Vợ Hắc Bang Lão Đại Phu Nhân Cảm Hoá Sói
Chương 21
Đúng như lời bà nội nói, nhà kho chính là nơi đáng sợ và nguy hiểm nhất. Lý do không chỉ vì nó tối tăm, bẩn thỉu, mà chỉ cần thử tưởng tượng, vào những khi màn đêm buông xuống, ở một chỗ đen ngòm lạnh giá, sẽ có bao nhiêu sinh vật với tiếng kêu gây rợn giương mắt nhìn cô?
Chư Nhị đầu tóc bù xù, quần áo xộc xệch đã thấm khô vệt máu lớn của Hạc Lập Duân. Mỗi ngày cô đều cào cấu, đập cửa, la hét với hy vọng sẽ có ai đó từ bi thả cô ra ngoài.
Ôm chặt hai cánh tay gầy nhom của mình, lòng cô quặn thắt, ngồi đờ bên một góc tường. Cô tự hỏi bây giờ hắn đã ra sao, còn sống hay đã mất, đã được chữa trị tốt chưa, liệu có qua khỏi cơn nguy kịch hay không?
Chư Nhị không biết mình đã bị nhốt trong nhà kho mấy ngày, vì dẫu trời sáng hay tối thì xung quanh cô cũng chỉ tồn tại duy nhất một khung cảnh ảm đạm.
Trong nhà kho đã bỏ hoang từ lâu, dây tơ nhện giăng búa xua ở khắp mọi nơi, bụi bặm trên tường rũ rượi xuống, bay nhẹ vào các bộ phận hô hấp của Chư Nhị khiến cô hết hắt xì lại ho sù sụ.
Mà thứ kinh dị nhất đối với Chư Nhị chính là ổ chuột đục thủng ở một vách tường. Dù cho có là đêm hay ngày, cô vẫn thường nghe bọn chúng kêu chút chít. Rõ ràng tiếng kêu rất bình thường nhưng lũ chuột sống quanh năm ở nơi hoang vắng này không bình thường. Từng thanh âm chúng phát ra dọa cô sợ chết khiếp, như thể chúng đang chê cười cô, rình rập cô và sẵn sàng vồ ra mổ cắn cô bất cứ lúc nào.
Điển hình nhất là vào một đêm trăng thanh, Chư Nhị đang liu diu cô quạnh sắp chợp mắt, thì từ phía xa xa vang lên thủ thỉ mấy tiếng kêu của động vật.
Cô giật mình tỉnh giấc, kinh hoàng, trước tầm nhìn của cô, những đôi mắt vừa đen vừa đỏ, nhỏ bé nhưng nhiều vô kể trợn trừng nhìn cô trong bóng tối.
Chư Nhị giật khiếp, cô vội đứng phắt dậy, tóm đại lấy một thứ đồ nào trong nhà kho để uy hiếp. Mồ hôi chảy nhễ nhại, toàn thân run như cày sấy, tim đập thình thịch.
“Con gì?! Là con gì?!” Cô quát lớn muốn xua đuổi thứ âm hồn kia đi.
Nhưng bọn nó quyết không tha cho cô, chẳng có vẻ gì là sợ hãi. Đã thế còn kêu vang một lúc một nhiều, song chúng từ từ từng ló dạng ra. Bấy giờ, dựa vào chút ánh sáng của mẹ mặt trăng bên ngoài khung cửa sổ nhỏ cao gần trần nhà, Chư Nhị mới biết thứ quái dị kia là chuột.
Thường ngày Chư Nhị chẳng mấy sợ chuột nhưng lũ này trông rất hung dữ, còn có vẻ đói khát tới nơi.
“Không! Không được qua đây! Đừng qua đây!”
Cô lắc lắc đầu trấn an bản thân. Lũ quái thai kia thì vẫn chậm rãi rình mò cô như một đám chó săn.
“Chít chít!”
“A—!” Chư Nhị co cẳng lên chạy quanh phòng. Đám vật kia đã xông tới muốn cắn cô.
Cô sợ hãi khua tay múa chân, tông vào mấy thùng đồ trong nhà kho, làm đồ đạc văng tứ tung. Lũ chuột có mấy con bị đụng trúng, hoảng sợ mà tháo lui.
Chư Nhị thở hổn hển, cô nhào tới cửa chính đập đập rầm rầm: “Ông ơi! Ông ơi! Tha cho cháu! Cháu xin lỗi, cháu sai rồi! Xin ông… hức hức… nơi này rất đáng sợ mà…”
Bàn tay Chư Nhị vì đập đánh quá nhiều mà bấm tím, đau nhói. Cô trườn người ngồi bệch xuống gốc cửa, nước mắt rơi tự do lại làm đồng tử cô sưng tấy.
Chư Nhị thở dài mệt mỏi, tối nào cũng vậy, cô ngủ không yên. Dù cho không có lũ chuột kia càn phá thì suy đến cùng cũng chẳng có cách nào ngủ ngon được.
Mà người trong nhà dường như không ai có ý định mở cửa cho cô. Hằng ngày, sẽ có người đem cơm tới cho cô, đặt trước cửa, sau đó lại đóng sầm.
Chư Nhị nuốt không trôi vẫn ráng phải ăn vài miếng lót dạ khi cảm thấy thân thể mình yếu đi.
Hôm nay, cô cũng ngồi chui rúc vào tường, khuôn mặt đờ đẫn, tuyệt vọng. Chỉ nghĩ đến việc giờ này hắn ra sao, như thế nào.
Mãi đến khi cửa phòng lần nữa mở ra, Chư Nhị đoán chắc được chỉ là người đưa cơm như mọi bữa liền cười nhạt. Riết rồi cô thấy mình không khác tù nhân trong ngục là bao.
Tuy nhiên, giọng nói sau đó cất lên khiến cô ngỡ ngàng ngẩng đầu nhìn: “Chư Nhị.”
Tiếng nói vừa ấm áp, vừa dịu dàng cùng với gương mặt đôn hậu của bà nội xuất hiện như một vị cứu tinh, một ánh sáng từ đảng chiếu rọi.
Cô bất ngờ, cả người tỉnh hẳn, “Bà…”
Mấy chữ sau Chư Nhị đã nuốt ngược vào trong khi thấy bà đưa một ngón tay lên môi ra hiệu im lặng.
Bà nội đóng cửa lại, trên tay bà ngoài đồ ăn còn cầm theo một cây đèn. Ánh đèn đã lâu cô chưa từng thấy như một ngọn lửa hồng ấm áp.
Bà nội tước bỏ cái gọi là công dung ngôn hạnh, bà cũng ngồi xổm dưới đất cùng cô. Đưa dĩa thức ăn đến trước mặt cô, bà nói: “Đồ ăn ngày nay là ta tự nấu, ta biết cháu ăn không ngon miệng, lúc nào đồ trả về cũng thừa. Nên ta đích thân làm cho cháu, ít nhất phải no bụng mới được. Ngày nhỏ cháu luôn bảo rất thích đồ ăn bà nội làm.”
Qua bao thời gian đối mặt với cô đơn, lạnh lẽo. Bây giờ được bà nội quan tâm chăm sóc, Chư Nhị cảm động đến phát khóc.
“Vâng!” Cô gục gật liên tục. Sau đó liền cầm dĩa lương thực, ăn lấy ăn để.
Bà nội cười hiền từ, để cô ăn được nửa số đồ mới từ tốn kể: “Mấy ngày qua ta luôn cố thuyết phục ông con, nhưng con biết đấy, ông con tính tình nông cạn, không biết thương yêu con cháu là gì. Gã ấy mắng ta chiều hư con giống Tư Đồ Phong nên con mới hư hỏng.”
Đôi tay cầm muỗng múc ăn của Chư Nhị khựng lại, cô mím môi không biết nói gì.
Bà nội lại tán gẫu: “Ông nội con, cả đời này đều sai. Ông ấy trên vai là gánh nặng của một Tư Đồ gia nhưng không màng tới cái nhìn người khác, cứ cho là vì truyền thống nên hại người vô tội. Thật ra, truyền thống hận thù gì đó của Tư Đồ gia đã bị bác bỏ từ mấy đời trước rồi. Đến đời của ông cố con thì khôi phục.”
Chuyện này Chư Nhị còn không rõ, ngơ ngác nghe bà nội hàn huyên.
Bà nội xoa đầu cô, “Tình yêu không có lỗi. Con hay cháu của Hạc Tử Lẫm đều không có lỗi. Ông con có thể bốc đồng cấm cản nhưng ta thì không… Nhị Nhị, ta chỉ có thể giúp con vậy thôi, còn tương lai sau này, vận mệnh của đám trẻ tụi con nằm trong tay chúng con.”
Chư Nhị ngẩn ngơ, còn chưa kịp hỏi thêm đã thấy bà nội lôi từ đâu ra một sợi dây thừng dài ơi là dài. Đã dài còn cứng cáp, chắc nịch lắm.
Cô mở to mắt nhìn bà. Bà cười: “Đừng sống với chuột nữa. Quay về, sống với cậu ta đi. Nhìn cháu thê thảm thế này, ta biết cháu yêu cậu ta.”
Cô đưa mắt dán theo hướng nhìn của bà. À, chiếc váy hồng nhạt của cô toàn là máu.
Nhưng Chư Nhị không tránh khỏi quan ngại. Cô hỏi lại bà nội: “Bà! Bà thật sự liều mình làm như vậy? Nếu ông nội phát hiện, bà sẽ…” Nói trắng là có khi sẽ bị nhốt vào kho giống như cô…
Chư Nhị dù có muốn tẩu thoát đến mức nào cũng không muốn bán đứng an nguy của bà nội. Bà nội đã già rồi, làm sao có thể chịu đựng nổi cực hình trong này?
Bà nội hiền hậu lắc đầu: “Ta không sao đâu. Ta đã trải qua nhiều bài học cuộc sống rồi, chút chuyện nhỏ ta biện hộ được. Cháu còn trẻ, ngại gì không liều mình vì hạnh phúc một chút?”
Vuốt ve gò má ẩm ướt vì nước mắt của cô: “Đêm nay, ta cho người đánh lạc hướng cận vệ của ông. Cháu buột chặt dây thừng trèo từ chiếc cửa sổ kia ra ngoài. Nhà kho không ở tầng quá cao, ta đã kiểm tra độ an toàn rồi, cẩn thận một chút là được. Ta giúp cháu cho người báo cáo bệnh viện mà cháu trai Hạc Tử Lẫm nằm.”
Cô ôm chầm lấy bà nội, đã lâu cô chưa cảm nhận lại được hơi ấm gia đình thân thuộc này. Bà nội xoa tấm lưng cô.
“Cháu là đứa trẻ ngoan, không được bỏ cuộc, nhé?”
Cô thút thít: “Vâng…”
Đêm hôm đó, Chư Nhị theo kế hoạch của bà nội mà trốn thoát. Quả nhiên vệ sĩ bên ngoài canh cổng đã bị mấy tay sai riêng do bà nội cử đến làm loạn, chạy đi hết.
Cô nút nước bọt trong cổ họng, từ từ trèo ra ngoài cửa sổ. Tối ấy trăng tròn và sáng, ngoài trời không có lấy một gợn gió nào. Chư Nhị với hai đôi chân trần và toàn thân thương tích chạy đến bệnh viện. Nếu bà nội đã tìm được nơi hắn đang chữa trị, tức là hắn còn sống!
Chư Nhị đầu tóc bù xù, quần áo xộc xệch đã thấm khô vệt máu lớn của Hạc Lập Duân. Mỗi ngày cô đều cào cấu, đập cửa, la hét với hy vọng sẽ có ai đó từ bi thả cô ra ngoài.
Ôm chặt hai cánh tay gầy nhom của mình, lòng cô quặn thắt, ngồi đờ bên một góc tường. Cô tự hỏi bây giờ hắn đã ra sao, còn sống hay đã mất, đã được chữa trị tốt chưa, liệu có qua khỏi cơn nguy kịch hay không?
Chư Nhị không biết mình đã bị nhốt trong nhà kho mấy ngày, vì dẫu trời sáng hay tối thì xung quanh cô cũng chỉ tồn tại duy nhất một khung cảnh ảm đạm.
Trong nhà kho đã bỏ hoang từ lâu, dây tơ nhện giăng búa xua ở khắp mọi nơi, bụi bặm trên tường rũ rượi xuống, bay nhẹ vào các bộ phận hô hấp của Chư Nhị khiến cô hết hắt xì lại ho sù sụ.
Mà thứ kinh dị nhất đối với Chư Nhị chính là ổ chuột đục thủng ở một vách tường. Dù cho có là đêm hay ngày, cô vẫn thường nghe bọn chúng kêu chút chít. Rõ ràng tiếng kêu rất bình thường nhưng lũ chuột sống quanh năm ở nơi hoang vắng này không bình thường. Từng thanh âm chúng phát ra dọa cô sợ chết khiếp, như thể chúng đang chê cười cô, rình rập cô và sẵn sàng vồ ra mổ cắn cô bất cứ lúc nào.
Điển hình nhất là vào một đêm trăng thanh, Chư Nhị đang liu diu cô quạnh sắp chợp mắt, thì từ phía xa xa vang lên thủ thỉ mấy tiếng kêu của động vật.
Cô giật mình tỉnh giấc, kinh hoàng, trước tầm nhìn của cô, những đôi mắt vừa đen vừa đỏ, nhỏ bé nhưng nhiều vô kể trợn trừng nhìn cô trong bóng tối.
Chư Nhị giật khiếp, cô vội đứng phắt dậy, tóm đại lấy một thứ đồ nào trong nhà kho để uy hiếp. Mồ hôi chảy nhễ nhại, toàn thân run như cày sấy, tim đập thình thịch.
“Con gì?! Là con gì?!” Cô quát lớn muốn xua đuổi thứ âm hồn kia đi.
Nhưng bọn nó quyết không tha cho cô, chẳng có vẻ gì là sợ hãi. Đã thế còn kêu vang một lúc một nhiều, song chúng từ từ từng ló dạng ra. Bấy giờ, dựa vào chút ánh sáng của mẹ mặt trăng bên ngoài khung cửa sổ nhỏ cao gần trần nhà, Chư Nhị mới biết thứ quái dị kia là chuột.
Thường ngày Chư Nhị chẳng mấy sợ chuột nhưng lũ này trông rất hung dữ, còn có vẻ đói khát tới nơi.
“Không! Không được qua đây! Đừng qua đây!”
Cô lắc lắc đầu trấn an bản thân. Lũ quái thai kia thì vẫn chậm rãi rình mò cô như một đám chó săn.
“Chít chít!”
“A—!” Chư Nhị co cẳng lên chạy quanh phòng. Đám vật kia đã xông tới muốn cắn cô.
Cô sợ hãi khua tay múa chân, tông vào mấy thùng đồ trong nhà kho, làm đồ đạc văng tứ tung. Lũ chuột có mấy con bị đụng trúng, hoảng sợ mà tháo lui.
Chư Nhị thở hổn hển, cô nhào tới cửa chính đập đập rầm rầm: “Ông ơi! Ông ơi! Tha cho cháu! Cháu xin lỗi, cháu sai rồi! Xin ông… hức hức… nơi này rất đáng sợ mà…”
Bàn tay Chư Nhị vì đập đánh quá nhiều mà bấm tím, đau nhói. Cô trườn người ngồi bệch xuống gốc cửa, nước mắt rơi tự do lại làm đồng tử cô sưng tấy.
Chư Nhị thở dài mệt mỏi, tối nào cũng vậy, cô ngủ không yên. Dù cho không có lũ chuột kia càn phá thì suy đến cùng cũng chẳng có cách nào ngủ ngon được.
Mà người trong nhà dường như không ai có ý định mở cửa cho cô. Hằng ngày, sẽ có người đem cơm tới cho cô, đặt trước cửa, sau đó lại đóng sầm.
Chư Nhị nuốt không trôi vẫn ráng phải ăn vài miếng lót dạ khi cảm thấy thân thể mình yếu đi.
Hôm nay, cô cũng ngồi chui rúc vào tường, khuôn mặt đờ đẫn, tuyệt vọng. Chỉ nghĩ đến việc giờ này hắn ra sao, như thế nào.
Mãi đến khi cửa phòng lần nữa mở ra, Chư Nhị đoán chắc được chỉ là người đưa cơm như mọi bữa liền cười nhạt. Riết rồi cô thấy mình không khác tù nhân trong ngục là bao.
Tuy nhiên, giọng nói sau đó cất lên khiến cô ngỡ ngàng ngẩng đầu nhìn: “Chư Nhị.”
Tiếng nói vừa ấm áp, vừa dịu dàng cùng với gương mặt đôn hậu của bà nội xuất hiện như một vị cứu tinh, một ánh sáng từ đảng chiếu rọi.
Cô bất ngờ, cả người tỉnh hẳn, “Bà…”
Mấy chữ sau Chư Nhị đã nuốt ngược vào trong khi thấy bà đưa một ngón tay lên môi ra hiệu im lặng.
Bà nội đóng cửa lại, trên tay bà ngoài đồ ăn còn cầm theo một cây đèn. Ánh đèn đã lâu cô chưa từng thấy như một ngọn lửa hồng ấm áp.
Bà nội tước bỏ cái gọi là công dung ngôn hạnh, bà cũng ngồi xổm dưới đất cùng cô. Đưa dĩa thức ăn đến trước mặt cô, bà nói: “Đồ ăn ngày nay là ta tự nấu, ta biết cháu ăn không ngon miệng, lúc nào đồ trả về cũng thừa. Nên ta đích thân làm cho cháu, ít nhất phải no bụng mới được. Ngày nhỏ cháu luôn bảo rất thích đồ ăn bà nội làm.”
Qua bao thời gian đối mặt với cô đơn, lạnh lẽo. Bây giờ được bà nội quan tâm chăm sóc, Chư Nhị cảm động đến phát khóc.
“Vâng!” Cô gục gật liên tục. Sau đó liền cầm dĩa lương thực, ăn lấy ăn để.
Bà nội cười hiền từ, để cô ăn được nửa số đồ mới từ tốn kể: “Mấy ngày qua ta luôn cố thuyết phục ông con, nhưng con biết đấy, ông con tính tình nông cạn, không biết thương yêu con cháu là gì. Gã ấy mắng ta chiều hư con giống Tư Đồ Phong nên con mới hư hỏng.”
Đôi tay cầm muỗng múc ăn của Chư Nhị khựng lại, cô mím môi không biết nói gì.
Bà nội lại tán gẫu: “Ông nội con, cả đời này đều sai. Ông ấy trên vai là gánh nặng của một Tư Đồ gia nhưng không màng tới cái nhìn người khác, cứ cho là vì truyền thống nên hại người vô tội. Thật ra, truyền thống hận thù gì đó của Tư Đồ gia đã bị bác bỏ từ mấy đời trước rồi. Đến đời của ông cố con thì khôi phục.”
Chuyện này Chư Nhị còn không rõ, ngơ ngác nghe bà nội hàn huyên.
Bà nội xoa đầu cô, “Tình yêu không có lỗi. Con hay cháu của Hạc Tử Lẫm đều không có lỗi. Ông con có thể bốc đồng cấm cản nhưng ta thì không… Nhị Nhị, ta chỉ có thể giúp con vậy thôi, còn tương lai sau này, vận mệnh của đám trẻ tụi con nằm trong tay chúng con.”
Chư Nhị ngẩn ngơ, còn chưa kịp hỏi thêm đã thấy bà nội lôi từ đâu ra một sợi dây thừng dài ơi là dài. Đã dài còn cứng cáp, chắc nịch lắm.
Cô mở to mắt nhìn bà. Bà cười: “Đừng sống với chuột nữa. Quay về, sống với cậu ta đi. Nhìn cháu thê thảm thế này, ta biết cháu yêu cậu ta.”
Cô đưa mắt dán theo hướng nhìn của bà. À, chiếc váy hồng nhạt của cô toàn là máu.
Nhưng Chư Nhị không tránh khỏi quan ngại. Cô hỏi lại bà nội: “Bà! Bà thật sự liều mình làm như vậy? Nếu ông nội phát hiện, bà sẽ…” Nói trắng là có khi sẽ bị nhốt vào kho giống như cô…
Chư Nhị dù có muốn tẩu thoát đến mức nào cũng không muốn bán đứng an nguy của bà nội. Bà nội đã già rồi, làm sao có thể chịu đựng nổi cực hình trong này?
Bà nội hiền hậu lắc đầu: “Ta không sao đâu. Ta đã trải qua nhiều bài học cuộc sống rồi, chút chuyện nhỏ ta biện hộ được. Cháu còn trẻ, ngại gì không liều mình vì hạnh phúc một chút?”
Vuốt ve gò má ẩm ướt vì nước mắt của cô: “Đêm nay, ta cho người đánh lạc hướng cận vệ của ông. Cháu buột chặt dây thừng trèo từ chiếc cửa sổ kia ra ngoài. Nhà kho không ở tầng quá cao, ta đã kiểm tra độ an toàn rồi, cẩn thận một chút là được. Ta giúp cháu cho người báo cáo bệnh viện mà cháu trai Hạc Tử Lẫm nằm.”
Cô ôm chầm lấy bà nội, đã lâu cô chưa cảm nhận lại được hơi ấm gia đình thân thuộc này. Bà nội xoa tấm lưng cô.
“Cháu là đứa trẻ ngoan, không được bỏ cuộc, nhé?”
Cô thút thít: “Vâng…”
Đêm hôm đó, Chư Nhị theo kế hoạch của bà nội mà trốn thoát. Quả nhiên vệ sĩ bên ngoài canh cổng đã bị mấy tay sai riêng do bà nội cử đến làm loạn, chạy đi hết.
Cô nút nước bọt trong cổ họng, từ từ trèo ra ngoài cửa sổ. Tối ấy trăng tròn và sáng, ngoài trời không có lấy một gợn gió nào. Chư Nhị với hai đôi chân trần và toàn thân thương tích chạy đến bệnh viện. Nếu bà nội đã tìm được nơi hắn đang chữa trị, tức là hắn còn sống!
Domain.com đổi tên miền thành Domain.tv