Phiêu Miểu - Quyển Cầm Đèn
Chương 33: Bình Khang
Phiêu Miểu – Cầm đèn
Tác giả: Bạch Cơ Quán
Dịch: Quá khứ chậm rãi
Phần 5: Cỏ kiếp sau
Chương 3: Bình Khang
Mùa hè nắng nóng, trên trời không một gợn mây.
Buổi chiều hôm đó, Vi Ngạn bước vào Phiêu Miểu các, sắc mặt hắn hơi tiều tụy, quầng mắt thâm đen.
Bạch Cơ vừa thấy, lập tức cười: “Tinh thần của Vi công tử có vẻ không tốt, là đến Phiêu Miểu các tìm bảo vật giải sầu hay mượn Hiên Chi để giải buồn?”
Vi Ngạn mở chiếc quạt gấp mạ vàng, mặt mày ủ ê: “Bạch Cơ hãy tìm cho ta vài món bảo vật trừ tà. Sau đó ta sẽ mượn Hiên Chi ra ngoài giải sầu.”
Bạch Cơ phe phẩy quạt mẫu đơn, cười nói: “Đúng là lạ, Vi công tử xưa nay chỉ mua những vật dụng hấp dẫn tà khí, đây là lần đầu tiên đến mua bảo vật trừ tà.”
Nguyên Diệu lo lắng hỏi: “Đan Dương làm sao vậy? Sao lại tiều tụy thế này?”
Vi Ngạn thở dài: “Ta cũng không biết làm sao, gần đây cứ như bị trúng tà. Khi ngủ luôn có người lay ta dậy, không cho ta ngủ. Mở mắt ra nhìn thì xung quanh không có ai. Nhắm mắt lại thì lại có thứ gì đó đè lên người ta, dùng chăn trùm kín mặt ta khiến ta không thể thở được. Ta vùng dậy nhìn nhưng xung quanh vẫn không có ai. Lặp đi lặp lại mãi như thế khiến ta không thể yên giấc. Còn nữa, khi đi đường thường bị vấp ngã, hoặc bị ngói, gỗ rơi trúng đầu. Liên tiếp nhiều ngày như vậy, nếu tiếp tục nữa thì thật không thể sống nổi.”
Bạch Cơ nói: “Lạ thật, theo lý thì mệnh số của Vi công tử đặc biệt, không nên gặp phải những thứ tà khí này.”
Vi Ngạn đáp: “Ôi, nhưng thật sự ta đã gặp phải những chuyện kỳ quái này.”
Nguyên Diệu nói: “Có lẽ là do trong lầu Nhiên Tê có quá nhiều thứ kỳ quái chăng? Đan Dương, ngươi bỏ bớt những thứ như xương người, dầu xác chết, tay vượn đi, có lẽ tà khí sẽ tan biến.”
Vi Ngạn nói: “Những bảo vật trong lầu Nhiên Tê ta phải tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức mới sưu tập được, là sinh mệnh của ta. Dù thế nào thì ta tuyệt đối không bỏ chúng đi. Bạch Cơ, bán cho ta vài món đồ trừ tà đi.”
“Được thôi.” Bạch Cơ mỉm cười.
Bạch Cơ bán cho Vi Ngạn một chuỗi hạt gỗ đàn hương khắc tượng Phật, một thanh kiếm gỗ đào vẽ bùa bằng chu sa, một tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát bằng ngọc, giá cả cao ngất ngưởng đến mức Nguyên Diệu không nhịn được muốn vảo Vi Ngạn đừng bị lừa. Vi Ngạn vốn dĩ tiêu tiền như nước nên không để tâm, gọi Nam Phong đi cùng gói lại và mang về Vi phủ.
Vi Ngạn nói với Bạch Cơ: “Hôm nay ta muốn mượn Hiên Chi một đêm, đi phường Bình Khang xem ca múa.”
Nguyên Diệu hỏi: “Phường Bình Khang? Nơi tụ tập của văn nhân, thi sĩ, bút khách à?”
Bạch Cơ nhìn Nguyên Diệu, mỉm cười phe phẩy quạt: “Còn có rất nhiều mỹ nhân dịu dàng tài sắc vẹn toàn, cũng có nhiều cô nương xinh đẹp với nước da trắng như tuyết. Xem ra Hiên Chi cũng rất muốn đến phường Bình Khang.”
Nguyên Diệu đỏ mặt, nói: “Ta đâu có muốn đến phường Bình Khang? Chỉ là nghe danh đã lâu mà thôi.”
Bạch Cơ cười nói: “Hiên Chi không cần giải thích. Hưởng thụ cuộc sống là một niềm vui của nhân sinh, phường Bình Khang là nơi tốt để tìm vui. Hiên Chi đến Trường An đã lâu mà chưa từng đến phường Bình Khang để cảm nhận cảnh sắc thì quả là một điều đáng tiếc. Vi công tử, hôm nay chỉ cần năm lượng bạc.”
Vi Ngạn ngạc nhiên hỏi: “Sao chỉ cần năm lượng? Thường ngày, mượn Hiên Chi một ngày không phải là mười lượng bạc sao?”
Bạch Cơ uống trà: “Còn năm lượng kia ta cho Hiên Chi. Nơi mà thiếu niên ở Ngũ Lăng đua nhau sao có thể không tốn tiền chứ? Cũng phải mua một chút trang sức cho cô nương mình thích thì mới đúng lễ nghĩa.”
Nguyên Diệu nói: “Ta không thích cô nương nào cả!!”
Vi Ngạn cười nói: “Bạch Cơ, năm lượng bạc thì sao đủ cho Hiên Chi tiêu? Không phải ai cũng được ưa thích như ‘Long công tử’, đến phường Bình Khang không phải tiêu tiền mà là kiếm tiền đâu.”
Bạch Cơ uống trà: “Vậy thì Hiên Chi đến quầy lấy thêm một xâu tiền đi.”
Vi Ngạn tức tối nói: “Một xâu tiền ư? Ngươi cũng thật dám cho, ngươi nghĩ Hiên Chi đến phường Bình Khang mua rau à?”
Nguyên Diệu nói: “Đợi đã, cái gì gọi là Long công tử rất được ưa thích? Bạch Cơ không phải thường xuyên đến phường Bình Khang chứ?!!”
Bạch Cơ lảng sang chuyện khác: “Trời nóng quá, uống một chén trà lạnh đúng là thoải mái.”
Ly Nô cũng chen vào: “Chủ nhân, Ly Nô đột nhiên cũng muốn đến phường Bình Khang. Lâu rồi không gặp Đồi Mồi, không biết giờ nó thế nào rồi. Hôm nay,mọt sách đi phường Bình Khang, ta cũng tiện thể đi một chuyến.”
Bạch Cơ cười nói: “Đi đi, cẩn thận đấy.”
“Ừ, cảm ơn chủ nhân.” Ly Nô vui mừng đáp.
Vi Ngạn ngáp một cái, nói: “Bây giờ vẫn còn sớm, ta sẽ nằm nghỉ một lát trong Phiêu Miểu các. Mấy ngày rồi không ngủ rồi mệt mỏi quá.”
Vi Ngạn không khách sáo, trực tiếp nằm trong gian bên trong bức bình phong mà ngủ. Không bao lâu sau, tiếng ngáy đều đều vang lên.
Bạch Cơ nhìn quanh Vi Ngạn hai lần, lấy một chuỗi hạt tay bằng gỗ đào đeo vào cổ tay Vi Ngạn.
Nguyên Diệu hỏi nhỏ: “Đan Dương không sao chứ?”
Bạch Cơ cười: “Có thứ gì đó luôn theo sau hắn, nhưng nó không vào được Phiêu Miểu các.”
Ly Nô hóa thành mèo đen, lại gần cọ vào tay Bạch Cơ: “Chủ nhân, cho Ly Nô một xâu tiền nhé! Ta muốn mua ít cá khô để tặng cho Đồi Mồi.”
Nguyên Diệu ngạc nhiên: “Người mà Ly Nô thích tên là Đồi Mồi à?”
Mèo đen nhảy tới, cào mạnh vào tiểu thư sinh, hét lên: “Đồi Mồi là muội muội ta!”
Bạch Cơ vuốt v e đầu mèo đen, nói: “Đường khác nhau, không cùng chí hướng. Chỉ sợ, Đồi Mồi cũng sẽ không gặp ngươi. Cho dù gặp, hai người lại sẽ cãi nhau thôi.”
Mắt mèo đen tối lại: “Ly Nô hiểu. Nhưng trước khi cha chết đã dặn ta phải chăm sóc tốt cho muội muội. Dù nhiều năm qua, chúng ta đường khác nhau, không cùng chí hướng, gặp là cãi nhau. Nhưng thỉnh thoảng ta cũng muốn đi thăm nó.”
“Phường Bình Khang quỷ quái tụ tập, ngạ quỷ lộng hành, cẩn thận một chút.” Bạch Cơ vẻ mặt nghiêm trọng.
“Ừ.” Mèo đen đáp.
Nguyên Diệu che mặt, thắc mắc: “Nghe có vẻ như phường Bình Khang rất đáng sợ.”
Bạch Cơ cười mỉm: “Nơi càng đáng sợ thì càng thú vị mà.”
Nguyên Diệu cảm thấy rùng mình.
Vào giờ Thân, Vi Ngạn, Nguyên Diệu, Ly Nô ngồi xe ngựa đến phường Bình Khang. Khi trống dưới phố vang lên, xe ngựa mới vào phường Bình Khang. Phường Bình Khang, còn gọi là “Bình Khang Lý”, nằm ở khu vực đông bắc sầm uất nhất của Trường An, là nơi tập trung hầu hết các nghệ nhân ca múa thời bấy giờ, với quán rượu, lầu cờ, sân khấu, kỹ viện, sòng bạc. Kỹ viện không có ngày đêm, vào ban đêm, sau khi đóng cửa phường, phường Bình Khang vẫn sáng đèn, tràn đầy không khí xuân sắc, tựa như một “thế giới không đêm”.
Ly Nô vừa vào phường Bình Khang, đã mang theo cá khô từ biệt Vi Ngạn đi tìm muội muội. Ly Nô nhỏ giọng dặn dò Nguyên Diệu: “Mọt sách, nếu có nữ nhân hoặc nam nhân đi giày đỏ bắt chuyện, thì dù họ nói gì, cũng đừng đi theo họ, biết chưa?”
“Tại sao?” Nguyên Diệu không hiểu.
“Đó là phi nhân trong ngạ quỷ đạo đang săn mồi, ăn ngũ tạng và bắt hồn người. Đừng gây phiền phức cho chủ nhân và ta.”
“Ồ, hiểu rồi.” Nguyên Diệu nói.
Ly Nô vẫy tay: “Tiểu thư sinh, sáng mai gặp lại ở đây.”
“Được.” Nguyên Diệu đáp.
Sau khi Ly Nô rời đi, Nguyên Diệu và Vi Ngạn đi thêm một con phố nữa, đến trước một kỹ viện lớn. Nguyên Diệu ngẩng đầu nhìn, tên kỹ viện là “Trường Tương Tư”.
Vi Ngạn cười với Nguyên Diệu: “Đây là lần đầu tiên Hiên Chi đến phải không? Trong Trường Tương Tư này, có vài mỹ nhân tài sắc vẹn toàn, tinh thông cầm kỳ thi họa, họ thích giao du với các văn nhân nhã sĩ, có thể trở thành hồng nhan tri kỷ.”
Nguyên Diệu nói: “Nếu ta vẫn có thể tham gia khoa cử, bước vào quan trường, có lẽ sẽ cần đến phường Bình Khang ném giấy đỏ, hành lễ ‘lễ trình kiến’*. Nhưng bây giờ ta không cần nữa, đến đây chỉ là để mở mang tầm mắt, không để phụ lòng xâu tiền của Bạch Cơ.”
* Lễ trình kiến: Ném giấy đỏ “danh thiếp” để gặp gỡ kỹ nữ nổi tiếng. Tân tiến sĩ không chỉ gặp gỡ kỹ nữ nổi tiếng, mà còn hy vọng thông qua sự nâng đỡ giới thiệu của kỹ nữ, đạt được mục tiêu gặp gỡ các gia tộc giàu có, quan lớn quyền quý. Đây là một hoạt động xã hội có mục đích chính trị rất mạnh mẽ bấy giờ.
Xã hội Đường triều, những sĩ tử mới đỗ khoa cử, những thiếu niên xuất sắc trong đám học trò thường xuyên đi đến các kỹ viện ở Chương Đài, ném giấy đỏ, giao du với các nghệ nhân đương thời, sau đó thông qua sự giới thiệu của các nghệ nhân, gặp gỡ và giao du với các gia tộc giàu có, quan lớn quyền quý. Văn nhân thường xuyên nằm say trong các kỹ viện để các nghệ nhân truyền bá thơ ca của họ, tăng thêm danh tiếng và uy tín. Đây là một thói quen và quy tắc không thành văn của xã hội Đường triều.
“Này, Hiên Chi vẫn còn giận ta vì đã bán ngươi sao? Khi đó, ta cũng bất đắc dĩ thôi.” Vi Ngạn thở dài, giơ tay lau nước mắt, rồi thề thốt: “Đợi sau này ta gom đủ mười ngàn lượng vàng, chắc chắn sẽ chuộc thân cho Hiên Chi.”
Nguyên Diệu xua tay: “Thôi, thôi, nghĩ lại cũng là lỗi của ta, Đan Dương không cần tự trách. Thôi nào, tối nay là để Đan Dương giải sầu, đừng nhắc lại những chuyện không vui nữa.”
“Hiên Chi thật tốt.” Vi Ngạn cười kéo tay Nguyên Diệu, cùng nhau bước vào Trường Tương Tư.
Trời đã tối, trong Trường Tương Tư đèn lồ ng sáng rực, nến ngọc lấp lánh. Trong mười hai khúc lan can, có các ca nữ xinh đẹp đang hát khẽ, đàn sáo đan xen, công tử vương tôn nâng chén cười nói không ngớt. Trên sân khấu ca vũ, có các nữ ca múa người Hồ với sống mũi cao và làn da trắng đang múa hát, dáng người uyển chuyển, phong tình vạn chủng, quan lớn quý nhân nằm say trên giường mềm, khen ngợi không ngớt.
Bà chủ kỹ viện Trường Tương Tư, Hoa Di, thấy Vi Ngạn thì tươi cười đón tiếp: “Ôi chao, Vi công tử đến rồi? Đúng là quý khách đến thăm, đêm nay Trường Tương Tư đúng là sáng rực cả lên.”
Vi Ngạn cười, lấy ra hai thỏi vàng nhét vào tay Hoa Di: “Tối nay ta còn mang theo một người bạn, hắn thích yên tĩnh, tìm cho chúng ta một phòng tốt nhất, đưa loại rượu ngon nhất, người đánh đàn phải là A Thiền, vũ nữ phải là Dạ Lai. Bạn ta là người thích đọc sách, thích ngâm thơ viết văn, cũng mời cô nương Nhã Quân đến bầu bạn nữa nhé.”
Hoa Di thấy vàng thì cười đến híp cả mắt, nhìn qua Nguyên Diệu khen ngợi: “Công tử đây quả là người tài mạo song toàn, phong nhã phi thường, bụng đầy thơ văn, đúng là một người nho nhã đúng mực! Xin hỏi công tử xưng hô thế nào?”
Đây là lần đầu tiên trong đời Nguyên Diệu nghe người khác khen ngợi mình như vậy, mặc dù biết rõ Hoa Di cũng như Bạch Cơ, đều là những người thương gia hám lợi, lời nói của nàng chỉ tin được hai phần, bỏ đi những lời hoa mỹ, là “công tử đây đúng là một người đọc sách.” Nhưng Nguyên Diệu vẫn thấy hài lòng với những lời khen đó, cảm thấy rất êm tai, rất thoải mái. Hắn chào Hoa Di rồi, cười nói: “Cảm ơn bà cô vì đã khen ngợi. Tiểu sinh họ Nguyên, tên Diệu, tự là Hiên Chi.”
“Bà cô…” Bà chủ kỹ viện tuổi đã quá năm mươi nhưng ăn mặc lộng lẫy, nghe thế thì khóe miệng giật giật, mặt đen lại.
“Phụt.” Vi Ngạn không nhịn được cười.
Hoa Di có phần hơi bực, Vi Ngạn lại nhét thêm một thỏi vàng vào tay bà: “Bạn ta không giỏi ăn nói, lại lần đầu đến đây, mong Hoa Di đừng để bụng. Đưa chúng ta đến phòng nhã đi.”
Bà chủ kỹ viện thấy vàng thì tâm trạng lại tốt lên, cười nói: “Xin mời theo ta. Vi công tử, đêm nay A Thiền có thể đàn cho ngài, nhưng Dạ Lai và Nhã Quân đều đang bận tiếp khách rồi, không thể rời được.”
Vi Ngạn không để tâm, nói: “Ồ, khách nào? Tìm cớ nào đó kéo Nhã Quân qua đây đi.”
Hoa Di cười nói: “Vi công tử còn quen vị khách này hơn cả ta, ngài tự kéo người đi.”
“Ai?”
“Lệnh tôn, Vi Thượng thư.”
Vi Ngạn đổ mồ hôi: “Phụ thân ta đêm nay cũng đến đây sao?”
“Ông ấy đến từ chiều, Vi Thượng thư đang cùng Lưu Thị lang, Trương đại nhân và vài tân tiến sĩ mở tiệc trên tầng ba.”
Tiếng nhạc truyền xuống từ tầng ba, tiếng cười nói, tiếng ngâm thơ, Vi Ngạn đành bỏ qua: “Thôi, thôi, không cần gọi Nhã Quân nữa, gọi hai Hồ cơ đến tiếp rượu là được rồi.”
Bà chủ dẫn Vi Ngạn và Nguyên Diệu đến một gian nhã phòng, nói vài câu rồi rời đi.
Nhã phòng chia thành hai gian trong và ngoài, cửa sổ mở rộng nhìn ra sân, bài trí rất tinh tế.
Vi Ngạn và Nguyên Diệu cởi áo khoác, ngồi trên chiếu trúc mát lạnh, gió xuyên qua hành lang thổi qua rất mát mẻ. Không bao lâu sau, những tì nữ mặc áo hoa mang đến trái cây tươi ướp lạnh, và các loại bánh ngọt và vài vò rượu La Phù Xuân. Lại qua một lúc nữa, một cô nương áo xanh và một cô nương áo cam yểu điệu bước vào, cúi chào: “A Thiền xin chào hai vị công tử.” “Dạ Lai xin chào hai vị công tử.”
Vi Ngạn cười với cô nương áo cam: “Dạ Lai, chẳng phải Hoa Di nói nàng không đến được sao?”
Cô nương áo cam nhẹ giọng nói: “Vi công tử đến sao nô gia không thể đến chứ?”
Vi Ngạn cười lớn.
Nguyên Diệu lại cảm thấy có gì đó không đúng, giọng của Dạ Lai nghe rất quen thuộc, dường như hắn đã nghe thấy ở đâu. Nguyên Diệu nhìn Dạ Lai, nhưng thấy nàng ta mày liễu mắt hạnh, mặt như trăng rằm, hoàn toàn xa lạ, chưa từng gặp qua.
Vi Ngạn cười nói: “A Thiền, Dạ Lai, mời công tử Nguyên một chén rượu trước đá, đêm nay hắn lần đầu đến ‘Trường Tương Tư’.”
A Thiền, Dạ Lai tươi cười rót một chén rượu, mời Nguyên Diệu: “Công tử Nguyên xin uống một chén rượu tương tư.”
“Cảm ơn hai cô nương.” Nguyên Diệu nhận, lần lượt uống cạn, hắn cảm thấy bối rối, không dám nhìn kỹ hai cô nương xinh đẹp.
“Hi hi.” “Ha ha.” A Thiền, Dạ Lai che miệng cười.
Lại có hai Hồ cơ tóc quăn mắt biếc bước vào, tiếp rượu Vi Ngạn và Nguyên Diệu, một người còn mang theo văn phòng tứ bảo. Văn nhân thường thích viết thơ khi thưởng thức ca múa, sau đó để các kỹ nữ truyền bá trong phố.
Nến lan chiếu sáng, hương khói tỏa lên, A Thiền bắt đầu đánh đàn, Dạ Lai múa điệu tỏa chi. Nàng đi giày đỏ cao, tay trái cầm khăn, vung khăn mà múa. A Thiền đàn hay, Dạ Lai múa đẹp, Nguyên Diệu hứng thú ngâm thơ, làm một bài: “Hương khói trong bảo đỉnh, hoa bình cười rạng rỡ. Vẽ đường mở tiệc đêm, món ngon trong núi biển. Tiếng hát nhẹ nhàng như ngọc, giọng ca mềm mại như tơ. Dùng bút mực như ý, phá vỡ bích ngọc ngà.”
Vi Ngạn và các Hồ cơ đều khen ngợi, một vũ nữ còn cầm bút viết lại, Nguyên Diệu cảm thấy rất vui. Một điệu múa xong, A Thiền và Dạ Lai cũng cùng uống rượu, mọi người đấu rượu, cười nói không ngừng.
Qua ba tuần rượu, trăng lưỡi liềm đã lặn, Vi Ngạn đã say, hai vũ nữ tiếp rượu và A Thiền cũng lâng lâng, họ nằm ngã nghiêng trên chiếu.
Nguyên Diệu đêm nay may mắn bị phạt uống ít nên vẫn tỉnh táo. Nhưng đột nhiên hắn muốn viết một bài thơ dài. Bèn mang một bàn gỗ ra ngồi bên cửa sổ, cầm bút chấm mực, vừa nghĩ vừa viết.
Vi Ngạn say rồi, cứ coi Nguyên Diệu là Dạ Lai, ôm chặt không buông.
“Đan Dương, đừng có làm loạn.” Nguyên Diệu rất tức giận đẩy Vi Ngạn ra, nhưng hắn lại dính vào. Hai người giằng co, làm đổ cả nghiên mực.
Dạ Lai nhẹ nhàng nói: “Nô gia đưa Vi công tử vào trong nghỉ nhé, để không làm phiền Nguyên công tử.”
Nguyên Diệu nói: “Cậy cảm ơn cô nương Dạ Lai.”
Nguyên Diệu và Dạ Lai cùng kéo Vi Ngạn say khướt vào trong. Dạ Lai ở lại chăm sóc Vi Ngạn, Nguyên Diệu ra ngoài tiếp tục viết thơ. Khi Nguyên Diệu rời gian trong, chợt nhìn thấy dưới váy cam của Dạ Lai dường như có một cái đuôi lông xù.
Nguyên Diệu vội vàng dụi mắt, nhìn lại lần nữa thì không thấy gì.
Dạ Lai quỳ bên cạnh Vi Ngạn, nói với Nguyên Diệu: “Nguyên công tử sao vậy?”
“Không, không có gì.” Nguyên Diệu vội lui ra. Sao Dạ Lai lại có đuôi? Chắc chắn là hắn nhìn nhầm rồi.
Tác giả: Bạch Cơ Quán
Dịch: Quá khứ chậm rãi
Phần 5: Cỏ kiếp sau
Chương 3: Bình Khang
Mùa hè nắng nóng, trên trời không một gợn mây.
Buổi chiều hôm đó, Vi Ngạn bước vào Phiêu Miểu các, sắc mặt hắn hơi tiều tụy, quầng mắt thâm đen.
Bạch Cơ vừa thấy, lập tức cười: “Tinh thần của Vi công tử có vẻ không tốt, là đến Phiêu Miểu các tìm bảo vật giải sầu hay mượn Hiên Chi để giải buồn?”
Vi Ngạn mở chiếc quạt gấp mạ vàng, mặt mày ủ ê: “Bạch Cơ hãy tìm cho ta vài món bảo vật trừ tà. Sau đó ta sẽ mượn Hiên Chi ra ngoài giải sầu.”
Bạch Cơ phe phẩy quạt mẫu đơn, cười nói: “Đúng là lạ, Vi công tử xưa nay chỉ mua những vật dụng hấp dẫn tà khí, đây là lần đầu tiên đến mua bảo vật trừ tà.”
Nguyên Diệu lo lắng hỏi: “Đan Dương làm sao vậy? Sao lại tiều tụy thế này?”
Vi Ngạn thở dài: “Ta cũng không biết làm sao, gần đây cứ như bị trúng tà. Khi ngủ luôn có người lay ta dậy, không cho ta ngủ. Mở mắt ra nhìn thì xung quanh không có ai. Nhắm mắt lại thì lại có thứ gì đó đè lên người ta, dùng chăn trùm kín mặt ta khiến ta không thể thở được. Ta vùng dậy nhìn nhưng xung quanh vẫn không có ai. Lặp đi lặp lại mãi như thế khiến ta không thể yên giấc. Còn nữa, khi đi đường thường bị vấp ngã, hoặc bị ngói, gỗ rơi trúng đầu. Liên tiếp nhiều ngày như vậy, nếu tiếp tục nữa thì thật không thể sống nổi.”
Bạch Cơ nói: “Lạ thật, theo lý thì mệnh số của Vi công tử đặc biệt, không nên gặp phải những thứ tà khí này.”
Vi Ngạn đáp: “Ôi, nhưng thật sự ta đã gặp phải những chuyện kỳ quái này.”
Nguyên Diệu nói: “Có lẽ là do trong lầu Nhiên Tê có quá nhiều thứ kỳ quái chăng? Đan Dương, ngươi bỏ bớt những thứ như xương người, dầu xác chết, tay vượn đi, có lẽ tà khí sẽ tan biến.”
Vi Ngạn nói: “Những bảo vật trong lầu Nhiên Tê ta phải tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức mới sưu tập được, là sinh mệnh của ta. Dù thế nào thì ta tuyệt đối không bỏ chúng đi. Bạch Cơ, bán cho ta vài món đồ trừ tà đi.”
“Được thôi.” Bạch Cơ mỉm cười.
Bạch Cơ bán cho Vi Ngạn một chuỗi hạt gỗ đàn hương khắc tượng Phật, một thanh kiếm gỗ đào vẽ bùa bằng chu sa, một tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát bằng ngọc, giá cả cao ngất ngưởng đến mức Nguyên Diệu không nhịn được muốn vảo Vi Ngạn đừng bị lừa. Vi Ngạn vốn dĩ tiêu tiền như nước nên không để tâm, gọi Nam Phong đi cùng gói lại và mang về Vi phủ.
Vi Ngạn nói với Bạch Cơ: “Hôm nay ta muốn mượn Hiên Chi một đêm, đi phường Bình Khang xem ca múa.”
Nguyên Diệu hỏi: “Phường Bình Khang? Nơi tụ tập của văn nhân, thi sĩ, bút khách à?”
Bạch Cơ nhìn Nguyên Diệu, mỉm cười phe phẩy quạt: “Còn có rất nhiều mỹ nhân dịu dàng tài sắc vẹn toàn, cũng có nhiều cô nương xinh đẹp với nước da trắng như tuyết. Xem ra Hiên Chi cũng rất muốn đến phường Bình Khang.”
Nguyên Diệu đỏ mặt, nói: “Ta đâu có muốn đến phường Bình Khang? Chỉ là nghe danh đã lâu mà thôi.”
Bạch Cơ cười nói: “Hiên Chi không cần giải thích. Hưởng thụ cuộc sống là một niềm vui của nhân sinh, phường Bình Khang là nơi tốt để tìm vui. Hiên Chi đến Trường An đã lâu mà chưa từng đến phường Bình Khang để cảm nhận cảnh sắc thì quả là một điều đáng tiếc. Vi công tử, hôm nay chỉ cần năm lượng bạc.”
Vi Ngạn ngạc nhiên hỏi: “Sao chỉ cần năm lượng? Thường ngày, mượn Hiên Chi một ngày không phải là mười lượng bạc sao?”
Bạch Cơ uống trà: “Còn năm lượng kia ta cho Hiên Chi. Nơi mà thiếu niên ở Ngũ Lăng đua nhau sao có thể không tốn tiền chứ? Cũng phải mua một chút trang sức cho cô nương mình thích thì mới đúng lễ nghĩa.”
Nguyên Diệu nói: “Ta không thích cô nương nào cả!!”
Vi Ngạn cười nói: “Bạch Cơ, năm lượng bạc thì sao đủ cho Hiên Chi tiêu? Không phải ai cũng được ưa thích như ‘Long công tử’, đến phường Bình Khang không phải tiêu tiền mà là kiếm tiền đâu.”
Bạch Cơ uống trà: “Vậy thì Hiên Chi đến quầy lấy thêm một xâu tiền đi.”
Vi Ngạn tức tối nói: “Một xâu tiền ư? Ngươi cũng thật dám cho, ngươi nghĩ Hiên Chi đến phường Bình Khang mua rau à?”
Nguyên Diệu nói: “Đợi đã, cái gì gọi là Long công tử rất được ưa thích? Bạch Cơ không phải thường xuyên đến phường Bình Khang chứ?!!”
Bạch Cơ lảng sang chuyện khác: “Trời nóng quá, uống một chén trà lạnh đúng là thoải mái.”
Ly Nô cũng chen vào: “Chủ nhân, Ly Nô đột nhiên cũng muốn đến phường Bình Khang. Lâu rồi không gặp Đồi Mồi, không biết giờ nó thế nào rồi. Hôm nay,mọt sách đi phường Bình Khang, ta cũng tiện thể đi một chuyến.”
Bạch Cơ cười nói: “Đi đi, cẩn thận đấy.”
“Ừ, cảm ơn chủ nhân.” Ly Nô vui mừng đáp.
Vi Ngạn ngáp một cái, nói: “Bây giờ vẫn còn sớm, ta sẽ nằm nghỉ một lát trong Phiêu Miểu các. Mấy ngày rồi không ngủ rồi mệt mỏi quá.”
Vi Ngạn không khách sáo, trực tiếp nằm trong gian bên trong bức bình phong mà ngủ. Không bao lâu sau, tiếng ngáy đều đều vang lên.
Bạch Cơ nhìn quanh Vi Ngạn hai lần, lấy một chuỗi hạt tay bằng gỗ đào đeo vào cổ tay Vi Ngạn.
Nguyên Diệu hỏi nhỏ: “Đan Dương không sao chứ?”
Bạch Cơ cười: “Có thứ gì đó luôn theo sau hắn, nhưng nó không vào được Phiêu Miểu các.”
Ly Nô hóa thành mèo đen, lại gần cọ vào tay Bạch Cơ: “Chủ nhân, cho Ly Nô một xâu tiền nhé! Ta muốn mua ít cá khô để tặng cho Đồi Mồi.”
Nguyên Diệu ngạc nhiên: “Người mà Ly Nô thích tên là Đồi Mồi à?”
Mèo đen nhảy tới, cào mạnh vào tiểu thư sinh, hét lên: “Đồi Mồi là muội muội ta!”
Bạch Cơ vuốt v e đầu mèo đen, nói: “Đường khác nhau, không cùng chí hướng. Chỉ sợ, Đồi Mồi cũng sẽ không gặp ngươi. Cho dù gặp, hai người lại sẽ cãi nhau thôi.”
Mắt mèo đen tối lại: “Ly Nô hiểu. Nhưng trước khi cha chết đã dặn ta phải chăm sóc tốt cho muội muội. Dù nhiều năm qua, chúng ta đường khác nhau, không cùng chí hướng, gặp là cãi nhau. Nhưng thỉnh thoảng ta cũng muốn đi thăm nó.”
“Phường Bình Khang quỷ quái tụ tập, ngạ quỷ lộng hành, cẩn thận một chút.” Bạch Cơ vẻ mặt nghiêm trọng.
“Ừ.” Mèo đen đáp.
Nguyên Diệu che mặt, thắc mắc: “Nghe có vẻ như phường Bình Khang rất đáng sợ.”
Bạch Cơ cười mỉm: “Nơi càng đáng sợ thì càng thú vị mà.”
Nguyên Diệu cảm thấy rùng mình.
Vào giờ Thân, Vi Ngạn, Nguyên Diệu, Ly Nô ngồi xe ngựa đến phường Bình Khang. Khi trống dưới phố vang lên, xe ngựa mới vào phường Bình Khang. Phường Bình Khang, còn gọi là “Bình Khang Lý”, nằm ở khu vực đông bắc sầm uất nhất của Trường An, là nơi tập trung hầu hết các nghệ nhân ca múa thời bấy giờ, với quán rượu, lầu cờ, sân khấu, kỹ viện, sòng bạc. Kỹ viện không có ngày đêm, vào ban đêm, sau khi đóng cửa phường, phường Bình Khang vẫn sáng đèn, tràn đầy không khí xuân sắc, tựa như một “thế giới không đêm”.
Ly Nô vừa vào phường Bình Khang, đã mang theo cá khô từ biệt Vi Ngạn đi tìm muội muội. Ly Nô nhỏ giọng dặn dò Nguyên Diệu: “Mọt sách, nếu có nữ nhân hoặc nam nhân đi giày đỏ bắt chuyện, thì dù họ nói gì, cũng đừng đi theo họ, biết chưa?”
“Tại sao?” Nguyên Diệu không hiểu.
“Đó là phi nhân trong ngạ quỷ đạo đang săn mồi, ăn ngũ tạng và bắt hồn người. Đừng gây phiền phức cho chủ nhân và ta.”
“Ồ, hiểu rồi.” Nguyên Diệu nói.
Ly Nô vẫy tay: “Tiểu thư sinh, sáng mai gặp lại ở đây.”
“Được.” Nguyên Diệu đáp.
Sau khi Ly Nô rời đi, Nguyên Diệu và Vi Ngạn đi thêm một con phố nữa, đến trước một kỹ viện lớn. Nguyên Diệu ngẩng đầu nhìn, tên kỹ viện là “Trường Tương Tư”.
Vi Ngạn cười với Nguyên Diệu: “Đây là lần đầu tiên Hiên Chi đến phải không? Trong Trường Tương Tư này, có vài mỹ nhân tài sắc vẹn toàn, tinh thông cầm kỳ thi họa, họ thích giao du với các văn nhân nhã sĩ, có thể trở thành hồng nhan tri kỷ.”
Nguyên Diệu nói: “Nếu ta vẫn có thể tham gia khoa cử, bước vào quan trường, có lẽ sẽ cần đến phường Bình Khang ném giấy đỏ, hành lễ ‘lễ trình kiến’*. Nhưng bây giờ ta không cần nữa, đến đây chỉ là để mở mang tầm mắt, không để phụ lòng xâu tiền của Bạch Cơ.”
* Lễ trình kiến: Ném giấy đỏ “danh thiếp” để gặp gỡ kỹ nữ nổi tiếng. Tân tiến sĩ không chỉ gặp gỡ kỹ nữ nổi tiếng, mà còn hy vọng thông qua sự nâng đỡ giới thiệu của kỹ nữ, đạt được mục tiêu gặp gỡ các gia tộc giàu có, quan lớn quyền quý. Đây là một hoạt động xã hội có mục đích chính trị rất mạnh mẽ bấy giờ.
Xã hội Đường triều, những sĩ tử mới đỗ khoa cử, những thiếu niên xuất sắc trong đám học trò thường xuyên đi đến các kỹ viện ở Chương Đài, ném giấy đỏ, giao du với các nghệ nhân đương thời, sau đó thông qua sự giới thiệu của các nghệ nhân, gặp gỡ và giao du với các gia tộc giàu có, quan lớn quyền quý. Văn nhân thường xuyên nằm say trong các kỹ viện để các nghệ nhân truyền bá thơ ca của họ, tăng thêm danh tiếng và uy tín. Đây là một thói quen và quy tắc không thành văn của xã hội Đường triều.
“Này, Hiên Chi vẫn còn giận ta vì đã bán ngươi sao? Khi đó, ta cũng bất đắc dĩ thôi.” Vi Ngạn thở dài, giơ tay lau nước mắt, rồi thề thốt: “Đợi sau này ta gom đủ mười ngàn lượng vàng, chắc chắn sẽ chuộc thân cho Hiên Chi.”
Nguyên Diệu xua tay: “Thôi, thôi, nghĩ lại cũng là lỗi của ta, Đan Dương không cần tự trách. Thôi nào, tối nay là để Đan Dương giải sầu, đừng nhắc lại những chuyện không vui nữa.”
“Hiên Chi thật tốt.” Vi Ngạn cười kéo tay Nguyên Diệu, cùng nhau bước vào Trường Tương Tư.
Trời đã tối, trong Trường Tương Tư đèn lồ ng sáng rực, nến ngọc lấp lánh. Trong mười hai khúc lan can, có các ca nữ xinh đẹp đang hát khẽ, đàn sáo đan xen, công tử vương tôn nâng chén cười nói không ngớt. Trên sân khấu ca vũ, có các nữ ca múa người Hồ với sống mũi cao và làn da trắng đang múa hát, dáng người uyển chuyển, phong tình vạn chủng, quan lớn quý nhân nằm say trên giường mềm, khen ngợi không ngớt.
Bà chủ kỹ viện Trường Tương Tư, Hoa Di, thấy Vi Ngạn thì tươi cười đón tiếp: “Ôi chao, Vi công tử đến rồi? Đúng là quý khách đến thăm, đêm nay Trường Tương Tư đúng là sáng rực cả lên.”
Vi Ngạn cười, lấy ra hai thỏi vàng nhét vào tay Hoa Di: “Tối nay ta còn mang theo một người bạn, hắn thích yên tĩnh, tìm cho chúng ta một phòng tốt nhất, đưa loại rượu ngon nhất, người đánh đàn phải là A Thiền, vũ nữ phải là Dạ Lai. Bạn ta là người thích đọc sách, thích ngâm thơ viết văn, cũng mời cô nương Nhã Quân đến bầu bạn nữa nhé.”
Hoa Di thấy vàng thì cười đến híp cả mắt, nhìn qua Nguyên Diệu khen ngợi: “Công tử đây quả là người tài mạo song toàn, phong nhã phi thường, bụng đầy thơ văn, đúng là một người nho nhã đúng mực! Xin hỏi công tử xưng hô thế nào?”
Đây là lần đầu tiên trong đời Nguyên Diệu nghe người khác khen ngợi mình như vậy, mặc dù biết rõ Hoa Di cũng như Bạch Cơ, đều là những người thương gia hám lợi, lời nói của nàng chỉ tin được hai phần, bỏ đi những lời hoa mỹ, là “công tử đây đúng là một người đọc sách.” Nhưng Nguyên Diệu vẫn thấy hài lòng với những lời khen đó, cảm thấy rất êm tai, rất thoải mái. Hắn chào Hoa Di rồi, cười nói: “Cảm ơn bà cô vì đã khen ngợi. Tiểu sinh họ Nguyên, tên Diệu, tự là Hiên Chi.”
“Bà cô…” Bà chủ kỹ viện tuổi đã quá năm mươi nhưng ăn mặc lộng lẫy, nghe thế thì khóe miệng giật giật, mặt đen lại.
“Phụt.” Vi Ngạn không nhịn được cười.
Hoa Di có phần hơi bực, Vi Ngạn lại nhét thêm một thỏi vàng vào tay bà: “Bạn ta không giỏi ăn nói, lại lần đầu đến đây, mong Hoa Di đừng để bụng. Đưa chúng ta đến phòng nhã đi.”
Bà chủ kỹ viện thấy vàng thì tâm trạng lại tốt lên, cười nói: “Xin mời theo ta. Vi công tử, đêm nay A Thiền có thể đàn cho ngài, nhưng Dạ Lai và Nhã Quân đều đang bận tiếp khách rồi, không thể rời được.”
Vi Ngạn không để tâm, nói: “Ồ, khách nào? Tìm cớ nào đó kéo Nhã Quân qua đây đi.”
Hoa Di cười nói: “Vi công tử còn quen vị khách này hơn cả ta, ngài tự kéo người đi.”
“Ai?”
“Lệnh tôn, Vi Thượng thư.”
Vi Ngạn đổ mồ hôi: “Phụ thân ta đêm nay cũng đến đây sao?”
“Ông ấy đến từ chiều, Vi Thượng thư đang cùng Lưu Thị lang, Trương đại nhân và vài tân tiến sĩ mở tiệc trên tầng ba.”
Tiếng nhạc truyền xuống từ tầng ba, tiếng cười nói, tiếng ngâm thơ, Vi Ngạn đành bỏ qua: “Thôi, thôi, không cần gọi Nhã Quân nữa, gọi hai Hồ cơ đến tiếp rượu là được rồi.”
Bà chủ dẫn Vi Ngạn và Nguyên Diệu đến một gian nhã phòng, nói vài câu rồi rời đi.
Nhã phòng chia thành hai gian trong và ngoài, cửa sổ mở rộng nhìn ra sân, bài trí rất tinh tế.
Vi Ngạn và Nguyên Diệu cởi áo khoác, ngồi trên chiếu trúc mát lạnh, gió xuyên qua hành lang thổi qua rất mát mẻ. Không bao lâu sau, những tì nữ mặc áo hoa mang đến trái cây tươi ướp lạnh, và các loại bánh ngọt và vài vò rượu La Phù Xuân. Lại qua một lúc nữa, một cô nương áo xanh và một cô nương áo cam yểu điệu bước vào, cúi chào: “A Thiền xin chào hai vị công tử.” “Dạ Lai xin chào hai vị công tử.”
Vi Ngạn cười với cô nương áo cam: “Dạ Lai, chẳng phải Hoa Di nói nàng không đến được sao?”
Cô nương áo cam nhẹ giọng nói: “Vi công tử đến sao nô gia không thể đến chứ?”
Vi Ngạn cười lớn.
Nguyên Diệu lại cảm thấy có gì đó không đúng, giọng của Dạ Lai nghe rất quen thuộc, dường như hắn đã nghe thấy ở đâu. Nguyên Diệu nhìn Dạ Lai, nhưng thấy nàng ta mày liễu mắt hạnh, mặt như trăng rằm, hoàn toàn xa lạ, chưa từng gặp qua.
Vi Ngạn cười nói: “A Thiền, Dạ Lai, mời công tử Nguyên một chén rượu trước đá, đêm nay hắn lần đầu đến ‘Trường Tương Tư’.”
A Thiền, Dạ Lai tươi cười rót một chén rượu, mời Nguyên Diệu: “Công tử Nguyên xin uống một chén rượu tương tư.”
“Cảm ơn hai cô nương.” Nguyên Diệu nhận, lần lượt uống cạn, hắn cảm thấy bối rối, không dám nhìn kỹ hai cô nương xinh đẹp.
“Hi hi.” “Ha ha.” A Thiền, Dạ Lai che miệng cười.
Lại có hai Hồ cơ tóc quăn mắt biếc bước vào, tiếp rượu Vi Ngạn và Nguyên Diệu, một người còn mang theo văn phòng tứ bảo. Văn nhân thường thích viết thơ khi thưởng thức ca múa, sau đó để các kỹ nữ truyền bá trong phố.
Nến lan chiếu sáng, hương khói tỏa lên, A Thiền bắt đầu đánh đàn, Dạ Lai múa điệu tỏa chi. Nàng đi giày đỏ cao, tay trái cầm khăn, vung khăn mà múa. A Thiền đàn hay, Dạ Lai múa đẹp, Nguyên Diệu hứng thú ngâm thơ, làm một bài: “Hương khói trong bảo đỉnh, hoa bình cười rạng rỡ. Vẽ đường mở tiệc đêm, món ngon trong núi biển. Tiếng hát nhẹ nhàng như ngọc, giọng ca mềm mại như tơ. Dùng bút mực như ý, phá vỡ bích ngọc ngà.”
Vi Ngạn và các Hồ cơ đều khen ngợi, một vũ nữ còn cầm bút viết lại, Nguyên Diệu cảm thấy rất vui. Một điệu múa xong, A Thiền và Dạ Lai cũng cùng uống rượu, mọi người đấu rượu, cười nói không ngừng.
Qua ba tuần rượu, trăng lưỡi liềm đã lặn, Vi Ngạn đã say, hai vũ nữ tiếp rượu và A Thiền cũng lâng lâng, họ nằm ngã nghiêng trên chiếu.
Nguyên Diệu đêm nay may mắn bị phạt uống ít nên vẫn tỉnh táo. Nhưng đột nhiên hắn muốn viết một bài thơ dài. Bèn mang một bàn gỗ ra ngồi bên cửa sổ, cầm bút chấm mực, vừa nghĩ vừa viết.
Vi Ngạn say rồi, cứ coi Nguyên Diệu là Dạ Lai, ôm chặt không buông.
“Đan Dương, đừng có làm loạn.” Nguyên Diệu rất tức giận đẩy Vi Ngạn ra, nhưng hắn lại dính vào. Hai người giằng co, làm đổ cả nghiên mực.
Dạ Lai nhẹ nhàng nói: “Nô gia đưa Vi công tử vào trong nghỉ nhé, để không làm phiền Nguyên công tử.”
Nguyên Diệu nói: “Cậy cảm ơn cô nương Dạ Lai.”
Nguyên Diệu và Dạ Lai cùng kéo Vi Ngạn say khướt vào trong. Dạ Lai ở lại chăm sóc Vi Ngạn, Nguyên Diệu ra ngoài tiếp tục viết thơ. Khi Nguyên Diệu rời gian trong, chợt nhìn thấy dưới váy cam của Dạ Lai dường như có một cái đuôi lông xù.
Nguyên Diệu vội vàng dụi mắt, nhìn lại lần nữa thì không thấy gì.
Dạ Lai quỳ bên cạnh Vi Ngạn, nói với Nguyên Diệu: “Nguyên công tử sao vậy?”
“Không, không có gì.” Nguyên Diệu vội lui ra. Sao Dạ Lai lại có đuôi? Chắc chắn là hắn nhìn nhầm rồi.
Domain.com đổi tên miền thành Domain.tv