Tâm Ở Hi Viên
Chương 2
Cuối cùng ta cũng chờ được đến lượt mình. Khi nhìn thấy ta chủ quản vội vàng bước đến chúc mừng ta trở thành là vị khách thứ 100. Mọi chuyện sau đó y như ta dự tính. Trước mặt nhiều người như vậy, nếu thể hiện lộ liễu quá thì mọi người sẽ nghi ngờ, ta liền vờ như rất bất ngờ.
Thật ra, ta cũng không phải muốn lừa gạt mọi người nhưng cơ hội này tình cờ đến với ta, lại là thứ ta thích nhất, làm sao ta nỡ lòng từ bỏ được. Nhìn vẻ mặt tiếc hận của mọi người, ta cũng thấy hơi chột dạ. Thời khắc này, ta cảm thấy như mình không làm gì cũng khiến người khác ngưỡng mộ vì sự may mắn của mình. Nhưng ta có hơi áp lực một chút, ta thực sự không quen nhận được nhiều sự chú ý như vậy.
Sau khi nhận được phần thưởng từ chưởng quầy, theo quy tắc của Thanh Mai Lâu, ta phải để lại tên để nhận được một thẻ bài khắc tên của mình, làm vậy để cho mọi người biết ta là khách hàng may mắn thứ 100 nhân kỷ niệm sinh thần Thanh Mai Lâu. Ta bước ra khỏi Thanh Mai Lâu với tâm trạng cực kì vui vẻ.
Ta nhớ lại mấy phút trước, khi chưởng quầy tuyên bố ta là khách hàng thứ 100, dù đã biết trước kết quả, ta vẫn không kìm dược lòng vui vẻ. Thật lòng, đây là lần đầu trong đời ta nhận được một phần thưởng từ người khác, cũng là lần đầu trong đời ta được nhiều người ngưỡng mộ như vậy. Dù rằng điểm khác biệt rất lớn của nó với danh dự mà tỷ tỷ hay muội muội ta nhận được chính là phần thưởng này có phần không thật. Dù là giải thưởng may mắn nhưng nó không hề liên quan gì tới may mắn của ta, cũng không liên quan tới bất kỳ loại tài năng nào đáng ngưỡng mộ của ta, mà chỉ thể hiện sự toan tính, không trung thực của ta.
Ta vừa tự có một cuộc đối thoại với lương tâm của mình về sự chính trực hay gian dối của bản thân, vừa bước ra khỏi Thanh Mai Lâu. Trong lúc thất thần, vô ý bị ai đó đụng trúng, cả người ta ngã về phía sau, hộp bánh phần thưởng từ Thanh Mai Lâu vậy mà lại vụt khỏi tay ta, bay lên không trung rồi rớt phịch xuống đất. Tình cảnh thê thảm như vậy ta không nỡ nhìn thẳng.
May mắn là chỉ rơi mất một hộp, còn một hộp muội muội ta đang cầm trên tay. Trong khoảnh khắc đó, ta chợt nghĩ, đúng là phần thưởng nhận được từ cách không chính đáng sẽ không thể lâu bền. Ta bị ngã xuống đất, mông ê ẩm, quần áo xộc xệch, lại thất thần trong một lúc. Đúng lúc đó, một bàn tay chìa ra trước mặt ta, ta ngẩng mặt lên thì thấy trước mặt mình là một vị công tử trông có vẻ là con nhà gia giáo, quyền thế. Phút chốc ánh mắt ta và chàng chạm nhau, trái tim ta như lỡ một nhịp.
Nam tử y phục màu thiên thanh, được may từ loại vải thượng hạng, mái tóc một nửa được búi lên cao, một nửa lại thả xuống, tự do mà lại theo quy luật, ít nhất tóc không bay tán loạn như của ta... Lượt bớt một ngàn từ miêu tả nhan sắc cùng khí chất của nam tử trước mặt, ta ngại ngùng cầm tay chàng đứng dậy.
Ta vừa phủi phủi ống tay áo, chỉnh trang lại y phục của mình, vừa nhìn lại hộp bánh phiên bản đặc biệt từ Thanh Mai Lâu vừa bị rơi xuống trước đó. Phần tinh túy nhất của chiếc bánh là phần nhân bánh làm từ rượu hoa mai bị chảy cả ra ngoài. Lòng ta đau như cắt, đôi mắt ngấn lệ nhìn chằm chằm vào một phần bánh lớn bị vung vãi ra một khoảng khá xa, như minh chứng cho việc cả ta và chúng vừa bị người ta xô ngã. Vị công tử trước mắt thấy ta hồi lâu không lên tiếng, bèn hắng giọng một tiếng: “cô nương không sao chứ. Thật ngại quá, là thư đồng của ta đi đứng không cẩn thận, đụng ngã cô nương. Phần bánh này ta sẽ mua lại đền cho cô vậy.”
Ta cố gắng tạo ra âm thanh với cuống họng khô khốc của mình, nhỏ giọng nói:”Ta không sao. Ta không trách huynh hay thư đồng của huynh. Huynh cũng không cần phải đền cho ta. Phần bánh này e là khó mà mua lại được. Là thế này, đây là phần thưởng ta nhận được từ Thanh Mai Lâu, số lượng có hạn, hôm nay họ chỉ bán 150 phần. Nếu không thể xếp hàng trước e là khó mà mua được. Không sao đâu, dù sao chỉ là một phần bánh thôi mà. Ta không muốn gây phiền phức cho huynh.”
Gương mặt huynh ấy đanh lại, chau mày như đang trầm tư suy nghĩ. Quả thật từ cái nhìn của đa số mọi người, người bị mất đi phần thưởng quý giá là ta, vậy mà lại cho là ta sẽ gây phiền phức cho người khác. Suy nghĩ này của ta thật không bình thường lắm.
Ta ngồi xuống quan sát hộp bánh như đang làm một cuộc thí nghiệm quan trọng, sau đó nhờ thư đồng dọn dẹp lại những thứ ta đã làm rơi. Nhìn mọi thứ đã được dọn dẹp sạch sẽ, lúc này một phần trong trái tim ta cũng hoàn toàn mất ta một tia hy vọng cuối cùng. Dù tiếc nuối nhưng ta cũng cảm thấy an lòng hơn khi cuối cùng không ăn mẫu bánh không chính đáng đó. Đúng là những thứ như vậy không thể bền lâu được.
Vị nam tử hồi lâu không lên tiếng, ta cũng quên mắt sự tồn tại của chàng. Ta ngước nhìn huynh ấy, để ý thư đồng sau lưng huynh ấy một chút. Trông khá gầy, cứ như một bộ xương di động ấy. Mà cũng không hẳn, trông vậy nhưng cũng không phải thư sinh yếu đuối, chỉ là lúc này người đó gương mặt thể hiện rõ sự lo lắng, mồ hôi tuôn như tắm, mắt không dám nhìn thẳng chủ tử của mình. Ta chợt nhớ ra người đụng phải ta khi nãy, chắc là người này.
Ta lại lên tiếng: ”Huynh không cần lo lắng. Ta rất ổn. Nếu huynh có việc xin cứ đi trước. Ta không sao.”
Vị công tử này vậy mà lại im lặng, ánh mắt lạnh như băng nhìn ta. Quả thật ta rất ngại, ta chưa bao giờ tiếp xúc với vị nam tử nào trong khoảng cách gần như vậy. Ánh nhìn của huynh ấy tuy lạnh lùng, thâm trầm, khiến ta không hiểu nổi suy nghĩ trong đầu huynh ấy, nhưng lại khiến ta không cưỡng lại được muốn quan sát huynh ấy nhiều thêm một chút. Trái tim ta trong phút chốc như bị một chiếc búa nện thật mạnh vào, không thở nổi, khuôn mặt không khỏi đỏ lên một tí.
Sau một hồi im lặng trầm tư, huynh ấy lên tiếng: “Dù sao đây cũng là lỗi của ta, chi bằng ta mời cô nương ăn một bữa ở tửu lâu gần đây để tạ lỗi. Tuy rằng không bằng được món tráng miệng của Thanh Mai Lâu nhưng cũng khá nổi tiếng. Đôi mắt huynh ấy tuy rằng có phần lạnh lùng nhưng lại chuyên chú nhìn vào ta, cứ như không cho ta nói lời từ chối. Nghĩ kĩ lại dù sao người bị tổn thất là ta, người ta muốn bồi thường dại gì lại không muốn nhận.
...
Ta đi sau huynh ấy, chậm rãi bước đến Túy Hoa Lâu. Bình thường tốc độ đi bộ của ta khá chậm, đến mẫu thân hay tiểu muội ta đều phàn nàn ta đi quá chậm. Thế mà hôm nay, khi đi cùng huynh ấy, ta lại cảm thấy khá thoải mái, không cần phải chú ý nhiều đến tốc độ hay cố gắng bước nhanh hơn. Ta có ảo giác như huynh ấy đang cố gắng bước chậm lại vì ta.
Vì Túy Hoa Lâu khá gần, nên dù trên suốt chặng đường chúng ta đều im lặng, ta cũng không cảm thấy bầu không khí quá ngột ngạt. Khi chưởng quầy nhìn thấy chúng ta, ông ấy cư xử vô cùng lễ độ, cung kính. Ta đoán chắc thân phận của vị nam tử trước mặt ta cũng không hề tầm thường. Khi ta chìm vào suy nghĩ của riêng mình, tiểu nhị đã đưa chúng ta đến một nhã gian. Huynh ấy kéo ghế mời ta ngồi xuống, hỏi ta muốn dùng món gì, có yêu cầu đặc biệt gì hay món gì không thể ăn được không.
Ta thật ra rất dễ ăn, chỉ không ăn được những món quá cay hay quá dầu mỡ. Ta cũng không thích uống rượu, nói đúng hơn là không biết. Huynh ấy giới thiệu với ta những món ăn nổi tiếng ở đây chủ yếu là món nướng. Điểm đặc biệt của Túy Hoa Lâu như cái tên của nó là dù là món nướng nhưng lại được chế biến rất tinh tế, thanh đạm, cực kỳ phù hợp với các tiểu cô nương như ta. Ta thầm nghĩ, chưa xuất giá cũng được xem là tiểu cô nương nhỉ.
Thông thường, họ sẽ ninh xương heo và xương bò trên bếp cùng ít hương rượu ủ hoa đặc biệt của Túy Hoa Lâu rồi lấy nước dùng hòa cùng các loại nguyên liệu đặc biệt tạo thành một loại sốt với hương vị đậm đà nhưng lại thanh nhã.
Các loại rau củ theo mùa được thu hoạch trong ngày vô cùng tươi ngon nướng cùng các loại hải sản trên lửa nóng, phết nước sốt đặc biệt lên trên, khi nướng vang lên âm thanh tanh tách của mỡ và nước sốt lăn tăn, một phần thấm vào phần thịt, một phần rơi xuống bếp củi, loại bỏ bớt phần mỡ thừa, tạo ra một món hải sản nướng đậm vị và tinh tế. Món ăn thường được dùng kèm với rượu hoa, nhưng huynh ấy nói nếu ta không biết uống rượu có thể thay bằng trà ủ rượu hoa.
Là trà sau khi thu hoạch và phơi khô bán phần, được sao cách thủy với rượu hoa để trà đẫm hương rượu rồi được pha cùng nước ấm ở nhiệt độ thích hợp sao cho trà không mất đi hương rượu. Điểm đặc biệt nhất là trà và hoa này được thu hoạch định kỳ ở một vùng trồng trà nổi tiếng trên núi Linh Sơn, ngọn núi mang đầy tiên khí trong truyền thuyết.
Ta nghe huynh ấy miêu tả một hồi mà lòng đứng ngồi không yên, ta rất muốn ăn thử, uống thử tất cả những món huynh ấy nói, tuy rằng dạ dày ta không được lớn cho lắm.
Sau một tuần trà, cuối cùng món ăn đã được dọn lên. Ta nhìn tất cả những món trên bàn mà hơi hoảng. Một bàn thức ăn nhiều gấp mấy lần tưởng tượng của ta. Ngoài những món đã được gọi, bọn ta còn được tặng thêm một món tráng miệng.
Ta chợt nghĩ, dạo này thành Trường An món tráng miệng phải nói là cực kỳ nổi. Các trà lâu, tửu lâu, cửa hiệu từ nhỏ đến lớn thay nhau ra món mới để thu hút khách hàng. Một trong những lí do chủ yếu chính là vì sự phát triển mạnh mẽ của các món ngọt ở Thanh Mai Lâu. Quả thật sức ảnh hưởng này thật đáng ngưỡng mộ.
Trong suốt bữa ăn, ta và huynh ấy đều như đã đạt được thỏa thuận ngầm. Ngoại trừ lúc huynh ấy mời ta ăn và khi hỏi ta cảm nhận về món ăn thì chúng ta không hề nói bất kỳ câu gì với nhau. Ta nghĩ cả hai chúng ta đều có thói quen giống nhau, lúc ăn chỉ tập trung ăn, không nói chuyện. Đôi lúc, trong bữa ăn, ta có lén nhìn lên huynh ấy mấy lần.
Khí khái của người này làm ta có ảo giác cho dù có chuyện gì xảy ra, huynh ấy đều có thể giữ được sự điềm tĩnh vốn có. Mỗi khi huynh ấy ngước xuống, đôi mi mắt như nhắm lại, lông mi dài và cong, thanh thoát như nữ tử. Thế nhưng đừng hiểu lầm ý ta, vì đôi mày rậm và sắc của huynh ấy lại mang đến cảm nhận hoàn toàn khác. Nhìn bề ngoài thì thấy huynh ấy nhã nhặn, lễ độ là thế, nhưng ta cảm giác bên trong lại như một loài mãnh thú mạnh mẽ nhưng lạnh lùng.
Ta chăm chú nhìn huynh ấy đến thất thần chưa kịp thu hồi tầm mắt thì đôi mắt huynh ấy lại nhìn lên, ánh mắt chạm vào mắt ta. Ta như muốn hóa thành một tảng đá để không cần phải đối diện với tình thế ngượng ngùng thế này. Ta vội vàng cụp mắt, lúc nhìn lên lần nữa thì phát hiện một nụ cười nhếch mép trên khóe môi của huynh ấy, tựa hồ đang cố kiềm nén, lại nhanh chóng biến mất.
Ta thấy huynh ấy thì thầm gì đó bên tai thư đồng của mình rồi người kia mau chóng rời đi. Từ lúc người kia gây lỗi đến giờ ta chưa hề thấy huynh ấy mắng chửi hay ra lệnh người kia phải đền bù bao giờ. Cái cách huynh ấy không trách mắng thư đồng của mình khiến ta hơi ấn tượng, lòng ta lại ấm áp hơn một tí.
Ở thời đại này, các cô nương đều bị mặc định muốn gả chồng thì phải thuộc tam tòng tứ đức, cầm kỳ thi họa. Để làm khó bọn ta, họ còn tạo ra các cuộc thi thố tài năng để kiểm tra tài học xem bọn ta đã đủ tư cách gả đi chưa. Các tiểu cô nương không thể trở thành một viên minh châu lấp lánh nếu không được gọt giũa cẩn thận. Ta không quan tâm đến mấy cái tước hiệu này lắm, nhưng khi nhìn thấy phong thái của huynh ấy, ta lại nghĩ như thế nào mới có đủ tư cách làm nương tử huynh ấy nhỉ.
Con người ta có rất nhiều khuyết điểm nhưng tính xấu nhất chính là thích suy nghĩ, tưởng tượng miên man. Ta không vào tai bất cứ điều gì huynh ấy đang nói, câu duy nhất ta nghe được là tiếng huynh ấy gọi “cô nương”. Ta ngượng quá đành nhỏ giọng hỏi lại: ”Xin lỗi, khi nãy huynh vừa nói gì?”
Huynh ấy hắng giọng rồi nói: “Là vầy, từ lúc chúng ta gặp nhau đến giờ ta chỉ gọi cô nương là cô nương cũng hơi thất lễ. Nên ta mạn phép hỏi cao danh quý tánh của cô nương, chẳng hay ta nên xưng hô với cô nương như thế nào?… Ta họ Minh tên Tử Kỳ, cô có thể gọi ta là Tử Kỳ”
“Minh Tử Kỳ…” ta lẩm nhẩm trong lòng, quả là một cái tên hay: Minh trong sáng suốt, trí tuệ. Kỳ trong kỳ tài. Cái tên này rất hợp với huynh ấy.
“Ta tên Hoa Chân Tâm. Huynh cứ gọi ta là Hoa cô nương.” Ta nói đoạn ngước lên nhìn kỹ huynh ấy thì nghe huynh ấy tiếp lời:
— “Ta sống ở Trường An đã lâu, cũng xem là người bản địa, thế nhưng nhìn cô nương không giống người ở đây lắm. Cô nương từ nơi khác đến sao?”
Ta thật ra cùng cha và nương chuyển đến đây cũng hơn 10 năm rồi. Nhưng sở dĩ huynh ấy nghĩ ta là người vùng khác cũng dễ hiểu. Cha nương ta từ nhỏ đã luôn nói với ta rằng thế gian này đầy rẫy người xấu, thân là một tiểu thư không nên xuất đầu lộ diện, như vậy sẽ ảnh hưởng đến danh tiết. Suốt một thời gian dài ta đã tin là vậy khiến ta khẩu âm của ta không dễ gì biến đổi cho giống người bản địa, khác hoàn toàn với tỷ tỷ ta vốn giỏi giang, học một tí là nhớ. Muội muội ta vốn không chịu ngồi yên, đương nhiên là có rất nhiều bằng hữu, khẩu âm của con bé là giống người dân nơi này nhất.
Thật ra còn một lí do khác khiến ta càng thêm sợ hãi ra ngoài. Có một hôm tình cờ lẻn ra khỏi phủ, trong một góc phố vắng vẻ cách nhà ta một con đường, ta thấy một người ăn xin đang ngồi tựa vách tường. Ta có hơi sợ hãi nhưng thấy thúc ấy ôm bụng như đã mấy ngày chưa ăn gì, ta động lòng trắc ẩn mua một cái màn thầu đem tới cho thúc ấy.
Thế mà khi ta lại gần đưa bánh thì bị thúc ấy kéo một cái ngã nhào. Cả người thúc ấy như lên cơn động kinh, liên tục bóp cổ ta, còn lẩm bẩm: “Con ác phụ độc ác này, dám hạ độc thủ với ta, mày phải chết.” Ta hốt hoảng vung tay lung tung, sờ được một cục gạch nhỏ ném vào mặt thúc ấy. Chỉ nghe tiếng thúc ấy la lên đau đớn rồi bụm một bên mắt lại. Ta nhân cơ hội chạy trối chết. Từ đó ta luôn trốn trong nhà, luôn cảnh giác với cửa sổ. Ta sợ sẽ có cái gì đó từ khung cửa thò ra bóp cổ mình.
Ký ức ngày nhỏ lướt nhanh qua dòng suy tưởng. Phải một lúc ta mới nhớ ra khi nãy chưa trả lời câu hỏi của huynh ấy: “Gia phụ từ nơi khác chuyển kinh thành 10 năm trước, nhưng ta vì một số lý do mà rất ít khi ra ngoài nên khẩu âm vùng miền không thể nào thay đổi được. Huynh biết đó, nữ tử thời này luôn bị trói buộc với rất nhiều lễ giáo.”
“Lời của Hoa cô nương nói cũng không sai. Nam nhi bọn ta tuy không bị ràng buộc nhiều thứ như nữ nhi, nhưng luôn mang trên vai trách nhiệm gia tộc, gánh nặng với quê hương. Vừa phải giỏi văn, vừa phải giỏi võ, vừa phải làm trụ cột gia đình. Xã hội đã thế, ai cũng có khó khăn của mình…
Đôi khi ta chỉ ước mình không là ai cả, không cần gánh những trách nhiệm như vậy, có thể tự do làm điều mình thích, yêu người mình muốn. Nương tử của ta sau này không cần chịu khổ, cũng không cần gánh nhiều trách nhiệm như ta.”
Ta nghe huynh ấy nói mà ngẩn ngơ, trong lòng thầm ngưỡng mộ nương tử tương lai của huynh ấy. Phải nói, với những người đàn ông ở thời đại này, quan niệm phụ nữ chỉ là công cụ sinh đẻ hay quản lý gia trạch là lẽ thường tình. Hiếm người đàn ông nào lại trân trọng nương tử của mình được như huynh ấy.
“Thật ngưỡng mộ vị cô nương sẽ trở thành nương tử của huynh” Câu nói vừa dứt, ta bỗng nhận ra mình thất thố. Câu nói ám muội như vậy cũng dám nói. Xấu hổ, quá xấu hổ rồi. Gương mặt bỗng chốc ửng hồng.
Dù đã cố gắng nghĩ đến chuyện khác, tự thuyết phục mình rằng việc này cũng bình thường thôi thế nhưng mọi nỗ lực của ta đều vô ích. Ta vờ rằng câu nói đó không phải của mình, mặt không đỏ, tim không đập ngẩng mặt nhìn huynh ấy cố nặn ra một nụ cười giả tạo.
Đôi mắt huynh ấy nhìn ta chằm chằm như đang âm thầm đánh giá hay cố hiểu xem rốt cuộc ta còn có bộ mặt nào khác. Ta có phần hơi sợ ánh mắt này. Nó làm ta nghĩ đến tình tiết ta đã đọc trong một quyển thoại bản văn học phương Tây về tập tục xem mắt, chọn vợ.
Thông thường, họ thường tổ chức các buổi vũ hội để các chàng trai và gia đình của họ chọn ra một nàng dâu lý tưởng. Họ sẽ không ngừng quan sát, đánh giá để tìm ra một cô gái hội đủ tiêu chí để làm vợ. Ngược lại các cô gái cũng làm mọi cách để gây sự chú ý, mong được gả vào một gia đình danh giá. Nếu ta được tham gia các kiểu vũ hội như thế, ta sẽ cố trở thành một con tắc kè, bám sát vào tường và hóa thạch.
May mắn thay bầu không khí ngượng ngùng kiểu này không kéo dài bao lâu thì thư đồng của huynh ấy về đến, trên tay còn cầm một chiếc hộp vô cùng nâng niu, trân trọng. Ta nhìn sơ qua liền biết đây là hộp bánh của Thanh Mai Lâu, không thể lẫn đi đâu được.
Thật ra, ta cũng không phải muốn lừa gạt mọi người nhưng cơ hội này tình cờ đến với ta, lại là thứ ta thích nhất, làm sao ta nỡ lòng từ bỏ được. Nhìn vẻ mặt tiếc hận của mọi người, ta cũng thấy hơi chột dạ. Thời khắc này, ta cảm thấy như mình không làm gì cũng khiến người khác ngưỡng mộ vì sự may mắn của mình. Nhưng ta có hơi áp lực một chút, ta thực sự không quen nhận được nhiều sự chú ý như vậy.
Sau khi nhận được phần thưởng từ chưởng quầy, theo quy tắc của Thanh Mai Lâu, ta phải để lại tên để nhận được một thẻ bài khắc tên của mình, làm vậy để cho mọi người biết ta là khách hàng may mắn thứ 100 nhân kỷ niệm sinh thần Thanh Mai Lâu. Ta bước ra khỏi Thanh Mai Lâu với tâm trạng cực kì vui vẻ.
Ta nhớ lại mấy phút trước, khi chưởng quầy tuyên bố ta là khách hàng thứ 100, dù đã biết trước kết quả, ta vẫn không kìm dược lòng vui vẻ. Thật lòng, đây là lần đầu trong đời ta nhận được một phần thưởng từ người khác, cũng là lần đầu trong đời ta được nhiều người ngưỡng mộ như vậy. Dù rằng điểm khác biệt rất lớn của nó với danh dự mà tỷ tỷ hay muội muội ta nhận được chính là phần thưởng này có phần không thật. Dù là giải thưởng may mắn nhưng nó không hề liên quan gì tới may mắn của ta, cũng không liên quan tới bất kỳ loại tài năng nào đáng ngưỡng mộ của ta, mà chỉ thể hiện sự toan tính, không trung thực của ta.
Ta vừa tự có một cuộc đối thoại với lương tâm của mình về sự chính trực hay gian dối của bản thân, vừa bước ra khỏi Thanh Mai Lâu. Trong lúc thất thần, vô ý bị ai đó đụng trúng, cả người ta ngã về phía sau, hộp bánh phần thưởng từ Thanh Mai Lâu vậy mà lại vụt khỏi tay ta, bay lên không trung rồi rớt phịch xuống đất. Tình cảnh thê thảm như vậy ta không nỡ nhìn thẳng.
May mắn là chỉ rơi mất một hộp, còn một hộp muội muội ta đang cầm trên tay. Trong khoảnh khắc đó, ta chợt nghĩ, đúng là phần thưởng nhận được từ cách không chính đáng sẽ không thể lâu bền. Ta bị ngã xuống đất, mông ê ẩm, quần áo xộc xệch, lại thất thần trong một lúc. Đúng lúc đó, một bàn tay chìa ra trước mặt ta, ta ngẩng mặt lên thì thấy trước mặt mình là một vị công tử trông có vẻ là con nhà gia giáo, quyền thế. Phút chốc ánh mắt ta và chàng chạm nhau, trái tim ta như lỡ một nhịp.
Nam tử y phục màu thiên thanh, được may từ loại vải thượng hạng, mái tóc một nửa được búi lên cao, một nửa lại thả xuống, tự do mà lại theo quy luật, ít nhất tóc không bay tán loạn như của ta... Lượt bớt một ngàn từ miêu tả nhan sắc cùng khí chất của nam tử trước mặt, ta ngại ngùng cầm tay chàng đứng dậy.
Ta vừa phủi phủi ống tay áo, chỉnh trang lại y phục của mình, vừa nhìn lại hộp bánh phiên bản đặc biệt từ Thanh Mai Lâu vừa bị rơi xuống trước đó. Phần tinh túy nhất của chiếc bánh là phần nhân bánh làm từ rượu hoa mai bị chảy cả ra ngoài. Lòng ta đau như cắt, đôi mắt ngấn lệ nhìn chằm chằm vào một phần bánh lớn bị vung vãi ra một khoảng khá xa, như minh chứng cho việc cả ta và chúng vừa bị người ta xô ngã. Vị công tử trước mắt thấy ta hồi lâu không lên tiếng, bèn hắng giọng một tiếng: “cô nương không sao chứ. Thật ngại quá, là thư đồng của ta đi đứng không cẩn thận, đụng ngã cô nương. Phần bánh này ta sẽ mua lại đền cho cô vậy.”
Ta cố gắng tạo ra âm thanh với cuống họng khô khốc của mình, nhỏ giọng nói:”Ta không sao. Ta không trách huynh hay thư đồng của huynh. Huynh cũng không cần phải đền cho ta. Phần bánh này e là khó mà mua lại được. Là thế này, đây là phần thưởng ta nhận được từ Thanh Mai Lâu, số lượng có hạn, hôm nay họ chỉ bán 150 phần. Nếu không thể xếp hàng trước e là khó mà mua được. Không sao đâu, dù sao chỉ là một phần bánh thôi mà. Ta không muốn gây phiền phức cho huynh.”
Gương mặt huynh ấy đanh lại, chau mày như đang trầm tư suy nghĩ. Quả thật từ cái nhìn của đa số mọi người, người bị mất đi phần thưởng quý giá là ta, vậy mà lại cho là ta sẽ gây phiền phức cho người khác. Suy nghĩ này của ta thật không bình thường lắm.
Ta ngồi xuống quan sát hộp bánh như đang làm một cuộc thí nghiệm quan trọng, sau đó nhờ thư đồng dọn dẹp lại những thứ ta đã làm rơi. Nhìn mọi thứ đã được dọn dẹp sạch sẽ, lúc này một phần trong trái tim ta cũng hoàn toàn mất ta một tia hy vọng cuối cùng. Dù tiếc nuối nhưng ta cũng cảm thấy an lòng hơn khi cuối cùng không ăn mẫu bánh không chính đáng đó. Đúng là những thứ như vậy không thể bền lâu được.
Vị nam tử hồi lâu không lên tiếng, ta cũng quên mắt sự tồn tại của chàng. Ta ngước nhìn huynh ấy, để ý thư đồng sau lưng huynh ấy một chút. Trông khá gầy, cứ như một bộ xương di động ấy. Mà cũng không hẳn, trông vậy nhưng cũng không phải thư sinh yếu đuối, chỉ là lúc này người đó gương mặt thể hiện rõ sự lo lắng, mồ hôi tuôn như tắm, mắt không dám nhìn thẳng chủ tử của mình. Ta chợt nhớ ra người đụng phải ta khi nãy, chắc là người này.
Ta lại lên tiếng: ”Huynh không cần lo lắng. Ta rất ổn. Nếu huynh có việc xin cứ đi trước. Ta không sao.”
Vị công tử này vậy mà lại im lặng, ánh mắt lạnh như băng nhìn ta. Quả thật ta rất ngại, ta chưa bao giờ tiếp xúc với vị nam tử nào trong khoảng cách gần như vậy. Ánh nhìn của huynh ấy tuy lạnh lùng, thâm trầm, khiến ta không hiểu nổi suy nghĩ trong đầu huynh ấy, nhưng lại khiến ta không cưỡng lại được muốn quan sát huynh ấy nhiều thêm một chút. Trái tim ta trong phút chốc như bị một chiếc búa nện thật mạnh vào, không thở nổi, khuôn mặt không khỏi đỏ lên một tí.
Sau một hồi im lặng trầm tư, huynh ấy lên tiếng: “Dù sao đây cũng là lỗi của ta, chi bằng ta mời cô nương ăn một bữa ở tửu lâu gần đây để tạ lỗi. Tuy rằng không bằng được món tráng miệng của Thanh Mai Lâu nhưng cũng khá nổi tiếng. Đôi mắt huynh ấy tuy rằng có phần lạnh lùng nhưng lại chuyên chú nhìn vào ta, cứ như không cho ta nói lời từ chối. Nghĩ kĩ lại dù sao người bị tổn thất là ta, người ta muốn bồi thường dại gì lại không muốn nhận.
...
Ta đi sau huynh ấy, chậm rãi bước đến Túy Hoa Lâu. Bình thường tốc độ đi bộ của ta khá chậm, đến mẫu thân hay tiểu muội ta đều phàn nàn ta đi quá chậm. Thế mà hôm nay, khi đi cùng huynh ấy, ta lại cảm thấy khá thoải mái, không cần phải chú ý nhiều đến tốc độ hay cố gắng bước nhanh hơn. Ta có ảo giác như huynh ấy đang cố gắng bước chậm lại vì ta.
Vì Túy Hoa Lâu khá gần, nên dù trên suốt chặng đường chúng ta đều im lặng, ta cũng không cảm thấy bầu không khí quá ngột ngạt. Khi chưởng quầy nhìn thấy chúng ta, ông ấy cư xử vô cùng lễ độ, cung kính. Ta đoán chắc thân phận của vị nam tử trước mặt ta cũng không hề tầm thường. Khi ta chìm vào suy nghĩ của riêng mình, tiểu nhị đã đưa chúng ta đến một nhã gian. Huynh ấy kéo ghế mời ta ngồi xuống, hỏi ta muốn dùng món gì, có yêu cầu đặc biệt gì hay món gì không thể ăn được không.
Ta thật ra rất dễ ăn, chỉ không ăn được những món quá cay hay quá dầu mỡ. Ta cũng không thích uống rượu, nói đúng hơn là không biết. Huynh ấy giới thiệu với ta những món ăn nổi tiếng ở đây chủ yếu là món nướng. Điểm đặc biệt của Túy Hoa Lâu như cái tên của nó là dù là món nướng nhưng lại được chế biến rất tinh tế, thanh đạm, cực kỳ phù hợp với các tiểu cô nương như ta. Ta thầm nghĩ, chưa xuất giá cũng được xem là tiểu cô nương nhỉ.
Thông thường, họ sẽ ninh xương heo và xương bò trên bếp cùng ít hương rượu ủ hoa đặc biệt của Túy Hoa Lâu rồi lấy nước dùng hòa cùng các loại nguyên liệu đặc biệt tạo thành một loại sốt với hương vị đậm đà nhưng lại thanh nhã.
Các loại rau củ theo mùa được thu hoạch trong ngày vô cùng tươi ngon nướng cùng các loại hải sản trên lửa nóng, phết nước sốt đặc biệt lên trên, khi nướng vang lên âm thanh tanh tách của mỡ và nước sốt lăn tăn, một phần thấm vào phần thịt, một phần rơi xuống bếp củi, loại bỏ bớt phần mỡ thừa, tạo ra một món hải sản nướng đậm vị và tinh tế. Món ăn thường được dùng kèm với rượu hoa, nhưng huynh ấy nói nếu ta không biết uống rượu có thể thay bằng trà ủ rượu hoa.
Là trà sau khi thu hoạch và phơi khô bán phần, được sao cách thủy với rượu hoa để trà đẫm hương rượu rồi được pha cùng nước ấm ở nhiệt độ thích hợp sao cho trà không mất đi hương rượu. Điểm đặc biệt nhất là trà và hoa này được thu hoạch định kỳ ở một vùng trồng trà nổi tiếng trên núi Linh Sơn, ngọn núi mang đầy tiên khí trong truyền thuyết.
Ta nghe huynh ấy miêu tả một hồi mà lòng đứng ngồi không yên, ta rất muốn ăn thử, uống thử tất cả những món huynh ấy nói, tuy rằng dạ dày ta không được lớn cho lắm.
Sau một tuần trà, cuối cùng món ăn đã được dọn lên. Ta nhìn tất cả những món trên bàn mà hơi hoảng. Một bàn thức ăn nhiều gấp mấy lần tưởng tượng của ta. Ngoài những món đã được gọi, bọn ta còn được tặng thêm một món tráng miệng.
Ta chợt nghĩ, dạo này thành Trường An món tráng miệng phải nói là cực kỳ nổi. Các trà lâu, tửu lâu, cửa hiệu từ nhỏ đến lớn thay nhau ra món mới để thu hút khách hàng. Một trong những lí do chủ yếu chính là vì sự phát triển mạnh mẽ của các món ngọt ở Thanh Mai Lâu. Quả thật sức ảnh hưởng này thật đáng ngưỡng mộ.
Trong suốt bữa ăn, ta và huynh ấy đều như đã đạt được thỏa thuận ngầm. Ngoại trừ lúc huynh ấy mời ta ăn và khi hỏi ta cảm nhận về món ăn thì chúng ta không hề nói bất kỳ câu gì với nhau. Ta nghĩ cả hai chúng ta đều có thói quen giống nhau, lúc ăn chỉ tập trung ăn, không nói chuyện. Đôi lúc, trong bữa ăn, ta có lén nhìn lên huynh ấy mấy lần.
Khí khái của người này làm ta có ảo giác cho dù có chuyện gì xảy ra, huynh ấy đều có thể giữ được sự điềm tĩnh vốn có. Mỗi khi huynh ấy ngước xuống, đôi mi mắt như nhắm lại, lông mi dài và cong, thanh thoát như nữ tử. Thế nhưng đừng hiểu lầm ý ta, vì đôi mày rậm và sắc của huynh ấy lại mang đến cảm nhận hoàn toàn khác. Nhìn bề ngoài thì thấy huynh ấy nhã nhặn, lễ độ là thế, nhưng ta cảm giác bên trong lại như một loài mãnh thú mạnh mẽ nhưng lạnh lùng.
Ta chăm chú nhìn huynh ấy đến thất thần chưa kịp thu hồi tầm mắt thì đôi mắt huynh ấy lại nhìn lên, ánh mắt chạm vào mắt ta. Ta như muốn hóa thành một tảng đá để không cần phải đối diện với tình thế ngượng ngùng thế này. Ta vội vàng cụp mắt, lúc nhìn lên lần nữa thì phát hiện một nụ cười nhếch mép trên khóe môi của huynh ấy, tựa hồ đang cố kiềm nén, lại nhanh chóng biến mất.
Ta thấy huynh ấy thì thầm gì đó bên tai thư đồng của mình rồi người kia mau chóng rời đi. Từ lúc người kia gây lỗi đến giờ ta chưa hề thấy huynh ấy mắng chửi hay ra lệnh người kia phải đền bù bao giờ. Cái cách huynh ấy không trách mắng thư đồng của mình khiến ta hơi ấn tượng, lòng ta lại ấm áp hơn một tí.
Ở thời đại này, các cô nương đều bị mặc định muốn gả chồng thì phải thuộc tam tòng tứ đức, cầm kỳ thi họa. Để làm khó bọn ta, họ còn tạo ra các cuộc thi thố tài năng để kiểm tra tài học xem bọn ta đã đủ tư cách gả đi chưa. Các tiểu cô nương không thể trở thành một viên minh châu lấp lánh nếu không được gọt giũa cẩn thận. Ta không quan tâm đến mấy cái tước hiệu này lắm, nhưng khi nhìn thấy phong thái của huynh ấy, ta lại nghĩ như thế nào mới có đủ tư cách làm nương tử huynh ấy nhỉ.
Con người ta có rất nhiều khuyết điểm nhưng tính xấu nhất chính là thích suy nghĩ, tưởng tượng miên man. Ta không vào tai bất cứ điều gì huynh ấy đang nói, câu duy nhất ta nghe được là tiếng huynh ấy gọi “cô nương”. Ta ngượng quá đành nhỏ giọng hỏi lại: ”Xin lỗi, khi nãy huynh vừa nói gì?”
Huynh ấy hắng giọng rồi nói: “Là vầy, từ lúc chúng ta gặp nhau đến giờ ta chỉ gọi cô nương là cô nương cũng hơi thất lễ. Nên ta mạn phép hỏi cao danh quý tánh của cô nương, chẳng hay ta nên xưng hô với cô nương như thế nào?… Ta họ Minh tên Tử Kỳ, cô có thể gọi ta là Tử Kỳ”
“Minh Tử Kỳ…” ta lẩm nhẩm trong lòng, quả là một cái tên hay: Minh trong sáng suốt, trí tuệ. Kỳ trong kỳ tài. Cái tên này rất hợp với huynh ấy.
“Ta tên Hoa Chân Tâm. Huynh cứ gọi ta là Hoa cô nương.” Ta nói đoạn ngước lên nhìn kỹ huynh ấy thì nghe huynh ấy tiếp lời:
— “Ta sống ở Trường An đã lâu, cũng xem là người bản địa, thế nhưng nhìn cô nương không giống người ở đây lắm. Cô nương từ nơi khác đến sao?”
Ta thật ra cùng cha và nương chuyển đến đây cũng hơn 10 năm rồi. Nhưng sở dĩ huynh ấy nghĩ ta là người vùng khác cũng dễ hiểu. Cha nương ta từ nhỏ đã luôn nói với ta rằng thế gian này đầy rẫy người xấu, thân là một tiểu thư không nên xuất đầu lộ diện, như vậy sẽ ảnh hưởng đến danh tiết. Suốt một thời gian dài ta đã tin là vậy khiến ta khẩu âm của ta không dễ gì biến đổi cho giống người bản địa, khác hoàn toàn với tỷ tỷ ta vốn giỏi giang, học một tí là nhớ. Muội muội ta vốn không chịu ngồi yên, đương nhiên là có rất nhiều bằng hữu, khẩu âm của con bé là giống người dân nơi này nhất.
Thật ra còn một lí do khác khiến ta càng thêm sợ hãi ra ngoài. Có một hôm tình cờ lẻn ra khỏi phủ, trong một góc phố vắng vẻ cách nhà ta một con đường, ta thấy một người ăn xin đang ngồi tựa vách tường. Ta có hơi sợ hãi nhưng thấy thúc ấy ôm bụng như đã mấy ngày chưa ăn gì, ta động lòng trắc ẩn mua một cái màn thầu đem tới cho thúc ấy.
Thế mà khi ta lại gần đưa bánh thì bị thúc ấy kéo một cái ngã nhào. Cả người thúc ấy như lên cơn động kinh, liên tục bóp cổ ta, còn lẩm bẩm: “Con ác phụ độc ác này, dám hạ độc thủ với ta, mày phải chết.” Ta hốt hoảng vung tay lung tung, sờ được một cục gạch nhỏ ném vào mặt thúc ấy. Chỉ nghe tiếng thúc ấy la lên đau đớn rồi bụm một bên mắt lại. Ta nhân cơ hội chạy trối chết. Từ đó ta luôn trốn trong nhà, luôn cảnh giác với cửa sổ. Ta sợ sẽ có cái gì đó từ khung cửa thò ra bóp cổ mình.
Ký ức ngày nhỏ lướt nhanh qua dòng suy tưởng. Phải một lúc ta mới nhớ ra khi nãy chưa trả lời câu hỏi của huynh ấy: “Gia phụ từ nơi khác chuyển kinh thành 10 năm trước, nhưng ta vì một số lý do mà rất ít khi ra ngoài nên khẩu âm vùng miền không thể nào thay đổi được. Huynh biết đó, nữ tử thời này luôn bị trói buộc với rất nhiều lễ giáo.”
“Lời của Hoa cô nương nói cũng không sai. Nam nhi bọn ta tuy không bị ràng buộc nhiều thứ như nữ nhi, nhưng luôn mang trên vai trách nhiệm gia tộc, gánh nặng với quê hương. Vừa phải giỏi văn, vừa phải giỏi võ, vừa phải làm trụ cột gia đình. Xã hội đã thế, ai cũng có khó khăn của mình…
Đôi khi ta chỉ ước mình không là ai cả, không cần gánh những trách nhiệm như vậy, có thể tự do làm điều mình thích, yêu người mình muốn. Nương tử của ta sau này không cần chịu khổ, cũng không cần gánh nhiều trách nhiệm như ta.”
Ta nghe huynh ấy nói mà ngẩn ngơ, trong lòng thầm ngưỡng mộ nương tử tương lai của huynh ấy. Phải nói, với những người đàn ông ở thời đại này, quan niệm phụ nữ chỉ là công cụ sinh đẻ hay quản lý gia trạch là lẽ thường tình. Hiếm người đàn ông nào lại trân trọng nương tử của mình được như huynh ấy.
“Thật ngưỡng mộ vị cô nương sẽ trở thành nương tử của huynh” Câu nói vừa dứt, ta bỗng nhận ra mình thất thố. Câu nói ám muội như vậy cũng dám nói. Xấu hổ, quá xấu hổ rồi. Gương mặt bỗng chốc ửng hồng.
Dù đã cố gắng nghĩ đến chuyện khác, tự thuyết phục mình rằng việc này cũng bình thường thôi thế nhưng mọi nỗ lực của ta đều vô ích. Ta vờ rằng câu nói đó không phải của mình, mặt không đỏ, tim không đập ngẩng mặt nhìn huynh ấy cố nặn ra một nụ cười giả tạo.
Đôi mắt huynh ấy nhìn ta chằm chằm như đang âm thầm đánh giá hay cố hiểu xem rốt cuộc ta còn có bộ mặt nào khác. Ta có phần hơi sợ ánh mắt này. Nó làm ta nghĩ đến tình tiết ta đã đọc trong một quyển thoại bản văn học phương Tây về tập tục xem mắt, chọn vợ.
Thông thường, họ thường tổ chức các buổi vũ hội để các chàng trai và gia đình của họ chọn ra một nàng dâu lý tưởng. Họ sẽ không ngừng quan sát, đánh giá để tìm ra một cô gái hội đủ tiêu chí để làm vợ. Ngược lại các cô gái cũng làm mọi cách để gây sự chú ý, mong được gả vào một gia đình danh giá. Nếu ta được tham gia các kiểu vũ hội như thế, ta sẽ cố trở thành một con tắc kè, bám sát vào tường và hóa thạch.
May mắn thay bầu không khí ngượng ngùng kiểu này không kéo dài bao lâu thì thư đồng của huynh ấy về đến, trên tay còn cầm một chiếc hộp vô cùng nâng niu, trân trọng. Ta nhìn sơ qua liền biết đây là hộp bánh của Thanh Mai Lâu, không thể lẫn đi đâu được.
Domain.com đổi tên miền thành Domain.tv