Cuộc Sống Của Hai Người Ở Rừng Rậm

Chương 122


Trước Tiếp
Trước Tiếp

Hái quả dại, lấy mật ong và sáp ong, canh tác ruộng kê, cho gia cầm ăn, rồi đem quả anh đào và quả mơ đã hái đem ngâm, làm mứt, phơi khô. Mỗi khi thu hoạch rau trong vườn, họ cũng sẽ chọn ra một ít cắt miếng phơi khô, hoặc là làm thành đồ ngâm, bảo quản từng loại giống như cỏ khô.

Đây là công việc hàng ngày của Hà Điền và Dịch Huyền.

Trong cái bận rộn ngày qua ngày, nháy mắt đã trôi qua gần hết mùa hè, đã là tháng tám.

Không có sự thay đổi về ánh nắng và nhiệt độ trong tháng tám, nhưng những con côn trùng trong rừng dường như đã cảm nhận được trước mùa thu, không biết từ lúc nào, những con bọ hút máu khó chịu đó đã biến mất không còn thấy tâm hơi.

Khoảng mười giờ sáng ngày 3 tháng 8, Tát Sa mang hai thuyền củi đến sườn núi nhà Hà Điền.

Lúc thuyền còn chưa dừng lại, nhìn từ xa, anh ấy luôn tự hỏi liệu mình có đi nhầm đường hay không? Hay là còn chưa đến nhà của Hà Điền, hoặc anh ấy đã đi qua mất rồi? Sao mới có hai tháng mà chỗ những tảng đá trên bãi sông đã phủ đầy cỏ dại?

Anh ấy cho thuyền giảm tốc độ và nhìn kỹ hơn, thấy thuyền đậu bên bờ và những bậc thang kéo dài từ sườn núi, mới tin chắc rằng mình không đi sai.

Thuyền của Tát Sa được trang bị động cơ, kêu inh ỏi suốt cả quãng đường. Lúa Mì đã sớm nghe thấy và dẫn Dịch Huyền ra sông đón.

Dịch Huyền đợi Tát Sa xuống thuyền, cột thuyền vào bờ, dỡ động cơ và cất đi.

Khoảng mười phút sau, anh em nhà họ Phổ cũng đến.

Bốn người cùng nhau di chuyển hai thuyền củi, chất tạm trong chái củi cạnh lò gốm.

Lần này, có đến tận bốn đống củi đầy.

Ba đống là để Tác Sa học làm gốm, và một đống còn lại thì coi như để trả tiền ăn và một phần học phí của mình trong suốt thời gian học tập ở đây.

Trong điều khoản trao đổi mà hai bên đã thống nhất, ngoài đống củi này, Tát Sa còn phải dạy Hà Điền và Dịch Huyền cách xây một ngôi nhà bằng đất nện. Vì vậy, anh ấy cũng mang theo một bộ công cụ để làm đất nện.

Ngoài những thứ này ra, Tát Sa còn được Tam Bảo và Tam Tam giao phó, mang cho Hà Điền và Dịch Huyền sáu ống tre to đựng sữa cừu vừa mới vắt sáng nay. Mùa hè mỗi con cừu cái có thể vắt hơn hai lít sữa một ngày, còn đến mùa đông, hoặc khi cừu cái mang thai, lượng sữa sẽ giảm đi hoặc thậm chí là hết hoàn toàn.

Sau khi chuyển củi xong thì cũng đã gần mười một giờ, Hà Điền cắt một ít bánh mì yến mạch mà lúc sáng đã nướng trong lò đá, những lát bánh mì dày được phủ một lớp sốt cà chua làm tối qua và rắc một ít phô mai ricotta đem nướng ở trong lò nướng, lúc lấy ra phô mai thơm phức, bánh mì giòn rụm, bên trên trang trí hai ba lá bạc hà xanh; ba màu đỏ, trắng, xanh tươi sáng và mùi thơm của nguyên liệu hòa quyện vào nhau khiến ngón trỏ của họ không ngừng di chuyển, đút đồ ăn vào miệng.

Bốn người họ ngồi dưới giàn mướp, mỗi người ăn một lát bánh mì thơm, kèm theo một ly trà lá tre.

Tát Sa vừa ăn vừa quan sát nhà mới của Hà Điền và Dịch Huyền.

Hai anh em nhà họ Phổ cứ cách vài ngày lại đến nên không thấy ngạc nhiên gì cả, chỉ có Tát Sa là không khỏi trầm trồ. Hai căn nhà đã được thông nhau, cửa nhà cũ đã đổi thành cửa sổ, bức tường bên cạnh cửa sổ cũng được kê ván gỗ, dùng làm bàn ăn sáng. Không chỉ có hiên nhà có vài chậu hoa mà trên lan can hiên cũng có treo, hoa mà họ trồng không hiếm, chẳng qua chỉ là một số loại hoa cúc dại thông thường, nhưng đủ màu sắc và nở rộ, thu hút bướm và ong lần lượt vây quanh. Hầu hết các chậu hoa là chậu đất sét, nhưng họ cũng đặt một chiếc giỏ bằng những lát tre bên ngoài chậu nên trông tinh tế hơn rất nhiều. Dưới một cửa sổ của nhà mới cũng có một vại nước lớn, trong vại có hai bông hoa lớn màu hồng đứng thẳng, những chiếc lá xanh như mâm tròn nổi trên mặt nước, một vài con cá nhỏ dài chưa đến ngón tay đang đùa giỡn giữa đám lá.

Tát Sa mỉm cười với Hà Điền và Dịch Huyền, chỉ vào nhà, Dịch Huyền tìm được đối tượng để khoe khoang, lập tức đứng dậy, làm động tác “Xin mời” rồi đưa Tát Sa đi tham quan.

Điều đầu tiên khiến Tát Sa chú ý chính là những khung treo hoa hình chữ nhật làm bằng ván gỗ rộng treo trên lan can mái hiên nhà cũ, mỗi khung có treo hai ba chậu hoa, tuy nhiên trên mái hiên nhà mới không có hàng rào, nói là hiên nhà, đúng hơn, nó là một ban công bằng gỗ với lan can được làm ở trên cửa ra vào. Trên ban công, vị trí đặt những chậu hoa hình như đang ngụ ý một điều gì đó.

Khi nhìn kỹ hơn, anh ấy hiểu ra: “Mái hiên này có thể nâng lên và kéo xuống đóng lại được?”

“Đúng vậy. Để phòng gấu.”

Dịch Huyền mở cửa và dẫn anh ấy vào nhà.

Tát Sa vừa bước vào cửa thì lại thấy sững sờ.

Trong làng cũng có một số ngôi nhà gỗ còn cầu kỳ hơn, sau cửa vào là hành lang, hai bên hành lang có phòng, thường một bên là bếp, một bên là phòng khách, nếu có tiền hơn thì xây thành nhà hai tầng, một bên hành lang là cầu thang, và tầng trên là một số phòng ngủ. Nhà của anh ấy cũng được bố trí như vậy, còn nhà của Dịch Huyền và Hà Điền thoạt nhìn có vẻ giống với bố cục này, tuy nhiên, hành lang của họ dài và hẹp, chỉ rộng hơn một mét, chung quanh đều có cửa. Hơn nữa nền đất được họ làm thấp hơn gần chục cm so với mặt bằng của những căn phòng hai bên, nền nhà không lát gỗ mà là sử dụng loại gạch đá đen xám họ dùng để che lò, xen kẽ những khoảng trống đều được lấp đầy bằng xi măng và làm nhẵn.

Anh ấy lại nhìn các phía xung quanh, và cũng hiểu ra. Ở phía bên trái, bên bức tường của căn bếp mới, có một chiếc tủ dài nằm ngang, trên đó có đặt một tấm đệm vải hình chữ nhật được khâu rất đẹp, trang trí bằng những chiếc tua làm bằng vải cùng màu và được tạo hình mạng lưới kim cương. Có vẻ như nó không chỉ có thể đựng đồ, mà còn có thể ngồi lên khi thay giày, nhìn thoáng qua mới biết trong tủ có hai đôi ủng an toàn bằng mây. Lần trước khi đến phụ việc Hà Điền cũng đã tặng anh ấy một đôi giống vậy, chỉ có điều là không được tinh xảo như hai đôi này. Chiều cao của tủ so với mặt đất vừa đủ để đặt những đôi ủng vào.

Đó là nơi thay giày.

Ngoài ra ở bên kia bức tường còn có tủ treo được chia làm bốn tầng, tầng trên cùng và tầng giữa không có cửa tủ, trên mỗi tầng có đặt một vài khối đá nhỏ. Tát Sa thấy một khối đá nhỏ trông giống như cái chậu tự nhiên đựng một đống sỏi nhỏ, trên đó có mọc rêu xanh và những bông hoa màu đỏ tím nhỏ hơn hạt kê. Trong mấy khối đá khác là giống cây địa y và những bông hoa nhỏ đang nở.

Tát Sa thầm hét lên trong lòng: “Đời này sống không uổng mà.” Khi nghĩ đến điều này, vẻ mặt tán thưởng và thích thú tất nhiên là đều xuất hiện hết trên khuôn mặt. Dịch Huyền nhìn thấy vậy, khỏi phải nói là đắc ý đến cỡ nào.

Đầu tiên anh đưa Tát Sa đến phía trước và đẩy cánh cửa nhỏ đối diện với họ ra: “Đây là sân.” Dịch Huyền chắc chắn sẽ không từ bỏ việc làm một cái sân trong!

Tát Sa vừa nhìn, anh ấy thấy cánh cửa này được làm rất thú vị. Nửa dưới được làm bằng ván gỗ dày. Khi nhìn kỹ hơn, nó được làm bằng ván mộng và lỗ mộng do Hà Điền thiết kế. Đẩy lên thì cảm giác nhẹ hơn rất nhiều, chắc hẳn là được làm rỗng ruột và chứa đầy vật liệu ấm. Nửa cửa trên gấp ba lần phần cửa dưới, được gắn thanh gỗ và lắp kính, còn là kính hai lớp.

Bằng cách này, ánh sáng có thể đi vào từ sân trong, và tình hình ở trong sân cũng có thể được nhìn thấy rõ ràng từ đây.

Tát Sa rất thích cánh cửa gỗ này, nhưng vẫn có chút lo lắng: “Mùa đông sẽ không lạnh sao?”

Dịch Huyền khá lạc quan: “Về mặt lý thuyết thì không. Nếu trời thật sự lạnh thì sẽ tìm cách giải quyết khác.”

Từ cửa chính đến cánh cửa này khoảng cách là gần 2,5 mét, trên tường hai bên cũng có một số đồ trang trí, từ sừng của một con hươu to lớn đã tuyệt chủng, đến những khẩu súng hỏa mai cổ mà anh ấy cũng không biết là có còn dùng được hay không. Không phải rất đặc biệt, nhưng mọi vật trang trí đều phù hợp với bức tường gỗ thô và sàn đá thô đen xám này.

Dịch Huyền kéo cửa ra, Tát Sa vừa nhìn, gần như không khỏi bật cười. Đó là không gian mở phía sau hai ngôi nhà! Bên phải của họ có một căn phòng nhỏ, là phòng đặt bếp lò để sưởi ấm cho nhà mới, trong đó đặt một ít củi, trên vách là một cửa sổ trượt nhỏ đang mở.

Dịch Huyền mỉm cười: “Không phải anh nói muốn học cách xây nhà bằng gạch rỗng trong vòng một ngày sao? Đây, ở đây nữa, vừa có thể học được cách đốt lò mà cũng vừa học được cách xây nhà luôn.” Anh chỉ tay: “Cách học này không phải rất thực tế sao?”

Tát Sa cũng cười: “Anh thật đúng là khôn khéo, làm như tôi không biết anh đang dụ dỗ để tôi làm việc cho anh chắc?”

Vậy mà Dịch Huyền vẫn còn cười được: “Có khi làm xong mấy việc này, anh còn muốn học thêm nhiều thứ nữa đó chứ.”

Tát Sa theo Dịch Huyền đến “Sân nhỏ”, và đã tin ngay từ cái nhìn đầu tiên, Dịch Huyền thật sự đúng là không có thổi phồng. Trên phần mở rộng của bức tường của hai ngôi nhà, một dãy hố sâu đã được đào ra, xem ra là muốn đặt nền, trên tường của ngôi nhà cũ có một hàng cọc vuông bằng gỗ, tre, và một vài sọt đá.

“Tôi cứ nghĩ không biết mấy tảng đá trên bãi sông đã biến đi đâu mất rồi, không ngờ là chúng đều được anh chuyển đến đây!” Tát Sa cười nói.

Dịch Huyền cũng cười: “Rồi anh sẽ biết, những tảng đá này cũng có công dụng của riêng nó, tuyệt đối sẽ không để anh phải làm việc không công đâu.”

Anh dẫn Tát Sa trở lại hành lang, trước tiên đưa anh ấy đến ngôi nhà gỗ cũ đã được tân trang lại.

Một cánh cửa được mở ra trên bức tường ban đầu của nhà gỗ cũ, cánh cửa này hoàn toàn đối diện với cánh cửa còn lại của nhà mới, hai cánh cửa cũng được làm rất giống nhau, nửa dưới đều là ván gỗ và nửa trên là hai lớp kính thủy tinh hình chữ nhật có kích thước gấp ba lần bên dưới. Hai cánh cửa này đều dẫn ra “Sân” giống nhau, cánh cửa được kéo vào phía trong, tay nắm cửa không phải là tay nắm bằng gỗ mà Tát Sa thường thấy, thay vào đó trên tấm cửa được khoan hai cái lỗ và xỏ một tay nắm đan bằng tre trúc. Có lẽ, chất liệu sẽ được thay đổi theo mùa, và khi đến mùa đông, nó có thể sẽ được thay thế bằng da của động vật có lông.

Trước khi vào cửa, Dịch Huyền cởi giày, Tát Sa cũng cởi giày theo, trước cửa có một tấm thảm gỗ được cưa và mài nhẵn từ gỗ trôi, tấm thảm lớn này dày năm centimet, dưới sự bào mòn nặng nề của nước chảy, những đường vân uốn cong rất mềm mại. Ngoài ra còn có một số lỗ nhỏ bị các hạt cát trong nước bào mòn, khi bước lên chúng rất êm và không hề thấy lạnh.

Tát Sa đoán, có thể khi thời tiết trở lạnh, hai đôi giày mềm làm bằng lông thỏ hoặc nỉ sẽ được đặt trên tấm thảm gỗ này, và khi bước vào nhà thì sẽ thay sang giày dép khác ngay. Có lẽ Hà Điền sẽ làm hai đôi dép lê bằng sợi mây, bởi chúng lúc nào cũng mềm mại, lúc muốn đến bếp lò thêm củi sẽ vừa đá vừa kéo dép đi.

Sàn bếp lại được đánh bóng một lần, từ màu nâu đen cũ chuyển sang màu gỗ nguyên bản, Tát Sa lại quay đầu nhìn cánh cửa kính: “Chà.” Bức tường nhà cũ bao quanh hành lang thật sự đã được đánh bóng, sao cho phù hợp với màu sơn tường của ngôi nhà mới nhất có thể.

Sàn và tường trải qua quá trình đánh bóng, màu sáng hơn rất nhiều, vì độ nhẵn nên phản chiếu ánh sáng từ hai cửa sổ vào trong phòng, cả căn phòng như bừng sáng lên. Cũng vì cánh cửa gỗ ban đầu chuyển thành cửa sổ đối diện với bàn bếp và bếp nấu nên dù mặt bàn làm bằng đá đen xám cũng không có cảm giác tối.

Tát Sa cẩn thận quan sát mặt bàn, dùng tay sờ lên rồi dán sát vào, nhìn nghiêng: “Đây là cả một tảng đá! Anh lấy nó ở đâu vậy? Ôi trời ơi, cái này nặng đến cỡ nào chứ… Mà khoan đã! Cái này là do anh làm đúng không? Nó cùng chất liệu với gạch đá ở cửa, gạch đá dùng để xây lò sưởi! Rốt cuộc thì làm như thế nào vậy?”

Dịch Huyền không giấu được niềm tự hào: “Muốn học sao? Vậy thì phải trả học phí!”

Tát Sa thật sự muốn học.

Toàn bộ mặt bàn gần như là một bộ thống nhất, phần gạch gốm nguyên bản trên mặt bếp đã hư hỏng, sau khi sửa chữa cũng lát thêm một lớp gạch đá đen, chết người nhất là ngay cả bồn rửa rau, chén dĩa cũng làm bằng chất liệu này! Còn rất lớn nữa!

Loại gạch đá đen xám này sau khi được mài nhẵn bóng đẹp, trên bề mặt có một số hạt sáng nhỏ, vân mịn và tinh tế hầu như không có lỗ nhỏ.

Đầu óc của Tát Sa vẫn luôn vận dụng để tìm hiểu xem thứ này được tạo ra như thế nào, nhưng sau khi đến tham quan nhà mới, anh ấy không còn có quá nhiều hứng thú nữa. Nói cho cùng, đồ mộc và đồ đạc đều là những thứ có thể nhìn thấy ở đời thường, cho dù Dịch Huyền và Hà Điền có chế tạo ra một số thứ khéo léo và tinh xảo, thì rốt cuộc nó vẫn là đồ mộc, không giống như việc chế tạo đá.

Sau chuyến tham quan, trong đầu Tát Sa chỉ có một ý nghĩ, nhanh lên, bắt đầu dạy tôi đi!

Hà Điền đưa bốn người bọn họ đến một khu rừng gần sông, trên một con dốc đầy nắng, cô cột một sợi dây vào giữa một vài cái cây, bao quanh một hình vuông dài khoảng mười lăm mét vuông, nói với Tát Sa: “Chúng ta sẽ đào đất làm gốm ở đây. Bây giờ chặt cây trước rồi đào bốn sọt đất.”

Sau đó Dịch Huyền chỉ đạo mọi người bắt đầu.

Anh em nhà họ Phổ không đòi hỏi gì cả. Họ chỉ đi làm để trả nợ thôi, nhặt đá trên bãi sông, chặt cây và đào đất, cho vịt và thỏ ăn gì cũng được.

Mấy người bọn họ đem mười mấy cái cây lớn nhỏ trong phạm vi vòng dây chặt hạ và kéo sang một bên. Hà Điền gửi Lúa Mì đến thông báo: Đã đến giờ ăn trưa!

Lúa Mì sủa một tràng, sau đó cái mông động cơ không ngừng lắc, vây quanh Dịch Huyền, rồi dẫn đầu chạy ra khỏi rừng trước.

Sau khi ăn trưa và nghỉ ngơi, Dịch Huyền lại dẫn mọi người vào rừng đào đất.

Đất đào lên mang theo rễ cỏ và rễ cây lẫn lộn đều được chất thành đống.

Để đào được đất, họ phải loại bỏ từng tảng đá to và rễ cây bị đứt trong đất.

Điều này khó hơn nhiều so với tưởng tượng ban đầu của Tát Sa.

Thật vất vả đào được bốn sọt đất, đã đến giờ ăn cơm tối, mảnh đất này cũng đã được lật lên một lượt.

Tát Sa nghĩ, nếu không phải mùa hè đã kết thúc thì có lẽ bây giờ họ đã trồng một số cây gì đó ở đây rồi.

Anh ấy đã thật sự đúng.

Sau bữa tối, anh em nhà họ Phổ mang theo một vài miếng bánh mì yến mạch Hà Điền nướng lúc sáng và một hũ tương cà, một hộp phô mai nhỏ chào tạm biệt ra về. Dịch Huyền và Hà Điền mang theo Lúa Mì lên thuyền nhỏ, lại để cho Tát Sa lái thuyền của mình theo cùng. Họ đến khúc quanh của bãi sông phía hạ lưu, đào mấy thùng cát bằng gỗ rồi dẫn anh ấy đến các ao, đầm đào thật nhiều cỏ dại mang về nhà.

Sau đó, bọn họ đem số cỏ dại này trồng trên mặt đất mà hôm nay đã xới lên.

Tát Sa cảm thấy mình bị lợi dụng một cách thật là triệt để.

Trước Tiếp
Trước Tiếp

Domain.com đổi tên miền thành Domain.tv

Bình luận (0)

Truyện liên quan

box-chat