Ngõ Nhỏ Có Người Đang Đợi
Chương 6
21.
Tôi cho rằng Chu Hải Yến không quay lại. Nên khi nhìn thấy anh xách cà mèn xuất hiện ở cửa, tôi trợn to mắt, sợ đây là ảo giác.
Anh tới gần, đặt cà mèn lên đầu tủ, giận dỗi: “Trẻ con không nghe lời, dạy dỗ thì dạy dỗ, cũng đâu thể vứt bỏ đúng không?”
Tôi nhìn anh chăm chăm, nước mắt lại vô thức chảy xuống.
Anh quay đầu lại, mấp máy môi, nghẹn hồi lâu mới nói: “Khóc khóc khóc, may mắn bay hết.”
Giọng điệu hung dữ tới đâu thì động tác tay lau nước mắt cho tôi lại nhẹ nhàng bấy nhiêu.
Tôi nghẹn ngào: “Xin lỗi anh trai, lần sau em không làm vậy nữa, anh đừng giận em được không.”
Khoảnh khắc anh xuất hiện, tôi phải thừa nhận những lời tự an ủi mình đều là lừa mình dối người.
Tôi luyến tiếc anh, luyến tiếc dì, luyến tiếc gia đình đó.
Anh không nói tiếng nào, mở cà mèn đổ canh bồ câu bên trong ra, thổi cho nguội rồi đút cho tôi.
Không biết thái độ anh ra sao, tôi vừa ăn vừa chảy nước mắt.
Bát cạn đáy mới nghe anh mở miệng. “Giận cái gì, người lớn không chấp nhất trẻ con.”
Tim tôi treo lơ lửng giờ mới thả lỏng, tôi cong khóe môi. Niềm vui sướng khi mất đi tìm lại được.
Đột nhiên nghĩ đến một việc. “Anh, dì có biết không? Anh đừng nói với dì nhé, cứ nói em đi học thôi.”
Anh hơi nhướng mày, hờ hững: “Giờ mới biết sợ? Muộn rồi. Em đoán canh này ai nấu?”
“…”
Đôi khi nổi giận còn không đáng sợ bằng không nổi giận.
Dì nhìn thấy tôi thì không nói nặng một lời, chỉ đau lòng rơi nước mắt, tự trách mình không chăm sóc tốt cho tôi. Bà nói nếu ngày đó tôi xảy ra chuyện gì, quãng đời còn lại bà sống trong tội lỗi. Bà hỏi có phải bà làm chưa đủ tốt, chưa tạo đủ cảm giác an toàn cho tôi nên tôi thấy bất an.
Tôi áy náy đến mức không biết nói gì cho phải.
Tôi không hối hận khi cả người đầy máu ngã trên đất, không hối hận khi Chu Hải Yến không cần tôi nữa, nhưng nhìn dì khóc tôi hối hận.
Bởi vì tôi thực sự nhìn thấy sự lo lắng, tự trách của người làm mẹ, loại cảm xúc mà tôi chưa từng thấy ở mẹ mình.
Ở bệnh viện một tuần, sau khi về nhà, dì muốn tiện chăm sóc tôi nên ở chung giường với tôi cả tháng trời.
Giúp tôi tắm rửa, chải đầu, bôi thuốc, từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ.
Nhát dao nhẹ nhàng là trí mạng nhất.
Tôi phải thề thốt, đảm bảo mình sẽ không bao giờ làm hành động như vậy nữa, thời gian dài sau đó dì mới thực sự yên lòng.
…
Cuộc sống đầy những khúc ngoặt, sau con đường quanh co lại thấy hy vọng tươi sáng.
Khi tôi nghĩ rằng không thể làm gì được ba tôi thì có một tối, cảnh sát Tiểu Phó nói chuyện phiếm với anh trai, nhắc tới gần đây sòng bạc có một kỹ thuật gian lận mới, nhiều gia đình đã tan nát vì nó.
Trong nháy mắt, đột nhiên tôi nhớ hôm đó khi về nhà lấy con heo tiết kiệm, tôi thấy trên bàn để một bộ bài, bên cạnh có một cặp mắt kính, nhưng ba tôi không bị cận thị.
Vì vậy tôi hỏi cảnh sát Tiểu Phó, kỹ thuật gian lận đó là gì.
Anh ấy nói kẻ gian lận sẽ mang một bộ bài đặc biệt, bề ngoài không khác gì bài thường, nhưng khi họ đeo một loại kính áp tròng đặc biệt thì biểu tượng huỳnh quang ở mặt sau của lá bài sẽ hiện lên.
Điều đáng ngạc nhiên là nó trùng khớp với những thứ tôi đã thấy. Mà ba tôi lúc đó cũng đột nhiên gặp may thắng một khoản tiền lớn.
Tôi nói phát hiện này cho anh trai và cảnh sát Tiểu Phó.
Không tới một tuần sau, ba tôi bị bắt quả tang đang giở trò gian lận tại một sòng bạc do ông chủ không phải người địa phương điều hành. Kẻ đứng sau cung cấp công cụ hỗ trợ cho ông ta chính là người năm đó gián tiếp hại c/h/ế/t mẹ tôi, ông chủ sòng bạc họ Chu.
Hai sòng bạc xung đột đụng vào nổ ngay, có người báo cảnh sát, sòng bạc do lão họ Chu điều hành bị phát hiện sử dụng chiêu trò gian lận để kiếm lợi nhuận kếch xù. Để thoát tội an toàn, cần có người gánh tội thay, lão Chu đẩy ba tôi ra làm con dê tế thần, không biết lão ta hứa hẹn cho ba tôi cái gì mà ông ta cam tâm tình nguyện vào tù thay.
Ngày 1 tháng 1 năm 2014, tin vui mới nhất đã đến.
Đường Thế Quốc bị kết án 4 năm 9 tháng tù vì phạm tội đánh bạc và lừa đảo.
Nghe tin ông ta vào tù, tôi thấy như trút được gánh nặng.
Đến lúc này, nỗi lo lắng cuối cùng ngăn cản tôi hòa nhập với nhà họ Chu đã hoàn toàn tan biến. Tâm hồn tôi lặn lội về với họ, như dòng nước chảy về biển rộng, tôi thực sự cảm nhận sức sống tươi mới của chính mình.
22.
Tôi xin phép nghỉ ở nhà tự học một tháng rưỡi.
Vết thương to to bé bé trên người cuối cùng cũng đóng vảy, cánh tay bó bột cũng đã được tháo, trên trán chỉ còn vết sẹo nhỏ màu hồng nhạt, không nhìn kỹ sẽ không thấy.
Dì sợ tôi mang sẹo nên cơm nước trong thời gian này muốn thanh đạm bao nhiêu thì có bấy nhiêu. Thanh đạm tới mức tôi muốn mất cả vị giác.
Cho tới chiều nay, cuối cùng tôi được tuyên bố ngừng ăn kiêng!
Nhìn nồi tôm hùm đất xào cay tỏa hương ngào ngạt bốn phía, nghe mùi thôi tôi đã chảy nước miếng.
Dì bị dị ứng hải sản nên không ăn, anh trai không thích vì nhìn nó xấu xí. Cho nên món này làm riêng cho tôi.
“Thanh Thanh ơi, con ăn tôm lót dạ trước. Anh còn chưa dậy, mấy món khác cũng chưa xong.”
Tối qua Chu Hải Yến nhận đơn hàng lớn, phá lệ đến 10 giờ sáng nay mới đi ngủ, vì vậy giờ đã xế chiều mà anh chưa thức.
Tôi vui vẻ gật đầu.
Tôi là đứa nhẫn nại, thích để dành món ngon nhất cho đến cuối. Tôi cầm cái bát không, đổ nửa phần nước tôm hùm, lột đuôi tôm cho vào chén cho thấm đẫm nước, đến lúc đó sẽ lấy muỗng múc một muỗng cơm gạo thơm, một miếng tôm một miếng cơm, ngon miễn bàn.
Lột được nửa chén, muốn nếm thử nên tôi tháo bao tay dùng một lần ra.
Lúc này Chu Hải Yến đầu tóc bù xù, kéo ghế đối diện tôi ngồi xuống. Anh chống cằm, đôi mắt đen như mực nhìn tôi không nói lời nào, có vẻ như chưa tỉnh ngủ. Tôi yên lặng nuốt lời chào hỏi xuống.
Không biết có phải ảo giác của tôi không mà cứ cảm thấy như tầm mắt của anh chăm chú vào chén thịt tôm trong tay tôi?
Chắc chắn là ảo giác rồi. Dì nói anh trai không thích ăn. Vì thế tôi cúi đầu lấy muỗng khuấy đều nước canh, múc một muỗng định nhét vào miệng.
Đột nhiên anh giơ tay chỉ, “Em ăn gì vậy?:
Tôi dừng tay, tuy hơi lạ nhưng nghĩ chắc anh không thích ăn nên không biết rõ.
“Tôm hùm đất, thịt tôm hùm đất.”
“Ồ, trộn vậy ăn ngon à?” Anh tò mò.
Tôi tràn đầy tự tin: “Tất nhiên, cực ngon luôn!” Thấy mắt anh sáng quắc, tôi ngập ngừng đưa bát qua. “Hay là anh nếm thử?”
“Em biết anh không phải ý đó, anh vốn không thích ăn cái này.” Anh ra vẻ cố nhận, “Anh nếm thử một miếng vậy.”
Sau đó tôi trơ mắt nhìn anh múc một muỗng thật to, nửa chén thịt còn thành một phần tư.
Anh nuốt ực xuống, nhíu mày: “Chậc, không thấy vị gì.” Rồi nhìn tôi.
Tôi miễn cưỡng nói: “Hay là anh nếm lại miếng nữa?”
Xoạt, thịt tôm lại vơi đi một phần tư. Tim tôi thắt lại.
“Cảm ơn em gái, cái này ngon thật.” Anh cười nói, hàm răng trắng tinh lộ rõ.
Rất hiếm khi thấy anh cười rạng rỡ như vậy, tôi sững sờ trong giây lát. Như bị ma ám, tôi nói: “Hay anh ăn thêm miếng nữa?”
Tới khi bát thịt tôm hết sạch.
“…”
“Phải nói đồ ăn rất ngon.” Anh thong thả buông bát xuống, dài giọng, vẻ ngây thơ vừa rồi không còn trên mặt nữa.
“???”
“!!!”
Tôi nhìn cái bát không, rồi lại nhìn anh. Miệng bẹp ra, quay đầu về bếp méc: “Mẹ ơi!”
“Ơi!”
Chu Hải Yến hoảng hốt vội đưa tay bịt miệng tôi lại, “Anh đền, anh đền gấp đôi cho em.”
Dì cầm sạn từ bếp chạy ra. “Sao vậy Thanh Thanh? Cơm sắp xong rồi.”
Chu Hải Yến nháy mắt điên cuồng. Tôi nói trớ đi: “Anh nói đói bụng ạ.”
Dì lấy sạn chỉ vào anh, tức tối: “Hối hối hối, cho đói chết con đi!” Nói rồi quay về bếp.
Anh: “…”
Tôi: “…”
Bất giác mới nhận ra hình như ban nãy mình gọi nhầm? Nhưng phản ứng của mọi người quá tự nhiên. Thậm chí tôi còn nghi ngờ trí nhớ mình bị xáo trộn.
23.
Nửa đêm thức giấc, bụng đau từng cơn, người đổ mồ hôi lạnh. Nửa người dưới có cảm giác khác thường, vừa bật đèn lên thì thấy drap giường có một vệt máu đỏ tươi. Tôi nhanh chóng nhận ra đây là lần đầu thấy kinh.
Dì là người tinh tế, lần trước mua đồ lót cho tôi là có thể biết. Bà biết mẹ tôi mất sớm, tôi thiếu hiểu biết về tuổi dậy thì hơn những bạn gái cùng trang lứa nên dì thường cố ý vô tình mà phổ cập cho tôi những kiến thức cơ bản.
Bà sợ tôi ngày nào đó đột ngột có kinh nguyệt, một mình sẽ không biết xử lý nên đã cầm tay chỉ việc, dạy tôi cách sử dụng băng vệ sinh, trong nhà và cặp sách đều để phòng hờ sẵn.
Nhưng dì không nói kinh nguyệt sẽ đau tới mức này. Đau còn hơn cả khi khâu vết thương, từng cơn từng cơn quặn thắt như trong bụng bị nhét một cối xay thịt vào trong đó.
Giờ này dì đã ngủ, chỉ còn Chu Hải Yến đang làm việc.
Tôi thay drap giường, cho vào sọt đồ dơ định từ từ giặt sau.
Thay quần áo, tôi ôm bụng chậm rì rì vịn tường đi xuống nhà.
Chu Hải Yến nhìn thấy tôi giật mình. Anh nói sắc mặt tôi tái nhợt như ma, tưởng tôi bị viêm dạ dày cấp tính, ôm tôi định đưa đi bệnh viện.
Tôi giữ chặt anh lại, “Đau… đau bụng kinh.”
Anh khựng lại.
Đau bụng kinh cũng như đau răng, là chuyện chán nản, khó chịu nhất thế giới.
Vì thế hai đứa không có kinh nghiệm, một nằm lăn lộn trên giường, một luống cuống tra thông tin trên baidu.
Anh: “Trên này nói không được ăn tôm hùm đất trong thời kỳ kinh nguyệt.”
Tôi: “…”
Anh đã bóc hết phần tôm còn lại trong nồi cho tôi, tôi ăn hết hai bát thịt tôm. Hèn chi đau như vầy!
Rồi làm theo kinh nghiệm. Uống nước ấm, đun đường đổ với gừng, dán miếng dán giữ nhiệt, lăn lộn cả buổi. Không có gì không làm, vẫn không có tác dụng.
Cuối cùng nhìn thấy một bình luận nói có thể dùng bàn tay đàn ông xoa xoa cho nóng rồi áp vào bụng.
Cùng đường, tôi đáng thương nhìn anh, “Anh trai.”
Anh thở dài bất lực, xoa tay cho ấm lên. Sau đó vạch chăn nằm cạnh tôi, một tay chống lên đầu giường, một tay đặt lên bụng tôi qua lớp áo.
Nhiệt độ cơ thể anh cao, hơi nóng thông qua lòng bàn tay không ngừng truyền vào làm ấm bụng, dường như không còn đau như ban đầu.
Lát sau tôi rên hừ hừ: “Anh trai ơi, em đau lưng.”
Tay anh thay đổi vị trí, nhẹ nhàng xoa thắt lưng.
Lát nữa.
“Anh, chân em bị chuột rút.” Tôi khóc không ra nước mắt.
“…”
Anh đổi tay khác xoa chân cho tôi.
Người không còn khó chịu nữa, cơn buồn ngủ kéo tới, nửa mơ nửa tỉnh, bất chợt nghĩ tới một việc. Tôi đẩy đẩy đầu anh. “Anh.”
“Khó chịu ở đâu nữa?”
“Không phải, 7 giờ sáng mai nhớ kêu em, 7 giờ rưỡi có kiểm tra cuối kỳ.”
Ở nhà lâu quá suýt quên mai phải đi học.
Im lặng.
Thật lâu sau, đỉnh đầu truyền tới giọng bất lực. “Giờ đã 3 giờ, sao em không đợi mai thi xong luôn rồi nói?”
Biết mình đuối lý, tôi cọ cọ lồng ngực anh, tìm vị trí thoải mái, vờ không nghe thấy. Lát sau đã ngủ thiếp đi.
…
Nhớ việc phải gọi tôi dậy đi học, không đến 6h Chu Hải Yến đã thức. Anh sang phòng đối diện, đem sọt quần áo và khăn trải giường dơ vào toilet, ngâm giặt trong nước lạnh.
Sợ người ta buổi sáng thức dậy thấy xấu hổ, giặt xong để trong chậu không phơi.
Làm xong việc nhà, bữa sáng tươm tất anh mới đi gọi người dậy.
“7h rồi, dậy dậy.
7h5 rồi, mau dậy.
7h10, Đường Hà Thanh!
Em mà không dậy là tiêu đời đó!”
Gọi không dậy, lay cũng không dậy. Chu Hải Yến thở dài, cúi người bế người lên khỏi giường. Sau đó nhanh chóng mang dép lê, nửa đẩy nửa đỡ người vào toilet.
Còn tự an ủi mình: Cũng may là chưa ngủ tới chết.
Bôi kem đánh răng xong đưa qua, người không mở mắt cũng có thể đánh răng theo bản năng.
Lấy khăn lông ấm cho người lau mặt, người cho dù không tỉnh táo vẫn có thể kêu nóng theo bản năng.
…
Tôi ngủ say quá, khi hoàn toàn tỉnh táo thì đã thấy sữa trên tay, bánh mì trong miệng.
Tôi đờ đẫn.
Chu Hải Yến mặt không biểu cảm chỉ đồng hồ treo tường, “7h15, em còn 5 phút thay quần áo lấy đồ đạc.”
7h30 thi, đi đến trường mất 10 phút.
Lòng tôi loạn lên, cắn mấy miếng bánh mì nhét vào miệng. Quay đầu lao vào phòng.
Hôm qua dì nói ngày nay nhiệt độ hạ, mặc dù bây giờ trong phòng thấy không lạnh lắm nhưng tôi sợ ra cửa bị đông lạnh chết nên áo lông áo giữ ấm gì đều tròng lên người.
Khi lao xuống lầu đã là 7h20. Tôi xách cặp lên chạy ra ngoài.
“Tạm biệt anh trai! Em đi đây.”
Vừa dứt lời đã bị người phía sau xách cổ lại. Chu Hải Yến đã thay quần áo, trầm giọng hỏi: “Còn chạy được? Bụng em còn đau không?”
Thực ra còn hơi đau.
Chu Hải Yến như đoán biết, anh ngồi xổm trước mặt tôi, quay lưng lại. “Lên đi, cõng em đi học.”
Giữa việc đi bộ với có người cõng, tôi không do dự chọn cái sau.
Ra ngoài cửa mới thấy bên ngoài tuyết rơi, bầu trời xám xịt, gió lạnh ào ạt thổi bông tuyết bay trắng như lông chim.
Chu Hải Yến cõng tôi đi nhanh mà bình ổn.
Tôi cầm ô, yên lặng nằm ghé vào lưng anh, nhìn cổ áo trống trải trước mặt, lặng lẽ lấy khăn nhung quàng quanh cổ anh.
Cánh tay vòng qua chân tôi hơi dùng sức đẩy tôi lên.
“Anh mệt rồi hả?”
“Mệt cái rắm, em thì nặng bao nhiêu, có điều em bọc lại như quả cầu thế này làm anh khó cõng.”
“…”
24.
Đau bụng kinh đến rồi đi nhanh chóng. Ngày hôm sau không còn đau nữa, chỉ có bụng hơi trướng lên.
Dì nói rất nhiều việc cần chú ý trong thời kỳ đặc biệt này, ví dụ như giữ ấm, cần ăn kiêng, không đụng nước lạnh, không tập thể dục…
Có lẽ do tối đó tôi hành hạ Chu Hải Yến quá mức nên hôm sau dì căng thẳng hơn tôi, không được ăn cái này không được đụng vào cái kia.
Năm nay lớp 9, chuẩn bị đối mặt với kỳ thi tuyển sinh trung học, những người khác nghỉ đông thì tôi phải đến trường, mãi đến trước Tết âm lịch hai ngày mới được giải phóng.
Năm đầu tiên tôi ở nhà họ Chu, cũng là năm đầu tiên họ ở ngõ Bình An.
Tương lai chúng tôi còn sẽ có nhiều năm nữa.
…
Sáng 30 Tết.
Tôi ngồi trước bàn trang điểm. Dì đứng phía sau thắt bím tóc cho tôi. Tết xong lọn tóc cuối cùng, dì ôm mặt tôi nhìn trái nhìn phải, mắt ngập ý cười: “Ui chao, Thanh Thanh chúng ta sao lại đáng yêu thế này!”
Tôi ngẩng đầu, thiếu nữ trong gương có hai búi tóc tròn, chiếc áo choàng nhung đỏ bên ngoài làm tôn nước da trắng ngần, đôi mắt đen láy trong veo, khi cười tươi tắn sẽ cong lên như vầng trăng non xinh xắn. Không còn vẻ tự ti nhút nhát.
Thì ra tôi đã biến thành như vầy.
Thảo nào trong trường mọi người đều nói tôi như biến thành người khác.
Tôi quay lại nhào vào lòng dì, đầu áp vào ngực mềm mại của bà, tựa như khi còn bé không mấy lần được ôm mẹ như vậy. Tôi nhẹ nhàng cọ cọ, nói nhỏ: “Cảm ơn.”
Cảm ơn hai người đã nhặt tôi lên, ghép lại từng mảnh từng mảnh một.
Bàn tay ấm áp xoa đầu tôi, trêu ghẹo: “Cảm ơn ai ha?” Giọng ẩn chứa vài phần mong đợi.
Tôi ngẩn ra, chớp mắt: “Mẹ. Cảm ơn mẹ.”
“Ừ!” Trong giọng nói không giấu được niềm vui, đôi môi mềm mại đặt lên trán tôi, “Thanh Thanh của mẹ ngoan quá!”
Niềm vui lặng lẽ dâng lên trong lòng, ngọt lịm.
Thấy vành tai tôi đỏ bừng, bà không trêu tôi nữa, bảo tôi đi gọi Chu Hải Yến dậy dán câu đối.
Thời gian này gần Tết nên khách hàng đặt hẹn kín lịch, thức đêm đến 2-3 giờ sáng là chuyện thường với Chu Hải Yến, thế nên giờ làm việc - nghỉ ngơi của anh đã thay đổi.
Gõ gõ cửa, không đáp.
Tôi đẩy cửa vào. Căn phòng yên tĩnh, ánh sáng xuyên qua tấm rèm xám chiếu vào, người trên giường ngủ say, chỉ nghe tiếng hít thở nhè nhẹ.
Tôi giơ tay chọc chọc mặt anh. “Anh ơi, mẹ kêu anh dậy dán câu đối.”
Không phản ứng.
Tôi ghé sát vào, nói bên tai anh: “Anh ơi, dậy dán câu đối.”
Vẫn không động tĩnh.
Người trên giường im lặng nhắm nghiền mắt, lông mi dày rậm như cây quạt nhỏ. Tôi nảy ra một ý, yên lặng giơ tay ra giật giật, chắc ghê. Đang do dự có nên giật mạnh hơn không thì người trước mặt đột ngột mở mắt ra, trong mắt là ngạc nhiên lẫn cạn lời, chỉ không có vẻ buồn ngủ.
Anh vừa bực vừa buồn cười, “Đồ vô lương tâm, anh đang nghĩ xem em làm sao để kêu anh, nào ngờ lại giật lông mi anh?”
Tôi: “…”
Tôi giở chiến thuật cười ngoan ngoãn đáng yêu.
“Sao giống y như mấy em bé trong tranh tết vậy?” Anh nắn nắn búi tóc trên đầu tôi.
…
Mẹ Chu ở trong bếp nấu bánh trôi, Chu Hải Yến với tôi dán câu đối. Mấy chỗ khác trong nhà đã dán xong.
Anh chỉ tay lên câu đối Xuân cuối cùng, một tấm hình Cừu lười biếng, một tấm Cừu vui vẻ, chúng cầm câu chúc phúc rất đáng yêu, giọng ghét bỏ: “Này nhìn con nít quá, hay là khỏi dán đi?”
Tôi lật đật lắc đầu: “Không con nít không con nít, đâu có.”
Anh nói: “Hơi mệt rồi, không muốn làm nữa.”
Không được, đây là tôi với mẹ Chu đi chợ lựa mua. Tôi vươn tay túm cánh tay anh lắc lắc, “Anh trai ơi, anh là anh trai tốt nhất thế giới. Dán đi mà, dán đi, dán phòng em đó.”
Mắt anh hiện lên ý cười thật nhẹ. “Được được, dán dán dán.”
Hai bên cửa sổ dán mỗi bên một con, Cừu vui vẻ là tôi, Cừu lười biếng là An Tề. Chúng tôi là bạn bè tốt nhất.
Chúc bạn tốt An Tề của tôi, năm mới vui vẻ.
…
Buổi tối mọi người quây quần gói sủi cảo.
Chu Hải Yến chê sủi cảo tôi gói xấu, ngắt cục bột đưa tôi tự chơi. Mẹ Chu một tay ấn cán bột, tay kia liên tục chỉnh góc bột để vỏ sủi cảo được mỏng, tròn trịa. Bà nhìn Chu Hải Yến, như vô tình hỏi: “Người bạn học kia của con sao nay không tới? Về nhà ăn tết rồi à?”
Chu Hải Yến tay nắn sủi cảo, cho nhân vào giữa, trả lời: “Dạ không, ở đơn vị.”
“Không về nhà cha mẹ không lo sao?”
“Cậu ấy lớn lên ở cô nhi viện, trong nhà không có ai.”
Mẹ Chu không nói gì nữa. Bà cụp mắt, không biết nghĩ gì mà tốc độ cán bột ngày càng chậm. Lát sau mới nói: “Sủi cảo gói nhiều, tối con gọi thằng bé đó tới ăn cơm tất niên.”
Chu Hải Yến sững sờ vài giây mới phản ứng lại, ừ một tiếng.
Họ nói là cảnh sát Tiểu Phó.
Gần như tối nào anh ấy cũng đến đây, có khi xách theo túi đồ ăn của mình, có khi là trái cây mới mua ở chợ, có khi còn cho tôi búp bê anh ấy gắp được trong máy gắp thú.
Chu Hải Yến nói tới thì tới, đừng mang gì theo.
Anh ấy không chịu, nói tuy mình từ nhỏ không có cha mẹ dạy nhưng cũng biết lễ nghĩa.
Điều lạ là mẹ Chu, người luôn hiền lành hiếu khách lại rất xa cách với cảnh sát Tiểu Phó, chỉ kém mức viết hẳn lên mặt là bà không muốn đến gần. Nhưng rõ ràng lúc ban đầu gặp cảnh sát Tiểu Phó, bà còn khen anh dễ thương. Sau đó biết anh là bạn học của Chu Hải Yến, hiện là cảnh sát thì thái độ lại lạnh nhạt.
Cảnh sát Tiểu Phó cũng nhận ra điều đó, nhưng anh hoàn toàn không bận tâm sự thờ ơ của mẹ Chu, mỗi ngày vẫn cười đùa, ngày thường không bận thì thích tới tiệm. Anh còn giúp mẹ Chu tới chợ mua thức ăn tươi mới về, giúp tỉa cây hoa quế trong sân, sẽ cố tình mặc đồng phục cảnh sát để cảnh cáo mấy người hàng xóm bớt lắm mồm nói xấu mẹ Chu.
Tóm lại, anh đặc biệt kính trọng mẹ Chu.
Tôi cho rằng Chu Hải Yến không quay lại. Nên khi nhìn thấy anh xách cà mèn xuất hiện ở cửa, tôi trợn to mắt, sợ đây là ảo giác.
Anh tới gần, đặt cà mèn lên đầu tủ, giận dỗi: “Trẻ con không nghe lời, dạy dỗ thì dạy dỗ, cũng đâu thể vứt bỏ đúng không?”
Tôi nhìn anh chăm chăm, nước mắt lại vô thức chảy xuống.
Anh quay đầu lại, mấp máy môi, nghẹn hồi lâu mới nói: “Khóc khóc khóc, may mắn bay hết.”
Giọng điệu hung dữ tới đâu thì động tác tay lau nước mắt cho tôi lại nhẹ nhàng bấy nhiêu.
Tôi nghẹn ngào: “Xin lỗi anh trai, lần sau em không làm vậy nữa, anh đừng giận em được không.”
Khoảnh khắc anh xuất hiện, tôi phải thừa nhận những lời tự an ủi mình đều là lừa mình dối người.
Tôi luyến tiếc anh, luyến tiếc dì, luyến tiếc gia đình đó.
Anh không nói tiếng nào, mở cà mèn đổ canh bồ câu bên trong ra, thổi cho nguội rồi đút cho tôi.
Không biết thái độ anh ra sao, tôi vừa ăn vừa chảy nước mắt.
Bát cạn đáy mới nghe anh mở miệng. “Giận cái gì, người lớn không chấp nhất trẻ con.”
Tim tôi treo lơ lửng giờ mới thả lỏng, tôi cong khóe môi. Niềm vui sướng khi mất đi tìm lại được.
Đột nhiên nghĩ đến một việc. “Anh, dì có biết không? Anh đừng nói với dì nhé, cứ nói em đi học thôi.”
Anh hơi nhướng mày, hờ hững: “Giờ mới biết sợ? Muộn rồi. Em đoán canh này ai nấu?”
“…”
Đôi khi nổi giận còn không đáng sợ bằng không nổi giận.
Dì nhìn thấy tôi thì không nói nặng một lời, chỉ đau lòng rơi nước mắt, tự trách mình không chăm sóc tốt cho tôi. Bà nói nếu ngày đó tôi xảy ra chuyện gì, quãng đời còn lại bà sống trong tội lỗi. Bà hỏi có phải bà làm chưa đủ tốt, chưa tạo đủ cảm giác an toàn cho tôi nên tôi thấy bất an.
Tôi áy náy đến mức không biết nói gì cho phải.
Tôi không hối hận khi cả người đầy máu ngã trên đất, không hối hận khi Chu Hải Yến không cần tôi nữa, nhưng nhìn dì khóc tôi hối hận.
Bởi vì tôi thực sự nhìn thấy sự lo lắng, tự trách của người làm mẹ, loại cảm xúc mà tôi chưa từng thấy ở mẹ mình.
Ở bệnh viện một tuần, sau khi về nhà, dì muốn tiện chăm sóc tôi nên ở chung giường với tôi cả tháng trời.
Giúp tôi tắm rửa, chải đầu, bôi thuốc, từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ.
Nhát dao nhẹ nhàng là trí mạng nhất.
Tôi phải thề thốt, đảm bảo mình sẽ không bao giờ làm hành động như vậy nữa, thời gian dài sau đó dì mới thực sự yên lòng.
…
Cuộc sống đầy những khúc ngoặt, sau con đường quanh co lại thấy hy vọng tươi sáng.
Khi tôi nghĩ rằng không thể làm gì được ba tôi thì có một tối, cảnh sát Tiểu Phó nói chuyện phiếm với anh trai, nhắc tới gần đây sòng bạc có một kỹ thuật gian lận mới, nhiều gia đình đã tan nát vì nó.
Trong nháy mắt, đột nhiên tôi nhớ hôm đó khi về nhà lấy con heo tiết kiệm, tôi thấy trên bàn để một bộ bài, bên cạnh có một cặp mắt kính, nhưng ba tôi không bị cận thị.
Vì vậy tôi hỏi cảnh sát Tiểu Phó, kỹ thuật gian lận đó là gì.
Anh ấy nói kẻ gian lận sẽ mang một bộ bài đặc biệt, bề ngoài không khác gì bài thường, nhưng khi họ đeo một loại kính áp tròng đặc biệt thì biểu tượng huỳnh quang ở mặt sau của lá bài sẽ hiện lên.
Điều đáng ngạc nhiên là nó trùng khớp với những thứ tôi đã thấy. Mà ba tôi lúc đó cũng đột nhiên gặp may thắng một khoản tiền lớn.
Tôi nói phát hiện này cho anh trai và cảnh sát Tiểu Phó.
Không tới một tuần sau, ba tôi bị bắt quả tang đang giở trò gian lận tại một sòng bạc do ông chủ không phải người địa phương điều hành. Kẻ đứng sau cung cấp công cụ hỗ trợ cho ông ta chính là người năm đó gián tiếp hại c/h/ế/t mẹ tôi, ông chủ sòng bạc họ Chu.
Hai sòng bạc xung đột đụng vào nổ ngay, có người báo cảnh sát, sòng bạc do lão họ Chu điều hành bị phát hiện sử dụng chiêu trò gian lận để kiếm lợi nhuận kếch xù. Để thoát tội an toàn, cần có người gánh tội thay, lão Chu đẩy ba tôi ra làm con dê tế thần, không biết lão ta hứa hẹn cho ba tôi cái gì mà ông ta cam tâm tình nguyện vào tù thay.
Ngày 1 tháng 1 năm 2014, tin vui mới nhất đã đến.
Đường Thế Quốc bị kết án 4 năm 9 tháng tù vì phạm tội đánh bạc và lừa đảo.
Nghe tin ông ta vào tù, tôi thấy như trút được gánh nặng.
Đến lúc này, nỗi lo lắng cuối cùng ngăn cản tôi hòa nhập với nhà họ Chu đã hoàn toàn tan biến. Tâm hồn tôi lặn lội về với họ, như dòng nước chảy về biển rộng, tôi thực sự cảm nhận sức sống tươi mới của chính mình.
22.
Tôi xin phép nghỉ ở nhà tự học một tháng rưỡi.
Vết thương to to bé bé trên người cuối cùng cũng đóng vảy, cánh tay bó bột cũng đã được tháo, trên trán chỉ còn vết sẹo nhỏ màu hồng nhạt, không nhìn kỹ sẽ không thấy.
Dì sợ tôi mang sẹo nên cơm nước trong thời gian này muốn thanh đạm bao nhiêu thì có bấy nhiêu. Thanh đạm tới mức tôi muốn mất cả vị giác.
Cho tới chiều nay, cuối cùng tôi được tuyên bố ngừng ăn kiêng!
Nhìn nồi tôm hùm đất xào cay tỏa hương ngào ngạt bốn phía, nghe mùi thôi tôi đã chảy nước miếng.
Dì bị dị ứng hải sản nên không ăn, anh trai không thích vì nhìn nó xấu xí. Cho nên món này làm riêng cho tôi.
“Thanh Thanh ơi, con ăn tôm lót dạ trước. Anh còn chưa dậy, mấy món khác cũng chưa xong.”
Tối qua Chu Hải Yến nhận đơn hàng lớn, phá lệ đến 10 giờ sáng nay mới đi ngủ, vì vậy giờ đã xế chiều mà anh chưa thức.
Tôi vui vẻ gật đầu.
Tôi là đứa nhẫn nại, thích để dành món ngon nhất cho đến cuối. Tôi cầm cái bát không, đổ nửa phần nước tôm hùm, lột đuôi tôm cho vào chén cho thấm đẫm nước, đến lúc đó sẽ lấy muỗng múc một muỗng cơm gạo thơm, một miếng tôm một miếng cơm, ngon miễn bàn.
Lột được nửa chén, muốn nếm thử nên tôi tháo bao tay dùng một lần ra.
Lúc này Chu Hải Yến đầu tóc bù xù, kéo ghế đối diện tôi ngồi xuống. Anh chống cằm, đôi mắt đen như mực nhìn tôi không nói lời nào, có vẻ như chưa tỉnh ngủ. Tôi yên lặng nuốt lời chào hỏi xuống.
Không biết có phải ảo giác của tôi không mà cứ cảm thấy như tầm mắt của anh chăm chú vào chén thịt tôm trong tay tôi?
Chắc chắn là ảo giác rồi. Dì nói anh trai không thích ăn. Vì thế tôi cúi đầu lấy muỗng khuấy đều nước canh, múc một muỗng định nhét vào miệng.
Đột nhiên anh giơ tay chỉ, “Em ăn gì vậy?:
Tôi dừng tay, tuy hơi lạ nhưng nghĩ chắc anh không thích ăn nên không biết rõ.
“Tôm hùm đất, thịt tôm hùm đất.”
“Ồ, trộn vậy ăn ngon à?” Anh tò mò.
Tôi tràn đầy tự tin: “Tất nhiên, cực ngon luôn!” Thấy mắt anh sáng quắc, tôi ngập ngừng đưa bát qua. “Hay là anh nếm thử?”
“Em biết anh không phải ý đó, anh vốn không thích ăn cái này.” Anh ra vẻ cố nhận, “Anh nếm thử một miếng vậy.”
Sau đó tôi trơ mắt nhìn anh múc một muỗng thật to, nửa chén thịt còn thành một phần tư.
Anh nuốt ực xuống, nhíu mày: “Chậc, không thấy vị gì.” Rồi nhìn tôi.
Tôi miễn cưỡng nói: “Hay là anh nếm lại miếng nữa?”
Xoạt, thịt tôm lại vơi đi một phần tư. Tim tôi thắt lại.
“Cảm ơn em gái, cái này ngon thật.” Anh cười nói, hàm răng trắng tinh lộ rõ.
Rất hiếm khi thấy anh cười rạng rỡ như vậy, tôi sững sờ trong giây lát. Như bị ma ám, tôi nói: “Hay anh ăn thêm miếng nữa?”
Tới khi bát thịt tôm hết sạch.
“…”
“Phải nói đồ ăn rất ngon.” Anh thong thả buông bát xuống, dài giọng, vẻ ngây thơ vừa rồi không còn trên mặt nữa.
“???”
“!!!”
Tôi nhìn cái bát không, rồi lại nhìn anh. Miệng bẹp ra, quay đầu về bếp méc: “Mẹ ơi!”
“Ơi!”
Chu Hải Yến hoảng hốt vội đưa tay bịt miệng tôi lại, “Anh đền, anh đền gấp đôi cho em.”
Dì cầm sạn từ bếp chạy ra. “Sao vậy Thanh Thanh? Cơm sắp xong rồi.”
Chu Hải Yến nháy mắt điên cuồng. Tôi nói trớ đi: “Anh nói đói bụng ạ.”
Dì lấy sạn chỉ vào anh, tức tối: “Hối hối hối, cho đói chết con đi!” Nói rồi quay về bếp.
Anh: “…”
Tôi: “…”
Bất giác mới nhận ra hình như ban nãy mình gọi nhầm? Nhưng phản ứng của mọi người quá tự nhiên. Thậm chí tôi còn nghi ngờ trí nhớ mình bị xáo trộn.
23.
Nửa đêm thức giấc, bụng đau từng cơn, người đổ mồ hôi lạnh. Nửa người dưới có cảm giác khác thường, vừa bật đèn lên thì thấy drap giường có một vệt máu đỏ tươi. Tôi nhanh chóng nhận ra đây là lần đầu thấy kinh.
Dì là người tinh tế, lần trước mua đồ lót cho tôi là có thể biết. Bà biết mẹ tôi mất sớm, tôi thiếu hiểu biết về tuổi dậy thì hơn những bạn gái cùng trang lứa nên dì thường cố ý vô tình mà phổ cập cho tôi những kiến thức cơ bản.
Bà sợ tôi ngày nào đó đột ngột có kinh nguyệt, một mình sẽ không biết xử lý nên đã cầm tay chỉ việc, dạy tôi cách sử dụng băng vệ sinh, trong nhà và cặp sách đều để phòng hờ sẵn.
Nhưng dì không nói kinh nguyệt sẽ đau tới mức này. Đau còn hơn cả khi khâu vết thương, từng cơn từng cơn quặn thắt như trong bụng bị nhét một cối xay thịt vào trong đó.
Giờ này dì đã ngủ, chỉ còn Chu Hải Yến đang làm việc.
Tôi thay drap giường, cho vào sọt đồ dơ định từ từ giặt sau.
Thay quần áo, tôi ôm bụng chậm rì rì vịn tường đi xuống nhà.
Chu Hải Yến nhìn thấy tôi giật mình. Anh nói sắc mặt tôi tái nhợt như ma, tưởng tôi bị viêm dạ dày cấp tính, ôm tôi định đưa đi bệnh viện.
Tôi giữ chặt anh lại, “Đau… đau bụng kinh.”
Anh khựng lại.
Đau bụng kinh cũng như đau răng, là chuyện chán nản, khó chịu nhất thế giới.
Vì thế hai đứa không có kinh nghiệm, một nằm lăn lộn trên giường, một luống cuống tra thông tin trên baidu.
Anh: “Trên này nói không được ăn tôm hùm đất trong thời kỳ kinh nguyệt.”
Tôi: “…”
Anh đã bóc hết phần tôm còn lại trong nồi cho tôi, tôi ăn hết hai bát thịt tôm. Hèn chi đau như vầy!
Rồi làm theo kinh nghiệm. Uống nước ấm, đun đường đổ với gừng, dán miếng dán giữ nhiệt, lăn lộn cả buổi. Không có gì không làm, vẫn không có tác dụng.
Cuối cùng nhìn thấy một bình luận nói có thể dùng bàn tay đàn ông xoa xoa cho nóng rồi áp vào bụng.
Cùng đường, tôi đáng thương nhìn anh, “Anh trai.”
Anh thở dài bất lực, xoa tay cho ấm lên. Sau đó vạch chăn nằm cạnh tôi, một tay chống lên đầu giường, một tay đặt lên bụng tôi qua lớp áo.
Nhiệt độ cơ thể anh cao, hơi nóng thông qua lòng bàn tay không ngừng truyền vào làm ấm bụng, dường như không còn đau như ban đầu.
Lát sau tôi rên hừ hừ: “Anh trai ơi, em đau lưng.”
Tay anh thay đổi vị trí, nhẹ nhàng xoa thắt lưng.
Lát nữa.
“Anh, chân em bị chuột rút.” Tôi khóc không ra nước mắt.
“…”
Anh đổi tay khác xoa chân cho tôi.
Người không còn khó chịu nữa, cơn buồn ngủ kéo tới, nửa mơ nửa tỉnh, bất chợt nghĩ tới một việc. Tôi đẩy đẩy đầu anh. “Anh.”
“Khó chịu ở đâu nữa?”
“Không phải, 7 giờ sáng mai nhớ kêu em, 7 giờ rưỡi có kiểm tra cuối kỳ.”
Ở nhà lâu quá suýt quên mai phải đi học.
Im lặng.
Thật lâu sau, đỉnh đầu truyền tới giọng bất lực. “Giờ đã 3 giờ, sao em không đợi mai thi xong luôn rồi nói?”
Biết mình đuối lý, tôi cọ cọ lồng ngực anh, tìm vị trí thoải mái, vờ không nghe thấy. Lát sau đã ngủ thiếp đi.
…
Nhớ việc phải gọi tôi dậy đi học, không đến 6h Chu Hải Yến đã thức. Anh sang phòng đối diện, đem sọt quần áo và khăn trải giường dơ vào toilet, ngâm giặt trong nước lạnh.
Sợ người ta buổi sáng thức dậy thấy xấu hổ, giặt xong để trong chậu không phơi.
Làm xong việc nhà, bữa sáng tươm tất anh mới đi gọi người dậy.
“7h rồi, dậy dậy.
7h5 rồi, mau dậy.
7h10, Đường Hà Thanh!
Em mà không dậy là tiêu đời đó!”
Gọi không dậy, lay cũng không dậy. Chu Hải Yến thở dài, cúi người bế người lên khỏi giường. Sau đó nhanh chóng mang dép lê, nửa đẩy nửa đỡ người vào toilet.
Còn tự an ủi mình: Cũng may là chưa ngủ tới chết.
Bôi kem đánh răng xong đưa qua, người không mở mắt cũng có thể đánh răng theo bản năng.
Lấy khăn lông ấm cho người lau mặt, người cho dù không tỉnh táo vẫn có thể kêu nóng theo bản năng.
…
Tôi ngủ say quá, khi hoàn toàn tỉnh táo thì đã thấy sữa trên tay, bánh mì trong miệng.
Tôi đờ đẫn.
Chu Hải Yến mặt không biểu cảm chỉ đồng hồ treo tường, “7h15, em còn 5 phút thay quần áo lấy đồ đạc.”
7h30 thi, đi đến trường mất 10 phút.
Lòng tôi loạn lên, cắn mấy miếng bánh mì nhét vào miệng. Quay đầu lao vào phòng.
Hôm qua dì nói ngày nay nhiệt độ hạ, mặc dù bây giờ trong phòng thấy không lạnh lắm nhưng tôi sợ ra cửa bị đông lạnh chết nên áo lông áo giữ ấm gì đều tròng lên người.
Khi lao xuống lầu đã là 7h20. Tôi xách cặp lên chạy ra ngoài.
“Tạm biệt anh trai! Em đi đây.”
Vừa dứt lời đã bị người phía sau xách cổ lại. Chu Hải Yến đã thay quần áo, trầm giọng hỏi: “Còn chạy được? Bụng em còn đau không?”
Thực ra còn hơi đau.
Chu Hải Yến như đoán biết, anh ngồi xổm trước mặt tôi, quay lưng lại. “Lên đi, cõng em đi học.”
Giữa việc đi bộ với có người cõng, tôi không do dự chọn cái sau.
Ra ngoài cửa mới thấy bên ngoài tuyết rơi, bầu trời xám xịt, gió lạnh ào ạt thổi bông tuyết bay trắng như lông chim.
Chu Hải Yến cõng tôi đi nhanh mà bình ổn.
Tôi cầm ô, yên lặng nằm ghé vào lưng anh, nhìn cổ áo trống trải trước mặt, lặng lẽ lấy khăn nhung quàng quanh cổ anh.
Cánh tay vòng qua chân tôi hơi dùng sức đẩy tôi lên.
“Anh mệt rồi hả?”
“Mệt cái rắm, em thì nặng bao nhiêu, có điều em bọc lại như quả cầu thế này làm anh khó cõng.”
“…”
24.
Đau bụng kinh đến rồi đi nhanh chóng. Ngày hôm sau không còn đau nữa, chỉ có bụng hơi trướng lên.
Dì nói rất nhiều việc cần chú ý trong thời kỳ đặc biệt này, ví dụ như giữ ấm, cần ăn kiêng, không đụng nước lạnh, không tập thể dục…
Có lẽ do tối đó tôi hành hạ Chu Hải Yến quá mức nên hôm sau dì căng thẳng hơn tôi, không được ăn cái này không được đụng vào cái kia.
Năm nay lớp 9, chuẩn bị đối mặt với kỳ thi tuyển sinh trung học, những người khác nghỉ đông thì tôi phải đến trường, mãi đến trước Tết âm lịch hai ngày mới được giải phóng.
Năm đầu tiên tôi ở nhà họ Chu, cũng là năm đầu tiên họ ở ngõ Bình An.
Tương lai chúng tôi còn sẽ có nhiều năm nữa.
…
Sáng 30 Tết.
Tôi ngồi trước bàn trang điểm. Dì đứng phía sau thắt bím tóc cho tôi. Tết xong lọn tóc cuối cùng, dì ôm mặt tôi nhìn trái nhìn phải, mắt ngập ý cười: “Ui chao, Thanh Thanh chúng ta sao lại đáng yêu thế này!”
Tôi ngẩng đầu, thiếu nữ trong gương có hai búi tóc tròn, chiếc áo choàng nhung đỏ bên ngoài làm tôn nước da trắng ngần, đôi mắt đen láy trong veo, khi cười tươi tắn sẽ cong lên như vầng trăng non xinh xắn. Không còn vẻ tự ti nhút nhát.
Thì ra tôi đã biến thành như vầy.
Thảo nào trong trường mọi người đều nói tôi như biến thành người khác.
Tôi quay lại nhào vào lòng dì, đầu áp vào ngực mềm mại của bà, tựa như khi còn bé không mấy lần được ôm mẹ như vậy. Tôi nhẹ nhàng cọ cọ, nói nhỏ: “Cảm ơn.”
Cảm ơn hai người đã nhặt tôi lên, ghép lại từng mảnh từng mảnh một.
Bàn tay ấm áp xoa đầu tôi, trêu ghẹo: “Cảm ơn ai ha?” Giọng ẩn chứa vài phần mong đợi.
Tôi ngẩn ra, chớp mắt: “Mẹ. Cảm ơn mẹ.”
“Ừ!” Trong giọng nói không giấu được niềm vui, đôi môi mềm mại đặt lên trán tôi, “Thanh Thanh của mẹ ngoan quá!”
Niềm vui lặng lẽ dâng lên trong lòng, ngọt lịm.
Thấy vành tai tôi đỏ bừng, bà không trêu tôi nữa, bảo tôi đi gọi Chu Hải Yến dậy dán câu đối.
Thời gian này gần Tết nên khách hàng đặt hẹn kín lịch, thức đêm đến 2-3 giờ sáng là chuyện thường với Chu Hải Yến, thế nên giờ làm việc - nghỉ ngơi của anh đã thay đổi.
Gõ gõ cửa, không đáp.
Tôi đẩy cửa vào. Căn phòng yên tĩnh, ánh sáng xuyên qua tấm rèm xám chiếu vào, người trên giường ngủ say, chỉ nghe tiếng hít thở nhè nhẹ.
Tôi giơ tay chọc chọc mặt anh. “Anh ơi, mẹ kêu anh dậy dán câu đối.”
Không phản ứng.
Tôi ghé sát vào, nói bên tai anh: “Anh ơi, dậy dán câu đối.”
Vẫn không động tĩnh.
Người trên giường im lặng nhắm nghiền mắt, lông mi dày rậm như cây quạt nhỏ. Tôi nảy ra một ý, yên lặng giơ tay ra giật giật, chắc ghê. Đang do dự có nên giật mạnh hơn không thì người trước mặt đột ngột mở mắt ra, trong mắt là ngạc nhiên lẫn cạn lời, chỉ không có vẻ buồn ngủ.
Anh vừa bực vừa buồn cười, “Đồ vô lương tâm, anh đang nghĩ xem em làm sao để kêu anh, nào ngờ lại giật lông mi anh?”
Tôi: “…”
Tôi giở chiến thuật cười ngoan ngoãn đáng yêu.
“Sao giống y như mấy em bé trong tranh tết vậy?” Anh nắn nắn búi tóc trên đầu tôi.
…
Mẹ Chu ở trong bếp nấu bánh trôi, Chu Hải Yến với tôi dán câu đối. Mấy chỗ khác trong nhà đã dán xong.
Anh chỉ tay lên câu đối Xuân cuối cùng, một tấm hình Cừu lười biếng, một tấm Cừu vui vẻ, chúng cầm câu chúc phúc rất đáng yêu, giọng ghét bỏ: “Này nhìn con nít quá, hay là khỏi dán đi?”
Tôi lật đật lắc đầu: “Không con nít không con nít, đâu có.”
Anh nói: “Hơi mệt rồi, không muốn làm nữa.”
Không được, đây là tôi với mẹ Chu đi chợ lựa mua. Tôi vươn tay túm cánh tay anh lắc lắc, “Anh trai ơi, anh là anh trai tốt nhất thế giới. Dán đi mà, dán đi, dán phòng em đó.”
Mắt anh hiện lên ý cười thật nhẹ. “Được được, dán dán dán.”
Hai bên cửa sổ dán mỗi bên một con, Cừu vui vẻ là tôi, Cừu lười biếng là An Tề. Chúng tôi là bạn bè tốt nhất.
Chúc bạn tốt An Tề của tôi, năm mới vui vẻ.
…
Buổi tối mọi người quây quần gói sủi cảo.
Chu Hải Yến chê sủi cảo tôi gói xấu, ngắt cục bột đưa tôi tự chơi. Mẹ Chu một tay ấn cán bột, tay kia liên tục chỉnh góc bột để vỏ sủi cảo được mỏng, tròn trịa. Bà nhìn Chu Hải Yến, như vô tình hỏi: “Người bạn học kia của con sao nay không tới? Về nhà ăn tết rồi à?”
Chu Hải Yến tay nắn sủi cảo, cho nhân vào giữa, trả lời: “Dạ không, ở đơn vị.”
“Không về nhà cha mẹ không lo sao?”
“Cậu ấy lớn lên ở cô nhi viện, trong nhà không có ai.”
Mẹ Chu không nói gì nữa. Bà cụp mắt, không biết nghĩ gì mà tốc độ cán bột ngày càng chậm. Lát sau mới nói: “Sủi cảo gói nhiều, tối con gọi thằng bé đó tới ăn cơm tất niên.”
Chu Hải Yến sững sờ vài giây mới phản ứng lại, ừ một tiếng.
Họ nói là cảnh sát Tiểu Phó.
Gần như tối nào anh ấy cũng đến đây, có khi xách theo túi đồ ăn của mình, có khi là trái cây mới mua ở chợ, có khi còn cho tôi búp bê anh ấy gắp được trong máy gắp thú.
Chu Hải Yến nói tới thì tới, đừng mang gì theo.
Anh ấy không chịu, nói tuy mình từ nhỏ không có cha mẹ dạy nhưng cũng biết lễ nghĩa.
Điều lạ là mẹ Chu, người luôn hiền lành hiếu khách lại rất xa cách với cảnh sát Tiểu Phó, chỉ kém mức viết hẳn lên mặt là bà không muốn đến gần. Nhưng rõ ràng lúc ban đầu gặp cảnh sát Tiểu Phó, bà còn khen anh dễ thương. Sau đó biết anh là bạn học của Chu Hải Yến, hiện là cảnh sát thì thái độ lại lạnh nhạt.
Cảnh sát Tiểu Phó cũng nhận ra điều đó, nhưng anh hoàn toàn không bận tâm sự thờ ơ của mẹ Chu, mỗi ngày vẫn cười đùa, ngày thường không bận thì thích tới tiệm. Anh còn giúp mẹ Chu tới chợ mua thức ăn tươi mới về, giúp tỉa cây hoa quế trong sân, sẽ cố tình mặc đồng phục cảnh sát để cảnh cáo mấy người hàng xóm bớt lắm mồm nói xấu mẹ Chu.
Tóm lại, anh đặc biệt kính trọng mẹ Chu.
Domain.com đổi tên miền thành Domain.tv