điều gì đó từ bé đến lớn, chẳng hiểu sao vẻ mặt ấy khiến Đức đỏ mặt cúi đầu xuống bàn một lúc lâu. Đức xoay bút không ngừng, cậu nhìn tôi:
- Nếu giờ tớ đồng ý chắc sẽ bị cả lớp "làm thịt" mất.
Dù có đôi chút thất vọng nhưng tôi vẫn gật đầu đồng tình. Đổi lại là tôi thì tôi cũng khó xử như vậy.
- Nhưng... - Đức ngó quanh. - Để tớ thuyết phục nhường bài cho lớp cậu nhé?
- Này đừng có đẩy!
Phía ngoài cửa đột nhiên vang lên tiếng "uỳnh" lớn. Một đám con trai A5 nằm sõng soài dưới sàn nhà, Gia Khánh nhỏm dậy chỉ vào Minh Đức:
- Tao biết ngay mà, lớp trưởng vì gái mà phản bội lớp!
Dứt lời, Gia Khánh liền gọi cả "đội quân" A5 vào đối chấp. Tôi đau khổ nhìn ngó xung quanh, cả Đức cũng ôm đầu bất lực.
- Lớp trưởng chơi vậy là không được nhé, ai lại bán bạn bè bao giờ.
- Đúng đấy, thi đấu công bằng, lớp nào thua phải đổi bài.
- Hay là solo Free Fire đi?
- ...
Trước giờ A1 với A5 lúc nào cũng như chó với mèo thì chẳng có ai không biết. Nhưng tôi mới chỉ nghe đấu đá nhau về học tập, thể thao chứ chưa thấy giành nhau tiết mục văn nghệ bao giờ. Cứ thế, trong khi vòng loại ngày càng đến gần, các lớp đã tập tành chán chê thì 10A1 và 10A5 vẫn bất phân thắng bại.
A1 tuy không thể sánh bằng A5 nhưng cũng có chút tiếng về các môn xã hội, A5 lại chuyên về tự nhiên. Mà đã là lớp chọn phân ban thì luôn có một điểm chung: Sĩ số lệch. Ở lớp tôi, có đến 35/45 là học sinh nữ, 10A5 thì 37/46 là học sinh nam. Lớp đông con gái thường sẽ ngoan ngoãn và chỉn chu trong hoạt động hơn, nhưng về sự nhiệt tình và năng động thì lớp con trai luôn chiếm ưu thế. Kiều Trang từng nói không thích A1 vì nó phức tạp và luôn trong tình trạng chia bè kết phái, nó thích môi trường thoải mái như ở A5. Tóm lại, một lớp có đều cả nam lẫn nữ vẫn là tốt nhất.
- Mày không thích A1 á Trang, chứ không phải do lớp có 10 thằng thì có đến 3 thằng là "mập mờ" cũ của mày à?
Tôi nhìn Trang điên tiết cầm giày đuổi Hà Vi vòng quanh sân trường, lại nhìn nhóm con trai hai lớp "đàm phán" bằng cách rủ nhau đi net, không kìm được tiếng thở dài thườn thượt. Cuối cùng, sự vụ này cũng được báo cho giáo viên chủ nhiệm của cả hai lớp. Tôi đã nghĩ hai thầy cô một là sẽ thảo luận nhẹ nhàng để thống nhất phương án giải quyết, không thì cũng tranh cãi nảy lửa để đòi quyền lợi về học sinh của mình mà quên mất rằng: Thầy Nguyên 10A5 đang tán cô Mai lớp tôi.
Không biết bao nhiêu lần thầy ngoắc tay nhờ tôi đưa cho cô không cái bánh đúc thì gói bánh dày, lại còn dính thêm mẩu giấy "chúc em Mai buổi sáng phạt được nhiều học sinh" nữa chứ. Thầy Nguyên đứng đầu và quản lý căng tin ở dãy C1, thi thoảng lại vung tay đồng ý cho lớp tôi giảm 50% tất cả các loại đồ ăn. Cuối cùng, quyết định của thầy cô là hợp nhất hai nhóm văn nghệ thành một đội lớn.
Ngay khi công bố phương án đó, cả hai lớp đều nhìn nhau dè bỉu. Sau này vẫn vậy, tuổi học trò của chúng tôi luôn gắn liền với những lần cãi vã vì vài chuyện cỏn con, A5 ở tầng trên giẫm bình bịch làm trần lớp A1 rung lắc như sắp sập đến nơi, còn A1 thì thi nhau ném rác lên giãy hành lang rồi đổ vấy cho A5. Trái ngược với mấy đứa nghịch ngợm, giáo viên trường tôi lại tích cực "đẩy thuyền" thầy cô và khuyên chúng tôi lên làm hòa vì dù gì cũng là thông gia một nhà.
Xét về tính chiến lược thì hợp nhất hai nhóm thành một đội không phải vô lý, khi mà các lớp đều đang bị lệch đội hình trầm trọng. Tuy ban đầu một cơ số giãy nảy phản đối nhưng lâu dần, chúng tôi cũng nể phục thầy Nguyên vì phương án hay như vậy, phụ huynh cả hai thì lại có một điểm chung là không ngại chi tiền.
Giải nhất cuộc thi: Phần thưởng là 500 nghìn. Số tiền hai lớp đã chi ra cho cuộc thi: 3 triệu 500 nghìn.
Tuy giải quyết được chuyện trùng tiết mục nhưng khi hợp nhất hai lớp thì lại sinh ra hàng trăm vấn đề khác. Gi gỉ gì gi cái gì cũng tranh luận ỏm tỏi, đội hình cũng vì thế mà loạn như cào cào, lại chẳng có ai lãnh đạo tử tế.
- Chúng mày tập kiểu gì vậy? - Kiều Trang bất lực nhìn nhóm con trai A5 giương cây tre không khác gì cầm chổi quét nhà.
- Tại Minh Đức ấy. - Gia Khánh chán nản ngồi phịch xuống đất. - Đang dạy động tác tự nhiên nhảy vào đòi tập.
Chuyện này tôi có nghe Thanh Hà kể khá lâu trước đó. Nhóm con gái dùng mọi thủ đoạn để lôi kéo Đức vào đội văn nghệ vì cậu có ngoại hình bắt mắt nhất nhưng Đức sống chết không chịu, cuối cùng Đức xung phong dạy động tác để trốn tập, vậy mà khi hợp nhất cậu ấy lại xung phong vào đội, còn hoạt động năng nổ nhất nữa chứ. Trước những thắc mắc của mọi người, Hà Vi thì thầm vào tai tôi:
- Mày với lớp trưởng A5 đang yêu nhau à?
- Gì vậy má? - Tôi hoảng hốt la lên, hậu quả là bị cả lớp chú ý.
Cốc rồng đỏ trong tay Vi cạn hết, nó dùng tay bóc lớp vỏ ra rồi lại tiếc rẻ đưa lên miệng, không quên tấn công tôi:
- Tại tao thấy ánh mắt Đức với mày nhìn nhau cứ kiểu gì ấy.
Kiều Trang từ đâu đi tới, chen lời:
- Giống ánh mắt Ngô Thành Đạt nhìn mày đúng không?
Trang và Việt phao tin khắp nơi rằng hai đứa phát hiện ra hình như Vi và Đạt đã bắt đầu tiến đến một mối quan hệ lén lút nào đó, chẳng biết có đúng hay không nhưng nghe đến đây, Hà Vi liền lầm bầm mắng Trang rồi kiếm cớ rời đi.
- Ôi bạn ấy xấu hổ rồi. - Trang cười khúc khích. - Tao phải lập nhóm Fan Club cho đôi gà bông này mới được!
Thùy Linh cùng Trang rôm rả bàn luận, tôi im lặng lắng nghe, thần trí đã bay đến tận đâu. Không biết "ánh mắt" mà Vi nói là gì nhỉ?
Kể từ lúc đó, tôi bỗng để ý đến những điều nhỏ nhặt, tôi chú tâm đến mọi khoảnh khắc tôi và Đức nhìn nhau. Và cũng từ lúc đó, tôi bất chợt nhận ra sự quan tâm thầm lặng mà Đức dành cho tôi, tuy không quá lộ liễu nhưng vẫn rất rõ ràng.
Thầy Nguyên mua kem cho cả đội văn nghệ, tôi chọn một chiếc kem vị đào, chưa kịp bóc vỏ đã bị Đức giành lấy, cậu đặt vào tay tôi chiếc kem chanh, vờ như không thấy ánh mắt tôi nhìn cậu nhuốm đầy vẻ hoài nghi. Một phần của ký ức ập đến, tôi chợt nhớ ra buổi tối liên hoan Đức cũng ngăn tôi uống nước có vị đào, dù chúng chỉ là chất hóa học chứ chẳng phải quả đào thật sự. Không mấy ai biết tôi bị dị ứng lông đào, hành động của cậu ấy khiến tôi băn khoăn hồi lâu, liệu có thể trùng hợp đến vậy không?
Kiều Trang lơ đễnh lắng nghe những thắc mắc của tôi, bình luận đúng một câu:
- Nhỡ Đặng Đức thích vị đào nên nó mới giành ăn của mày thì sao?
- ... - Cũng không phải không có khả năng.
Một tuần sau đó, chúng tôi bắt đầu chạy gấp rút cho vòng loại văn nghệ, còn lý do vì sao lại "gấp rút" thì phải kể từ vài ngày trước đó.
Lớp phó văn thể hai đội dạy động tác êm ru, đến lúc kết hợp nam nữ lại có mâu thuẫn. Vì không tính toán được chiều cao cũng như cân nặng, nhiều cặp đôi không thể thực hiện vũ đạo do cân nặng của bạn nam quá nhẹ hoặc bạn nữ lại cao hơn hẳn so với bạn nam. Vậy là ban cán sự lại phải họp bàn để điều chỉnh đội hình, lúc công bố kết quả, không hiểu sao nhóm của tôi cũng bị thay đổi.
Lúc đầu, tôi được phân công bắt cặp với Gia Khánh còn Minh Đức cặp với Hương Lam, vậy mà Kiều Trang lại thông báo dõng dạc:
- Về đoạn múa đôi ở giữa bài, chúng tớ đã nhất trí đổi thành Minh Đức bắt cặp với Nguyệt Lam còn Gia Khánh sẽ chuyển sang chỗ của Hương Lam, bốn bạn có đồng ý không?
Vài tiếng xì xào vang lên bởi vốn dĩ hai cặp chúng tôi chẳng ảnh hưởng gì đến đội hình và động tác. Hơn nữa, cả hai lớp đều biết rằng Hương Lam đã dùng đủ mọi cách để lôi bằng được cậu ấy về nhóm của mình. Không ngoài dự đoán, Lam liền phản đối:
- Mình không đồng ý. Mình và Đức vẫn bắt cặp rất tốt, đâu có vấn đề gì mà phải thay đổi?
Trước phản ứng gay gắt của Hương Lam, Trang vẫn không lấy gì làm lúng túng. Nó nhún vai cười cười:
- Chính Minh Đức là người đề nghị đổi người, bạn có ý kiến thì tự giải quyết với Đức nhé.
Khán phòng lại càng xôn xao hơn gấp bội. Tôi đứng tần ngần giữa hàng chục con mắt dò xét, lòng ngổn ngang trăm mối, cuối cùng cũng chỉ gói gọn lại trong hai chữ vì sao chẳng thể cất thành lời.
Đoạn múa đôi cùng Gia Khánh bình thường rất thoải mái và tự nhiên, nay với Đức lại ngượng ngập đến khó chịu. Lúc trước, Khánh từng đùa rằng tôi béo quá, nó không thể bế tôi cao giống những nhóm khác được. Với số cân chưa chạm đến đầu bốn của mình, tôi liền bĩu môi không tin. Nhưng khi trường hợp này lần nữa rơi vào Đức, tôi bắt đầu hoài nghi tự véo eo mình, tôi thật sự béo đến vậy à?
- Nào nào, Đức ăn sáng chưa mà bế cái Lam yếu xìu vậy?
Quả thật, dù bị bắt tập lại bao nhiêu lần thì bàn tay Đức trên eo tôi vẫn chẳng tăng thêm chút lực.
- Lạ thật. - Bên tai tôi vang lên tiếng thì thầm nho nhỏ. - Đợt tập với Hương Lam con bé còn kêu trời kêu đất vì Đức siết nó mạnh quá mà.
Vi thở dài ra hiệu nghỉ giải lao. Tôi theo mọi người túa lên phía bục giảng tìm nước uống, trong âm thanh ồn ã và tiếng nói cười ríu rít, tôi bắt gặp một ánh mắt suy tư tách biệt hẳn với thế giới xung quanh. Đức ngồi một mình ở góc phòng, cả người như bị nhấn chìm dưới màu hoàng hôn, nhìn thấy tôi, cậu liền cười.
Tôi ngồi bệt xuống cạnh Đức, chiếc quần trắng quen thuộc của cậu dính chút bẩn, gương mặt tuấn tú nhễ nhại mồ hôi, vài lọn tóc ướt rũ xuống mi mắt.
- Này. - Tôi hỏi. - Bộ tớ nặng lắm à?
Đức phì cười:
- Cậu thì được bao nhiêu cân mà nặng?
- Vậy mà cậu không bế tớ cao lên một chút để Hà Vi sửa gáy hoài vậy?
Vẻ bối rối của Đức khiến tôi buột miệng xin lỗi. Đức lắc đầu, cậu vươn tay lấy chai nước tôi đang cầm. Tôi tưởng Đức muốn uống nhưng cậu chỉ mở nắp rồi lại đặt chai nước lên tay tôi.
- Vì tớ sợ sẽ làm Lam đau. - Đức ngập ngừng như đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn câu từ. - Eo cậu nhỏ đến mức hai bàn tay tớ chạm được vào nhau nữa.
Tôi cảm nhận hơi lạnh từ những giọt nước li ti chảy dài trên thành chai, nhỏ giọng thì thầm:
- Tại ngón tay cậu dài đấy chứ, lại còn lắm gân nữa, đẹp chết đi đ...
Giờ thì tôi mới hiểu vì sao các cụ dạy phải uốn lưỡi bảy lần trước khi nói, tôi nhận ra mình lỡ lời liền gượng gạo quay đi. Hai tai Đức đỏ ửng, cậu cúi xuống cười tươi một lúc lâu rồi mới ngước lên, đôi mắt cong lại như hai vầng trăng non.
- Tớ cảm ơn.
Tại sao không khí lại có vẻ mờ ám vậy nhỉ? Tôi ho khan, vội chuyển chủ đề:
- Cũng sắp đến ngày đăng ký rồi, cậu đã quyết định được là sẽ chọn tuyển nào chưa?
Tôi có thể nhận ra ánh mắt Đức đột nhiên tối đi vài phần, môi mấp máy muốn cất tiếng rồi lại thôi. Như phảng phất chút ưu tư khó nói, không khí bỗng rơi vào tầng lặng im ngưng đọng, đợi đến khi tôi tan dần vào dòng suy nghĩ miên man mới nghe thấy giọng cậu vang lên trầm ấm:
- Tớ vẫn chưa quyết định được, nhưng mẹ nói muốn tớ theo vật lý.
- Nếu tớ là mẹ cậu thì tớ cũng khuyên cậu như vậy. - Tôi gật đầu đồng tình, bỗng thấy lòng mình chùng xuống đôi chút.
Phải, tôi đã đoán được kết quả sẽ như thế. Những môn tự nhiên lúc nào cũng sẽ trọng dụng hơn so với khối xã hội "chỉ cần học thuộc chứ không phải tư duy" như nhiều người vẫn khẳng định. Rõ là tôi đã biết cậu sẽ đáp thế này nhưng vẫn chẳng ngăn được tim mình nhoi nhói. Có lẽ đâu đó trong tôi vẫn mong cầu một câu trả lời khác, đâu đó trong tôi không muốn như vậy.
Đức đột nhiên quay sang như thể đã phát giác ra chút tâm trạng nơi ánh mắt tôi bối rối.
Tôi ngập ngừng câu hỏi đã thắc mắc từ lâu:
- Tại sao cậu lại thi cả sử vậy, cậu cũng đâu thích gì môn này đúng không?
Đức dùng tay phủi thứ gì đó trên bờ vai tôi, cậu cười hiền:
- Thật ra tớ chẳng thích vật lý, cũng không thích lịch sử. À, không phải tớ ghét lịch sử nhé, chỉ là chương trình học sinh giỏi sử đa phần là chiến tranh thế giới, mà tớ lại thích tìm hiểu về lịch sử Việt Nam và lý luận chính trị của Đảng hơn.
Tôi thắc mắc:
- Không thích mà cậu vẫn chọn và thi cả hai môn à?
Cậu nhẹ nhàng giải thích:
- Tớ thi vật lý vì thầy Nguyên và mẹ muốn tớ tham gia, còn lịch sử...
Đức bỏ dở câu nói giữa chừng, cậu vươn tay kéo tôi lên, từng lời cuối cùng cứ thể hòa quyện vào thinh không muôn trùng.
- Thật ra không nhất thiết phải là lịch sử, môn thứ hai của tớ quyết định bởi Lam. Nói đơn giản, tớ thi môn thứ hai giống Lam là vì muốn gần cậu hơn đấy.
Tim tôi đập loạn, ánh dương từ cửa sổ hắt ngược lên tấm lưng Đức, tựa như cậu ấy đang phát sáng dưới những tia nắng chiều thu rực rỡ.
Cả tuần liền tôi bị loa trường tra tấn đến rách màng nhĩ, từ nhạc dân gian, nhạc hiện đại đến nhạc vàng, nhạc xanh, nhạc đỏ, chẳng có một thể loại nào vắng mặt và liên tục được các lớp mở loa to hết cỡ để "khè" nhau. Lớp tôi dành hẳn 3 ngày chỉ để cãi nhau về lựa chọn tiết mục biểu diễn, nếu không phải chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến ngày thi, dám chắc chúng nó sẽ choảng nhau đến tận Tết nguyên đán cũng chưa chọn được bài. Trớ trêu làm sao, dù đã tốn tận ba ngày để chọn bài nhưng tiết mục của chúng tôi vẫn bị trùng với lớp khác. Mà "lớp khác" ở đây lại chính là 10A5.
Phải kể từ chuyện khớp sân khấu, dù mới chân ướt chân ráo bước vào trường nhưng khối mười lại hăng máu nhất, lớp nào cũng thi nhau cướp sân khấu chính để biểu diễn dù tòa nhà phụ chẳng thiếu gì những sân khấu khác cùng kích cỡ. Tôi vẫn nể phục Kiều Trang ở tính cách hoạt bạt của nó, con bé luôn dành mọi thời gian để uốn nắn từng động tác dù nhỏ nhất và cũng là một trong những người hiếu chiến nhất ở nhóm lãnh đạo văn nghệ. Một lần bị 10A5 cướp mất sân khấu, Trang nghiến răng ken két rồi kéo cả đội tập ở đối diện để chọc cho chúng nó tức (theo lời Trang). Trái ngang làm sao, khi cả hai loa đều đã tăng âm lượng hết cỡ và sẵn sàng nghênh chiến đến cùng thì cả hai chiếc loa ấy lại phát ra cùng một bài hát.
Sau một hồi mấy trăm con mắt ngơ ngác nhìn nhau, kết quả là cả hai lớp đều kéo về phòng học để bàn bạc lại.
- Thuyết phục A5 đổi bài đi, tao tập quen bài này rồi, không đổi nữa đâu.
- A5 cũng đang nói như thế đấy.
Có đứa thử đưa ra ý kiến:
- Hay kệ đi, mình cứ cố gắng tập hay hơn là được.
- Con này đần, trước giờ cứ có tiết mục bị trùng là trường sẽ loại hết, bao nhiêu năm mà không rút ra kinh nghiệm.
- Mày sợ à?
- Chả sợ thì không.
- Sợ thì đi về đi. Phong cách, phong cách.
Hai giọng chí chóe vừa rồi chắc chắn là của Thành Đạt và Hà Vi, suy tính một hồi, Trang đưa ra quyết định:
- Bây giờ lớp mình lên tầng ba gặp A5 rồi đàm phán!
- Ô kê! - Mọi người đồng thanh.
- Nhưng ai đại diện đàm phán?
Trang tươi cười:
- Để lớp phó học tập đi.
Lớp phó học tập đàm phán văn nghệ à, tôi thầm thắc mắc. Nhưng khoan đã, lớp phó học tập...
- TAO ĐÀM PHÁN Á!? - Tôi giật mình gào lên.
- Không nói nhiều. - Trang lôi tôi đang co ro ôm chặt mặt bàn. - Mình đi luôn không muộn.
Từ tầng hai lên đến tầng ba, phải nói là Trang lết tôi đi bằng được, tôi như đứa trẻ con bị mẹ lôi đi tiêm phòng, cứ thế giãy nảy kêu gào. Thế nhưng trong sự xấu hổ ngượng ngùng ấy, tôi bỗng thấy chút vui vẻ len lói. Lần đầu tiên, tôi thật sự trở thành một phần của tập thể lớp.
10A5 đã đứng ở cửa đợi chúng tôi từ trước, cảnh tượng lúc này thật chẳng khác nào đám con nít hẹn gặp nhau dưới gầm cầu để phân chia lãnh thổ, ý nghĩ đó khiến tôi chợt thấy buồn cười mà quên bẵng đi tình hình căng thẳng trước mặt.
- Đại diện đàm phán văn nghệ của 10A1 là lớp phó học tập à? - Gia Khánh bên A5 lên tiếng trêu đùa, liền bị cả hai lớp lườm đến lạnh gáy mà lùi ra sau.
Trang nhìn Minh Đức đang đứng bối rối phía trước, lên tiếng:
- Đại diện của 10A5 cũng là lớp trưởng đấy thôi, liên quan đến văn nghệ gớm!
Tình hình lại rơi vào hỗn loạn, hàng chục tiếng nói không biết từ đâu cứ liên tiếp cất lên:
- Chúng mày giỏi rồi thì chọn bài khác đi, mê bọn tao à mà cứ đòi tập chung một bài?
- Mắc gì lớp tao phải nghe theo chúng mày?
Giữa lớp tự nhiên và lớp xã hội luôn có một hàng rào ngăn cách thì có lẽ ai cũng biết, nhưng chí chóe như mèo với chuột thế này thì dám cá kiếp trước của chúng tôi là Tom và Jerry.
- Mọi người bình tĩnh đã! - Tôi cố gắng với giọng giữa tiếng ồn ã và xô đẩy không ngừng.
Chuyện thật như đùa, lớp tôi chửi hăng đến mức thi nhau xông lên đòi quyền lợi về phía mình, lực đẩy mạnh khiến tôi mất đà ngã dúi dụi, cả người liền lao về phía trước. Trái ngang ở đây là, người tôi va vào lại chẳng phải ai khác ngoài chàng lớp trưởng vẫn đang bất lực trong việc hòa giải hai bên.
- Cậu có sao không?
Tôi ngạc nhiên vì mình có thể nghe thấy tiếng thì thầm của Đức giữa cảnh tượng náo loạn không sao kể xiết, tôi lắc đầu ra ý không sao, Đức liền dùng tay xoa lên nơi trán tôi vừa đập vào bả vai cậu. Này, hạnh động đó của cậu là đang xúc phạm người lùn đấy, tôi trộm nghĩ. Sau khi vãn hồi trật tự, Đức lên tiếng đảm bảo sẽ họp bàn để đưa ra phương án tối ưu. Dù không mấy hài lòng nhưng hai lớp cũng giải tán, có vẻ như lớp tôi đã nhận ra mình vừa hành xử như mấy đứa trẻ trâu rồi thì phải.
Gọi là họp bàn nhưng thật ra câu chuyện cũng chẳng có gì. Một mình tôi và Đức ngồi trong phòng hội đồng rộng thênh thang, bầu không khí gượng gạo đến khó chịu, tôi đành gãi đầu gãi tai:
- Mình nên họp cái gì giờ ta...
Đức cũng tỏ ra suy tư:
- Tớ cũng không biết. Tớ lấy cớ họp để được gần cậu hơn đấy.
Tôi đỏ mặt quay đi, không quên xin xỏ:
- Vậy lớp cậu nhường bài văn nghệ đó cho chúng tớ nhé?
- Cậu biết tận dụng thời cơ đấy. - Đức phì cười.
Tôi chớp chớp mắt mong chờ như một thói quen trông đợi điều gì đó từ bé đến lớn, chẳng hiểu sao vẻ mặt ấy khiến Đức đỏ mặt cúi đầu xuống bàn một lúc lâu. Đức xoay bút không ngừng, cậu nhìn tôi:
- Nếu giờ tớ đồng ý chắc sẽ bị cả lớp "làm thịt" mất.
Dù có đôi chút thất vọng nhưng tôi vẫn gật đầu đồng tình. Đổi lại là tôi thì tôi cũng khó xử như vậy.
- Nhưng... - Đức ngó quanh. - Để tớ thuyết phục nhường bài cho lớp cậu nhé?
- Này đừng có đẩy!
Phía ngoài cửa đột nhiên vang lên tiếng "uỳnh" lớn. Một đám con trai A5 nằm sõng soài dưới sàn nhà, Gia Khánh nhỏm dậy chỉ vào Minh Đức:
- Tao biết ngay mà, lớp trưởng vì gái mà phản bội lớp!
Dứt lời, Gia Khánh liền gọi cả "đội quân" A5 vào đối chấp. Tôi đau khổ nhìn ngó xung quanh, cả Đức cũng ôm đầu bất lực.
- Lớp trưởng chơi vậy là không được nhé, ai lại bán bạn bè bao giờ.
- Đúng đấy, thi đấu công bằng, lớp nào thua phải đổi bài.
- Hay là solo Free Fire đi?
- ...
Trước giờ A1 với A5 lúc nào cũng như chó với mèo thì chẳng có ai không biết. Nhưng tôi mới chỉ nghe đấu đá nhau về học tập, thể thao chứ chưa thấy giành nhau tiết mục văn nghệ bao giờ. Cứ thế, trong khi vòng loại ngày càng đến gần, các lớp đã tập tành chán chê thì 10A1 và 10A5 vẫn bất phân thắng bại.
A1 tuy không thể sánh bằng A5 nhưng cũng có chút tiếng về các môn xã hội, A5 lại chuyên về tự nhiên. Mà đã là lớp chọn phân ban thì luôn có một điểm chung: Sĩ số lệch. Ở lớp tôi, có đến 35/45 là học sinh nữ, 10A5 thì 37/46 là học sinh nam. Lớp đông con gái thường sẽ ngoan ngoãn và chỉn chu trong hoạt động hơn, nhưng về sự nhiệt tình và năng động thì lớp con trai luôn chiếm ưu thế. Kiều Trang từng nói không thích A1 vì nó phức tạp và luôn trong tình trạng chia bè kết phái, nó thích môi trường thoải mái như ở A5. Tóm lại, một lớp có đều cả nam lẫn nữ vẫn là tốt nhất.
- Mày không thích A1 á Trang, chứ không phải do lớp có 10 thằng thì có đến 3 thằng là "mập mờ" cũ của mày à?
Tôi nhìn Trang điên tiết cầm giày đuổi Hà Vi vòng quanh sân trường, lại nhìn nhóm con trai hai lớp "đàm phán" bằng cách rủ nhau đi net, không kìm được tiếng thở dài thườn thượt. Cuối cùng, sự vụ này cũng được báo cho giáo viên chủ nhiệm của cả hai lớp. Tôi đã nghĩ hai thầy cô một là sẽ thảo luận nhẹ nhàng để thống nhất phương án giải quyết, không thì cũng tranh cãi nảy lửa để đòi quyền lợi về học sinh của mình mà quên mất rằng: Thầy Nguyên 10A5 đang tán cô Mai lớp tôi.
Không biết bao nhiêu lần thầy ngoắc tay nhờ tôi đưa cho cô không cái bánh đúc thì gói bánh dày, lại còn dính thêm mẩu giấy "chúc em Mai buổi sáng phạt được nhiều học sinh" nữa chứ. Thầy Nguyên đứng đầu và quản lý căng tin ở dãy C1, thi thoảng lại vung tay đồng ý cho lớp tôi giảm 50% tất cả các loại đồ ăn. Cuối cùng, quyết định của thầy cô là hợp nhất hai nhóm văn nghệ thành một đội lớn.
Ngay khi công bố phương án đó, cả hai lớp đều nhìn nhau dè bỉu. Sau này vẫn vậy, tuổi học trò của chúng tôi luôn gắn liền với những lần cãi vã vì vài chuyện cỏn con, A5 ở tầng trên giẫm bình bịch làm trần lớp A1 rung lắc như sắp sập đến nơi, còn A1 thì thi nhau ném rác lên giãy hành lang rồi đổ vấy cho A5. Trái ngược với mấy đứa nghịch ngợm, giáo viên trường tôi lại tích cực "đẩy thuyền" thầy cô và khuyên chúng tôi lên làm hòa vì dù gì cũng là thông gia một nhà.
Xét về tính chiến lược thì hợp nhất hai nhóm thành một đội không phải vô lý, khi mà các lớp đều đang bị lệch đội hình trầm trọng. Tuy ban đầu một cơ số giãy nảy phản đối nhưng lâu dần, chúng tôi cũng nể phục thầy Nguyên vì phương án hay như vậy, phụ huynh cả hai thì lại có một điểm chung là không ngại chi tiền.
Giải nhất cuộc thi: Phần thưởng là 500 nghìn. Số tiền hai lớp đã chi ra cho cuộc thi: 3 triệu 500 nghìn.
Tuy giải quyết được chuyện trùng tiết mục nhưng khi hợp nhất hai lớp thì lại sinh ra hàng trăm vấn đề khác. Gi gỉ gì gi cái gì cũng tranh luận ỏm tỏi, đội hình cũng vì thế mà loạn như cào cào, lại chẳng có ai lãnh đạo tử tế.
- Chúng mày tập kiểu gì vậy? - Kiều Trang bất lực nhìn nhóm con trai A5 giương cây tre không khác gì cầm chổi quét nhà.
- Tại Minh Đức ấy. - Gia Khánh chán nản ngồi phịch xuống đất. - Đang dạy động tác tự nhiên nhảy vào đòi tập.
Chuyện này tôi có nghe Thanh Hà kể khá lâu trước đó. Nhóm con gái dùng mọi thủ đoạn để lôi kéo Đức vào đội văn nghệ vì cậu có ngoại hình bắt mắt nhất nhưng Đức sống chết không chịu, cuối cùng Đức xung phong dạy động tác để trốn tập, vậy mà khi hợp nhất cậu ấy lại xung phong vào đội, còn hoạt động năng nổ nhất nữa chứ. Trước những thắc mắc của mọi người, Hà Vi thì thầm vào tai tôi:
- Mày với lớp trưởng A5 đang yêu nhau à?
- Gì vậy má? - Tôi hoảng hốt la lên, hậu quả là bị cả lớp chú ý.
Cốc rồng đỏ trong tay Vi cạn hết, nó dùng tay bóc lớp vỏ ra rồi lại tiếc rẻ đưa lên miệng, không quên tấn công tôi:
- Tại tao thấy ánh mắt Đức với mày nhìn nhau cứ kiểu gì ấy.
Kiều Trang từ đâu đi tới, chen lời:
- Giống ánh mắt Ngô Thành Đạt nhìn mày đúng không?
Trang và Việt phao tin khắp nơi rằng hai đứa phát hiện ra hình như Vi và Đạt đã bắt đầu tiến đến một mối quan hệ lén lút nào đó, chẳng biết có đúng hay không nhưng nghe đến đây, Hà Vi liền lầm bầm mắng Trang rồi kiếm cớ rời đi.
- Ôi bạn ấy xấu hổ rồi. - Trang cười khúc khích. - Tao phải lập nhóm Fan Club cho đôi gà bông này mới được!
Thùy Linh cùng Trang rôm rả bàn luận, tôi im lặng lắng nghe, thần trí đã bay đến tận đâu. Không biết "ánh mắt" mà Vi nói là gì nhỉ?
Kể từ lúc đó, tôi bỗng để ý đến những điều nhỏ nhặt, tôi chú tâm đến mọi khoảnh khắc tôi và Đức nhìn nhau. Và cũng từ lúc đó, tôi bất chợt nhận ra sự quan tâm thầm lặng mà Đức dành cho tôi, tuy không quá lộ liễu nhưng vẫn rất rõ ràng.
Thầy Nguyên mua kem cho cả đội văn nghệ, tôi chọn một chiếc kem vị đào, chưa kịp bóc vỏ đã bị Đức giành lấy, cậu đặt vào tay tôi chiếc kem chanh, vờ như không thấy ánh mắt tôi nhìn cậu nhuốm đầy vẻ hoài nghi. Một phần của ký ức ập đến, tôi chợt nhớ ra buổi tối liên hoan Đức cũng ngăn tôi uống nước có vị đào, dù chúng chỉ là chất hóa học chứ chẳng phải quả đào thật sự. Không mấy ai biết tôi bị dị ứng lông đào, hành động của cậu ấy khiến tôi băn khoăn hồi lâu, liệu có thể trùng hợp đến vậy không?
Kiều Trang lơ đễnh lắng nghe những thắc mắc của tôi, bình luận đúng một câu:
- Nhỡ Đặng Đức thích vị đào nên nó mới giành ăn của mày thì sao?
- ... - Cũng không phải không có khả năng.
Một tuần sau đó, chúng tôi bắt đầu chạy gấp rút cho vòng loại văn nghệ, còn lý do vì sao lại "gấp rút" thì phải kể từ vài ngày trước đó.
Lớp phó văn thể hai đội dạy động tác êm ru, đến lúc kết hợp nam nữ lại có mâu thuẫn. Vì không tính toán được chiều cao cũng như cân nặng, nhiều cặp đôi không thể thực hiện vũ đạo do cân nặng của bạn nam quá nhẹ hoặc bạn nữ lại cao hơn hẳn so với bạn nam. Vậy là ban cán sự lại phải họp bàn để điều chỉnh đội hình, lúc công bố kết quả, không hiểu sao nhóm của tôi cũng bị thay đổi.
Lúc đầu, tôi được phân công bắt cặp với Gia Khánh còn Minh Đức cặp với Hương Lam, vậy mà Kiều Trang lại thông báo dõng dạc:
- Về đoạn múa đôi ở giữa bài, chúng tớ đã nhất trí đổi thành Minh Đức bắt cặp với Nguyệt Lam còn Gia Khánh sẽ chuyển sang chỗ của Hương Lam, bốn bạn có đồng ý không?
Vài tiếng xì xào vang lên bởi vốn dĩ hai cặp chúng tôi chẳng ảnh hưởng gì đến đội hình và động tác. Hơn nữa, cả hai lớp đều biết rằng Hương Lam đã dùng đủ mọi cách để lôi bằng được cậu ấy về nhóm của mình. Không ngoài dự đoán, Lam liền phản đối:
- Mình không đồng ý. Mình và Đức vẫn bắt cặp rất tốt, đâu có vấn đề gì mà phải thay đổi?
Trước phản ứng gay gắt của Hương Lam, Trang vẫn không lấy gì làm lúng túng. Nó nhún vai cười cười:
- Chính Minh Đức là người đề nghị đổi người, bạn có ý kiến thì tự giải quyết với Đức nhé.
Khán phòng lại càng xôn xao hơn gấp bội. Tôi đứng tần ngần giữa hàng chục con mắt dò xét, lòng ngổn ngang trăm mối, cuối cùng cũng chỉ gói gọn lại trong hai chữ vì sao chẳng thể cất thành lời.
Đoạn múa đôi cùng Gia Khánh bình thường rất thoải mái và tự nhiên, nay với Đức lại ngượng ngập đến khó chịu. Lúc trước, Khánh từng đùa rằng tôi béo quá, nó không thể bế tôi cao giống những nhóm khác được. Với số cân chưa chạm đến đầu bốn của mình, tôi liền bĩu môi không tin. Nhưng khi trường hợp này lần nữa rơi vào Đức, tôi bắt đầu hoài nghi tự véo eo mình, tôi thật sự béo đến vậy à?
- Nào nào, Đức ăn sáng chưa mà bế cái Lam yếu xìu vậy?
Quả thật, dù bị bắt tập lại bao nhiêu lần thì bàn tay Đức trên eo tôi vẫn chẳng tăng thêm chút lực.
- Lạ thật. - Bên tai tôi vang lên tiếng thì thầm nho nhỏ. - Đợt tập với Hương Lam con bé còn kêu trời kêu đất vì Đức siết nó mạnh quá mà.
Vi thở dài ra hiệu nghỉ giải lao. Tôi theo mọi người túa lên phía bục giảng tìm nước uống, trong âm thanh ồn ã và tiếng nói cười ríu rít, tôi bắt gặp một ánh mắt suy tư tách biệt hẳn với thế giới xung quanh. Đức ngồi một mình ở góc phòng, cả người như bị nhấn chìm dưới màu hoàng hôn, nhìn thấy tôi, cậu liền cười.
Tôi ngồi bệt xuống cạnh Đức, chiếc quần trắng quen thuộc của cậu dính chút bẩn, gương mặt tuấn tú nhễ nhại mồ hôi, vài lọn tóc ướt rũ xuống mi mắt.
- Này. - Tôi hỏi. - Bộ tớ nặng lắm à?
Đức phì cười:
- Cậu thì được bao nhiêu cân mà nặng?
- Vậy mà cậu không bế tớ cao lên một chút để Hà Vi sửa gáy hoài vậy?
Vẻ bối rối của Đức khiến tôi buột miệng xin lỗi. Đức lắc đầu, cậu vươn tay lấy chai nước tôi đang cầm. Tôi tưởng Đức muốn uống nhưng cậu chỉ mở nắp rồi lại đặt chai nước lên tay tôi.
- Vì tớ sợ sẽ làm Lam đau. - Đức ngập ngừng như đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn câu từ. - Eo cậu nhỏ đến mức hai bàn tay tớ chạm được vào nhau nữa.
Tôi cảm nhận hơi lạnh từ những giọt nước li ti chảy dài trên thành chai, nhỏ giọng thì thầm:
- Tại ngón tay cậu dài đấy chứ, lại còn lắm gân nữa, đẹp chết đi đ...
Giờ thì tôi mới hiểu vì sao các cụ dạy phải uốn lưỡi bảy lần trước khi nói, tôi nhận ra mình lỡ lời liền gượng gạo quay đi. Hai tai Đức đỏ ửng, cậu cúi xuống cười tươi một lúc lâu rồi mới ngước lên, đôi mắt cong lại như hai vầng trăng non.
- Tớ cảm ơn.
Tại sao không khí lại có vẻ mờ ám vậy nhỉ? Tôi ho khan, vội chuyển chủ đề:
- Cũng sắp đến ngày đăng ký rồi, cậu đã quyết định được là sẽ chọn tuyển nào chưa?
Tôi có thể nhận ra ánh mắt Đức đột nhiên tối đi vài phần, môi mấp máy muốn cất tiếng rồi lại thôi. Như phảng phất chút ưu tư khó nói, không khí bỗng rơi vào tầng lặng im ngưng đọng, đợi đến khi tôi tan dần vào dòng suy nghĩ miên man mới nghe thấy giọng cậu vang lên trầm ấm:
- Tớ vẫn chưa quyết định được, nhưng mẹ nói muốn tớ theo vật lý.
- Nếu tớ là mẹ cậu thì tớ cũng khuyên cậu như vậy. - Tôi gật đầu đồng tình, bỗng thấy lòng mình chùng xuống đôi chút.
Phải, tôi đã đoán được kết quả sẽ như thế. Những môn tự nhiên lúc nào cũng sẽ trọng dụng hơn so với khối xã hội "chỉ cần học thuộc chứ không phải tư duy" như nhiều người vẫn khẳng định. Rõ là tôi đã biết cậu sẽ đáp thế này nhưng vẫn chẳng ngăn được tim mình nhoi nhói. Có lẽ đâu đó trong tôi vẫn mong cầu một câu trả lời khác, đâu đó trong tôi không muốn như vậy.
Đức đột nhiên quay sang như thể đã phát giác ra chút tâm trạng nơi ánh mắt tôi bối rối.
Tôi ngập ngừng câu hỏi đã thắc mắc từ lâu:
- Tại sao cậu lại thi cả sử vậy, cậu cũng đâu thích gì môn này đúng không?
Đức dùng tay phủi thứ gì đó trên bờ vai tôi, cậu cười hiền:
- Thật ra tớ chẳng thích vật lý, cũng không thích lịch sử. À, không phải tớ ghét lịch sử nhé, chỉ là chương trình học sinh giỏi sử đa phần là chiến tranh thế giới, mà tớ lại thích tìm hiểu về lịch sử Việt Nam và lý luận chính trị của Đảng hơn.
Tôi thắc mắc:
- Không thích mà cậu vẫn chọn và thi cả hai môn à?
Cậu nhẹ nhàng giải thích:
- Tớ thi vật lý vì thầy Nguyên và mẹ muốn tớ tham gia, còn lịch sử...
Đức bỏ dở câu nói giữa chừng, cậu vươn tay kéo tôi lên, từng lời cuối cùng cứ thể hòa quyện vào thinh không muôn trùng.
- Thật ra không nhất thiết phải là lịch sử, môn thứ hai của tớ quyết định bởi Lam. Nói đơn giản, tớ thi môn thứ hai giống Lam là vì muốn gần cậu hơn đấy.
Tim tôi đập loạn, ánh dương từ cửa sổ hắt ngược lên tấm lưng Đức, tựa như cậu ấy đang phát sáng dưới những tia nắng chiều thu rực rỡ.
Domain.com đổi tên miền thành Domain.tv