Phế Hậu Làm Nông Ở Lãnh Cung
Chương 2
Ta bắt đầu đếm ngón tay chờ nồi và muối của mình. Nhưng ta chẳng chờ được nồi, cũng không chờ được muối, ta chỉ chờ được một tiểu thái giám. Thúy Thúy vừa nhìn thấy tiểu thái giám, lập tức lao vào ôm người ta vừa khóc vừa cười.
Phì, không biết xấu hổ, trước mặt ta còn thể hiện tình cảm. Tiểu thái giám và Thúy Thúy khóc xong, lại quỳ xuống chân ta bắt đầu khóc, vừa khóc vừa bày tỏ lòng trung thành.
“Nô tài tưởng rằng kiếp này sẽ không bao giờ gặp lại nương nương nữa, may mắn được Đức Phi nương nương khai ân, chuyển nô tài sang cung Minh Chỉ bên cạnh làm việc, nô tài mới có cơ hội đến thăm nương nương.”
Cung Minh Chỉ cũng là một cung trống, nhưng không phải là lãnh cung vì bên trong không có nương nương nào bị phế truất. Tề Đức phi đã điều Cảnh Thăng đến cung Minh Chỉ để chăm lo việc phòng ốc.
Sắp xếp như này cũng không tồi, nếu trực tiếp chuyển người đến cung Vân Hà, ta còn phải lo thêm một miệng ăn. Là một tiểu thái giám từng không có tiếng tăm gì trong cung của nguyên Hoàng hậu, năng lực làm việc của Cảnh Thăng vẫn luôn rất tốt, không chỉ mang đến cho ta nồi và muối, thậm chí còn lén mang theo vài tép tỏi.
Tuyệt vời. Điều này có nghĩa là ta không chỉ có muối để ăn, mà còn có cả tỏi non để xào. Tỏi là báu vật, mọi người nên ăn tỏi từ sớm.
Cảnh Thăng nhìn ta nâng niu củ tỏi như nâng niu bài vị của mẹ ruột, đau lòng đến mức suýt nữa không kìm được nước mắt.
“Nương nương còn cần gì nữa không? Nô tài sẽ mang hết cho người.”
T còn muốn gì nữa? Ta muốn nhiều lắm chứ, ta muốn thịt dê hấp, chân gấu hấp, đuôi hươu hấp, vịt nướng, gà con nướng, ngỗng con nướng, thịt heo luộc, thịt vịt luộc, thịt gà ướp, thịt xông khói, giăm bông, thịt khô, xúc xích…
Thôi bỏ đi, trước mắt ta thấy, ta cần gấp một chút dầu. Trong tháng thứ hai ở lãnh cung, Tề Đức phi đã vô cùng nhân từ khi cho ta một tiểu thái giám tên Cảnh Thăng làm viện trợ bên ngoài, giải quyết hoàn hảo vấn đề ăn uống của ta.
Sau khi bốn phi tần Quý Thục Hiền Đức đến thăm ta xong, thì đến lượt chín phi tần do Chiêu Nghi đứng đầu đến tham quan chỗ ta.
Chiêu Nghi, Chiêu Dung, Chiêu Viên, Sung Nghi, Sung Dung, Sung Viên, Tu Nghi, Tu Dung, Tu Viên, cũng lần lượt đến theo thứ tự, hôm nay ngươi đến, ngày mai ta đến, bảo đảm ngày nào cũng có người đến, làm cho cung Vân Hà của ta không quá náo nhiệt, cũng không quá lạnh lẽo.
Chín người có vẻ như có quan hệ tốt hơn với Hoàng hậu trước đây hơn so với bốn người trước, ít nhất khi ta mở miệng xin đồ thì họ không từ chối, rất sẵn lòng mang đến cho ta.
Tất nhiên, ta cũng không mở miệng xin những thứ quá đáng. Ta xin Chiêu Nghi hai chiếc chăn, xin Chiêu Dung ba bộ quần áo để thay đổi, xin Mạnh Chiêu Viên bốn chiếc áo bông mùa đông, lần sau khi chín người họ đến thăm ta thì tự động mang theo đồ.
Mã Sung Nghi mang cho ta hai bộ đồ chuyên dụng để đi vệ sinh, Tô Sung Dung mang cho ta một giỏ than củi, Lưu Sung Viên mang cho ta một bộ bát đĩa, thực tế nhất là Lục Tu Dung, nàng ấy mang cho ta một bộ nồi chảo bằng gang. Nhờ có chín người bọn họ, đến tháng thứ ba ở lãnh cung, ta đã sắm đủ dụng cụ sinh tồn cơ bản ngoài trời.
Cuối cùng thì Thúy Thúy cũng vượt qua cú sốc khi chủ nhân của mình từ Hoàng hậu trở thành thường dân, bắt đầu chấp nhận số phận, hàng ngày theo sau ta tự hỏi bản thân ba lần một ngày.
Ăn gì, uống gì, trồng gì.
Ta là thanh niên tiêu biểu của xã hội chủ nghĩa, không thể vì hoàn cảnh mà mất đi ý chí sinh tồn. Để khích lệ Thúy Thúy, ta đã nghiêm túc lập ra kế hoạch sinh tồn hàng ngày theo thời gian biểu của trường trung học phổ thông Hoành Thủy (nổi tiếng là một trường cấp 3 có giờ giấc sinh hoạt nghiêm khắc ở tỉnh Hà Bắc nói riêng Trung Quốc nói chung), dậy sớm hơn gà, ngủ muộn hơn chó, thực hiện đúng tinh thần trong bài thơ của Đào Uyên Minh: “Sáng sớm chăm sóc ruộng đất, khi trăng lên mới vác cuốc về”.
Sau khi bị ta “vặt lông” một vòng, chín phi tần kia không đến nữa, Lý Quý phi vì bị ta dọa đến mức phát bệnh khi thấy ta bắt chuột, đã nghỉ bệnh nửa tháng, tâm lý bị tổn thương nặng nề, cũng không đến gây sự với ta nữa, ngược lại Nguyên Thục phi lại đến thêm một lần, nhưng nàng ấy đến còn không đúng lúc hơn cả Lý Quý phi. Bởi vì khi nàng ấy đến, ta và Thúy Thúy đang cùng nhau ủ phân.
Nói đến chuyện này cũng thật xấu hổ. Bởi vì ta ở lãnh cung, mà lãnh cung đã lâu không có người ở, nên trong cung từ trên xuống dưới đều quên mất ở đây vẫn còn hai người sống cần giải quyết nhu cầu hàng ngày.
Do đó, không ai mang cơm cho ta, tương tự như cũng không ai xử lý nhu cầu vệ sinh hàng ngày của ta và Thúy Thúy. Một hai ngày thì không sao, nhưng ta và Thúy Thúy dự định sẽ ở lại lâu dài. Không có chỗ giải quyết chuyện này thì phải làm sao?
Thời cổ đại không có bồn cầu xả nước, “xử lý công chuyện” hoàn toàn dựa vào việc đổ thủ công. Ta rất phẫn nộ trước hành động của Mã Sung Nghi khi gửi cái bô nhưng không giải quyết việc đổ bô khi đầy, đúng là tình chị em cây khế mà.
Thiếu nguyên liệu, ta cũng không thể dựng lên một nhà vệ sinh trong lãnh cung, ch//ôn ngay tại chỗ thì sợ đ//ốt chet những cây khoai lang quý giá. Vì chuyện này, ta và Thúy Thúy kéo theo Cảnh Thăng, bàn luận suốt ba ngày, cuối cùng đi đến kết luận rằng ủ phân trong lãnh cung có lợi cho quốc gia và nhân dân.
Vừa có thể giải quyết nhu cầu cấp bách của chúng ta, vừa có thể làm đất ở lãnh cung màu mỡ hơn, thuận tiện cho việc trồng rau, lại có thể xử lý rác thải nhà bếp, đúng là ba lợi ích trong một. Trí tuệ của nhân dân lao động là vô tận.
Vì vậy, khi Nguyên Thục phi đến lãnh cung, cảnh tượng nàng ấy nhìn thấy là ta và Thúy Thúy xắn tay áo, hăng hái trộn phân. Đúng là “ở lâu trong tiệm cá thối mà không ngửi thấy mùi thối”, ta và Thúy Thúy đã quen rồi, nhưng Nguyên Thục phi thì không.
Sau khi nhìn rõ thứ đen sì sì dưới xẻng là gì, Nguyên Thục phi đầy nước mắt nôn thốc nôn tháo ngay tại lãnh cung. Nàng ấy chạy còn nhanh hơn cả Lý Quý phi.
Ta bỏ xẻng xuống đuổi theo, hét vang vọng theo bóng lưng của Nguyên Thục phi: “Ta còn thiếu một con d//ao~ d//ao~ d//ao~ d//ao~ d//ao~…”
Cũng không biết Nguyên Thục phi, người đã chạy nhanh đến mức chỉ còn thấy cái bóng, có nghe thấy không. Ta đoán là nàng ấy không nghe thấy, vì ta đã chờ một tháng, nhưng chẳng ai mang d//ao đến cho ta.
Không những không có ai mang d//ao, mà thậm chí cũng chẳng còn ai đến thăm ta. Theo tin tức mà Cảnh Thăng nghe được từ những người khác, nói rằng Nguyên Thục phi ở trong cung của mình, nghi ngờ là có thai mà nôn suốt nửa tháng, cuối cùng gọi thái y đến khám thì phát hiện là do căng thẳng quá mức gây ra chứng buồn nôn sinh lý, trở thành bài học cho cả hậu cung.
Tranh sủng cũng phải có tâm lý bình thường, nếu không thì xem Nguyên Thục phi đấy, nhớ nhung Hoàng thượng đến mức nôn cả ra. Haizz, ta nghĩ tình chị em cây khế giữa ta và Nguyên Thục phi có lẽ không thể quay lại như xưa nữa.
Đất ở lãnh cung đã trở nên màu mỡ thấy rõ. Ta tháo dỡ những viên đá ở sân trước, tối đa hóa khu vực có thể trồng rau. Nói đùa thôi, nhân dân lao động Đại Thiên Triều của chúng ta lên cả không gian còn không quên trồng ít rau, ta mở một vườn rau ở lãnh cung thì đã sao?
Chẳng có gì đáng xấu hổ. Sau khi phát triển các khu vực trồng cải bắp, khoai lang, hành tỏi, và củ cải, ta nhìn ngắm khung cảnh xanh mướt của cung Vân Hà và bắt đầu nghĩ đến vườn ngự uyển.
Lý do không có gì khác, ta muốn ăn thịt. Chuột trong lãnh cung sắp bị chúng ta bắt hết rồi, còn lại một cái ổ chuột, theo quan sát của ta, dường như lũ chuột bản địa trong đó đang có ý định chuyển nhà.
Rắn cũng đã không còn, mặc dù ta đưa ra lời giải thích chính thức là chuột không còn, rắn tự nhiên cũng hết, vì chuỗi thức ăn đã bị đứt, nhưng điều đó không ngăn được Thúy Thúy chỉ ra nguyên nhân thực sự — do ta ăn hết.
Dầu là do Cảnh Thăng lấy tiền tháng của mình để nhờ người quen trong nhà bếp lấy ra, phải tiết kiệm mà dùng, thịt thì càng hiếm có hơn.
Ta không thích ăn đồ thừa, thức ăn mặn mà Cảnh Thăng có thể mang ra từ nhà bếp đều là thức ăn thừa của các phi tần, ta không thích. Còn cơm, bột mì, bánh, bánh bao… Thôi bỏ đi, không thể nghĩ đến, nghĩ đến là ta phát đ//iên.
Muốn mua đồ từ bên ngoài cung cũng không phải là không có cách, nhưng vì qua nhiều lớp trung gian nên giá cả trong cung trở nên vô cùng đắt đỏ. Đồ có giá trị nhất trên người ta và Thúy Thúy chính là chiếc vòng tay của ta, nhưng tình hình vẫn chưa đến mức tuyệt vọng nên ta không thể đem ra dùng được.
Tuy nhiên, khi cơn thèm thịt lên đến đỉnh điểm, ta mới hiểu tại sao gã Hoàng đế tệ bạc đó lại muốn ngủ với ta thêm một lần trước khi phế truất ta.
Thứ nhất là để tận dụng lần cuối, thêm một lần là thêm lợi ích. Thứ hai, đây cũng là cách để dò xét ta một cách gián tiếp! Lúc đó, khi “hòa hợp” thì chẳng phải sẽ phải cởi hết quần áo sao? Những thứ trên đầu, trên cổ, trên ngón tay, trên cánh tay, hễ thứ gì dính vàng, có ngọc, chẳng phải đều phải tháo xuống sao?
Chiếc vòng này cũng chỉ vì không gỡ được nên mới được mang ra ngoài. Nếu các quy trình phế truất trong cung diễn ra đúng chuẩn, tin hay không tùy, nhưng ta có thể đeo đầy trang sức vào người mà đến cung Vân Hà để ăn uống sung sướng.
Người khác có tin hay không ta không biết, nhưng chắc chắn gã Hoàng đế tệ bạc đó thì tin. Ta nhổ vào hắn, đúng là một gã đàn ông keo kiệt, hèn hạ.
Thúy Thúy nhìn ta với ánh mắt đầy lo lắng.
Phì, không biết xấu hổ, trước mặt ta còn thể hiện tình cảm. Tiểu thái giám và Thúy Thúy khóc xong, lại quỳ xuống chân ta bắt đầu khóc, vừa khóc vừa bày tỏ lòng trung thành.
“Nô tài tưởng rằng kiếp này sẽ không bao giờ gặp lại nương nương nữa, may mắn được Đức Phi nương nương khai ân, chuyển nô tài sang cung Minh Chỉ bên cạnh làm việc, nô tài mới có cơ hội đến thăm nương nương.”
Cung Minh Chỉ cũng là một cung trống, nhưng không phải là lãnh cung vì bên trong không có nương nương nào bị phế truất. Tề Đức phi đã điều Cảnh Thăng đến cung Minh Chỉ để chăm lo việc phòng ốc.
Sắp xếp như này cũng không tồi, nếu trực tiếp chuyển người đến cung Vân Hà, ta còn phải lo thêm một miệng ăn. Là một tiểu thái giám từng không có tiếng tăm gì trong cung của nguyên Hoàng hậu, năng lực làm việc của Cảnh Thăng vẫn luôn rất tốt, không chỉ mang đến cho ta nồi và muối, thậm chí còn lén mang theo vài tép tỏi.
Tuyệt vời. Điều này có nghĩa là ta không chỉ có muối để ăn, mà còn có cả tỏi non để xào. Tỏi là báu vật, mọi người nên ăn tỏi từ sớm.
Cảnh Thăng nhìn ta nâng niu củ tỏi như nâng niu bài vị của mẹ ruột, đau lòng đến mức suýt nữa không kìm được nước mắt.
“Nương nương còn cần gì nữa không? Nô tài sẽ mang hết cho người.”
T còn muốn gì nữa? Ta muốn nhiều lắm chứ, ta muốn thịt dê hấp, chân gấu hấp, đuôi hươu hấp, vịt nướng, gà con nướng, ngỗng con nướng, thịt heo luộc, thịt vịt luộc, thịt gà ướp, thịt xông khói, giăm bông, thịt khô, xúc xích…
Thôi bỏ đi, trước mắt ta thấy, ta cần gấp một chút dầu. Trong tháng thứ hai ở lãnh cung, Tề Đức phi đã vô cùng nhân từ khi cho ta một tiểu thái giám tên Cảnh Thăng làm viện trợ bên ngoài, giải quyết hoàn hảo vấn đề ăn uống của ta.
Sau khi bốn phi tần Quý Thục Hiền Đức đến thăm ta xong, thì đến lượt chín phi tần do Chiêu Nghi đứng đầu đến tham quan chỗ ta.
Chiêu Nghi, Chiêu Dung, Chiêu Viên, Sung Nghi, Sung Dung, Sung Viên, Tu Nghi, Tu Dung, Tu Viên, cũng lần lượt đến theo thứ tự, hôm nay ngươi đến, ngày mai ta đến, bảo đảm ngày nào cũng có người đến, làm cho cung Vân Hà của ta không quá náo nhiệt, cũng không quá lạnh lẽo.
Chín người có vẻ như có quan hệ tốt hơn với Hoàng hậu trước đây hơn so với bốn người trước, ít nhất khi ta mở miệng xin đồ thì họ không từ chối, rất sẵn lòng mang đến cho ta.
Tất nhiên, ta cũng không mở miệng xin những thứ quá đáng. Ta xin Chiêu Nghi hai chiếc chăn, xin Chiêu Dung ba bộ quần áo để thay đổi, xin Mạnh Chiêu Viên bốn chiếc áo bông mùa đông, lần sau khi chín người họ đến thăm ta thì tự động mang theo đồ.
Mã Sung Nghi mang cho ta hai bộ đồ chuyên dụng để đi vệ sinh, Tô Sung Dung mang cho ta một giỏ than củi, Lưu Sung Viên mang cho ta một bộ bát đĩa, thực tế nhất là Lục Tu Dung, nàng ấy mang cho ta một bộ nồi chảo bằng gang. Nhờ có chín người bọn họ, đến tháng thứ ba ở lãnh cung, ta đã sắm đủ dụng cụ sinh tồn cơ bản ngoài trời.
Cuối cùng thì Thúy Thúy cũng vượt qua cú sốc khi chủ nhân của mình từ Hoàng hậu trở thành thường dân, bắt đầu chấp nhận số phận, hàng ngày theo sau ta tự hỏi bản thân ba lần một ngày.
Ăn gì, uống gì, trồng gì.
Ta là thanh niên tiêu biểu của xã hội chủ nghĩa, không thể vì hoàn cảnh mà mất đi ý chí sinh tồn. Để khích lệ Thúy Thúy, ta đã nghiêm túc lập ra kế hoạch sinh tồn hàng ngày theo thời gian biểu của trường trung học phổ thông Hoành Thủy (nổi tiếng là một trường cấp 3 có giờ giấc sinh hoạt nghiêm khắc ở tỉnh Hà Bắc nói riêng Trung Quốc nói chung), dậy sớm hơn gà, ngủ muộn hơn chó, thực hiện đúng tinh thần trong bài thơ của Đào Uyên Minh: “Sáng sớm chăm sóc ruộng đất, khi trăng lên mới vác cuốc về”.
Sau khi bị ta “vặt lông” một vòng, chín phi tần kia không đến nữa, Lý Quý phi vì bị ta dọa đến mức phát bệnh khi thấy ta bắt chuột, đã nghỉ bệnh nửa tháng, tâm lý bị tổn thương nặng nề, cũng không đến gây sự với ta nữa, ngược lại Nguyên Thục phi lại đến thêm một lần, nhưng nàng ấy đến còn không đúng lúc hơn cả Lý Quý phi. Bởi vì khi nàng ấy đến, ta và Thúy Thúy đang cùng nhau ủ phân.
Nói đến chuyện này cũng thật xấu hổ. Bởi vì ta ở lãnh cung, mà lãnh cung đã lâu không có người ở, nên trong cung từ trên xuống dưới đều quên mất ở đây vẫn còn hai người sống cần giải quyết nhu cầu hàng ngày.
Do đó, không ai mang cơm cho ta, tương tự như cũng không ai xử lý nhu cầu vệ sinh hàng ngày của ta và Thúy Thúy. Một hai ngày thì không sao, nhưng ta và Thúy Thúy dự định sẽ ở lại lâu dài. Không có chỗ giải quyết chuyện này thì phải làm sao?
Thời cổ đại không có bồn cầu xả nước, “xử lý công chuyện” hoàn toàn dựa vào việc đổ thủ công. Ta rất phẫn nộ trước hành động của Mã Sung Nghi khi gửi cái bô nhưng không giải quyết việc đổ bô khi đầy, đúng là tình chị em cây khế mà.
Thiếu nguyên liệu, ta cũng không thể dựng lên một nhà vệ sinh trong lãnh cung, ch//ôn ngay tại chỗ thì sợ đ//ốt chet những cây khoai lang quý giá. Vì chuyện này, ta và Thúy Thúy kéo theo Cảnh Thăng, bàn luận suốt ba ngày, cuối cùng đi đến kết luận rằng ủ phân trong lãnh cung có lợi cho quốc gia và nhân dân.
Vừa có thể giải quyết nhu cầu cấp bách của chúng ta, vừa có thể làm đất ở lãnh cung màu mỡ hơn, thuận tiện cho việc trồng rau, lại có thể xử lý rác thải nhà bếp, đúng là ba lợi ích trong một. Trí tuệ của nhân dân lao động là vô tận.
Vì vậy, khi Nguyên Thục phi đến lãnh cung, cảnh tượng nàng ấy nhìn thấy là ta và Thúy Thúy xắn tay áo, hăng hái trộn phân. Đúng là “ở lâu trong tiệm cá thối mà không ngửi thấy mùi thối”, ta và Thúy Thúy đã quen rồi, nhưng Nguyên Thục phi thì không.
Sau khi nhìn rõ thứ đen sì sì dưới xẻng là gì, Nguyên Thục phi đầy nước mắt nôn thốc nôn tháo ngay tại lãnh cung. Nàng ấy chạy còn nhanh hơn cả Lý Quý phi.
Ta bỏ xẻng xuống đuổi theo, hét vang vọng theo bóng lưng của Nguyên Thục phi: “Ta còn thiếu một con d//ao~ d//ao~ d//ao~ d//ao~ d//ao~…”
Cũng không biết Nguyên Thục phi, người đã chạy nhanh đến mức chỉ còn thấy cái bóng, có nghe thấy không. Ta đoán là nàng ấy không nghe thấy, vì ta đã chờ một tháng, nhưng chẳng ai mang d//ao đến cho ta.
Không những không có ai mang d//ao, mà thậm chí cũng chẳng còn ai đến thăm ta. Theo tin tức mà Cảnh Thăng nghe được từ những người khác, nói rằng Nguyên Thục phi ở trong cung của mình, nghi ngờ là có thai mà nôn suốt nửa tháng, cuối cùng gọi thái y đến khám thì phát hiện là do căng thẳng quá mức gây ra chứng buồn nôn sinh lý, trở thành bài học cho cả hậu cung.
Tranh sủng cũng phải có tâm lý bình thường, nếu không thì xem Nguyên Thục phi đấy, nhớ nhung Hoàng thượng đến mức nôn cả ra. Haizz, ta nghĩ tình chị em cây khế giữa ta và Nguyên Thục phi có lẽ không thể quay lại như xưa nữa.
Đất ở lãnh cung đã trở nên màu mỡ thấy rõ. Ta tháo dỡ những viên đá ở sân trước, tối đa hóa khu vực có thể trồng rau. Nói đùa thôi, nhân dân lao động Đại Thiên Triều của chúng ta lên cả không gian còn không quên trồng ít rau, ta mở một vườn rau ở lãnh cung thì đã sao?
Chẳng có gì đáng xấu hổ. Sau khi phát triển các khu vực trồng cải bắp, khoai lang, hành tỏi, và củ cải, ta nhìn ngắm khung cảnh xanh mướt của cung Vân Hà và bắt đầu nghĩ đến vườn ngự uyển.
Lý do không có gì khác, ta muốn ăn thịt. Chuột trong lãnh cung sắp bị chúng ta bắt hết rồi, còn lại một cái ổ chuột, theo quan sát của ta, dường như lũ chuột bản địa trong đó đang có ý định chuyển nhà.
Rắn cũng đã không còn, mặc dù ta đưa ra lời giải thích chính thức là chuột không còn, rắn tự nhiên cũng hết, vì chuỗi thức ăn đã bị đứt, nhưng điều đó không ngăn được Thúy Thúy chỉ ra nguyên nhân thực sự — do ta ăn hết.
Dầu là do Cảnh Thăng lấy tiền tháng của mình để nhờ người quen trong nhà bếp lấy ra, phải tiết kiệm mà dùng, thịt thì càng hiếm có hơn.
Ta không thích ăn đồ thừa, thức ăn mặn mà Cảnh Thăng có thể mang ra từ nhà bếp đều là thức ăn thừa của các phi tần, ta không thích. Còn cơm, bột mì, bánh, bánh bao… Thôi bỏ đi, không thể nghĩ đến, nghĩ đến là ta phát đ//iên.
Muốn mua đồ từ bên ngoài cung cũng không phải là không có cách, nhưng vì qua nhiều lớp trung gian nên giá cả trong cung trở nên vô cùng đắt đỏ. Đồ có giá trị nhất trên người ta và Thúy Thúy chính là chiếc vòng tay của ta, nhưng tình hình vẫn chưa đến mức tuyệt vọng nên ta không thể đem ra dùng được.
Tuy nhiên, khi cơn thèm thịt lên đến đỉnh điểm, ta mới hiểu tại sao gã Hoàng đế tệ bạc đó lại muốn ngủ với ta thêm một lần trước khi phế truất ta.
Thứ nhất là để tận dụng lần cuối, thêm một lần là thêm lợi ích. Thứ hai, đây cũng là cách để dò xét ta một cách gián tiếp! Lúc đó, khi “hòa hợp” thì chẳng phải sẽ phải cởi hết quần áo sao? Những thứ trên đầu, trên cổ, trên ngón tay, trên cánh tay, hễ thứ gì dính vàng, có ngọc, chẳng phải đều phải tháo xuống sao?
Chiếc vòng này cũng chỉ vì không gỡ được nên mới được mang ra ngoài. Nếu các quy trình phế truất trong cung diễn ra đúng chuẩn, tin hay không tùy, nhưng ta có thể đeo đầy trang sức vào người mà đến cung Vân Hà để ăn uống sung sướng.
Người khác có tin hay không ta không biết, nhưng chắc chắn gã Hoàng đế tệ bạc đó thì tin. Ta nhổ vào hắn, đúng là một gã đàn ông keo kiệt, hèn hạ.
Thúy Thúy nhìn ta với ánh mắt đầy lo lắng.
Domain.com đổi tên miền thành Domain.tv