Cuộc Sống Của Hai Người Ở Rừng Rậm
Chương 123
Trong những ngày tiếp theo, mỗi ngày, Tát Sa đều bị lợi dụng một cách triệt để.
Có điều, Hà Điền và Dịch Huyền cũng không giấu nghề, dạy cho anh ấy từng chi tiết về cách nung đồ gốm và xây nhà.
Từ cách chọn đất sét, đến cách nâng cao chất lượng đất sét đều được họ dạy chi tiết từng bước. Hà Điền cũng đưa cho anh ấy một cuốn sổ tay do cô làm và một cây viết than được bọc bằng vải màu xanh: “Nhớ kỹ không bằng nhớ lâu. Ban ngày anh nhìn một lần, buổi tối nhớ lại những điều mà mình đã học được hôm nay và viết hết vào đây. Anh sẽ biết mình chưa nhớ được những chỗ nào.”
Tát Sa đã thử phương pháp học này và nhận thấy rằng có một số chi tiết của các bước thật sự không nhớ nổi, hoặc là lúc đó nhìn và có câu hỏi, nhưng không có thời gian để hỏi hoặc là không muốn hỏi.
Sau khi đợi đất sét được rửa sạch, sàng và để khô, trộn với cát đã sàng, cuối cùng Hà Điền đã đưa ra công thức bí mật để trộn đất sét – bột xương.
Lượng bột xương phù hợp được thêm vào đất sét để làm cho đồ gốm bền hơn và kết cấu cũng tinh tế hơn.
Tiếp theo chính là mở lại xưởng gốm.
Hà Điền đã liên tiếp dạy Tát Sa cách sử dụng khuôn để đổ và cách tạo khuôn, cách bó khuôn – khi sản xuất hàng loạt và cách sử dụng bộ kéo phôi – khi tự tay làm.
Cuối cùng, cô dạy Tát Sa cách sửa chữa phôi gốm.
Trong khi đợi phôi gốm khô, Hà Điền nhờ Tát Sa hỗ trợ xay hạt, nhào bột mì và nướng một vài chiếc bánh mì trong lò đá. Bởi vì sau khi đốt lò lên làm gì có thời gian để kịp chuẩn bị ba bữa cơm.
Tận dụng thời gian này, Dịch Huyền và Hà Điền có thể dạy Tát Sa cách làm gạch rỗng và cách xây nhanh một ngôi nhà bằng gạch rỗng.
Tát Sa rất thông minh, lại có hứng thú với đồ gốm và kiến trúc, đồng thời học rất nhanh.
Nhưng mà có một điều là khi thấy Hà Điền dùng tre để làm khung xương cho ngôi nhà thì có phần lo lắng: “Tuy rằng tre bền dẻo hơn gỗ, nhưng ở gần làng của chúng tôi không có nhiều tre. Không thể tìm được từng ấy tre được.”
“Vậy thì dùng gỗ thay thế. Mà này, anh không thấy chúng tôi cấy đồng cỏ, trồng dâu tằm và các loại hoa dại khác nhau sao? Anh cũng có thể trồng tre mà.” Hà Điền nói.
Độ cao bên dưới núi thấp hơn nhiều so với mực nước biển, khí hậu ôn hòa hơn nên cũng thích hợp cho tre phát triển hơn.
Khu rừng này có rất nhiều tre trúc, nhưng năm ngoái đến khai thác gỗ ở rừng tuyết tùng, họ thấy độ cao ở đó cao hơn vài trăm mét so với ở đây, không tìm thấy tre. Thung lũng suối nước nóng bên dưới núi lửa thì có khí hậu ấm hơn, nhưng có lẽ do ở trên cao nên cũng không có tre.
Tát Sa vẫn còn đang ngập ngừng, Dịch Huyền đã cười nói trước: “Này, anh có muốn học cấy ghép không? Trả học phí đi.”
Tất nhiên chỉ là nói đùa thôi.
Hà Điền đã tổng kết hết những kinh nghiệm cấy ghép thành công gần đây của cô vào sổ tay, và lấy nó ra giảng cho Tát Sa một chút, bắt đầu từ việc trồng hoa sen cho đến việc trồng đồng cỏ nuôi gia súc.
“Tôi đã nói trên đường đến đây làm sao lại có rất nhiều lá và hoa to trong một số ao đầm mà tôi chưa từng thấy qua như vậy. Hóa ra là do hai người trồng!” Tát Sa chỉ vào hoa sen trong ao nhà họ: “Tôi còn tưởng chúng là giống cây đặc thù ở đây! Ra là của hai người trồng!”
Hà Điền và Dịch Huyền rất hãnh diện.
Kinh nghiệm của Hà Điền được tóm tắt ngắn gọn chỉ một câu, mạnh dạn đề xuất và thử nghiệm một cách cẩn thận.
Ngay cả cách trồng hoa sen cô cũng viết dày đặc cả hàng chục trang. Hạt giống và cây trồng được trồng theo các phương pháp canh tác khác nhau, sau đó được phân chia ở các môi trường và chất dinh dưỡng riêng biệt, quan sát, điều chỉnh kịp thời, cuối cùng rồi sẽ tìm được phương pháp phù hợp.
Tát Sa tiếp thu một cách sâu sắc.
“Sau khi về nhà tôi sẽ nghiên cứu cách trồng tre.”
“Thật ra, nếu không có tre thì dùng gỗ cũng được. Nhà mà chúng ta thường xây cũng đâu có cao bao nhiêu.”
“Có thể cột cây sậy vào nhau không?”
“Không được.” Dịch Huyền lắc đầu: “Tuy rằng hơi giống tre, nhưng mật độ sợi lại khác nhau.”
“Anh không thể đưa ra kết luận nhanh như vậy được.” Hà Điền nghiêm túc nói: “Tát Sa, anh về dùng thanh sậy bó lại làm thử thì sẽ biết được thôi.”
“Thử như thế nào?” Tát Sa chưa làm qua.
Hà Điền nghiêm túc suy nghĩ: “Việc này, anh phải dùng chính bộ não của mình. Thế này đi, tối nay anh trở về viết báo cáo thí nghiệm, viết một số phương pháp, ngày mai cho tôi xem.”
Dịch Huyền dạy Tát Sa sử dụng gạch rỗng để xây nhà, đầu tiên anh giải thích lý thuyết, sau đó cho anh ấy xem thành phẩm hiện có – là chuồng vịt, sau đó yêu cầu anh ấy kết hợp lý thuyết với thực hành để xây một ngôi nhà ở không gian mở phía sau nhà.
Lúc này Tát Sa cũng hiểu được phương pháp dạy này là hiệu quả nhất, tuy rằng trong lòng vẫn sẽ thầm mắng vài câu “xảo quyệt”, nhưng cũng nghiêm túc cùng Dịch Huyền và Hà Điền xây nhà.
Công trình đầu tiên được xây dựng là một kho củi bên cạnh nhà gỗ cũ.
Nhà kho này mượn một bức tường của ngôi nhà gỗ cũ, Dịch Huyền nói rằng sau này sẽ mở một cánh cửa nhỏ trên vách nhà gỗ để nối với kho củi, để củi không bị đông cứng vào mùa đông.
Sau khi đặt móng, bức tường trong sân cũng sẽ mở một cánh cửa, hướng phía đối diện bếp lửa.
Tát Sa cho rằng sự sắp xếp này khá hợp lý.
Tường của kho chứa củi đối diện với bếp lò cao hơn hai bức tường kia năm mươi cm, mái nhà không phải dạng hình chiếc ô mà là dốc thẳng xuống, làm vậy thì tuyết trên nóc kho củi sẽ được quét trực tiếp ra bên ngoài, sẽ không rơi trong sân.
Sau khi xây kho củi xong, họ lại xây nhà vệ sinh bên cạnh kho củi.
Giống như Hà Điền, Tát Sa không thể chấp nhận được khái niệm này.
Mặc dù có hai tầng nhưng nhà vệ sinh của nhà Tát Sa lại nằm ở góc phía Tây Bắc của sân nhà, bên cạnh mấy chuồng nuôi gà và cừu.
Trên vách tường còn có một cửa nhỏ dùng chung kho củi và nhà vệ sinh, tức là nếu đi vệ sinh vào mùa đông thì có thể đi qua bếp rồi qua kho củi mà không bị gió tuyết thổi bay.
Ý tưởng này tuy là khá hay, nhưng không biết nó sẽ như thế nào trong thực tế.
Sàn kho củi và nhà vệ sinh được nâng lên, kho chứa củi có chống ẩm, dưới sàn nhà vệ sinh còn có một bí mật nữa là có một cánh cửa nhỏ được mở trên một bức tường, sau khi mở ra sẽ có một tấm kéo có bánh xe, các vại nước thải có thể dễ dàng kéo ra và làm sạch.
Ngoài ra trên tường hướng ra sân của nhà vệ sinh cũng có một cánh cửa, cửa ra vào đã làm xong, hơn phân nửa đều là khung rỗng, cũng có một cửa sổ nhỏ với những nét chạm khắc đơn giản, nhưng cửa sổ này không phải bằng kính, mà dùng vỏ sò được mài nhẵn và đánh bóng. Họ mua nó từ nhà của Tát Sa.
Loại vỏ sò này sau khi mài bỏ lớp vỏ ngoài màu nâu sẫm, một số có màu hồng tím bóng loáng. Một số thợ mộc dùng loại vỏ sò này để đẽo hình và khảm lên gỗ để làm vật trang trí.
Hà Điền đã chọn tất cả những cái đẹp nhất và đắt tiền nhất, nhưng không ngờ là lại dùng chúng để làm cửa sổ. Cũng có người dùng loại vỏ sò này để làm cửa sổ, nhưng không ai làm tinh xảo như thế kia mà đem đi lắp trên cửa nhà vệ sinh cả.
Cửa sổ vẫn là loại hai lớp, có thể đẩy và kéo cả hai bên, điều thông minh là sau khi kéo so le, không khí có thể lưu thông, nhưng cửa sổ vẫn trong mờ, giúp bảo vệ sự riêng tư.
Tát Sa không đồng ý với việc sử dụng vật liệu tinh xảo và đắt tiền để làm nhà vệ sinh. Nhưng dù sao đi nữa thì nhà vệ sinh này cũng không phải của nhà anh ấy, kệ đi.
Đối diện với nhà vệ sinh, bên cạnh bếp lửa, Hà Điền và Dịch Huyền còn xây một nhà tắm.
Đi ra từ hành lang, bên trái là kho củi và nhà vệ sinh, bên phải là bếp nấu và nhà tắm.
Sau khi hai ngôi nhà nhỏ này được xây dựng, chúng trùng với bức tường phía Bắc của nhà mới. Bởi vì diện tích của kho củi lớn hơn nhiều so với bếp nấu, cho nên nhà tắm bên kia cũng lớn hơn nhiều so với nhà vệ sinh.
Để xây nhà tắm, bọn họ phải đợi anh em nhà họ Phổ đến thì mới bắt đầu. Không có họ thì không thể đẩy bồn tắm lớn vào trước khi xây bức tường bên ngoài.
Theo quan điểm của Tát Sa, xây một nhà tắm là không cần thiết.
Nhà bọn họ đến mùa đông đều tắm luôn trong nhà bếp.
Đun sôi hai nồi nước lớn trên bếp, cho vào thùng tắm, nếu muốn nước lạnh thì đổ nước từ giếng áp lực vào, còn muốn nước ấm thì múc nước nóng từ nồi lớn.
Tuy nhiên, vì nhà Hà Điền ở trên núi nên không thể có giếng như trong làng của họ, cho nên điều này cũng dễ hiểu!
Nhà tắm này cũng được nâng lên, và có một đường ống lớn kết nối với bồn tắm ẩn dưới sàn. Đường ống này được làm bằng đá bê tông có đường kính 15 hoặc 16 cm, dài hơn một mét, thật sự không thể tưởng tượng nổi họ đã tạo ra nó như thế nào.
Tát Sa hỏi, Dịch Huyền trả lời: “Thì dùng khuôn! Sau đó dùng xi măng nối chúng lại với nhau, lặp lại nhiều lần và sau đó kiểm tra xem có rò rỉ không.”
Lúc này, Tát Sa thật sự hối hận vì lần trước về nhà sớm. Anh ấy nên ở lại để xem họ làm những thứ này bằng bê tông như thế nào.
Thật ra nào có dễ dàng như Dịch Huyền nói.
Để làm ra một đường ống bê tông không thấm nước, anh và Hà Điền đã dùng mẻ tro núi lửa và sỏi bazan mang về từ mùa đông, bắt đầu thử đi thử lại nhiều lần.
Để đặt đường ống này, họ đào một rãnh dưới lòng đất, dẫn ra sau nhà, cuối rãnh còn đào một hố sâu, đại khái là để chứa nước.
Tát Sa lại hỏi Dịch Huyền: “Anh định đặt cái gì trong cái hố này? Chậu gỗ? Vạc gốm?”
Câu trả lời của Dịch Huyền suýt nữa lại khiến Tát Sa tức điên: “Tôi vẫn chưa nghĩ ra. Nếu cuối cùng vẫn còn vật liệu dư, tốt nhất là nên dùng bê tông để làm vật chứa. Đồ gốm muốn nung lớn như vậy không dễ, và cũng không chắc bằng bê tông.”
Tát Sa câm nín, không còn câu hỏi nào nữa! Hỏi gì đây? Bồn tắm lớn và các đường ống chôn của nhà người ta đều được làm bằng bê tông cả đó!
Phá của. Thật là phá của mà.
Hà Điền chỗ nào cũng tốt, nhưng lại tìm phải một tên đàn ông phá của. Còn hùa mà phá theo anh ta.
Dù sao thì bồn tắm cũng của người ta, tên đàn ông đó cũng của người ta, Tát Sa còn nói gì được nữa, im miệng thôi.
Để thoát nước cho bồn tắm, sàn nhà tắm cũng có huyền cơ của nó.
Sau khi thi công xong, trên cùng của sàn nhà tắm là một lớp ván tuyết tùng được đánh bóng cho nhẵn, mịn, mỗi tấm rộng tám cm, giữa chúng có những khoảng cách nhỏ để nước dễ chảy xuống dưới.
Mặt dưới của ván gỗ được đặt trên khung gỗ, khung gỗ nằm trên một lớp gạch đá, bên dưới lớp gạch đá là một lớp đá cuội nhỏ trộn sỏi, bên dưới nữa là đường ống. Để giữ ấm cho đường ống, trên lớp chôn lấp đường ống có một số bao tải nhỏ đựng vật liệu lấp đầy. Những bao tải lớn nhỏ chất trên đường ống này được đổ đầy cát mịn, trộn với mùn cưa và thân cây gai dầu khô cắt nhỏ.
Bốn góc của lớp này cũng được sử dụng thủ thuật như khi Dịch Huyền đặt đường ống cho sàn ấm, anh đặt bốn cái bình nhỏ, trong đó đựng đầy những mảnh gốm vỡ, hạt gốm và muối thô.
Trên đường ống có hai ống nhỏ, một ống nối với đáy bồn tắm, ống còn lại cao hơn một chút, gần như được đặt ngang bằng với sàn gỗ.
Tát Sa đang thắc mắc thì thấy Dịch Huyền xẻ một hình vuông trên sàn gỗ, lấy ra một viên gạch đá vuông, phủ lên sàn rồi dùng vồ đập vào.
Viên gạch đá nhỏ này khác với những viên gạch đá khác, chính giữa của nó là hình tròn có lỗ nhỏ bên trong. Rõ ràng, đó là lối thoát nước.
“Cái này được gọi là cống thoát sàn.” Dịch Huyền giải thích: “Nếu có quá nhiều nước trên sàn, nó có thể chảy xuống đây.”
Sau khi bồn tắm được lắp đặt xong, họ thử thêm nhiều lần nữa để xem nước có thể chảy trôi chảy xuống hố lớn hay không.
Thử nghiệm thành công, sau đó họ bắt đầu xây tường.
Dịch Huyền đã mở một khe hở hình vuông trên bức tường cạnh bếp, và thêm một đường ống để chuyển hướng nước nóng.
Ống này là ống tre có đường kính 15, 16 cm.
Tát Sa tò mò: “Tại sao đường ống nước nóng không dùng bê tông?”
Dịch Huyền liếc nhìn anh ấy, tiếc nuối nói: “Tôi nghĩ anh hơi thiếu gu thẩm mỹ rồi đó.”
Tát Sa gần như ngã ngửa vì tức.
Với các đường ống ở vị trí cũ, Dịch Huyền và Hà Điền đặt một dãy ván gỗ khác để chia phòng tắm thành hai phần. Phần gần bếp nấu là một căn phòng nhỏ với gỗ thông và vân sam trên trần, được đóng đinh vào nhau. Một chiếc ghế dài bằng gỗ được đóng đinh vào tường, giữa sàn được đào một rãnh vuông, trên đó chất một đống đá cuội lớn.
Dạng phòng nhỏ hộp gỗ này được làm đối diện với bồn tắm. Có một cửa sổ nhỏ trên cửa, ánh sáng có thể chiếu vào từ cửa sổ phòng tắm, không hoàn toàn tối đen.
Tát Sa hỏi Hà Điền: “Đây là cái gì?”
Hà Điền lắc đầu: “Đừng hỏi tôi, tôi cũng không biết. Dịch Huyền nói đó là phòng tắm hơi. Sẽ đặt những viên đá nóng vào đó, sau đó lấy một thùng nước và đổ một gáo nước lên những viên đá nóng đó. ‘Xèo xèo xèo’.” Cô nghiêm mặt khoa tay múa chân: “Cả phòng đều là hơi nước. Nghe nói là hưởng thụ gì đó.”
Tát Sa: “……”
Hưởng thụ hả?
Quên đi. Dù sao thì đó cũng là nhà của người ta.
Cửa sổ nhà tắm hướng ra phía sau nhà, không xa bên dưới là hố lớn, nơi xả nước thải.
Tát Sa muốn hỏi, lắp cửa sổ này ở đây nhằm mục đích gì? Thì thấy Dịch Huyền nhấc chân ngồi vào trong bồn tắm, tựa đầu vào thành bồn, mỉm cười nói nhỏ với Hà Điền đang ngồi xổm trên sàn: “… Có thể đem mấy loại hoa cỏ đó trồng ở đây. Về sau sẽ trồng hoa sen trong hồ chứa, chúng ta ngồi trong bồn tắm cũng có thể ngắm…”
À. Thì ra là định thiết kế như vậy.
Nhưng khoan, không phải anh làm nhà tắm là vì để tắm lúc mùa đông sao?
Sau đó, Tát Sa còn biết được rằng, Dịch Huyền chỉ mới thực hiện được nửa chặng đường của dự án mà thôi, người ta còn muốn xây một nhà kính lớn ở phía sau nhà nữa kìa.
Có điều, Hà Điền và Dịch Huyền cũng không giấu nghề, dạy cho anh ấy từng chi tiết về cách nung đồ gốm và xây nhà.
Từ cách chọn đất sét, đến cách nâng cao chất lượng đất sét đều được họ dạy chi tiết từng bước. Hà Điền cũng đưa cho anh ấy một cuốn sổ tay do cô làm và một cây viết than được bọc bằng vải màu xanh: “Nhớ kỹ không bằng nhớ lâu. Ban ngày anh nhìn một lần, buổi tối nhớ lại những điều mà mình đã học được hôm nay và viết hết vào đây. Anh sẽ biết mình chưa nhớ được những chỗ nào.”
Tát Sa đã thử phương pháp học này và nhận thấy rằng có một số chi tiết của các bước thật sự không nhớ nổi, hoặc là lúc đó nhìn và có câu hỏi, nhưng không có thời gian để hỏi hoặc là không muốn hỏi.
Sau khi đợi đất sét được rửa sạch, sàng và để khô, trộn với cát đã sàng, cuối cùng Hà Điền đã đưa ra công thức bí mật để trộn đất sét – bột xương.
Lượng bột xương phù hợp được thêm vào đất sét để làm cho đồ gốm bền hơn và kết cấu cũng tinh tế hơn.
Tiếp theo chính là mở lại xưởng gốm.
Hà Điền đã liên tiếp dạy Tát Sa cách sử dụng khuôn để đổ và cách tạo khuôn, cách bó khuôn – khi sản xuất hàng loạt và cách sử dụng bộ kéo phôi – khi tự tay làm.
Cuối cùng, cô dạy Tát Sa cách sửa chữa phôi gốm.
Trong khi đợi phôi gốm khô, Hà Điền nhờ Tát Sa hỗ trợ xay hạt, nhào bột mì và nướng một vài chiếc bánh mì trong lò đá. Bởi vì sau khi đốt lò lên làm gì có thời gian để kịp chuẩn bị ba bữa cơm.
Tận dụng thời gian này, Dịch Huyền và Hà Điền có thể dạy Tát Sa cách làm gạch rỗng và cách xây nhanh một ngôi nhà bằng gạch rỗng.
Tát Sa rất thông minh, lại có hứng thú với đồ gốm và kiến trúc, đồng thời học rất nhanh.
Nhưng mà có một điều là khi thấy Hà Điền dùng tre để làm khung xương cho ngôi nhà thì có phần lo lắng: “Tuy rằng tre bền dẻo hơn gỗ, nhưng ở gần làng của chúng tôi không có nhiều tre. Không thể tìm được từng ấy tre được.”
“Vậy thì dùng gỗ thay thế. Mà này, anh không thấy chúng tôi cấy đồng cỏ, trồng dâu tằm và các loại hoa dại khác nhau sao? Anh cũng có thể trồng tre mà.” Hà Điền nói.
Độ cao bên dưới núi thấp hơn nhiều so với mực nước biển, khí hậu ôn hòa hơn nên cũng thích hợp cho tre phát triển hơn.
Khu rừng này có rất nhiều tre trúc, nhưng năm ngoái đến khai thác gỗ ở rừng tuyết tùng, họ thấy độ cao ở đó cao hơn vài trăm mét so với ở đây, không tìm thấy tre. Thung lũng suối nước nóng bên dưới núi lửa thì có khí hậu ấm hơn, nhưng có lẽ do ở trên cao nên cũng không có tre.
Tát Sa vẫn còn đang ngập ngừng, Dịch Huyền đã cười nói trước: “Này, anh có muốn học cấy ghép không? Trả học phí đi.”
Tất nhiên chỉ là nói đùa thôi.
Hà Điền đã tổng kết hết những kinh nghiệm cấy ghép thành công gần đây của cô vào sổ tay, và lấy nó ra giảng cho Tát Sa một chút, bắt đầu từ việc trồng hoa sen cho đến việc trồng đồng cỏ nuôi gia súc.
“Tôi đã nói trên đường đến đây làm sao lại có rất nhiều lá và hoa to trong một số ao đầm mà tôi chưa từng thấy qua như vậy. Hóa ra là do hai người trồng!” Tát Sa chỉ vào hoa sen trong ao nhà họ: “Tôi còn tưởng chúng là giống cây đặc thù ở đây! Ra là của hai người trồng!”
Hà Điền và Dịch Huyền rất hãnh diện.
Kinh nghiệm của Hà Điền được tóm tắt ngắn gọn chỉ một câu, mạnh dạn đề xuất và thử nghiệm một cách cẩn thận.
Ngay cả cách trồng hoa sen cô cũng viết dày đặc cả hàng chục trang. Hạt giống và cây trồng được trồng theo các phương pháp canh tác khác nhau, sau đó được phân chia ở các môi trường và chất dinh dưỡng riêng biệt, quan sát, điều chỉnh kịp thời, cuối cùng rồi sẽ tìm được phương pháp phù hợp.
Tát Sa tiếp thu một cách sâu sắc.
“Sau khi về nhà tôi sẽ nghiên cứu cách trồng tre.”
“Thật ra, nếu không có tre thì dùng gỗ cũng được. Nhà mà chúng ta thường xây cũng đâu có cao bao nhiêu.”
“Có thể cột cây sậy vào nhau không?”
“Không được.” Dịch Huyền lắc đầu: “Tuy rằng hơi giống tre, nhưng mật độ sợi lại khác nhau.”
“Anh không thể đưa ra kết luận nhanh như vậy được.” Hà Điền nghiêm túc nói: “Tát Sa, anh về dùng thanh sậy bó lại làm thử thì sẽ biết được thôi.”
“Thử như thế nào?” Tát Sa chưa làm qua.
Hà Điền nghiêm túc suy nghĩ: “Việc này, anh phải dùng chính bộ não của mình. Thế này đi, tối nay anh trở về viết báo cáo thí nghiệm, viết một số phương pháp, ngày mai cho tôi xem.”
Dịch Huyền dạy Tát Sa sử dụng gạch rỗng để xây nhà, đầu tiên anh giải thích lý thuyết, sau đó cho anh ấy xem thành phẩm hiện có – là chuồng vịt, sau đó yêu cầu anh ấy kết hợp lý thuyết với thực hành để xây một ngôi nhà ở không gian mở phía sau nhà.
Lúc này Tát Sa cũng hiểu được phương pháp dạy này là hiệu quả nhất, tuy rằng trong lòng vẫn sẽ thầm mắng vài câu “xảo quyệt”, nhưng cũng nghiêm túc cùng Dịch Huyền và Hà Điền xây nhà.
Công trình đầu tiên được xây dựng là một kho củi bên cạnh nhà gỗ cũ.
Nhà kho này mượn một bức tường của ngôi nhà gỗ cũ, Dịch Huyền nói rằng sau này sẽ mở một cánh cửa nhỏ trên vách nhà gỗ để nối với kho củi, để củi không bị đông cứng vào mùa đông.
Sau khi đặt móng, bức tường trong sân cũng sẽ mở một cánh cửa, hướng phía đối diện bếp lửa.
Tát Sa cho rằng sự sắp xếp này khá hợp lý.
Tường của kho chứa củi đối diện với bếp lò cao hơn hai bức tường kia năm mươi cm, mái nhà không phải dạng hình chiếc ô mà là dốc thẳng xuống, làm vậy thì tuyết trên nóc kho củi sẽ được quét trực tiếp ra bên ngoài, sẽ không rơi trong sân.
Sau khi xây kho củi xong, họ lại xây nhà vệ sinh bên cạnh kho củi.
Giống như Hà Điền, Tát Sa không thể chấp nhận được khái niệm này.
Mặc dù có hai tầng nhưng nhà vệ sinh của nhà Tát Sa lại nằm ở góc phía Tây Bắc của sân nhà, bên cạnh mấy chuồng nuôi gà và cừu.
Trên vách tường còn có một cửa nhỏ dùng chung kho củi và nhà vệ sinh, tức là nếu đi vệ sinh vào mùa đông thì có thể đi qua bếp rồi qua kho củi mà không bị gió tuyết thổi bay.
Ý tưởng này tuy là khá hay, nhưng không biết nó sẽ như thế nào trong thực tế.
Sàn kho củi và nhà vệ sinh được nâng lên, kho chứa củi có chống ẩm, dưới sàn nhà vệ sinh còn có một bí mật nữa là có một cánh cửa nhỏ được mở trên một bức tường, sau khi mở ra sẽ có một tấm kéo có bánh xe, các vại nước thải có thể dễ dàng kéo ra và làm sạch.
Ngoài ra trên tường hướng ra sân của nhà vệ sinh cũng có một cánh cửa, cửa ra vào đã làm xong, hơn phân nửa đều là khung rỗng, cũng có một cửa sổ nhỏ với những nét chạm khắc đơn giản, nhưng cửa sổ này không phải bằng kính, mà dùng vỏ sò được mài nhẵn và đánh bóng. Họ mua nó từ nhà của Tát Sa.
Loại vỏ sò này sau khi mài bỏ lớp vỏ ngoài màu nâu sẫm, một số có màu hồng tím bóng loáng. Một số thợ mộc dùng loại vỏ sò này để đẽo hình và khảm lên gỗ để làm vật trang trí.
Hà Điền đã chọn tất cả những cái đẹp nhất và đắt tiền nhất, nhưng không ngờ là lại dùng chúng để làm cửa sổ. Cũng có người dùng loại vỏ sò này để làm cửa sổ, nhưng không ai làm tinh xảo như thế kia mà đem đi lắp trên cửa nhà vệ sinh cả.
Cửa sổ vẫn là loại hai lớp, có thể đẩy và kéo cả hai bên, điều thông minh là sau khi kéo so le, không khí có thể lưu thông, nhưng cửa sổ vẫn trong mờ, giúp bảo vệ sự riêng tư.
Tát Sa không đồng ý với việc sử dụng vật liệu tinh xảo và đắt tiền để làm nhà vệ sinh. Nhưng dù sao đi nữa thì nhà vệ sinh này cũng không phải của nhà anh ấy, kệ đi.
Đối diện với nhà vệ sinh, bên cạnh bếp lửa, Hà Điền và Dịch Huyền còn xây một nhà tắm.
Đi ra từ hành lang, bên trái là kho củi và nhà vệ sinh, bên phải là bếp nấu và nhà tắm.
Sau khi hai ngôi nhà nhỏ này được xây dựng, chúng trùng với bức tường phía Bắc của nhà mới. Bởi vì diện tích của kho củi lớn hơn nhiều so với bếp nấu, cho nên nhà tắm bên kia cũng lớn hơn nhiều so với nhà vệ sinh.
Để xây nhà tắm, bọn họ phải đợi anh em nhà họ Phổ đến thì mới bắt đầu. Không có họ thì không thể đẩy bồn tắm lớn vào trước khi xây bức tường bên ngoài.
Theo quan điểm của Tát Sa, xây một nhà tắm là không cần thiết.
Nhà bọn họ đến mùa đông đều tắm luôn trong nhà bếp.
Đun sôi hai nồi nước lớn trên bếp, cho vào thùng tắm, nếu muốn nước lạnh thì đổ nước từ giếng áp lực vào, còn muốn nước ấm thì múc nước nóng từ nồi lớn.
Tuy nhiên, vì nhà Hà Điền ở trên núi nên không thể có giếng như trong làng của họ, cho nên điều này cũng dễ hiểu!
Nhà tắm này cũng được nâng lên, và có một đường ống lớn kết nối với bồn tắm ẩn dưới sàn. Đường ống này được làm bằng đá bê tông có đường kính 15 hoặc 16 cm, dài hơn một mét, thật sự không thể tưởng tượng nổi họ đã tạo ra nó như thế nào.
Tát Sa hỏi, Dịch Huyền trả lời: “Thì dùng khuôn! Sau đó dùng xi măng nối chúng lại với nhau, lặp lại nhiều lần và sau đó kiểm tra xem có rò rỉ không.”
Lúc này, Tát Sa thật sự hối hận vì lần trước về nhà sớm. Anh ấy nên ở lại để xem họ làm những thứ này bằng bê tông như thế nào.
Thật ra nào có dễ dàng như Dịch Huyền nói.
Để làm ra một đường ống bê tông không thấm nước, anh và Hà Điền đã dùng mẻ tro núi lửa và sỏi bazan mang về từ mùa đông, bắt đầu thử đi thử lại nhiều lần.
Để đặt đường ống này, họ đào một rãnh dưới lòng đất, dẫn ra sau nhà, cuối rãnh còn đào một hố sâu, đại khái là để chứa nước.
Tát Sa lại hỏi Dịch Huyền: “Anh định đặt cái gì trong cái hố này? Chậu gỗ? Vạc gốm?”
Câu trả lời của Dịch Huyền suýt nữa lại khiến Tát Sa tức điên: “Tôi vẫn chưa nghĩ ra. Nếu cuối cùng vẫn còn vật liệu dư, tốt nhất là nên dùng bê tông để làm vật chứa. Đồ gốm muốn nung lớn như vậy không dễ, và cũng không chắc bằng bê tông.”
Tát Sa câm nín, không còn câu hỏi nào nữa! Hỏi gì đây? Bồn tắm lớn và các đường ống chôn của nhà người ta đều được làm bằng bê tông cả đó!
Phá của. Thật là phá của mà.
Hà Điền chỗ nào cũng tốt, nhưng lại tìm phải một tên đàn ông phá của. Còn hùa mà phá theo anh ta.
Dù sao thì bồn tắm cũng của người ta, tên đàn ông đó cũng của người ta, Tát Sa còn nói gì được nữa, im miệng thôi.
Để thoát nước cho bồn tắm, sàn nhà tắm cũng có huyền cơ của nó.
Sau khi thi công xong, trên cùng của sàn nhà tắm là một lớp ván tuyết tùng được đánh bóng cho nhẵn, mịn, mỗi tấm rộng tám cm, giữa chúng có những khoảng cách nhỏ để nước dễ chảy xuống dưới.
Mặt dưới của ván gỗ được đặt trên khung gỗ, khung gỗ nằm trên một lớp gạch đá, bên dưới lớp gạch đá là một lớp đá cuội nhỏ trộn sỏi, bên dưới nữa là đường ống. Để giữ ấm cho đường ống, trên lớp chôn lấp đường ống có một số bao tải nhỏ đựng vật liệu lấp đầy. Những bao tải lớn nhỏ chất trên đường ống này được đổ đầy cát mịn, trộn với mùn cưa và thân cây gai dầu khô cắt nhỏ.
Bốn góc của lớp này cũng được sử dụng thủ thuật như khi Dịch Huyền đặt đường ống cho sàn ấm, anh đặt bốn cái bình nhỏ, trong đó đựng đầy những mảnh gốm vỡ, hạt gốm và muối thô.
Trên đường ống có hai ống nhỏ, một ống nối với đáy bồn tắm, ống còn lại cao hơn một chút, gần như được đặt ngang bằng với sàn gỗ.
Tát Sa đang thắc mắc thì thấy Dịch Huyền xẻ một hình vuông trên sàn gỗ, lấy ra một viên gạch đá vuông, phủ lên sàn rồi dùng vồ đập vào.
Viên gạch đá nhỏ này khác với những viên gạch đá khác, chính giữa của nó là hình tròn có lỗ nhỏ bên trong. Rõ ràng, đó là lối thoát nước.
“Cái này được gọi là cống thoát sàn.” Dịch Huyền giải thích: “Nếu có quá nhiều nước trên sàn, nó có thể chảy xuống đây.”
Sau khi bồn tắm được lắp đặt xong, họ thử thêm nhiều lần nữa để xem nước có thể chảy trôi chảy xuống hố lớn hay không.
Thử nghiệm thành công, sau đó họ bắt đầu xây tường.
Dịch Huyền đã mở một khe hở hình vuông trên bức tường cạnh bếp, và thêm một đường ống để chuyển hướng nước nóng.
Ống này là ống tre có đường kính 15, 16 cm.
Tát Sa tò mò: “Tại sao đường ống nước nóng không dùng bê tông?”
Dịch Huyền liếc nhìn anh ấy, tiếc nuối nói: “Tôi nghĩ anh hơi thiếu gu thẩm mỹ rồi đó.”
Tát Sa gần như ngã ngửa vì tức.
Với các đường ống ở vị trí cũ, Dịch Huyền và Hà Điền đặt một dãy ván gỗ khác để chia phòng tắm thành hai phần. Phần gần bếp nấu là một căn phòng nhỏ với gỗ thông và vân sam trên trần, được đóng đinh vào nhau. Một chiếc ghế dài bằng gỗ được đóng đinh vào tường, giữa sàn được đào một rãnh vuông, trên đó chất một đống đá cuội lớn.
Dạng phòng nhỏ hộp gỗ này được làm đối diện với bồn tắm. Có một cửa sổ nhỏ trên cửa, ánh sáng có thể chiếu vào từ cửa sổ phòng tắm, không hoàn toàn tối đen.
Tát Sa hỏi Hà Điền: “Đây là cái gì?”
Hà Điền lắc đầu: “Đừng hỏi tôi, tôi cũng không biết. Dịch Huyền nói đó là phòng tắm hơi. Sẽ đặt những viên đá nóng vào đó, sau đó lấy một thùng nước và đổ một gáo nước lên những viên đá nóng đó. ‘Xèo xèo xèo’.” Cô nghiêm mặt khoa tay múa chân: “Cả phòng đều là hơi nước. Nghe nói là hưởng thụ gì đó.”
Tát Sa: “……”
Hưởng thụ hả?
Quên đi. Dù sao thì đó cũng là nhà của người ta.
Cửa sổ nhà tắm hướng ra phía sau nhà, không xa bên dưới là hố lớn, nơi xả nước thải.
Tát Sa muốn hỏi, lắp cửa sổ này ở đây nhằm mục đích gì? Thì thấy Dịch Huyền nhấc chân ngồi vào trong bồn tắm, tựa đầu vào thành bồn, mỉm cười nói nhỏ với Hà Điền đang ngồi xổm trên sàn: “… Có thể đem mấy loại hoa cỏ đó trồng ở đây. Về sau sẽ trồng hoa sen trong hồ chứa, chúng ta ngồi trong bồn tắm cũng có thể ngắm…”
À. Thì ra là định thiết kế như vậy.
Nhưng khoan, không phải anh làm nhà tắm là vì để tắm lúc mùa đông sao?
Sau đó, Tát Sa còn biết được rằng, Dịch Huyền chỉ mới thực hiện được nửa chặng đường của dự án mà thôi, người ta còn muốn xây một nhà kính lớn ở phía sau nhà nữa kìa.
Domain.com đổi tên miền thành Domain.tv